CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU . 3
1. Vị trí của hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp. 3
2. Vai trò của xuất khẩu 4
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 5
1.Các nhân tố khách quan 5
2-Các nhân tố chủ quan 8
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 11
1./ Nghiên cứu thị trường . 11
2- Các hình thức xuất khẩu. 15
IV./CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 17
1./ Chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận. 18
2./ Chất lượng hàng hoá xuất khẩu. 20
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY DỆT 22
HẢI PHÒNG 22
I./GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT HẢI PHÒNG . 22
1./ Quá trình hình thành và phát triển Công Ty. 23
2./ Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiện tại của
Công Ty. 27
II./ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY DỆT HẢI PHÒNG THỜI GIAN QUA. 39
1./ Kết quả sản xuất tại Công Ty thời gian qua. 39
2./ Tình hình xuất khẩu tại Công Ty trong những năm qua. 42
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG
TY DỆT HẢI PHÒNG 56
I./ GIẢI PHÁP TỪ TẦM VI MÔ - CẤP DOANH NGHIỆP. 56
1./ Thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm. 56
2./ Hạ giá thành sản phẩm. 57
3./ Tăng vòng quay của vốn. 59
4./ Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 60
5./ Đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu. 61
6./ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiến đối tác
mới. 61
II./ GIẢI PHÁP TỪ TẦM VĨ MÔ - PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ THÀNH PHỐ. 62
1./ Khắc phục tình trạng kiểm soát thông tin của ngành dệt. 62
2./ Tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu trong toàn
ngành. 62
3./ Nhà nước cần tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. 63
4./ Nhà nước cần tạo cho các doanh nghiệp những ưu đãi về vốn, tín
dụng. 64
Tài liệu tham khảo.71
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.72
Nhận xét của giáo viên phản biện.73
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xuất khẩu tại Công Ty Dệt Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với những năm trước.
Trên đây là điểm qua vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Dệt Hải Phòng, cho ta thấy để có ngày hôm nay Công ty Dệt Hải Phòng đã phải trải qua bao thăng trầm để xây dựng và trưởng thành, và đó cũng là bản ghi nhận một thành quả cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty cũng như sự giúp đỡ của thành phố và các ngành liên quan.
2./ Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiện tại của Công Ty.
2.1./ Chức năng và nhiệm vụ.
Công Ty Dệt Hải Phòng hiện nay là một doanh nghiệp nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp do sở Công Nghiệp Hải Phòng quản lý. Công ty được thành lập năm 1988 với mục đích khôi phục và phát huy ngành Dệt tại Hải Phòng. Sản phẩm chủ yếu được sản xuất bởi công ty là các loại khăn tắm, khăn ăn, khăn rửa mặt các loại, với công suất 400 tấn sản phẩm một năm, phục vụ cho xuất khẩu và một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành phố. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty hiện nay phải kể đến là Nhật Bản, Eu, thị trường các nước trong khối ASEAN như Thailand, Lào... và thị trường tiềm năng đó là thị trường Hoa Kỳ. Từ ngày thành lập đến nay, hàng năm công ty đã thu lại cho ngân sách thành phố hàng trăm triệu đồng. Cùng với sự ổn định và phát triển trong một thời gian dài công ty Dệt Hải Phòng đã góp phần giải quyết cho hàng trăm công ăn việc làm cho người lao động thành phố.
Hiện nay, khi thành phố đầu tư cho công ty cơ sở II chuyên sản xuất hàng Dệt kim và đã đi vào hoạt động thì nhiệm vụ của công ty được nâng nên cao hơn đó là phải tiếp tục giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thành phố, tăng thu nhập cho tập thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan, đóng góp đủ cho Ngân sách thành phố, góp phần làm rạng rỡ nền công nghiệp của thành phố. Tiếp tục mở rộng thị trường bằng sản phẩm mới như áo thun, quần áo lót, bít tất... sang những thị trường mới và cả thị trường truyền thống mà đặc biệt là tham gia chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ ngay khi điều kiện cho phép.
2.2./Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất.
