Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây dưng số 18 - Chi nhánh Hà Nội

 Muốn tồn tại và phát triển được trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

 Tại công ty xây dựng số 18 – chi nhánh Hà Nội, vốn lưu động là nguồn vốn quan trọng nhất phục vụ trực tiếp quá trình kinh doanh, lưu chuyển vật tư, hàng hoá và thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải luôn đặt trong viêc nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đây chính là mục tiêu cơ bản của chi nhánh.

 Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ nâng cao được mức doanh thu, mức lợi nhuận đạt được trên tổng vốn lưu động và đẩy mạnh được tốc độ chu chuyển vốn lưu động, đảm bảo cho sự bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời nó sẽ làm tăng sức mạnh về tài chính, tăng cường uy tín cho chi nhánh trên thị trường, là cơ sở nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm trong công việc.

 Trong thời gian trực tiếp khảo sát thực tế tại chi nhánh Hà Nội, với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cúng với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn – Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Nam và tập thể cán bộ công nhân viên phòng hành chính tổng hợp, phòng kinh tế kỹ thuật của chi nhánh, tôi xin đề xuất một số ý kiến chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tai chi nhánh như sau:

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây dưng số 18 - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ được giao theo tính chất, quy mô của mỗi công trình và năng lực của từng đội, tổ… Lực lượng sản xuất của chi nhánh được chia thành 8 đội xây dựng, gồm 8 đội trưởng, các kỹ sư kỹ thuật và công nhân. Mỗi đội gồm nhiều tổ sản xuất như tổ nề, tổ mộc, tổ sắt, tổ lao động… mỗi tổ có một tổ trưởng đứng ra chỉ đạo và cùng làm việc với các công nhân trong tổ, thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện nay, chi nhánh áp dụng phương thức quản lý khoán gọn công trình, hạng mục công trình, chi nhánh giao khoán toàn bộ giá trị công trình hoặc hạng mục công trình (đối với các công trình có gía trị lớn) cho các đội xây dựng thông qua “Hợp đồng giao khoán”. Các đội xây dựng trực tiếp thi công, sẽ tự tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động để tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao, quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị theo giá nhận khoán, và nộp cho chi nhánh một số khoản theo quy định. Chi nhánh là đơn vị có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo theo dõi tiến độ thi công, thanh quyết toán với chủ đầu tư, nộp thuế… * Thị trường hoạt động của chi nhánh. Hiện nay thị trường hoạt động chính của chi nhánh là Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên. Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây lắp. Ngoài ra chi nhánh đang nghiên cứu tiếp cận những thị trường mới như Hà Tây, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh… đây là những thị trường mới đầy hứa hẹn. 3. Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh trong hai năm 2000 và 2001. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2000 và 2001. ĐVT: 1000đ TT Năm Chỉ tiêu 2000 2001 Chênh lệch 2000/2001 Tuyệt đối TL% 1 Doanh thu thuần 37.675.070 40.778.143 3.103.070 8,2 2 Giá vốn hàng bán 31.909.665 34.740.938 2.831.273 9,0 3 Lãi gộp 5.765.405 6.037.205 271.800 4,7 4 Tổng chi phí hoạt động 3.927.143 4.010.159 83.016 2,1 5 Lợi nhuận từ HĐKD 1.838.262 2.027.046 188.784 10,3 6 Lợi nhuận từ HĐĐTTC 313.836 331.405 17.569 5,5 7 Lợi nhuận từ HĐBT -407.765 52.110 459.875 112,8 8 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.741.333 2.410.561 669.228 38,4 9 Thuế TN 473.833 602.640 128.807 27,2 10 Lợi nhuận sau thuế 1.250.749 1.807.920 