Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập. 3
I. Khái niệm chung về nguồn nhân lực. 3
1.Khái niệm chung về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực. 3
2.Vai trò của nguồn nhân lực. 5
3.Chức năng nhiệm vụ của nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập. 7
II. Sử dụng nguồn nhân lực và một số chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực. 8
1. Khái niệm về sử dụng nguồn nhân lực. 8
2. Bồi dưỡng và tạo nguồn cho công tác sử dụng nguồn nhân lực. 10
3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 18
III. Tính tất yếu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 20
1.Cơ hội và thách thức trong xu thế cạnh tranh hiện đại 20
2. Tính khách quan của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 22
3.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 25
Chương II: Thực trạng công tác sử dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục 1. 31
I. Những nét chung về công ty thiết bị giáo dục 1. 31
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 31
2. Loại hình sản suất kinh doanh của công ty. 32
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thiết bị giáo dục I. 33
4.Đặc điểm kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 38
II. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty thiết bị giáo dục I. 45
1.Cơ cấu lao động tại công ty thiết bị giáo dục I. 45
2. Thực trạng công tác nhân sự tại công ty thiết bị giáo dục I. 48
III. Đánh giá công tác sử dụng nguồn nhân lực taị công ty thiết bị giáo dục I. 51
1. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng nguồn nhân lực tại công ty. 51
2. Những khó khăn tồn đọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực tại công ty. 53
3.Thách thức trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty thiết bị Giáo dục I. 56
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục I 58
I. Một số phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục I. 58
1. Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. 58
2. Mở rộng thị phần và thị trường. 59
3. Đổi mới công tác quản lý. 63
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty thiết bị giáo dục I. 65
1. Các giải pháp ngắn hạn. 65
2. Các giải pháp trung hạn. 73
3. Các giải pháp dài hạn. 78
III. Một số kiến nghị. 88
1. Đối với bộ chủ quản. 88
2. Đối với lãnh đạo công ty. 90
3.Đề xuất một số ý kiến. 91
Kết luận 92
Danh mục tài liệu tham khảo 93
97 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty thiết bị Giáo Dục I trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vụ, 2002.
Nhận xét và đánh giá:
Qua bảng số liệu trên ta có thể đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh trong 2 năm(2001,2002) của Công ty tương đối tốt.
Những nguyên nhân dẫn đến doanh thu tăng phải kể đến những nguyên nhân khách quan là sự cố gắng vươn lên của hơn 300 con người tạo ra cơ hội mở rộng qui mô sản xuất kinh doânh của công ty. Mặt khác do cải tiến kỹ thuật nên các sản phẩm làm ra có chất lượng cao và mẫu mã đẹp. Cũng nhờ việc tổ chức lao động có khoa học, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và cải tiến trang thiết bị mà năng suất lao động bình quân tăng. Nếu năm 2001 năng suất lao động bình quân của 1 công nhân viên là 193.298 ngđ/người thì năm 2002 là
Cùng với doanh số tăng thì tổng số lao động của Công ty cũng tăng theo. Năm 2002 đã tăng so với năm 2001 là 3 người. Việc số lao động tăng đã là một nhân tố tích cực để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
Chính vì sự gia tăng này mà tổng quĩ lương của công ty trong hai năm qua(2001,2002) cũng có sự biến động. Nếu như năm 2001 quĩ lương là 3.141.098 nghìn đồng thì năm 2002 là 4.203.802 nghìn đồng.Như vậy với sự tăng lên của quĩ lương chứng tỏ lãnh đạo công ty đã quan tâm đến đời sống của công nhân viên trong Công ty, tăng thu nhập cho họ là cách khuyến khích tốt nhất. Nhân viên hăng hái tích cực với công việc, gắn bó với doanh nghiệp hơn. Thu nhập bình quân của 1 lao động /tháng cũng tăng theo, năm 2001 là 987.000đ/người thì năm 2002 là 980.000 đ/người.