Lúc đầu, khi thành lập công ty do ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên bộ máy quản lý của xí nghiệp rất cồng kềnh, số cán bộ quản lý hành chính nhiều, quản lý kém hiệu quả không phát huy được sức mạnh và lợi thế của công ty. Thêm vào đó khi mới thành lập thì ngành dệt ở Hải Phòng vẫn là một lĩnh vực mới cho nên công tác quản lý điều hành sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn. Từ ngày đổi mới đến nay, công ty đã có nhiều thay đổi lớn về mặt tổ chức theo phương hướng cán bộ chủ chốt kiêm nhiệm phụ trách các phân xưởng, coi trọng và ưu tiên nhân viên có trình độ chuyên môn cao, trẻ hoá dẫn đội ngũ cán bộ quản lý, các phân xưởng được sắp xếp lại, bố trí lại, tạo ra hệ thống điều hành quản lý thống nhất. Đứng đầu là giám đốc, sau đó là phó giám đốc, dưới nữa là các phòng ban kiêm nhiệm chịu trách nhiệm trước giám đốc, phó giám đốc và luật pháp chủ quản. Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty:
tổ đóng gói
Giámđốc:
Là người vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hải Phòng cũng như cơ quan chủ quản là sở công nghiệp Hải Phòng về mọi hoạt động của công ty theo pháp luật. Giám đốc được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty.
Phó Giám Đốc:
Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công giúp việc về các công việc tổ chức, nội chính, đoàn thể.
Hiện nay, trong công ty chỉ có một giám đốc và một phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phòng ban:
Phòng kế hoạch kỹ thuật đầu tư:
Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn, phương án sản xuất sản phẩm, điều độ tác nghiệp trong công ty. Phòng xây dựng kế hoạch giá thành đơn vị, trả tiền lương cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó lựa chọn nguyên liệu, vật tư, lựa chọn máy móc thiết bị cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và tiến độ sản xuất của cả doanh nghiệp. Ngoài ra phòng còn chịu trách nhiệm về các vấn đề thiết kế chế tạo thử sản phẩm mới, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị. Phòng còn có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho.
Phòng kế toán:
Hoạt động theo pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tài chính kế toán của Bộ tài chính đã ban hành. Quản lý và điều tiết vốn cho công ty. Phòng có trách nhiệm tổ chức hạch toán kiểm tra theo dõi thu chi tài chính của toàn công ty, xây dựng các dự toán, tính giá thành dự toán cũng như giá thành thực tế để cùng với các phòng ban khác có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Phòng kế toán còn có trách nhiệm quản lý tất cả mọi tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ đọng thu chi... từ đó tính ra lỗ lãi hàng kỳ, hàng năm, thực hiện các báo cáo với giám đốc và cơ quan chủ quản.
- Phòng tổ chức, hành chính, lao động, tiền lương:
Lập phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh triển khai kế hoạch lao động tiền lương trên cơ sở xây dựng định mức lao động của từng loại sản phẩm. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ nội quy, qui chế hoạt động của công ty, bảo vệ tài sản giữ gìn an ninh trật tự trong toàn công ty. Xây dựng kế hoạch và tuyển dụng lao động, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng tay nghề nâng cấp, nâng bậc cán bộ công nhân viên, xây dựng và thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng cháy, chữa cháy. Các công tác tài chính văn thư, khám chữa bệnh phục vụ ăn ca cho cán bộ công nhân viên.
- Các phân xưởng:
+ Phân xưởng chuẩn bị: Bao gồm các bước công việc Se, Mắc, Hồ, Nhuộm,Tẩy sợi đảm bảo chất lượng bao gồm nhiều tổ, mỗi tổ có chức năng nhiệm vụ riêng.
* Tổ se, mắc sợi: Có nhiệm vụ se sợi, đảo sợi (công việc này nhằm tạo cho sợi tăng thêm tính cường lực) và mắc trục thì tuỳ từng loại sợi sản phẩm mà có những cách mắc sợi khác nhau.
* Tổ Hồ Sợi: Sau khi sợi mắc song sẽ được đưa qua hồ để tăng độ bền kéo của sợi.
* Tổ tẩy nhuộm: Sau khi hồ sợi thì sẽ đi đến Tổ tẩy nhuộn để làm trắng sợi theo từng yêu cầu của từng loại sản phẩm.