557.171 44,5 11 Thực hiện với NSNN 1.015.394 1.450.273 434.875 42,8 12 Tỷ suất LN 3,3 4,4 1,1 33 13 Tỷ suất LN/giá vốn 4 5,2 1,2 30 14 Thu nhập BQĐN/tháng 770 835 65 8,4 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2000-2001 Qua thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 18 _ chi nhánh Hà Nội trong 2 năm 2000 và 2001, được phản ánh ở bảng trên cho thấy. So với năm 2000 doanh thu của chi nhánh năm 2001 tăng lên về số tuyệt đối là 3.103.073.000đ, tương ứng với tỷ lệ 8,2% có được kết quả này do: - Năm 2001 chi nhánh đã tập trung đổi mới, mua sắm máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng trong năm. - Do sự phát triển sôi động của thị trường xây dựng trong năm 2001 đã có tác động lớn đến chi nhánh, quan hệ làm ăn của chi nhánh được mở rộng, số lượng các hợp đồng được ký kết nhiều hơn, nhiều công trình, hạng mục công trình được hoàn thành, bàn giao, quyết toán. * Tình hình chi phí: Giá thành sản xuất năm 2001 tăng so với năm 2000 với số tuyệt đối là 2.831.273.000đ, tương ứng với tỷ lệ 9,2% trong khi doanh thu chỉ tăng với tốc độ 8,2%, nguyên nhân của vấn đề này là do giá nguyên vật liệu đầu vào năm 2001 tăng. Thực tế thị trường nguyên vật liệu xây dựng trong nước đã phát triển, nhưng do sự phát triển quá sôi động của thị trường xây dựng nên đã đẩy giá nguyên vật liệu lên cao, có nhiều mặt hàng nguyên vật liệu giá đã tăng tới 20% so với năm 2000 (*)(*) 1 Giá xi măng tăng 9,4%, cát xây dựng tăng 23%, đá đổ bê tông tăng 17%, gạch xây dựng loại A tăng 7,1%: Tác giả Nguyên Quân “ Lệch pha trong huy động đầu tư xây dựng cơ bản” Báo Đầu tư, số 127, ngày 28 tháng 10 năm 2001, trang 10. . Để khắc phục vấn đề này, chi nhánh nên mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng để tìm được nguồn cung ứng đầu vào ổn định, giá cả hợp lý giúp quy trình xây dựng được ổn định, không gián đoạn và hạ được giá thành công trình. * Tình hình lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2001 tăng so với năm 2000 là 669.228.000đ tương ứng với tỷ lệ 38,4%, có thể nói đây là một kết quả rất tốt của chi nhánh, mặc dù tỷ lệ tăng doanh thu chỉ có 8,2% và tỷ lệ tăng lãi gộp cũng chỉ có 4,7% nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại tăng cao, có được kết quả này là do: - Năm 2001 chi nhánh đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 vào trong khâu quản lý thi công, thống nhất một phương thức quản lý từ trên xuống dưới, đồng thời phòng kinh tế kỹ thuật đã áp dụng nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xây lắp, góp phần hoàn thành các công trình đúng tiến độ, giảm được các chi phí phát sinh ngoài định mức, vượt định mức. Đặc biệt chi nhánh đã giảm được các khoản chi phí bất thường (do phá đi làm lại, sai thiết kế…) làm tăng thu nhập bất thường từ âm 407.765.000đ lên dương 52.110.000đ. Đây là kết quả của khâu quản lý tốt trong xây lắp góp phần đưa lợi nhuận của chi nhánh tăng cao trong năm 2001. * Tình hình đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước: Do mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nên năm 2001 chi nhánh thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước được cao hơn năm 2000 tăng 42,8% tương ứng với số tuyệt đối 434.875.000đ. * Tình hình thu nhập người lao động: Cùng với sự mở rộng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh đã đảm bảo được lợi ích thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động được ngang bằng với nhiều doanh nghiệp lớn trong cùng ngành. Vì vậy năm 2001 thu nhập bình quân đầu người tăng 65.000đ trên người, trên tháng. Kết quả này không chỉ đảm bảo mức sống vật chất cho cán bộ công nhân viên mà còn khích lệ tinh thần làm việc của họ, tạo động lực cho sự phát triển chung của toàn chi nhánh. II. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh Hà Nội. 1. Tình hình nguồn vốn lưu động trong kinh doanh của chi nhánh. Trước khi xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động, ta cần phải nghiên cứu kết cấu vốn của chi nhánh biến động qua các năm. Từ đó biết được tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn và sự biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ vốn. 1.1 Cơ cấu vốn của chi nhánh trong 2 năm 2000 - 2001 Bảng 2: Kết cấu vốn của chi nhánh năm 2000 – 2001. ĐVT:1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Tổng vốn 44.033.167 100 46.669.313 100 2.636.146 6,0 2 Vốn lưu động 31.307.152 71 34.247.549 73,4 2.940.397 9,4 3 Vốn cố định 12.726.015 29 12.421.764 26,6 -304.251 -2,4 4 Doanh thu 37.675.070 40.778.143 3.103.073 8,2 Nguồn: Bảng CĐKT của chi nhánh năm 2000 – 2001. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vì vậy vốn lưu động là loại vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của chi nhánh. Năm 2000 vốn lưu động chiếm 71% tổng số vốn trong khi đó vốn cố định chiếm 29% tổng số vốn, thì sang năm 2001, số vốn lưu động đã tăng 9,4% đưa tỷ trọng vốn lưu động lên 73,4% tổng số vốn và vốn cố định giảm 2,4% còn 26,6% tổng số vốn. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của chi nhánh, chi nhánh luôn tập trung chú trọng mở rộng quy mô vốn lưu động. Tuy nhiên mức độ tăng của vốn lưu động là cao hơn so với mức độ tăng của doanh thu. Năm 2001, doanh thu chỉ tăng 8,2% so với năm 2000, trong khi đó lượng vốn lưu động được huy động vào sản xuất kinh doanh lại tăng tới 9,4%, điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001 của chi nhánh. Như vậy qua phân tích trên chúng ta nhận thấy cơ cấu vốn của chi nhánh là hợp lý, chi nhánh đã đầu tư vào đúng lĩnh vực kinh doanh của mình, bằng cách đầu tư chủ yếu vào vốn lưu động và giảm tỷ lệ đầu tư vào vốn cố dịnh, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần được nâng cao hơn nữa. 1.2 Tình hình kết cấu vốn lưu động của chi nhánh. Bảng 3: Cơ cấu vốn lưu động của chi nhánh năm 2000 – 2001. ĐVT:1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Vốn băng tiền 2.123.593 6,8 2.270.632 6,6 147.039 6,9 2 Vốn trong thanh toán 7.431.614 23,7 8.630.395 25,2 1198.781 16,1 3 Vốn vật tư, hàng hoá 20.219.534 64,6 21.521.436 62,8 1.301.902 6,4 4 Vốn lưu động khác 1.532.411 4,9 1.825.086 5,4 292.675 19,1 5 Tổng vốn lưu động 31.307.152 100 34.247.594 100 2.940.397 9,4 6 Doanhthuthuần 37.675.070 40.778.143 3.103.073 8,2 Nguồn: Bảng CĐKT của chi nhánh năm 2000 – 2001. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, năm 2001 chi nhánh đã đầu tư tăng thêm một lượng vốn lưu động là 2.940.397.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,4%. Từ kết quả đầu tư này đã làm doanh thu tăng thêm. Song doanh thu chỉ tăng 8,2%, nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Điều này thể hiện, năm 2001 chi nhánh chưa sử dụng vốn lưu động hợp lý và tiết kiệm, tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của chi nhánh còn chưa tốt. Để thấy được cụ thể việc quản lý và sử dụng vốn lưu động còn chưa hợp lý ở khâu nào, ta cần xem xét chi tiết từng chỉ tiêu cụ thể. * Vốn bằng tiền: Năm 2001 vốn bằng tiền tăng so với năm 2000, với số tiền 147.039.000, tương ứng với tỷ lệ là 6,9%, vốn bằng tiền tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của chi nhánh. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì đây là một dấu hiệu không tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền là rất thấp. Do vậy, chi nhánh không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng, vì điều này sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh. * Vốn trong thanh toán: So với năm 2000, vốn trong thanh toán năm 2001 của chi nhánh tăng 16,1% tương ứng với số tuyệt đối là 1.198.781.000đ với mức tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này đã làm vốn trong thanh toán của chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Năm 2000, vốn trong thanh toán chiếm 23,7% tổng vốn lưu động, sang năm 2001, vốn trong thanh toán chiếm 25,2% trong tổng vốn lưu động. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã bị giảm một lượng vốn đưa vào kinh doanh do bị khách hàng chiếm dụng. Vì vậy, chi nhánh cần có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu hồi công nợ tránh tình trạng nợ dây dưa, khó đòi của khách hàng để từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh. * Vốn vật tư hàng hoá: Cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì quy mô vốn vật tư hàng hoá cũng tăng theo. Nhưng năm 2001 vốn vật tư hàng hoá chỉ tăng với số tuyệt đối là 1.301.902.000đ tương ứng với tỷ lệ 6,4% thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này được đánh giá là tốt. Vì khả năng phục vụ của vốn vật tư hàng hoá trong năm 2001 sẽ cao hơn năm 2000 đồng thời tỷ trọng vốn vật tư hàng hoá trên tổng vốn lưu động cũng giảm, làm lượng vốn của chi nhánh được đưa vào lưu thông tăng cao hơn, giảm lượng vốn bị ứ đọng trong khâu dự trữ. * Vốn lưu động khác: Cùng với sự mở rộng của nguồn vốn lưu động, năm 2001 vốn lưu động khác của chi nhánh cũng tăng 292.675.000đ so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ tăng 19,1%. Trong đó, nguồn vốn lưu động khác tăng lên chủ yếu được dùng để tài trợ cho các khoản tạm ứng, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, phục vụ quản lý. Đây là một dấu hiệu không tốt, vì trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp chỉ thành công khi tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mà một yếu tố quan trọng để hạ giá thành chính là tiết kiệm chi phí ngoài sản xuất như các khoản chi văn phòng, tiếp khách, quản lý…. Do đó trong những năm tới chi nhánh cần tìm mọi biện pháp để giảm các khoản chi phí này, tránh lãng phí vốn trong kinh doanh. Từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh. Nhìn chung, chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong quản lý và sử dụng vốn lưu động, nhưng về cơ cấu phân bổ vốn một số khâu vẫn còn chưa hợp lý. Biểu hiện, tỷ trọng vốn trong thanh toán liên tục tăng qua các năm (23,7% năm 2000 và 25,2% năm 2001). Đồng ý rằng, chi nhánh muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì phải có chính sách tín dụng khách hàng mở, nhưng nếu mở quá rộng sẽ làm tăng lượng vốn bị chiếm dụng, ứ đọng vốn trong kinh doanh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, nguồn vốn vật tư hàng hoá tuy có giảm về tỷ trọng, nhưng vẫn còn rất cao trên tổng nguồn vốn. Điều này sẽ làm cho chi phí lưu kho và bảo quản tăng, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Ngoài ra, nguồn vốn lưu động khác của chi nhánh vẫn chưa được quản lý và sử dụng có hiệu quả, nguồn vốn bằng tiền tuy đã được sử dụng tiết kiệm nhưng chưa có cơ chế đầu tư ngắn hạn tối ưu. Do vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần phải xác định mức vốn trong thanh toán và vốn lưu động khác sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, đồng thời có chính sách quản lý tiền mặt và đầu tư ngắn hạn phù hợp, có như vậy thì việc sử dụng vốn lưu động của chi nhánh mới tiết kiệm và hiệu quả cao được. 1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động. Nguồn vốn lưu động của chi nhánh được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn, và có xu hướng gia tăng từ năm này qua năm khác. Điều đó được biểu hiện qua bảng sau. Bảng 4: Nguồn vốn lưu động của chi nhánh năm 2000 – 2001. ĐVT:1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 NV chủ sở hữu 4.607.956 15 4.902.865 14,3 294.909 6,4 Vốn công ty cấp 3.317.728 