LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
I-/ Tầm quan trọng của vốn cố định đối với Doanh nghiệp.
1-/ Khái niệm, đặc điểm và nguồn hình thành vốn cố định trong Doanh nghiệp
1.1. Khái niệm vốn cố định.
1.2. Phân loại tài sản cố định:
1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện gồm:
1.2.1.(1) Tài sản cố định hữu hình:
1.2.1(2) Tài sản cố định vô hình.
1.2.2. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng gồm:
1.2.3. Phân loại tài sản cố định theo tính chất, công dụng kinh tế.
1.2.4. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu:
1.2.6. Phân loại tài sản cố định theo cách khác.
1.3. Đánh giá tài sản cố định
1.4 Nguồn hình thành vốn cố định.
2-/ Tầm quan trọng của vốn cố định đối với Doanh nghiệp.
3-/ Nội dung công tác quản lý sử dụng vốn cố định.
3.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:
3.2. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định.
3.3. Bảo toàn và phát triển vốn cố định.
II-/ Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp.
1-/ Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.
2-/ Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
III-/ Những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp
1-/ Các nhân tố khách quan
1.1 Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
1.2. Tác động của thị trường
1.3. Các nhân tố khác
2-/ Các nhân tố chủ quan
2.1. Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp:
2.2. Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
2.3. Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ Doanh nghiệp.
2.4. Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong Doanh nghiệp
PHẦN II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG DÂN DỤNG VIỆT NAM.
I-/ Quá trình hình thành và phát triển :
II-/ Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty Tư Vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam có ảnh hưởng đến Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.
1-/ Đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn và thị trường của Công ty:
2-/ Cơ cấu và tổ chức bộ máy quản ký kinh doanh của công ty:
3-/ Đặc điểm về lao động của Công ty:
4-/ Đặc điểm về tài chính của Công ty:
III-/ Thực trạng Hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam.
1-/ Tổng quan chung về Vốn cố định của Công ty.
1.1. Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó.
1.2 Cơ cấu Vốn cố định về mặt hiện vật.
1.3 Khấu hao Tài sản cố định ở Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam.
1.4 Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty.
2-/ Phân tích Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam.
2.1 Nội dung phân tích:
1) Sức sinh lời của Tài sản cố định.
2) Sức sản suất của Tài sản cố định.
3) Suất hao phí của Tài sản cố định.
4) Hiệu quả sử sụng Vốn cố định.
2.2 Đánh giá khái quát thực trạng Hiệu quả sử dụng Vốn cố định Của Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam.
2.2.1 Những thành tựu trong việc quản lý và sử dụng Vốn cố định.
2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình sử dụng Vốn cố định tại Công ty và nguyên nhân.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG DÂN DỤNG VIỆT NAM.
I-/ Hướng phát triển của Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam.
II-/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty.
Giải pháp 1: Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Giải pháp 2: Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ
Giải pháp 3: Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định
3.1. Cơ sở của phương pháp.
3.2. Nội dung phương pháp.
Giải pháp 4: Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh.
Giải pháp 5: Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định.
* Một số kiến nghị với cơ quan chức năng.
KẾT LUẬN
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở rộng sản suất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty và trước pháp luật.
- Phó giám đốc Công ty, Giám đốc các Phòng ban: Có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc.
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Nhà nước về công tác tài chính - kế toán, thống kê của Công ty.
Do chức năng nhiệm vụ mà Công ty đảm nhận và cũng để phù hợp với cơ chế kinh tế mới, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, làm cho bộ máy quản lý ngày càng gọn nhẹ, có hiệu quả. Các phòng ban chức năng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty bao gồm:
Phòng kế toán - Tài chính: Có trách nhiệm quản lý tài chính và các nguồn vốn theo đúng chế độ của Nhà nước đảm bảo cung ứng cho các hoạt động tư vấn, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị phục vụ các công trình theo kế hoạch đã vạch ra. Phòng còn có trách nhiệm thu hồi vốn đối với các công trình mà Công ty đã tham gia thi công và đã thực hiện xong các thủ tục thanh toán.
Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tổ chức hành chính, quản lý lao động và tiền lương của toàn Công ty, có tổ chức tuyển dụng nhân viên mới theo yêu cầu của sản suất kinh doanh.
