Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng vốn ở công ty may Hưng Thịnh – Hà Tây

Để tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới và thích ứng được với tiến trình tự do hoá thương mại thì Nhà nước cần có sự quan tâm một cách thích đáng đối với sự nghiệp phát triển của ngành dệt may bằng cách.

- Ngành dệt may phải được ưu tiên phát triển và phải được coi là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

- Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá về sản phẩm và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

- Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hình thức đa dạng hoá hình thức sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nhất là các doanh nghiệp may.

- Phát triển ngành công nghiệp dệt may phải gắn bó với sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có liên quan.

- Nhà nước và Công ty tiếp tục mở rộng thị trường chính phủ và các cơ quan quản lý tích cực đấu tranh giành nhiều quyền hạn ngách đối với nước nhập khẩu và không chế nhập khẩu hàng dệt may bằng hạn ngạch.

- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận với thị trường nước ngoài để nhằm nắm bắt được thị hiếu cũng như là học tập kinh nghiệm sản xuất của các nước tiên tiến.

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng vốn ở công ty may Hưng Thịnh – Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếm 4,22% là 27 người hầu hết cán bộ này đều được tốt nghiệp ở các trường đại học trong và ngoài nước, họ có đầy đủ kiến thức quản lý tiên tiến phục vụ cho trước mắt và lâu dài. Số cán bộ dưới đại học chiếm 2,03% tương ứng là 13 người và số này đều là công nhân được đào tạo ngay tại các trường về công nghệ may. Số lượng công nhân làm trực tiếp của cônog ty phần lớn tuổi đời còn rất trẻ nhưng họ cũng đã có một trình độ tương đối cao. Trong thời gian vừa qua công ty đã xây dựng dự án mở rộng quy mộ sản xuất, tuyển thêm công nhân có tay nghề cao đồng thời tạo điều kiện cho những cán bộ có trình độ dưới đại học nâng cao năng lực quản lý, đủ khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến và hiểu sâu về thời trang. Mặt khác công ty cùng chăm lo bồi dưỡng, bổ xung cán bộ giảng dạy có trình độ cao gắn liền với đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc nhằm đưa công ty ngày càng phát triển, thu hút được khách hàng trên thị trường quốc tế. II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty May thêu xuất nhập khẩu Hưng Thinh. Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh là một doanh nghiệp Nhà nước. Để đứng vững trong cơ chế thị trường, nó phải chủ động trong mọi công tác tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như một doanh nghiệp tư nhân thực thụ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản lý sử dụng vốn, nó chịu tác động của nhiều yếu tố mang tính khách quan, có yếu tố ảnh hưởng tích cực, có yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó chúng ta phải nhận biết chúng để phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, điều chỉnh nhân tố chủ quan theo hướng thích nghi với các yếu tố khách quan, nhằm tạo ra những hiệu ứng tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nói riêng. Sau đây là một số nhân tố . 1. Nhân tố về cạnh tranh Cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại, phát triển và thích ứng với thị trường thì Công ty luôn phải giải quyết các vấn đề cơ bản như: sản xuất mặt hàng may mặc nào? Đối tượng sử dụng là ai? Số lượng và chất lượng như thế nào? Nguồn cung cấp ở đâu? Với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng may mặc không những ở thị trường trong nước và nước ngoài. Cy may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh đã cố gắngđầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, tìm kiếm và nắm bắt kịp thời những mẫu mã mới, thị hiếu của người tiêu dùng, cố gắng hạ thấp giá thành gia công sản phẩm và đảm bảo nguồn hàng luôn ổn định, ít biến động. Do sự nỗ lực, cố gắng của Công ty mà doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty năm sau luôn cao hơn nắm trước. Tuy nhiên với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao thì nhu cầu về hàng may mặc ngày càng lớn nhưng trong những năm qua mức tăng của lợi nhuận, doanh thu tiêu thụ của Công ty chưa tương xứng với mức độ tăng của nhu cầu về hàng may mặc trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu đó là do hiện nay Công ty đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh quyết liệt trên cùng một địa bàn hoạt động. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Hà Tây hiện nay có tới 4 Công ty may may lớn nhỏ, trong đó có một Công ty liên doanh. Chính sự tồn tại của các doanh nghiệp cạnh tranh này đã gây trở ngại lớn cho Công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm nguồn hàng. Mặt khác những Công ty khác đã sẵn sàng ký những đơn đặt hàng với giá rất thấp để mong muốn mở rộng thị trường hoặc nhằm giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của họ. Chính vì vậy làm bên đối tác nước ngoài luôn tìm cách dìm giá mua khiến cho lợi nhuận của Công ty không cao, đồng thời Công ty vẫn chưa tạo được cho mình nhiều khác hàng truyền thống thường xuyên và việc xâm nhập vào các thị trường mới vẫn còn nhiều khó khăn. 2. Cơ chế chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước : Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh cũng có những thay đổi căn bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh. Còn trong cơ chế thị trường, Công ty phát huy tính chủ động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ khâu huy động vốn, tìm kiếm nguồn hàng cho đến khâu tiêu thụ, về công tác huy động vốn ngoài phần vốn do Nhà nước cấp, Công ty được phép chủ động huy động từ các nguồn vốn khác cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn tự huy động của Công ty chủ yếu là vay ngắn hạn và dài hạn ngân hàng, Công ty phải tự tìm kiếm lấy thị trường và tổ chức tiêu thụ. Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng đến Công ty còn được thể hiện qua việc thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước như quy định về doanh thu thuế xuất - nhập khẩu, thuế VAT ngoài ra về khoản thu sử dụng vốn ngân sách, theo nghị định 22/HĐBT ngà nghị định 39/CP của Chính phủ. Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác hàng tháng phải nộp khoản thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, hiện nay về khoản thu này đang tiếp tục tranh cãi vì nếu sắp tới đây, Nhà nước thống nhất bỏ khoản thu này thì Công ty sẽ có thêm cơ hội để thực hiện tái đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn phải chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, chính sách mở cửa của Nhà nước mà ngành dệt may nói chung và Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh nói riêng đã có rất nhiều thuận lợi đẻ mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận với các máy móc thiết bị hiện đại, học hỏi kinh nghiệm với các bạn hàng nước ngoài. Đây là những được hết sức thuận lợi mà Công ty phải tận dụng. Trong những năm vừa qua Nhà nước đã có nhiều chính sách và chủ trương đúng đắn, kịp thời đối với ngành dệt may. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn của Công ty. 2.1. Khắc phục lạm phát và chỉnh đốn ổn định vĩ mô Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh là ngành sản xuất kinh doanh với những máy móc thiết bị chủ yếu phải nhập từ nước ngoài và sản phẩm chủ yếu gia công cho các bạn hàng nước ngoài. nếu như sảy ra lạm phát tức là đồng tiền bị mất giá hay nói một cách khác giá của hàng hoá dịch vụ tăng đáng kể điều đó sẽ làm cho việc nhập máy móc hay ký kết các đơn đặt hàng là hết sức khó khăn từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. 2.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư. Muốn hoạt động kinh doanh của Công ty thuận lợi và đạt được kết quả cao thì trước hết phải đảm bảo nhu cầu về vốn. Để xác định được chính xác nhu cầu về vốn đầu tư thì phải xuất phát từ nhu cầu thị trường và thông qua việc tìm hiểu về nhu cầu thị trường Công ty sẽ đi đến quyết định về phương án sản xuất và số lượng sản phẩm sẽ sản xuất ra. Tất nhiên, chất lượng mẫu mã sẽ do bên đặt hàng quyết định.Còn lượng vốn kinh doanh là bao nhiêu để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất là do phía Công ty định liệu, thường thì trước khi sản xuất một lô hàng nào đó Công ty phải đầu tư máy móc thiết bị mới để sản xuất. trước khi ký hợp đồng Công ty cần phải có một dự toán hoàn chỉnh. Công ty phải có chính sách huy động vốn để chủ động bổ sung cho vốn cố định của mình. Do đó mà nếu chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước mà thông thoáng sẽ tạo được thuận lợi cho Công ty huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua hình