Do doanh thu tăng nên nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước cũng được hoàn thành tốt. Mức đóng ngân sách hàng năm đều tăng.
Đánh giá chung: Như vậy tình hình sản suất kinh doanh của Công ty trong 2 năm qua là khá tốt, các chỉ tiêu đều tăng, đặc biệt là lợi nhuận, tổng quĩ lương và lương bình quân đầu người. Có được thành quả này là sự nỗ lực của toàn Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng phải không ngừng cải tiến nâng hiệu quả của quản lý hành chính, quản lý nhân sự.
Khi đi sâu vào từng lĩnh vực riêng ta có:
4.1. Kết quả tiêu thụ hàng hóa.
Qua một thời gian thích nghi, chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo và tổ chức sản xuất kinh doanh, dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hành đầu” dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo trong thời gian qua ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong Công ty thiết bị giáo dục I đang từng bước tháo gỡ khó khăn, ách tắc từ những đơn vị cũ để lại, những nảy sinh trong quá trình chuyển tiếp. Bước đầu Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Những kết quả đạt được về doanh thu là tương thích với khối lượng hàng hóa bán ra, đồng thời với việc gia tăng khối lượng hàng hoá bán ra doanh thu của Công ty cũng không ngừng tăng theo. Với đà phát triển trong những năm qua cộng với một số thị trường rộng lớn, Công ty cần tăng quy mô đầu tư và công nghệ tiên tiến, mở rộng sản xuất kinh doanh để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Dưới đây là doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh của Công ty thiết bị giáo dục I (Biểu4). Qua biểu 4 ta thấy xét về mặt giá trị doanh thu của từng nhóm hàng đều tăng qua từng năm gần đây. Đóng góp vào doanh thu chủ yếu vẫn là các sản phẩm thuộc nhóm hàng thiết bị đồng bộ Trung học cơ sở và thiết bị trung học phổ thông. Hai nhóm này chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu.
Năm 2000: thiết bị đồng bộ trung học cơ sở là 46,02% và thiết bị đồng bộ trung học phổ thông là 31,56%, chiếm khoảng 77,58% trong tổng doanh thu.
Năm 2001 thiết bị đồng bộ trung học cơ sở chiếm 45,46% và thiết bị đồng bộ trung học phổ thông chiếm 29,61% tổng cộng là 75,07% trong tổng doanh thu.
Năm 2002: tương tự hai loại thiết bị chiếm tổng là 74,31%.
Giá trị doanh thu của hai nhóm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu là điều dễ hiểu vì: các sản phẩm của hai nhóm này là hàng thiết bị dùng cho các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học. Chính vì vậy mà các thiết bị này có độ chính xác cao đồng thời sản phẩm phải đảm bảo tính sư phạm. Một trong số thiết bị rất phức tạp khả năng sản xuất trong nước không đáp ứng được Công ty đã phải nhập ngoại. Mặc dù hai nhóm hàng thiết bị đồng bộ THCS và THPT vẫn đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu nhưng xu thế cho thấy tỷ trọng ngày càng giảm của hai nhóm hàng này.
Biểu 4: Doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh.
Đơn vị tính: 1000 đ.
Nhóm hàng
Năm 2000
Năm2001
Năm 2002
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tb đồng bộ mẫu giáo
3.756.800
7,24
4986230
7,94
5990310
8,33
Tb đồng bộ tiểu học
7875675
15,18
10678800
16,99
12485900
17,36
Tb đồng bộ THCS
23876610
46,02
28561782
45,46
32471528
45,16
1/ môn toán
1075600
1187670
1283470
2/môn văn
726000
837500
920487
3/ vật lý
8206000
10148162
11537316
4/ môn kỹ thuật HN
3075000
3768750
5019874
5/ môn hoá học
3910010
4856700
5052763
6/ môn sinh học
4816000
5520000
6275618
7/ môn lịch sử
895000
975000
1025000
8/ môn địa lý
1173000
1268000
1357000
Tb đồng bộ PHTH
16376000
31,56
18595195
29,61
20955142
29,15
1/ môn vật lý
5648300
6060159
6829265
2/môn kỹ thuật HN
2432500
2876000
3157249
3/môn hoá học
2531000
2974000
3240871
4/ môn sinh học
3935000
4580000
5161255
5/ môn lịch sử
850000
920000
1005284
6/ môn địa lý
1070000
1185000
1561218
Tổng cộng
51855855
100
62821971
100
71902880
100
Nguồn: Công ty thiết bị Giáo dục I-Phòng tổ chức hành chính, 2002.