Văn phòng tổng hợp: Tổ chức quản lý công tác tổng hợp, công tác văn thư, công tác quản trị (lập kế hoạch đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị mới), phục vụ công tác nghiên cứu sản suất, điều kiện làm việc của Công ty. Quản lý và thực hiện việc xây dựng vơ bản như xây dựng mới, cải tạo sửa chữa.. Điều hành và thực hiện công tác bảo vệ, quân sự, tự vệ.. Xây dựng nội quy và lề lối làm việc, quản lý đội xe.
Trung tâm khoa học công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ thông tin cho Công ty và là đầu mối tổ chứcvà thực hiện các đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ do Công ty, Bộ và Nhà nước giao.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty, tìm hiều thị trường, phát hiện những nhu cầu về tư vấn xây dựng, hướng dẫn làm thủ tục và ký kết hợp đồng kinh tế, thay mặt Công ty kiểm tra chất lượng tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng kinh tế, nắm được trình độ khả năng của các đơn vị bạn, đánh giá được các thế mạnh của Công ty để đề xuất các biện pháp, sách lược và chiến lược trong các hợp đồng kinh doanh chất xám của Công ty.
Các phòng ban chức năng của Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và cùng tham mưu với ban giám đốc để thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nhìn chung với cách sắp xếp cơ cấu và tổ chức phòng ban chức năng này giúp cho Công ty vừa có thể chuyên môn hoá cao, đồng thời có thể đa dạng hoá công việc phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công tác tư vấn, thiết kế như hiện nay.
3-/ Đặc điểm về lao động của Công ty:
Từ một lực lượng nhỏ bé lúc đầu chỉ có 40 người thuộc 6 ngành nghề khác nhau ( hầu hết là cán bộ trung, sơ cấp ), trong đó chỉ có 6 kiến trúc sư và 2 kỹ sư xây dựng. Đến nay Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam đã trở thành một cơ quan thiết kế lớn, có cơ cấu hoàn chỉnh và đồng bộ. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty hiện nay lên tới 419 người thuộc 21 ngành nghề khác nhau, trong đó có 11 tiến sỹ, thạc sỹ; 145 kiến trúc sư; 90 kỹ sư xây dựng; 28 kỹ sư điện nước; 51 kỹ sư khác; 45 trung cấp và 49 nhân viên kỹ thuật.
Biểu số 2: Cơ cấu lao động của Công ty.
Đơn vị tính: Người
Cán bộ công nhân kỹ thuật
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Tiến sĩ, thạc sĩ
11
2,6
2. Kiến trúc sư, hoạ sỹ
145
34,6
3. Kỹ sư kết cấu xây dựng
90
21,5
4. Kỹ sư khác
51
12,2
5. Kỹ sư điện nước
28
6,7
6. Kỹ thuật viên
49
11,7
7. Trung cấp
45
10,7
Tổng
419
100
(*) Nguồn: Phòng Lao động - Tiền lương VNCC
Từ số liệu trên ta thấy, số lượng công nhân viên bậc kỹ sư trở lên trong Công ty chiếm tỷ lệ lớn, trong khi số lao động có trình độ trung cấp chiếm 14% lao động toàn Công ty. Trong tổng số 149 cán bộ công nhân viên hiện nay số lao động nữ là 152 người, 104 người có thâm niên công tác trên 30 năm, 97 người có thâm niên trên 20 năm và thâm niên công tác trên 10 năm là 82 người.
Có thể nói lao động thuộc ngành Tư vấn, thiết kế xây dựng có vai trò quan trọng góp phần sáng tạo ra các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp và đô thị bởi vì có sự tham gia của công tác tư vấn thiết kế mới đảm bảo cho các công trình tốt về chất lượng, đúng theo tiêu chuẩn quy định và có thẩm mỹ cao.
Trong những năm qua Công ty tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt nam đã đảm nhận khảo sát, thiết kế và tư vấn thi công nhiều công trình, dự án và đã được các chủ đầu tư đánh giá cao. Đạt được điều đó phải kể phải kể đến đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề cao, sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị.
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề nhân lực. Công ty đã không ngừng khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập, trao dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ tay nghề. Đối với đội ngũ các cán bộ quản lý, Công ty tạo điều kiện cho học thêm bằng đại học thứ hai hoặc cao học. Công ty còn liên hệ với các trường đại học lớn trong nước tổ chức các lớp bồi dưỡng , nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức về kỹ thuật cho cán bộ nhân viên của mình.