thức liên doanh liên kết nhằm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tạo thêm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện tại Công ty chỉ giám huy động vốn vay dưới 50% phần còn lại là sử dụng vốn ngân sách. trong thời gian tới nếu Công ty không mạnh dạn vay thêm vốn để có thể mở rộng quy mô sản xuất thì chắc chắn rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ khó có thể đạt được kết quả cao và sản phẩm của Công ty cũng khó có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm của doanh nghiệp khác. 2.3. Chính sách đào tạo chuyên môn của Công ty Chuyển đổi sang cơ chế thị trường, một trong những vấn đề đáng quan tâm là trình độ quản lý của cán bộ và trình độ chuyên môn của công nhân sản xuất - Một bộ máy tổ chức tốt và trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt kết quả cao và ngược lại. Chuyển sang cơ chế mới, chỉ một số ít cán bộ công nhân viên của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh thích ứng được với cơ chế thị trường. Số còn lại vẫn còn nhiều người mang nặng tác phong lao động của người quan liêu bao cấp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Công ty. Mặc dù đã nhận thức được vấn đề trên nhưng do được khó khăn về kinh tế cũng như công tác tổ chức, việc đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, quản lý về chuyên môn cho cán bộ công nhân viên của Công ty hiện tại còn chưa được thực hiện. Theo kế hoạch những năm tới Công ty sẽ cố gắng tạo điều kiện cho anh chị em đi học đại học tại chức về các lĩnh vực có liên quan đến trình độ kinh doanh mà Công ty đang cần. mặt khác Công ty sẽ thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao tay nghề cho công nhân. Hiện nay Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh chưa có được đội ngũ làm marketing nhanh nhạy, sáng tạo, năng động và giỏi ngoại ngữ. Đó là yêu cầu quan trọng, bức thiết của chính sách đào tạo cán bộ của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh trong giai đoạn tới. Tóm lại: Trong quá trình phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh-Hà Tây thấy có rất nhiều mặt đạt được và có những hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng may mặc và có thể cạnh tranh được trên thị trường thì đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp tốt cho trước mắt và cũng như cho lâu dài nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy thế mạnh của mình nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn cũng như hiệu qủa kinh doanh của Công ty III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty may thêu xuất nhập khẩu. Trước đây công ty hoạt động chủ yếu dựa trên vốn nhà nước cấp, mọi đơn đặt hàng, nơi tiêu thụ đều do nhà nước chỉ định về số lượng, giá cả. Do công ty không phát huy được vai trò chủ động của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước. Hơn nữa trong thời kỳ đó thường xảy ra hiện tượng báo cáo có lãi để lấy thành tích được biểu dương nên công tác hạch toán kinh doanh của công ty luôn luôn thiếu chính xác, luôn trong tình trạng lãi giả, lỗ thật. Sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã, hiệp định 19/5 bị phá vỡ, ngành dệt may nói chung và công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh - Hà Tây nói riêng đã phải chủ động hoàn toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên một phần vốn mà nhà nước giao cho, chủ động trong hạch toán kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước. Trong cơ chế thị trường công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh gặp không ít những khó khăn, phải cố gắng từng bước khắc phục những khó khăn đó đề tồn tại và phát triển. Một trong những vấn đề khó khăn của công ty đó là vấn đề vốn. Vốn luôn là bài toán hóc búa không chỉ đối với mọi ngành kinh doanh mà đối với công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán theo cơ chế mới và sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn. 1. Thực trạng về cơ cấu vốn và qúa trình huy động vốn của công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh. 1.1. Cơ cấu vốn của công ty. Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm gần đây ta không thể không quan tâm đến cơ cấu vốn (tỷ trong từng bộ phận) và những tác động vai trò kinh tế của chúng để từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý, sử dụng vốn của công ty để có phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn ở công ty hiện nay. Vốn kinh doanh của công ty được chia thành vốn cố định (TSCĐ) và vốn lưu động (TSLĐ) được thể hiện qua bảng 2 dưới đây. Bảng 2. cơ cấu vốn của công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh Đơn vị tính: 1000đ Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % - Tổng vốn KD 6.553.706 100 9.247.622 100 10.736.870 100 - Tổng TSCĐ (thuần) 4.209.236 64 5.662.031 61 7.209.811 67 - Tổng TSLĐ 2.344.470 36 3.583.591 39 3.527.039 33 Qua số liệu trên ta thấy trong cả 3 năm tổng vốn cố định của công ty luôn chiếm trên 60% tổng vốn kinh doanh. Điều này nói lên rằng với đặc điểm là một công ty chuyên may gia công xuất khẩu nên TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên tỷ trọngvốn lưu động chiếm dưới 40% cũng không nhỏ vì đây là bộ phận có nhu cầu thường xuyên nên nó cũng đặt ra cho công ty nhiều điều cần giải quyết. Cụ thể tổng số vốn của công ty năm 2000 so với năm 1999 tăng 1.489.248 điều này thể hiện quy mô cơ sở vật chất của công ty có được đầu tư thêm. Tỷ lệ TSCĐ của công ty cũng tăng lên 6% do trong năm qua công ty đã mua sắm thêm máy móc thiết bị mới nhưng TSLĐ năm 2000 so với năm 1999 giảm đi 6%. Việc giảm lượng TSLĐ này do rất nhiều nguyên nhân. Việc tìm giải pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn sẽ góp phần thúc đẩy tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như giảm tỷ lệ vốn lưu động trong tổng vốn. Việc áp dụng đầy đủ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đối với vốn cố định và vốn lưu động là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. TSLĐ của công ty trong 3 năm qua mặc dù chỉ chiếm dưới 40% nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty . Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Cơ cấu TSLĐ được thể hiện qua bảng sau Bảng 3: Cơ cấu gía trị TSLĐ Đơn vị tính: 1000đ Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % - Tổng TSLĐ 2344470 100 3585591 100 3327059 100 1. Tiền mặt 449.135 19 421.784 11,7 401.564 11,3 2. Khoản phải thu 759.446 32,4 1.463.361 41 1474.610 41,7 3. Dự trữ 542.381 23,2 1486.184 41,3 1367384 39 4. TSLĐ khác 393.308 25,4 212.282 6 283.301 8 Qua số liệu bảng 3 cho ta thấy. Tiền mặt năm 1999 và năm 2000 đều giảm đi so với năm 1998 cụ thể năm 1999 giảm so với năm 1998 là 27351.000đ giảm 7,7% năm 2000 giảm so với năm 1999 là 20.220.000đ giảm đi 0,3%. Sở dĩ có sự giảm đi này là do công ty đã đầu tư nhiều vào vào việc mua sắm nâng cấp các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu đều tăng lên qua3 năm cụ thể năm 1999 tăng so với năm 1998 là 705. 915.000đ tương ứng là tăng 8,6%. Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 9.249.000đ tương ứng tăng 0,7%. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tăng lên của khoản phải thu là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành dệt may đưa lại bởi vì sản phẩm dệt may sản xuất ra công ty bàn giao cho bên đặt hàng nhưng không phải cứ giao hàng là công ty được thanh toàn toàn bộ mà phần lớn chỉ được thanh toán một phần như đã thoả thuận trong hợp đồng. Phần còn lại phải chờ cho bên B tiêu thụ được sản phẩm mới thanh toán nốt phần còn lại. Hơn nữa trong cơ chế thị trường tình trạng chiếm dụng vốn của nhau giữa các doanh nghiệp diễn ra phổ biến do đó nếu công ty không chấp nhận điều này và không năng động thì công ty sẽ khó ký được những hợp đồng lớn. Qua bảng 3 ta thấy một điều đặc biệt là lượng dự trữ luôn chiếm 1 tỷ lệ cao trong tổng TSLĐ khoảng trên dưới 40% tổng TSLĐ mà lượng dữ trự này phần lớn là hàng tồn kho. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong thời gian này một số nguyên liệu công ty mua về nhưng lỗi thời không phù hợp với tình hình hiện nay và một số sản phẩm sản xuất sai quy cách và bị khách hàng trả lại. Mặt khác ta thấy tài sản dự trự là lượng vốn lưu động cần thiết dự trữ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hàng liên tục và thường xuyên vì vậy việc xây dựng một lượng tài sản dự trữ hợp lý là điều kiện kiên quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bởi vì nếu dự trữ thừa sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngược lại nếu dự trữ quá nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hàng một cách bình thường. Như vậy ta thấy trong 2 năm 1999 và năm 2000 tổng TSLĐ của công ty có sự thay đổi trong đó chủ yếu là sự tăng thêm của các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng khá lớn. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản phẩm của công ty chủ yếu là may gia công theo đơn đặt hàng chiếm tới 80% tổng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp, còn lại 20% may theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm bởi vậy TSLĐ của công ty chủ yếu được hình thành nhằm hỗ trợ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn kinh doanh do đó muốn tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động chung ta có thể tăng doanh thu nghĩa là công ty phải ký được nhiều hợp đồng muốn thực hiện được điều này thì công ty phải ký được nhiều hợp đồng và thực hiện tốt công tác tìm hiểu nhu cầu của thị trường, cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác triệt để thị trường để nhằm tăng tổng doanh thu. Trong những năm gần đây TSCĐ của công ty luôn chiếm trên 60% nhưng tài sản cố định của công ty chủ yếu là các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị và các phân xưởng sản xuất. Mặc dù vậy trong những năm gần đây TSCĐ của công ty luôn được đầu tư thêm đây là một điều rất đáng kích lệ vì chỉ có đầu tư máy móc thiết bị hiện đại thì công ty mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cơ cấu của TSCĐ được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu TSCĐ của công ty. Đơn vị tính: 1000đ Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % - Tổng TSCĐ (thuần) 4209.236 100 5662031 100 7209811 100 1.TSCĐ dùng cho sản xuất 3861974 91,75 5322.309 94 6921418,3 96 2. TSCĐ dùng trong quản lý 189.416 4,5 181.185 3,2 144.196 2,0 3. TSCĐ chờ thanh lý 42.092 1 67944,4 1,2 86517,7 1,2 4.TSCĐ phúc lợi 29.465 0,7 28310,2 0,5 21629,4 0,3 5.TSCĐ chưa cần dùng 86.289 2,05 62282,4 1,1 36049,4 0,5 Qua bảng 4 ta thấy: Công ty đã đầu tư rất đúng với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. 80% sản phẩm của công ty là may gia công điều này có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cũng như là hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vì vậy TSCĐ dùng trong sản xuất luôn chiếm trên 90% tổng TSCĐ cụ thể năm 2000 TSCĐ dùng trong sản xuất tăng so với năm 1999 là 1399109300đ tương ứng là 0,2%. Điều này thể hiện công ty đã chú trọng vào việc đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Qua bảng 4 ta cũng thấy được. Tài sản chờ thanh lý năm 2000 cũng tăng so với năm 1999 là 18573300đ nguyên nhân chính của việc tăng lên của TSCĐ chờ thanh lý đó là do tiến bộ của khoa học công nghệ của ngành ngày một tăng nên mức khấu hao vô hình cũng tăng lên. Mặt khác nhiều máy móc thiết bị được trang bị đã khấu hao hết nhưng vẫn chưa được đầu tư thay thế vì vậy để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì công ty cần phải đổi mới máy móc thiết bị. Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét: - Kết cấu TSCĐ của công ty là hợp lý vì phần lớn TSCĐ được dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh điều này cũng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là chuyên may gia công xuất khẩu. - Mặc dù có sự tăng lên về TSCĐ của công ty nhưng thực tế chưa đạt được như mong muốn vì năng lực của TSCĐ tương đối lớn nhưng công ty vẫn chưa khai thác được hết. Nguyên nhân chính là máy móc thiết bị có công suất tương đối lớn nhưng vẫn chưa được sử dụng hết trong khi đó công ty vẫn phải trích khấu hao bảo dưỡng và vận hành. Có thể coi đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chưa đạt được như kế hoạch đề ra. Nhìn chung với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày một tăng do mức sống của người dân đã tăng lên do đó có nhiều cơ hội để khai thác thị trường nên chắc chắn trong tương lai gần khi mà máy móc thiết bị được sử dụng hết công suất thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty sẽ đạt được như kế hoạch đề ra. 1.2. Qúa trình huy động vốn của công ty. Là một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường nguồn vốn của công ty gồm có nguồn vốn do ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ xung. Hai nguồn vốn này không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục và không thể đáp ứng nhu cầu cho việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị được. Chính vì vậy công ty sẽ phải huy động vốn ở bên ngoài. Nguồn vốn tự huy động của công ty chủ yếu là nợ ngân hàng và nợ các nhà cung ứng. Trong hoạt động vay ngân hàng công ty chủ yếu vay ngắn hạn bổ xung vốn lưu động và vay dài hạn để đầu tư cho TSCĐ. Cơ cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng sau. Bảng 5. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: 1000đ Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % I. Nợ phải trả 3234710 40,7 3845354 42,8 4484536 45,4 1. Nợ ngắn hạn 2338751 32 1392194 17,73 1499294 15,2 2. Nợ dài hạn 693939 8,7 2233160 25,2 2983262 30,2 II. Vốn chủ sở hữu. 4705499 39,3 5134957 57,2 5389983 54,6 Tổng nguồn vốn 7940209 100 8980311 100 9874541 100 Qua bảng 5 ta thấy lượng vốn vay của công ty luôn xấp xỉ lượng vốn chủ sở hữu. Điều này phản ánh nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Mặt khác máy móc thiết bị công ty đều nhập từ nước ngoài nên công ty không thể trông chờ vào nguồn vốn tự bổ xung mà phải tìm mọi cách để huy động vốn từ bên ngoài cụ thể: Năm 1999 hệ số nợ là 0,428 Năm 2000 hệ số nợ là 0,454 Như vậy năm 2000 so với năm 1999 hệ số nợ tăng lên 0,026 điều này phán ánh mức độ đi vay của công ty năm 2000 tăng so với năm 1999, đồng thời hệ số này cũng phản ánh mức độ độc lập về tài chính của công ty Hệ số nợ dài hạn năm 1999: 0,252 Hệ số nợ dài hạn năm 2000: 0,302 Hệ số nợ dài hạn phản ánh khả năng hoàn trả của công ty đối với các khoản vay dài hạn, đồng thời nói cũng phản ánh khả năng rủi ro về tài chính có thể xảy ra đối với các khoản vay có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên. Hệ số nợ dài hạn năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,03 chứng tỏ công ty đã tích cực đầu tư nhưng phần lớn dựa vào nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Qua bảng 3 ta thấy khoản nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong toàn bộ cơ cấu vốn của công ty. Như vậy lượng vốn thực có của công ty không lớn và đầy đủ có thể là nguyên nhân chính giải thích vì sao tỷ lệ may theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặc dù tiềm lực của công ty không phải là lớn song ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho 640 công nhân những năm gần đây công ty cũng đã có những đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước. 1.3. Tình hình thanh toán của công ty. Để thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh cùng các doanh nghiệp nhà nước khác phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước theo Nghị định 22/HĐBT ra năm 1991, khoản thu sử dụng vốn ngân sách của công ty được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng theo Nghị định 59/CP của Chính phủ ra năm 1996 công ty phải trích từ lợi nhuận sau thuế để nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước. Việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước thể hiện qua bảng sau. Bảng 6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Đơn vị tính: 1000đ Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Tổng nộp cho nhà nước 1205434 1506793 4423598 1. Thuế doanh thu 16120 20130 47724 2. Thuế nhập khẩu 739833 3899318 3.Thuế sử dụng vốn ngân sách 350402 438003 216604 4.Thuế lợi tức 163178 206473 189914 5. Nộp khác 81.866 102.332 69.821 Như vậy hàng năm công ty phải trích một khoản khá lớn từ lợi nhuận sau thuế để nộp cho nhà nước về thu sử dụng ngân sách. Mặc dù con số này khá lớn nhưng hàng năm công ty vẫn thanh toán đủ cho nhà nước không nợ nần dây dưa, không có tình trạng trốn thuế. Điều này có lợi cho nhà nước và thể hiện rõ trách nhiệm của công ty. Về khoản thuế doanh thu hiện nay đã được áp dụng luật thuế mới là thuế thu nhập và thuế VAT . Điều này có phần tốt cho công ty ở chỗ thuế sẽ kích thích xuất khẩu vì lúc đó thuế sẽ được khấu trừ. Tuy nhiên do thuế nhập khẩu cao, do đó lượng khách đến đặt hàng sẽ bị hạn chế vì giá sẽ tăng. Tuy nhiên việc áp dụng luật thuế mới này sẽ có nhiều thuận lợi cho công ty cụ thể là: - Nhà nước sẽ quản lý hàng nhập khẩu chặt chẽ hơn tránh tình trạng hàng nhập lậu. - Khi hạch toán tính thuế công ty chỉ phải hạch toán một lần, tránh được tình trạng tính lặp lại nhiều lần. - Do đa số các nước đều áp dụng luật thuế VAT, mà ngành dệt may lại phần lớn may gia công xuất khẩu nên khi hai bên cùng hạch toán tính toán sẽ tránh được sự khác biệt về phương pháp hạch toán. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh - Hà Tây. 2.1.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một yêu cầu rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0096.doc
Tài liệu liên quan