10,8 3.317.728 9,7 0 0 Vốn tự bổ sung 952.311 3,1 1.123.621 3,3 171.310 19 Vốn – quỹ khác 337.917 1,1 461.516 1,3 123.599 36,6 2 Nguồn vốn vay 26.699.196 85 29.274.932 85,5 2.575.736 9,6 Vay ngắn hạn 6.030.877 19,2 6.534.560 19,1 503.683 8,3 Vốn chiếm dụng 20.668.319 65,8 22.740.372 66,4 2.072.053 10 3 Vốnvay trung–dài hạn 0 69.752 0,2 69.752 4 Tổng nguồn vốn LĐ 31.307.152 100 34.247.549 100 2.940.397 9,4 Nguồn: Bảng CĐKT của chi nhánh năm 2000 – 2001. Trong năm 2001 nguồn vốn lưu động của chi nhánh tăng 9,4% tương ứng với số tiền 2.940.397.000đ, chủ yếu là do nguồn vốn vay tăng với số tuyệt đối là 2.575.736.000đ tương ứng với tỷ lệ 9,6%. Đặc biệt, năm 2001 chi nhánh đã sử dụng một phần nguồn vốn vay trung và dài hạn để tài trợ cho nguồn vốn lưu động, có hiệu tượng này là do năm 2001 nhu cầu vốn lưu động của chi nhánh tăng cao trong khi quy mô, cơ cấu, hình thức huy động vốn ngắn hạn của chi nhánh không được mở rộng nhiều, chính vì vậy mà chi nhánh đã bị thiếu hụt trong nguồn tài trợ vốn ngắn hạn. Nên buộc phải sử dụng một phần nhỏ vốn vay trung và dài hạn. Tuy lượng sử dụng không lớn, nhưng nếu chi nhánh không có biện pháp cân đối điều hoà thì sẽ gây lãng phí nguồn vốn này, vì thông thường chi phí cho việc huy động vốn vay trung và dài hạn là cao hơn nhiều so với vốn vay ngắn hạn. * Những vấn đề cần quan tâm trong việc huy động vốn: Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, không một doanh nghiệp nào có đủ vốn để tự kinh doanh, mà đều phải đi huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Với nguồn tài trợ cho vốn lưu động của chi nhánh chủ yếu là đi vay và chiếm dụng như hiện nay cũng là một dấu hiệu tốt, vì nguồn vốn này thủ tục đơn giản, rễ huy động, chi phí thấp. Tuy nhiên, chi nhánh cần hết sức quan tâm đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này, vì ngoài việc mang lại một lợi ích to lớn thì nguồn vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, do vậy nếu chi nhánh không quản lý tốt dất dễ dẫn tới mất khả năng thanh toán, tăng hệ số nợ, giảm lợi nhuận, thậm chí thua nỗ, phá sản. 2. Thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh. Nghiên cứu thực trạng vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp, nhằm thấy được quy mô, kết cấu từng yếu tố cấu thành nên tổng vốn lưu động. Qua đó thấy được sự biến động tăng giảm của vốn lưu động cũng như cơ cấu phân bổ của tổng vốn lưu động từ đó xác định những ảnh hưởng, tác động của vốn đến tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để duy trì, quản lý vốn lưu động với một cơ cấu hợp lý để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình quản lý vốn lưu động, tức là quản lý tiền mặt, quản lý vốn trong thanh toán, quản lý vốn vật tư hàng hoá và quản lý các khoản vốn lưu động khác. Để đánh giá được thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại công ty xây dựng số 18 – chi nhánh Hà Nội ta hãy lần lượt xem xét việc quản lý các khoản mục của vốn lưu động. 2.1 Phân tích tình hình quản ly vốn bằng tiền. Bảng 5: Cơ cấu vốn bằng tiền của chi nhánh. ĐVT: 1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Vốn bằng tiền 2.123.593 100 2.270.632 100 147.039 6,9 - Tiền mặt 376.420 17,7 250.614 11,1 -125.806 -33 - Tiền gửi ngân hàng 1.747.173 82,3 2.020.018 88,9 272.845 15,6 - Tiền đang chuyển 0 0 0 2 Doanh thu thuần 37.675.070 40.778.143 3.103.073 8,2 Nguồn: Bảng CĐKT của chi nhánh năm 2000 – 2001. Năm 2001 với sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh đã làm tăng lượng vốn tiền mặt chi nhánh từ 2.123.593.000đ lên 2.270.632.000đ tương ứng với tỷ lệ 6,9%, lượng vốn bằng tiền tăng lên cùng với tốc độ chu chuyển tăng lên đã làm cho doanh thu tăng. Điều đáng nói ở đây là lượng tiền mặt tăng nhưng chi nhánh giữ lại quỹ rất ít, quy mô thường