Hiện nay Công ty là một địa chỉ khá hấp dẫn thu hút đông đảo lao động ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty từng bước được cải thiện. Mức thu nhập của cán bộ nhân viên trong Công ty thể hiện qua biểu sau.
Biểu số 3: Thu nhập bình quân một lao động tại VNCC.
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
1/ Số lao động bình quân
(người)
314
367
406
419
2/ Thu nhập bình quân
(Đồng/người/năm)
470.000
896.000
1.210.000
1.480.000
(*) Nguồn : Phòng Lao động- Tiền lương VNCC.
Với đặc điểm về lao động như vậy, Công ty có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ sản suất kinh doanh trong sự cạnh tranh của cư chế thị trường. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần tiếp tục nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, cũng như tăng cường công tác quản lý kinh doanh, nhất là vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và Vốn cố định nói riêng.
4-/ Đặc điểm về tài chính của Công ty:
Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản suất kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định,vật liệu cho sản suất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực sản suất kinh doanh của mình.
Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân dụng Việt Nam (tên viết tắt là VNCC) là đơn vị thuộc loại hình sở hữu vốn của Nhà nước. Hình thức hoạt động kinh doanh độc lập tự phát triển, tự hạch toán trang trải và làm nghĩa vụ nộp Ngân sách cho Nhà nước.
Nguồn lực tài chính trong Công ty ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định. Công ty đã không ngừng tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình sản suất kinh doanh hiện nay.
Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ở Công ty luôn là vấn đề lớn, nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra.
Biểu số 4: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu ở VNCC năm 1999
Đơn vị tính: 1000 đồng.
TT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Ngân sách Nhà nước cấp
1.562.356
2
Vốn tự bổ sung
1.660.455
3
Vốn khác
2.415.465
Tổng:
5.638.276
(*) Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính VNCC.
Theo dõi bảng số liệu, ta thấy năm 1999 tổng số vốn cho sản suất kinh doanh của Công ty là 5.638.277 nghìn đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp là 1.562.356 nghìn đồng. Số vốn còn lại gồm vốn do Công ty tự bổ sung là 1.660.445 nghìn đồng và vốn khác là 2.415.465 nghìn đồng.
Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua thể hiện ở biểu sau.
Biểu số 5: Tình hình hoạt động của VNCC.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
TT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1
Tổng số vốn kinh doanh
3.506.769
5.029.875
5.638.276
+ Vốn cố định
3.173.984
4.697.090
5.292.262
+ Vốn lưu động
332.785
382.785
332.785
+ Vốn XDCB
58.229
58.229
58.229
2
Doanh thu
32.160.496
41.018.965
44.106.812
3
Lợi nhuận
1.648.180
2.264.432
1.946.040
(*) Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính VNCC.
Qua biểu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Vốn kinh doanh của Công ty qua các năm đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, năm 1997 với số vốn là 3.506.769 nghìn đồng tăng lên 5.029.875 nghìn đồng vào thời điểm năm 1998 và 5.638.276 nghìn đồng năm 1999.
- Doanh thu của Công ty cũng tăng lên với lượng năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự cố gắng của Công ty trong sản suất kinh doanh.Với các số liệu về doanh thu của Công ty năm1997 là 32.160.496 nghìn đồng; năm 1998 là 41.018.965 nghìn đồng và năm 1999 là 44.106.812 nghìn đồng.
Lợi nhuận của Công ty qua các năm là 1.648.180 nghìn đồng năm 1997; năm 1998 Công ty đạt được lợi nhuận là 2.264.432 nghìn đồng và năm 1999 là 1.946.040 nghìn đồng. Riêng năm1999, do tình hình chung là thị trường các công trình xây dựng giảm hơn so với những năm trước và sự đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị mới đã làm tăng chi phí kinh doanh nên lợi nhuận đạt được có thấp hơn so với năm 1998.
Như vậy, với các chỉ tiêu tài chính cơ bản trên cho thấy Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình. Với những kết quả đã đạt được trong kinh doanh Công ty cũng thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách cho Nhà nước. Mức nộp của Công ty đối với Nhà nước trong những năm vừa qua được trình bày ở biểu dưới đây.