Thiết bị đồng bộ THCS tỷ trọng giảm qua từng năm, năm 2000 là 46,02% năm 2001 là 45,46%, năm 2002 là 45,16%.
Thiết bị đồng bộ trung học phổ thông tỷ trọng giảm qua từng năm là: năm 2000 là 31,56%, năm 2001 là 29,61%, năm 2002 là 29,15%. Ngược lại, nhóm hàng đồng bộ mẫu giáo và thiết bị đồng bộ tiểu học là hai nhóm hàng chủ yếu sản xuất trong nước đã tăng trưởng rất nhanh và tỷ trọng đóng góp ngày càng cao trong tổng doanh thu. Thiết bị đồng bộ mẫu giáo đóng góp qua các năm là: năm 2000 là7,24%, năm 2001 là 7,99%, năm 2002 là 8,33%. Thiết bị đồng bộ tiểu học tỷ trọng đóng góp qua các năm là: năm 2000 là 15,18%, năm 2001 là 16,99%, năm 2002 là 17,36%.
4.2. Phân tích chi phí kinh doanh.
Bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh là việc đầu tư tiền của công sức vào việc tổ chức các thương vụ nhằm mục đích sinh lời. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình chi phí tiền của và công sức có tính toán có chủ đích rõ ràng. Việc quản lý theo dõi các chi phí đối với doanh nghiệp là một vấn đề hệ trọng, không thể có lợi nhuận và siêu lợi nhuận khi công tác quản lý lỏng lẻo chi phí trong các doanh nghiệp( biểu 5).
Biểu 5: Chi phí kinh doanh của Công ty.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
I
Tổng chi phí
49058971
100
60960953
100
72415408
100
1
Chi phí bán hàng
2470315
5
3662907
6
5213910
7,2
2
Chi phí quản lý
7336562
14,95
8404120
13,8
9522626
13,15
3
Chi phí sản xuất
39252094
80,05
48893926
80,02
57678872
79,65
Nguồn: Công ty thiết bị giáo dục I- Phòng kinh doanh, 2002.
Để phục vụ tốt nhu cầu thiết bị giáo dục trong trường học, cấp học góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty chấp nhận gia tăng chi phí. Công ty duy trì cho sản suất ở mức cao, đồng thời tìm cách hạn chế những chi phí không cần thiết. Công ty cố gắng sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, loại bỏ dần những khâu không cần thiết nhằm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm đáng kể trong những năm gần đây cụ thể là năm 2000 là 14,95% thì đến năm 2001 còn 13,8% năm 2002 chỉ còn 13,15%.
Bên cạnh đó để tăng doanh thu, mở rộng thị phần dảm bảo quyền lợi cho khách hàng củng cố mối quan hệ chặt chẽ với kách hàng Công ty đã không ngừng gia tăng chi phí bán hàng như: chiết khấu, khuyến mại...Mức chi phí và tỷ trọng tăng đáng kể hàng năm. Nếu năm 2000 là 5% thì năm 2001 là 6% và năm 2002 là 8,33%.
4.3 Phân tích tài chính của công ty.
Khi xem xét đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty không thể không xem xét phân tích tình hình tài chính của Công ty. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi hay không phụ thuộc một phần đáng kể vào khẳ năng tài chính của Công ty. Ngược lại, nhờ kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận mang lại cao mà tình hình tài chính được củng cố và phát triển. Đây là mối liên hệ hữu cơ trong các Công ty thương mại nói chung và Công ty thiết bị giáo dục I nói riêng(biểu 6).