được duy trì ở mức dưới 0,5 tỷ đồng và có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2000 tỷ trọng tiền mặt tại quỹ còn chiếm 17,7% nhưng đến năm 2001 tỷ lệ này chỉ chiếm 11,1% trong khi vốn bằng tiền vẫn tăng) chi nhánh đã dùng số tiền mặt dư thừa gửi vào ngân hàng nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng tăng nên đến 89,9% vào năm 2001. Đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo ổn định hoạt động ngân quỹ vừa đem lại cho chi nhánh một khoản thu nhập tài chính tương đối do được hưởng lãi suất tiền gửi. Ngoài ra trong cơ cấu vốn bằng tiền thì không có tiền đang chuyển điều này là rất tốt, chi nhánh không bị ứ đọng vốn trong khâu luân chuyển. Với cơ cấu và tỷ trọng vốn bằng tiền như vậy ta có thể cho rằng chi nhánh đã sử dụng vốn bằng tiền một cách hợp lý. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn vấp phải một hạn chế đó là, hiện nay chi nhánh chưa thực hiện việc lập kế hoạch ngân sách tiền mặt một cách cụ thể. Chính vì vậy, chi nhánh chưa có cơ sở để thực hiện các khoản đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạm thời nhàn rỗi của mình. Trong thời gian tới, chi nhánh cần phải tiến hành việc lập kế hoạch thu chi tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.2 Quản lý các khoản phải thu. Bảng 6: Cơ cấu vốn trong thanh toán của chi nhánh. ĐVT: 1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Vốn trong thanh toán 7.431.614 100 8.630.398 100 1.198.781 16,1 - Phải thu khách hàng 4.216.434 56,7 4.872.612 56,4 656.178 15,5 - Trả trước cho người bán 572.649 7,7 682.156 7,9 109.507 19,1 - Vốn đầu tư vào được KT 28.372 0,4 0 - Phải thu nội bộ 2.513.698 33,8 2.978.192 34,5 464.494 18,5 - Phải thu khác 100.460 1,4 97.435 1,2 -3025 -3 2 Doanh thu 37.675.070 40.778.143 3.103.073 8,2 Nguồn: Bảng CĐKT của chi nhánh năm 2000 – 2001 Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2001 cả doanh thu và công nợ phải thu đều tăng, nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này chứng tỏ năm 2001 vốn của chi nhánh bị chiếm dụng nhiều hơn. Đây là điều gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh nói riêng. Bởi vậy chi nhánh cần tăng cường đẩy mạnh các biện pháp thu hồi công nợ, để đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động góp phần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn. Trong cơ cấu nguồn vốn trong thanh toán, thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng tăng theo đà phát triển của doanh thu (năm 2000 là 4.216.434.000đ năm 2001 là 4.872.612.000đ tăng 15,5%). Nguyên nhân khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao là vì trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, sau khi thắng thầu (bên B) phải ứng trước một lượng vốn lớn để tiến hành thi công, còn việc thanh toán sẽ được chủ đầu tư (bên A) thực hiện thành nhiều lần trong và sau quá trình thi công, bàn giao thậm chí cá biệt còn có thể kéo dài hàng năm sau khi đã nghiệm thu và bàn giao. Năm 2001 chi nhánh đã ký kết, thi công và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn như: - Cây xăng Dịch Vọng. - Nhà Ga T1 Sân bay Nội Bài. - Bênh viện Bạch Mai. - Viện khoa học công nghệ… Do đó khoản phải thu khách hàng tăng lên là lẽ đương nhiên. Bên cạnh khoản phải thu hàng thì khoản phải thu nội bộ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Bởi lẽ hiện nay chi nhánh áp dụng phương thức quản lý giao khoán công trình hoặc hạng mục công trình cho các đội thi công. Sau khi chúng thầu chi nhánh sẽ tiến hành giao khoán lại cho các tổ đội, các tổ đội nhận tiền tạm ứng tại chi nhánh, tự chịu trách nhiệm thuê nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào, hàng tháng hoặc hàng quý tổng hợp chi phí gửi về chi nhánh. Khi đó chi nhánh mới hạch toán chi phí vào công trình