Biểu số 6: Nộp ngân sách của VNCC.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
TT
Năm
Số tiền đã nộp ngân sách
1
1997
1.301.670
2
1998
1.970.417
3
1999
1.801. 321
(*) Phòng Kế toán - Tài chính VNCC
Như vậy, mặc dù hoạt động kinh doanh có không ít khó khăn nhưng hàng năm Công ty vẫn hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách đối với Nhà nước. Riêng năm 1999 như đã trình bày, do một số ảnh hưởng chung của thị trường đối với các doanh nghiệp và sự gia tăng khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí kinh doanh làm lợi nhuận Công ty đạt được thấp hơn năm 1998 nên Công ty đã được Nhà nước chấp nhận mức nộp Ngân sách là 1.802.321 nghìn đồng.
Để ổn định việc làm và nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đồng thời tăng nhanh mức đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, trong thời gian tới Công ty cần phấn đấu nâng cao Hiệu quả sản suất kinh doanh. Điều này cũng chính là nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty vì hiện nay Vốn cố định chiếm hầu hết trong tổng vốn kinh doanh của Công ty.
III-/ Thực trạng Hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam.
1-/ Tổng quan chung về Vốn cố định của Công ty.
Như phần đầu đã nói, Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do vậy ta có thể xem xét, đánh giá Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty thông qua việc đánh giá Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định.
Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam hoạt động trong ngành tư vấn, thiết kế xây dựng. Năm 1999 tỷ lệ Tài sản cố định (theo giá trị còn lại) trên tổng vốn kinh doanh là:
5.292.262
= 0,938
5.638.277
Điều này cho thấy Vốn cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty.
Vốn cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau và mức độ đầu tư cho các bộ phận tài sản cố định (mặt hiện vật của Vốn cố định ) cũng khác nhau. Trong quá trình sản suất kinh doanh, do tác động của một số nhân tố làm cho Tài sản cố định biến đổi theo chiều hướng khác nhau. Sau đây ta sẽ tìm hiểu Tài sản cố định của Công ty theo đặc điểm và cơ cấu của chúng.
1.1. Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó.
Cơ cấu Vốn cố định của Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam được hình thành từ các nguồn chính như: Nguồn vốn Ngân sách cấp, Nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn huy động khác. Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó được phản ánh ở biểu sau.
Biểu số 7: Cơ cấu Vốn cố định và sự biến động của nó.
Đơn vị tính: 1000 Đồng.
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Sô tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷlệ%
Số tiền
Tỷ lệ %
1.Vốn NS cấp
2.099.412
32,6
2.099.412
24,8
0
0
- Nhà cửa, vật kiến trúc
2.010.088
95,7
2.010.088
95,7
- Máy móc TBKTCLCT
70.666
3,4
70.666
3,4
- Phương tiệnVT
0
0
0
0
- TB văn phòng
18.657
0,9
18.658
0,9
2. Vốn tự bổ sung
2.843.851
44,2
2.975.205
35,1
131.354
4,6
- Nhà cửa, vật kiến trúc
0
0
0
0
- Máy móc TBKTCLCT
54..217
5,4
160.895
5,4
- Phương tiệnVT
1.139.151
40,1
1.139.151
38,3
- TB văn phòng
1.550.484
54,5
1.675.162
56,3
3. Nguồn vốn khác
1.495.508
23,2
3.391.860
40,1
1.896.352
126,8
- Nhà cửa, vật kiến trúc
0
0
0
0
- Máy móc TBKTCLCT
6.612
0,4
337.401
11,1
- Phương tiệnVT
465.840
31,2
465.840
13,7
- TB văn phòng
1.023.056
68,4
2.548.619.325
75,2
Tổng
6.438.771
100
8.466.477
100
2.027.706
31,5
(*) Nguồn ; Phòng Kế toán- Tài chính VNCC.
Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã sử dụng một lượng vốn cố định tương đối lớn. Năm 1999, đầu năm lượng vốn Công ty sử dụng là 6.438.771 nghìn đồng và cuối năm là 8.466.477 nghìn đồng. Như vậy, so sánh giữa thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm ta thấy lượng vốn tăng thêm là 2.026.706 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,5%.