Qua biểu 6 ta thấy tình hình tài chính của công ty trong những năm qua là tương đối ổn định, thể hiện ở nguồn vốn chủ sở hữu vẫn được đảm bảo và có phần gia tăng qua các năm.
Năm 2000: 14.449.567.000 (đồng)
Năm 2001: 14.783.759.000 (đồng)
Năm 2002: 18.849.204.000 ( đồng)
Bên cạch đó tổng nguồn vốn kinh doanh được gia tăng nhanh chóng, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Khả năng thanh toán của Công ty vẫn được duy trì ở mức cao, mức thuế mà Công ty đóng góp cho nhà nước cũng tăng đáng kể.
Năm 2000: 518.858.000 (đồng)
Năm 2001: 615.061.000 (đồng)
Năm:2002860.516.000(đồng)
Biểu 6: Tình hình thực hiện tài chính của Công ty từ năm 2000-2002
Đơn vị tính:1000 đồng.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
I
Tổng vổn
31.472.230
38.741.027
47.296.572
1
Vốn tự có
14.449.567
14.783.759
18.849.204
2
Vốn đi vay
16.972.663
23.957.268
28.447.368
+Vay ngắn hạn
9.990.412
15.788.364
18.260.869
+Vay dài hạn
6.982.251
8.168.904
10.186.499
II
Tổng tài sản
31472230
38.741.027
47.296.572
1
Tài sản lưu động
12.240.320
16.231.043
19.914.105
2
Tài sản dự trữ
7.233.321
8.103.000
9.957.431
3
Tài sản cố định
11.998.589
14.424.984
17.425.036
III
Thuế
518.858
615.061
860.516
IV
Khả năng thanh toán
1,255
1,028
1,0905
V
Khả năng thanh toán nhanh
0,501
0,515
0,545
Nguồn.Công ty thiết bị Giáo dục I- Phòng kinh doanh, 2002
Tổng số nguồn vốn của Công ty đã được bổ xung thường xuyên trong những năm qua, nhất là năm 2002. Việc gia tăng tài sản lưu động tỷ lệ thuận với việc gia tăng vốn. Nếu năm 2000 tài sản lưu động là 12.240.320 (nghìn đồng) thì năm 2002 là 19.914.105(nghìn đồng). Trong khi đó vốn cũng tăng tương ứng là: năm 2000 vón là16.972.663(nghìn đồng) năm 2002 vốn là 28.447.368(nghìn đồng). Như vậy, vốn lưu động của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn đi vay. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của Công ty là rất lớn, trong khi nguồn vốn được bổ xung từ ngân sách và lợi nhuận không chia từ hoạt động sản xuất kinh doanh là rất hạn chế. Để bù đắp sự thiếu hụt đó Công ty đã chủ động đi vay vốn.
Khi xem xét khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm qua cho thấy sự gia tăng về vốn vay vẫn nằm trong khả năng cho phép.
Khả năng thanh toán năm 2000 là:
+ Khả năng thanh toán = tài sản lưu động / nợ ngắn hạn = 1,225
+ Khả năng thanh toán nhanh = (tài sản lưu động-dự trữ)/ nợ ngắn hạn
= 0,501
Tương tự năm 2001, khả năng thanh toán là 1,028 , khả năng thanh toán nhanh là 0,515
Năm 2002 khả năng thanh toán 1,0905; khả năng thanh toán nhanh là 0,545.
Với khả năng thanh toán nêu trên, rõ ràng mức gia tăng vốnjtootoo có xu hướng giảm sông sự gia tăng này cũng không quá mạo hiểm mà nó được dựa trên khả năng lưu chuyển hàng hoá của Công ty bởi vì khả năng thanh toán của Công ty vẫn giữ ở mức 0,545.
Qua việc phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của 3 năm gần đây của Công ty là trong trạng thái khá tốt. Nhưng Công ty vẫn tiếp tục gia tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.
II. thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty thiết bị giáo dục I.
1.Cơ cấu lao động tại Công ty thiết bị giáo dục I.