được. Vì vậy năm 2001 khi chi nhánh mở rộng quan hệ làm ăn, các công trình được ký kết nhiều hơn thì các khoản tạm ứng cũng tăng là lẽ đương nhiên. Ngoài hai khoản “phải thu khách hàng” và “phải thu nội bộ” chiếm tỷ trọng lớn ra thì các khoản “trả trước cho người bán” và khoản “phải thu khác” tuy có tăng, nhưng tỷ trọng trên tổng nợ phải thu vẫn ổn định ở mức thấp, điều này là tương đối tốt, bởi lẽ năm 2001, mặc dù mở rộng sản xuất kinh doanh khả năng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân khác sẽ tăng (do quan hệ mua bán chịu) những khoản ứng trước cho người bán vẫn giữ tỷ trọng ổn định, điều đó thể hiện uy tín của chi nhánh đối với các nhà cung cấp tương đối tốt. Chi nhánh nên tiếp tục mở rộng và duy trì các mối quan hệ với các nhà cung cấp như hiện nay. Như vậy cơ cấu vốn trong thanh toán của chi nhánh biến động theo chiều hướng hợp lý, tuy nhiên số tiền phải thu khách hàng trong mỗi kỳ vẫn còn rất lớn, chi nhánh nên có biện pháp thu hồi thích hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của chi nhánh. 2.3 Quản lý vốn vật tư hàng hoá. Là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của chi nhánh, là lực lượng vốn chủ yếu tham gia vào quá trình xây lắp. Điều đó được thể hiện phần nào qua bảng cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của chi nhánh được trình bày dưới dây. Bảng 7: Cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của chi nhánh trong hai năm 2000 – 2001. ĐVT: 1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền TL% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Tổng vốn vật tư hàng hoá 20.219.534 100 21.521.436 100 1.301.902 6,4 - NL – VL 23.610 0,1 37.781 0,2 14.171 6 - CC – DC 3.680.752 18,2 4.291.360 19,9 610.608 16,5 -Chi phí SXKD DD 16.515.315 81,7 17.192.695 79,9 677.380 4,1 2 Tổng doanh thu 37.675.070 40.778.143 3.103.073 8,2 Nguồn: Bảng CĐKT của chi nhánh năm 2000 – 2001. Từ số liệu ở bảng trên cho thấy so với năm 2000 thì năm 2001 lượng vốn vật tư hàng hoá tồn kho của chi nhánh tăng lên 1.301.902.000đ tương ứng với tỷ lệ 6,4%, trong khi doanh thu tăng 3.103.073.000đ tương ứng với tỷ lệ 8,2%, điều đó thể hiện sang năm 2001 chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng hàng lưu kho đưa hệ số phục vụ của hàng lưu kho lên cao hơn năm 2000. Trong năm 2000 cứ một đồng đầu tư vào vật tư hàng hoá chỉ mang lại 1,85 đồng doanh thu (37.675.070 á 20.219.534) nhưng sang năm 2001 cũng đầu tư như vậy nhưng chi nhánh đã thu được 1,9 đồng trên một đồng vốn đầu tư. Với triển vọng phát triển này, nếu trong những năm tới chi nhánh tiếp tục phát huy công tác quản lý và sử dụng vốn vật tư hàng hoá như hiện nay thì khả năng đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn là hoàn toàn có thể, vì vốn vật tư hàng hoá là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động, nên đương nhiên việc nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá thì sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng của tổng vốn lưu động. Trong cơ cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp luôn có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất với nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà phần vốn lưu động này được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau. Nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì đây là chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn vật tư hàng hoá. ở chi nhánh Hà Nội, điều này được thể hiện trong năm 2000, tỷ trọng của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 81,7% trên tổng vốn vật tư hàng hoá và năm 2001 là 79,9%, tuy tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên tổng vốn vật tư hàng hoá của chi nhánh g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0118.doc
Tài liệu liên quan