Trong tổng số vốn cố định năm 1999 mà Công ty sử dụng, nguồn vốn tăng mạnh nhất là nguồn vốn huy động khác, với mức tăng là 126,8%. Tại thời điểm đầu năm nguồn vốn này là 1.495.508 nghìn đồng, chiếm 23,2% trong tổng Vốn cố định, cuối năm là 3.391.860 nghìn đồng, chiếm 40,1%. Đứng sau nguồn này là nguồn vốn tự bổ sung và chiếm tỷ trọng thấp nhất là nguồn vốn Ngân sách cấp. Vào thời điểm đầu năm nguồn vốn tự bổ sung là 2.843.851 nghìn đồng chiếm 44,2% tổng vốn, cuối năm chỉ tiêu tăng lên 2.975.205 nghìn đồng nhưng tỷ trọng trong tổng vốn cố định giảm thấp hơn đầu năm còn 35,1%. Riêng nguồn vốn Ngân sách cấp trong năm 1999 không có sự thay đổi với 2.099.412 nghìn đồng. Như vậy, trong năm 1999 trong có cấu Vốn cố định của Công ty (ngoại trừ nguồn vốn Ngân sách cấp vẫn giữ nguyên mức độ ban đầu ), vốn tự bổ sung và vốn khác đã tăng lên. Điều đáng chú ý là trong năm 1999 Công ty đã huy động được một lượng vốn đáng kể thuộc nguồn khác là 1.896.352 nghìn đồng , tương đương 126,8% so với đầu năm. Công ty đã dùng số vốn này đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị; trang bị các thiết bị văn phòng mới...Nên mặc dù nguồn vốn Ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung ít thay đổi nhưng tổng Vốn cố định của Công ty vẫn tăng lên tổng cộng 2.027.706 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 31,5 %.
Phần vốn Ngân sách cấp ở Công ty hiện nay chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc với giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc tương đương 2.010.088 nghìn đồng, chiếm 95,7% tổng vốn Ngân sách cấp cả đầu năm và cuối năm. Vốn Ngân sách cấp ít được đầu tư chi dùng cho mua sắm máy móc thiết bị và cũng không đầu tư cho các phương tiện vận tải.
Trong cơ cấu nguồn vốn tự bổ sung, Công ty hoàn toàn không đầu tư phần vốn này cho việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc. Giá trị của các thiết bị văn phòng chiếm tỷ lệ lớn trong vốn tự bổ sung cả số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể, vào thời điểm đầu năm giá trị phần thiết bị văn phòng thuộc nguồn vốn tự bổ sung là 1.550.483 nghìn đồng, bằng 54,5% trong tổng vốn tự bổ sung và cuối năm là 1.675.162 nghìn đồng, tương đương 56,3%. Một lượng đáng kể vốn tự bổ sung thuộc về phương tiện vận tải, đầu năm phần phương tiện vận tải thuộc vốn tự bố sung là 1.139.151 nghìn đồng, bằng 40,1% trong tổng nguồn vốn tự bổ sung, cuối năm giá trị tuyệt đối giữ nguyên nhưng tỷ lệ trong tổng vốn tự bổ sung giảm so với đầu năm còn 38,3%. Một lượng vốn tự bổ sung là các thiết bị kiểm soát và kiểm tra chất lượng công trình với 154.217 nghìn đồng, bằng 5,4% trong tổng vốn thời điểm đầu năm và cuối năm với 160.893 nghìn đồng vẫn chiếm 5,4% trong tổng nguồn vốn mà Công ty đã tự bổ sung.
Trong cơ cấu nguồn vốn khác đã huy động được, Công ty cũng không đầu tư cho phương tiện vận tải hoặc xây dựng, sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc mà dành phần lớn cho việc mua sắm trang bị các máy móc trực tiếp phục vụ công tác tư vấn thiết kế, thiết bị văn phòng. Cụ thể, phần thiết bị văn phòng là 1.023.056 nghìn đồng, tương đương 68,4% tổng vốn cố định vào thời điểm đầu năm và 2.548.619 nghìn đồng, bằng 75,2% vào thời điểm cuối năm.
Vốn cố định của Công ty tăng trong năm được tóm tắt như sau:
- Nguồn vốn tự bổ sung tăng 131.354 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 4,6%.
- Nguồn vốn khác tăng 1.896.352 nghìn đồng, với tỷ lệ 126,8%.
Tuy nguồn vốn Ngân sách cấp không đổi và nguồn vốn tư bổ sung tăng chậm nhưng nguồn vốn khác mà Công ty huy động tăng một lượng lớn dẫn đến tổng số vốn cố định tăng lên, tổng cộng 2.027.706 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 31,5% so với đầu năm.