1.1 Cơ cấu theo vai trò và giới tính.
Nhận xét:
Từ số liệu trên ta thấy tình hình lao động trực tiếp ở Công ty trong 2 năm qua chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Trong năm 2001 có 285 người chiếm 87,7% tổng số lao động, năm 2002 có 287 người chiếm 87,5%. Qua đó ta thấy số lao động trực tiếp đã tăng về số tuyệt đối song về tỷ lệ có giảm. Điều này cho thấy Công ty đang chủ trương tăng lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn là lao động gián tiếpBiểu 7: Cơ cấu lao động của Công ty thiết bị giáo dục I trong 3 năm qua.
Đơn vị tính: người
Các chỉ tiêu
Năm2000
Năm2001
Năm2002
2001/2000
2002/2001
Số người
TT
(%)
Số người
TT
(%)
Số người
TT (%)
Số TĐ
(%)
Số TĐ
(%)
Tổng số lao động
323
100
325
100
328
100
+2
+3
Trong đó:
-LĐ trực tiếp
-LĐ gián tiếp
-LĐ nam
-LĐ nữ
284
39
226
97
87,9
21,1
70
30
285
40
227
98
87,7
12,3
70
30
287
41
228
100
87,5
12,5
69,5
30,5
+1
+1
+1
+1
100,3
102,6
100,4
101,0
+2
+1
+1
+2
1,007
1.025
1,004
1,020
Nguồn: Công ty thiết bị giáo dục I-Phòng tổ chức hành chính,2002.
Tình hình sử dụng lao động nam, nữ tại Công ty trong những năm qua luôn có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2001 lao động nam chiếm 227 người tương đương 70% trong khi đó lao động nữ chỉ có 98 người tức 30%. Năm 2002 lao động nam chiếm 228 người chiếm 69,5% lao động nữ là 100 người chiếm 30,5%. Qua đó ta thấy do đặc thù công việc tại Công ty nên việc sủ dụng lao động nam hay nữ có những điểm không thể cân đối. Tuy nhiên Công ty đang có sự cân đối , bố chí sắp xếp lao động nam hay nữ sao cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
1.2. Theo trình độ.
Qua biểu 8 ta thấy: về trình độ lao động của Công ty trong 3 năm qua thay đổi không đáng kể. Trong 2 năm 2001- 2002 số lao động trình độ Tiến sĩ không thay đổỉ. Số lao động trình độ Đại học chỉ tăng 1 người (0,095%) , trình độ Cao đẳng, Trung cấp tăng 2 người, Công nhân kỹ thuật không tăng. Qua đây có thể thấy số lao động tăng trong một năm không lớn nguyên nhân chính do Công ty áp dụng khoa học công nghệ ngày càng nhiều và đã cho kết quả khả quan. Với một Công ty chuyên sản xuất thiết bị giáo dục thì với tỷ lệ trên là hợp lý. Tổng kết lại ta thấy chất lượng lao động hay trình độ chuyên môn tay nghề đội ngũ lao động của Công ty trong 3 năm qua là tương đối tốt.
Biểu 8: Cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ.
Đơn vị tính: Người
Trình độ tay nghề
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
2001/2000
2002/2001
Số người
TT
(%)
Số người
TT
(%)
Số người
TT
(%)
Số TĐ
(%)
Tổng số lao động
323
100
325
100
328
100
+2
+3
Trong đó:
-Tiến sỹ
-Đại học
-Cao đẳng+trung cấp
-CN kỹ thuật qua đào tạo.
7
103
48
162
2,3
32
15
50,3
8
105
49
163
2,5
32,3
15,1
50,1
8
106
51
163
2,43
32,32
15,54
49,71
+1
+2
+1
+1
114,3
101,9
102,1
100,6
0
+1
+2
0
0,0
0,095
0,408
0,0
Nguồn: Công ty thiết bị giáo dục I- Phòng tổ chức hành chính,2002.
1.3. Sự biến động theo tuổi.
Biểu 9: Cơ cấu lao động của Công ty theo tuổi.