Trong cơ chế thị trường, sự biến động về giá cả đối với tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản suất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu được các nhân tố quan trọng như quan hệ cung cầu, mức độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung sự biến động về giá cả tài sản, máy móc thiết bị của Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
a) Công ty đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới để thay thế số máy móc thiết bị cũ trước đây hoặc mua sắm những máy móc, thiết bị rất cần thiết cho sản suất kinh doanh mà Công ty chưa có như Máy thuỷ chuẩn tự động; Máy định vị cốt thép; Máy khoan tự hành vv.. nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm bớt lao động thủ công của công nhân viên, đặc biệt là nhằm nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn cố định và nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn công trình.
b) Mua sắm thiết bị văn phòng như máy đồ hoạ, máy in Laser chuyên dụng khổ lớn, máy tính các loại và các thiết bị văn phòng khác như Điều hoà nhiệt độ; máy Phôtôcoppy nhằm cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phòng Công ty.
c) Nâng cấp, sửa chữa các số phương tiện vận tải; mua sắm thiết bị thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ của cán bộ trong Công ty. Những tài sản cố định này góp phần không nhỏ trong công tác ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, nhận và truyền tin một cách kịp thời của cán bộ quản lý Công ty tới đội ngũ kỹ sư kỹ thuật viên cũng như đối với chi nhánh của Công ty.
d) Công ty đã thực hiện trích khấu hao 1.114.919 nghìn đồng.
e) Trong năm Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định, nhưng số lượng tài sản thanh lý ít hơn số lượng tài sản cố định mua sắm. Mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân cho ở biểu sau.
Biểu số 8: ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động Vốn cố định tại VNCC.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
TT
Nguyên nhân ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
1
Tăng do mua sắm.
2.043.620
- Thiết bị kiểm soát và kiểm tra chất lượng công trình
377.464
- Thiết bị văn phòng
1.666.156
2
Giảm do thanh lý.
-15.915
Tổng
1.027.706
(*) Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính VNCC.
Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của Vốn cố định của Công ty năm 1999, ta đi xem xét cơ cấu Tài sản cố định về mặt hiện vật và theo tình hình sử dụng.
1.2 Cơ cấu Vốn cố định về mặt hiện vật.
Về mặt hiện vật, cơ cấu Vốn cố đinh của Công ty theo tài sản cố định gồm 4 loại chính là: Nhà cửa vật kiến trúc; Máy móc thiết bị kiểm tra chất lượng công trình; Phương tiện vận tải và các Thiết bị văn phòng. Như đã trình bày các loại tài sản cố định này được hình thành từ 3 nguồn khác nhau: Nguồn vốn Ngân sách cấp, Nguồn vốn tự bổ sung và Nguồn vốn khác do Công ty huy động.
Danh mục Tài sản cố định về mặt hiện vật cuả Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam được trình bày ở biểu sau.
Do đặc thù của ngành Xây dựng nói chung và lĩnh vực Tư vấn, khảo sát và thiết kế xây dựng nói riêng là cần phải trang bị các loại tài sản, máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu sản suất kinh doanh, năm 1999 Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định lạc hậu và trang bị máy móc thiết bị tiên tiến với tổng trị giá trên 2 tỷ đồng.
1.3 Khấu hao Tài sản cố định ở Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam.
Khấu hao Tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến Hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo Quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất Hiệu quả sử dụng Vốn cố định.
Như chúng ta đã biết, trong quá trình quản lý và sử dụng Tài sản cố định, Tài sản cố định luôn luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao Tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản suất giản đơn Tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song trên thực tế, trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật quỹ khấu hao cơ bản vẫn có khả năng tái sản suất mở rộng Tài sản cố định. Khả năng này có thể được thực hiện bằng cách Công ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích như đầu tư phục vụ sản suất kinh doanh và thu hồi doanh lợi (trên nguyên tắc được hoàn quỹ), hoặc nhờ nguồn này đơn vị có thể đầu tư thay thế, đổi mới Tài sản cố định ở những năm sau lớn hơn và hiện đại hơn những năm trước.