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
2001/2000
2002/2001
Số người
TT
(%)
Số người
TT
(%)
Số người
TT
(%)
Số TĐ
(%)
Số TĐ
(%)
Tổng số lao động
323
100
325
100
328
100
+2
+3
-56 tuổi trở lên.
-Từ 46 đến 55 tuổi.
-Từ 31 đến 45 tuổi.
-Dưới 30 tuổi.
6
53
137
127
1,85
16,41
42,41
39,31
5
52
140
128
1,54
16,0
43,1
39,38
7
52
144
125
2,15
15,85
43,9
38,1
+1
-1
+3
+1
-0,31
-0,41
+0,69
+0,07
+2
0
+4
-3
40
0
28,57
-2,34
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty thiết bị giáo dục I, 2002
Nhìn chung độ tuổi lao động của Công ty tương đối trẻ. Số lao động có độ tuổi trên 56 trong năm 2001 là 5 người thì năm 2002 là7 người đây hầu hết là lực lượng lao động gián tiếp vì vậy kinh nghiệm của họ là rất cần thiết đối với sự phát triển của Công ty. Lực lượng lao động có độ tuổi từ 46-55 trong 2 năm qua không có sự thay đổi tuy nhiên về tỷ lệ thì năm 2001 độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao hơn năm 2002. Độ tuổi lao động của Công ty từ 31-45 cùng với độ tuổi dưới 31 là hai lực lượng quan trọng nhất của Công ty. Trong năm 2001 độ tuổi tư 31-45 chiếm 43,1% thì độ tuổi dưới 31 cũng chiếm39,38%, trong khi đó năm 2002 độ tuổi từ 31-45 chiếm 43,9% thì độ tuổi dưới 30 chiếm 38,1%. Nhìn chung ta có thể thấy tuổi đời bình quân của lao động trong Công ty là rất trẻ, đây được nhận định là cái làm nên sự thành công của Công ty trong các hoạt động kinh doanh trong những năm qua.
Nhìn chung ta có thể thấy rằng:
Tuổi đời bình quân của Công ty là 40 tuổi.
Cán bộ lao động các phòng ban ở độ tuỏi bình quân là 50 tuổi.
Cán bộ lao động ở các phân xưởng là 48 tuổi.
Công nhân trực tiếp sản xuất ở độ tuổi bình quân là 32 tuổi.
2. Thực trạng công tác nhân sự tại Công ty thiết bị giáo dục I.
2.1Phân tích công việc.
Công ty thiết bị giáo dục I là loại hình doanh nghiệp trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo quản lý, vì vậy chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh thiết bị dạy học và đồ dùng học tập.
Trước đây cơ sở vật chất của công ty còn lạc hậu cũ kỹ cùng đội ngũ lãnh đạo còn trẻ, ít kinh nghiệm nhưng đến nay qua bao nhiêu năm phát triển và trưởng thành Công ty đã có những bước tiến đáng kể. Đạt được thành công này trong những năm qua chủ yếu nhờ vào sự thành công của hoạt động quản trị nhân sự mà đóng góp không nhỏ là hoạt động phân tích công việc, một hoạt động có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Công ty sau này.
Trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của công ty mà giám đốc duyệt và uỷ quyền cho các cán bộ ở các phòng ban chức năng tiến hành phân tích công việc. Ngoài ra còn căn cứ vào sự đầu tư thiết bị công nghệ mới để phân tích công việc. Tại công ty các trưởng phòng, quản đốc phân xưởng là các cán bộ trực tiếp phân tích, họ căn cứ vào các phương án sản xuất kinh doanh để mô tả đầy đủ công việc.
Ví dụ, đối với phòng kế hoạch thì trưởng phòng là người lên phương án kinh doanh, sau đó trình giám đốc phê duyệt, khi phương án đề xuất được thực hiện thì các phân xưởng đề xuất ý kiến lên phòng lao động yêu cầu về nhân sự hoặc các chế độ đãi ngộ...
Việc phân tích như vậy sẽ đem lại kết quả: phân tích công việc được chính xác, đo lường được các công tác hao tổn sức lao động, định mức được khối lượng công việc cho các bộ phận sản xuất và cá nhân lao động làm cơ sở cho việc sắp xếp bố trí công nhân lao động ở các vị trí thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên còn một số mặt hạn chế như: do Công ty chỉ giao cho một cán bộ phân tích ở một bộ phận (cụ thể là trưởng phòng hoặc giám đốc phân xưởng) nên không đem lại hiệu quả cao bởi nó mất nhiều thời gian để tiến hành phân tích.
2.2 Công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty.
Trong những năm qua việc sử dụng nhân sự của Công ty luôn xuất phát từ thực tế sản xuất kinh doanh, cần bổ xung ngành nghề hoặc lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ nào thì tuyển dụng ngành đó.
Về tuyển dụng của Công ty thì Công ty tuyển dụng chủ yếu từ các nguồn nội bộ( tuyển dụng từ con em nhân viên) trong Công ty. Cách tuyển dụng như vậy sẽ giảm bớt được chi phí vì không phải đăng quảng cáo để thông báo tuyển dụng.
Tuy nhiên, cách tuyển dụng này cũng có một số nhược điểm như tạo nên sự cứng nhắc trong nguồn tuyển dụng và khi tuyển dụng sẽ dẫn đến thiên vị chủ quan là điều không tránh khỏi.
2.3 Công tác đào tạo và phát triển nhân sự.
Thực tế đã chứng minh đầu tư vào con người sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng như nhiều doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay, Công ty thiết bị giáo dục I đã sớm nhận thức được vấn đề này một cách đúng đắn. Mặc dù đã và đang gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngoài việc cố gắng thúc đẩy các hoạt dộng sản xuất kinh doanh, Công ty đã và đang chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi thành viên. Mặt khác do đặc tính của mặt hàng kinh doanh chủ yếu là thiết bị giáo dục là loại hàng cần độ chính xác cao và phù hợp với chương trình học. Chính vì vậy, hàng năm Công ty đều tổ chức các khoá huấn luyện đào tạo tại công ty cũng như cử các cán bộ công nhân có tay nghề cao đến các trung tâm nghiên cứu. Ngoài ra công ty còn gửi một số cán bộ có năng lực sang các nước tiên tiến để học hỏi như: Nga, Đức và các nước Đông âu...
Tóm lại, vấn đề nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên được Công ty rất quan tâm nhưng vấn đề tự đào tay nghề cho cán bộ công nhân viên thì Công ty cần xem xét lại và sớm đưa ra các biện pháp để khắc phục.
2.4. Việc đãi ngộ nhân sự.
Cũng như mọi Công ty và đơn vị kinh tế khác, Công ty thiết bị giáo dục I luôn áp dụng các quy chế và hệ thống công cụ đãi ngộ tinh thần để gắn tinh trách nhiệm của người lao động với chất lượng công việc, đồng thời kích thích họ tăng năng suất lao động.
Hệ thống lương thưởng và các khoản phụ cấp của Công ty được áp dụng trong quy định của nhà nước nhưng có sự lựa chọn và điều chỉnh phù hợp với kết quả kinh doanh. Công ty luôn đảm bảo mức lương cơ bản của người lao động không dưới mức lương tối thiểu do nhà nuức quy định. Các khoản trợ cấp cũng được Công ty xem xét và áp dụng ở những mức độ khác nhau cho từng cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ngoài ra Công ty còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
Một chế độ trả lương hợp lý công bằng, những khoản trợ cấp kịp thời, các khoản tiền thưởng thoả đáng đúng đối tượng là các hình thức khuyến khích về mặt vật chất nhưng bản thân nó lại có giá trị về mặt tinh thần. Người lao động sẽ cảm thấy thoải mái phấn khởi vì đã được cấp trên quan tâm đánh giá đúng mức.