Trên ý nghĩa đó, quỹ khấu hao được coi là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản suất mở rộng Tài sản cố định trong sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do chức năng và tác dụng của mỗi loại tài sản cố định là khác nhau nên mỗi loại tài sản cố định được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo chế độ quy định tại Quyết định số 1062 năm 1998 của Bộ Tài chính thì những Tài sản cố định, máy móc thiết bị đang được dùng tại Công ty được áp dụng trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đều. Mức trích khấu trung bình hàng năm cho Tài sản cố định tại Công ty được tính như sau:
Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Phương pháp khấu hao đều mà Công ty đang áp dụng có đặc điểm là đơn giản, dễ xác định và tạo nên sự ổn định cho chi phí khấu hao trong giá thành.
Mức trích khấu hao đối với Tài sản cố định tại Công ty thể hiện ở biểu sau:
Biểu số 10: Mức trích khấu hao đối với TSCĐ tại VNCC.
Loại tài sản
Thời hạn sử dụng
Mức tính khấu hao
1. Máy móc thiết bị
6 (năm)
16,7%/năm
2. Phương tiện vận tải
10 (năm)
10%/năm
3. Thiết bị văn phòng
5 (năm)
20%/năm
(*) Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính VNCC.
Riêng đối với nhà cửa vật kiến trúc đây là khu nhà ở của cán bộ công nhân viên nên theo quy định của Bộ Tài chính kể từ năm 1996 Công ty không trích khấu hao phần tài sản này. Tình hình khấu hao Tài sản cố định ở Công ty thể hiện qua biểu sau.
Biểu số 11: Thực hiện trích khấu hao cơ bản TSCĐ tại VNCC.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
Chỉ tiêu
Thiết bị KS & KTCLCT
Phương tiện vận tải
Thiết bị văn phòng
KH
TH
Tỷ lệ %
KH
TH
Tỷ lệ %
KH
TH
Tỷ lệ %
1. Nguyên giá TSCĐ(Đ/kỳ)
608.969
1.604.991
4.242.438
2. Khấu hao trong năm
80.061
80.061
0
193.915
193.915
0
840.942
840.942
0
3. Tổng mức khấu hao
110.884
110.884
0
631.165
631.165
0
1.920.360
1.920.360
0
4. Giá trị còn lại
448.086
448.086
0
973.826
973.826
0
2.322.079
2.322.079
0
5. Tỷ lệ tính
16,7%
16,7%
10%
10%
20%
20%
0
(*) Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính VNCC.
Trong mấy năm qua Công ty đã thực hiện đúng kế hoạch khấu hao, tính đúng tỷ lệ khấu quy định (có thể nhận rõ vấn đề này qua thực hiện khấu hao của Công ty năm 1999 ở biểu số 11 trên ).
Do việc tính và trích khấu hao Tài sản cố định được thực hiện theo quý và tính cho từng Tài sản cố định nên đối với số Tài sản cố định tăng trong năm với nguyên giá là 2.027.706 nghìn đồng, Công ty đã tính và trích khấu hao được 286.969 nghìn đồng.
Trong năm 1999 khấu hao cơ bản của Công ty được tóm tắt qua các chỉ tiêu sau:
+ Nguyên giá tài sản cố định ( cuối kỳ ): 8.466.477 nghìn đồng.
+ Số khấu hao tăng trong năm: 1.114.919 nghìn đồng.
+ Số khấu hao giảm trong kỳ: 0
+ Giá trị còn lại: 5.292.262 nghìn đồng.
Như vậy, với phương pháp khấu hao đều và tỷ lệ khấu hao như hiện nay, Tài sản cố định của Công ty nhất là phần thiết bị văn phòng (có độ thay đổi lớn ), Công ty phải sử dụng trong một thời gian nữa mới có thể khấu hao hết chúng. Yêu cầu đặt ra là Công ty phải không ngừng bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị, tài sản cố định. điều này có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn cố định, hoàn thành nhiệm vụ sản suất kinh doanh của Công ty.
1.4 Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty.
Bảo toàn và phát triển Vốn cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các daonh nghiệp duy trì và phát triển vốn sản suất kinh doanh. Hàng năm các Doanh nghiệp nhà nước sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hệ số điều chỉnh giá trị Tài sản cố định của từng ngành kinh tế,kỹ thuật sẽ tiến hành điều chỉnh, tăng giá trị Tài sản cố định, thực hiện bảo toàn và phát triển Vốn cố định. Tình hình bảo toàn và phát triển Vốn cố định của Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam được trình bày ở biểu số 12.
Biểu số 12: Tình hình bảo toàn và phát triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0935.doc