Ngoài ra Công ty còn tổ chức các kỳ nghỉ hề cho cán bộ công nhân viên, các hoạt động mang tính chất vui chơi giải trí như cầu lông, bóng bàn để tạo không khí thoải mái thân mật giữa các thành viên trong Công ty. Việc thăm hỏi nhân viên vào dịp cuối năm, tổ chức thăm hỏi nhân viên khi họ gặp chuyện không may, đây là biện pháp cho thấy sự quan tâm của công ty tới nhân viên. trong dịp lễ tết Công ty thường tổ chức các lễ kỷ niệm và mờig các nhân viên cũ đã nghỉ hưu, qua đó ôn lại truyền thống của Công ty.
Với việc khảo sát thực tế cho thấy tình hình kinh doanh nói chung và công tác quản trị nhân sự nói riêng của Công ty thiết bị giáo dục I.
III. Đánh giá công tác sử dụng nguồn nhân lực taị công ty thiết bị giáo dục I.
1. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty.
Có thể nói trong thời gian qua Công ty thiết bị Giáo dục I đã tận dụng được thế mạnh của mình là một ngành mũi nhọn trong hệ thống giáo dục, đang trên đà cạnh tranh phát triển, tự khẳng định mình. Công tác quản trị nhân sự của Công ty đã có những bước tíên đáng kể. Đó là sự cố gắng đoàn kết nhất trí của toán bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng như các chính sách quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là nhân lực của Công ty.
Đội ngũ lao động của Công ty cóp độ tuổi lao động thấp nên có sự năng động sáng tạo và nhạy bén trong công việc. Hầu hết lao động có trình độ trung học nghề trở lên nên việc tiếp cận với khoa học hiện đại cũng như các thiết bị hiện đại đã không gây ra sự bị động.
Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty là khá hợp lý đối với loại hình hàng hoá và thị trường tiêu thụ mà Công ty đã lựa chọn. Nó đã phát huy được nhiều ưu điểm trong từng lao động của mỗi giới tính.
Tỷ lệ lao động đang làm việc đúng chuyên ngành tại Công ty là khá cao, chứng tỏ Công ty đã sử dụng đúng khả năng của người lao động.
Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nhận thức đúng đắn quy luật vận động của thị trường coi tiền lương là thức đo hiệu quả sản suất kinh doanh, đồng thời đay cũng là một công cụ của quản lý. Tiền lương tại Công ty luôn có sự điều chỉnh tăng dần theo thời gian cho phù hợp với giá cả thị trường nên đã đảm bảo được cho người lao động có điều kiện tái sản xuất sức lao động cũng như nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc đảm bảo trả lương thoả đáng đảm bảo tốt các quyền lợi cho người lao động đã góp phần nâng cao năng lực sản suất tiết kiệm hao phí lao động từ đó mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho công ty.đồng thời việc trả lương có gắn với hệ số trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã kích thích được người lao động nâng cao hơn tinh thần lao động trách nhiệm và say mê hơn với công việc của mình đặc biệt là họ luôn có xu hướng cầu tiến và ham học hỏi. Cụ thể thu nhập bình quân của người lao động trong năm năm qua tăng như sau.
Biểu 10: Thu nhập bình quân theo đầu người giai đoạn 1999-2002.
Đơn vị tính: đồng.
Năm
Thu nhập bình quân theo đầu người/tháng
1999
843.394
2000
850.000
2001
897.880
2002
980.000
Nguồn: Công ty thiết bị Giáo dục I-Phòng tổ chức hành chính,2002.
Mặt khác ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm đến việc chăm lo về đời sông cán bộ công nhân viên trong Công ty, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các chế độ và bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội đối với người lao động theo quy định của nhà nước trong bộ luật lao động. Vì vậy, cán bộ công nhân viên rất yên tâm công tác, lao động sản suất, tạo động lực lớn cho người lao động kích thích họ phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty.
Cùng với việc cải thiện nâng cao đời sống vật chất lãnh đạo Công ty coi những hoạt đọng xã hội, tự nhiên văn hoá tinh thần xây dựng môi trường lành mạnh và mối quan hệ đầy tình người là hoạt động rất quan trọn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0064.doc