+Phân xưởng Dệt: Phân xưởng này hoạt động theo thiết kế mẫu mã và đơn đặt hàng, máy móc trong phân xưởng này có tính tự động cao, và do đó công nhân chỉ việc thay suốt sợi khi hết và điều chỉnh máy khi có sự cố. Hiện nay, máy dệt trong Công Ty Dệt Hải Phòng tại cơ sở dệt may bao gồm 90 máy Dệt chủ yếu là của Liên Xô (cũ). Các máy này chủ yếu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khăn bông. Còn tại cơ sở sản xuất hàng dệt kim tại đường KaMen-Kiến An -Hải Phòng thì máy móc thiết bị chủ yếu là máy móc thiết bị hiện đại của các nước có ngành Dệt phát triển, trong đó có 12 máy Dệt của Đức và Italia mà các loại này chủ yếu sử dụng vào dệt kim như dệt các sản phẩm để sản xuất Tất, áo thun, quần áo lót ...
+ Phân xưởng may hoàn tất: Sau khi bán thành phẩm được hoàn tất từ phân xưởng Tẩy nhuộn sẽ chuyển qua phân xưởng may, và từ phân xưởng này thì sản phẩm được hoàn tất qua khâu chế tạo.
+ Tổ KCS: Sau khi sản phẩm được hoàn tất sẽ chuyển qua Tổ KCS để kiểm tra. Đây là bước cuối cùng trước khi đưa sản phẩm vào đóng gói. Bước này là bước quyết định đến chất lượng sản phẩm bởi ở đây nếu như sản phẩm có khuyết tật sẽ bị loại bỏ còn những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào đóng gói để chuẩn bị đưa vào nhập kho và tiêu thụ (xuất khẩu).
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Có nhiện vụ tổ chức tốt công tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu, quản lý, bảo quản kho tàng vật tư. Căn cứ vào hợp đồng đã ký cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch kỹ thuật đầu tư để lập kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu và thực hiện các công việc xuất khẩu sản phẩm.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là nơi tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hỗ trợ xúc tiến bán thông qua các loại hình trung gian như Đại lý ký gửi, Hội chợ triển lãm, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tiêu thụ.
Trong cơ cấu của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có các bộ phận khác như bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận nghiên cứu sản phẩm để tìm cách chiếm lĩnh và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Để làm tốt nhiệm vụ của mình yêu cầu phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phải kết hợp với các phòng ban khác, đặc biệt là phòng kế hoạch để cùng nhau lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để từ đó nâng cao hiệu quả của công tác xuất nhập khẩu. Một công việc không kém phần quan trọng mà phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phải đảm nhiệm đó là phải thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
2.3./ Đặc điểm kỹ thuật.
2.3.1./ Đặc điểm về tài sản cố định.
Máy móc thiết bị và tài sản cố định của công ty có rất nhiều loại đa dạng. Do trước đây khi thành lập, công ty được trang bị máy móc thiết bị chủ yếu của các nước XHCN (cũ), nên máy móc, thiết bị lạc hậu và không đồng bộ, được sản xuất bởi nhiều nước khác nhau cho nên việc đảm bảo yêu cầu cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Và khi công ty đầu tư chiều sâu thì vấn đề không đồng bộ của hệ thống máy móc thiết bị phần nào được giải quyết, và từ đây chất lượng sản phẩm được nâng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của công ty đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường với giá thành sản phẩm phù hợp. Sau đây là hệ thống các máy móc thiết bị của công ty tại cơ sở dệt may:
Bảng I: Một số máy móc thiết bị trong Công Ty Dệt Hải Phòng.
STT
Tên Máy Móc- Thiết Bị
Số Lượng
Nơi Sản Xuất
Máy dệt ATM_- 175
90
Liên Xô cũ
Máy đánh ống
02
Liên Xô cũ
Máy mắc
02
Liên Xô cũ
Máy dồn
01
Liên Xô cũ
Máy Se đậu
02
Liên Xô cũ
Máy ép kiện
01
Việt Nam
Máy suốt
03
Liên Xô cũ
Máy may
25
Liên Xô cũ
Máy hồ sợi
01
Trung Quốc
Máy vắt-tẩy nhuộm
04
02 của Ba Lan, 1 của Đài Loan
Máy vắt li tâm
02
1của Hunggari, 1củaTrung Quốc
Máy sấy
01
Trung Quốc
Máy sén nhung
01
Trung Quốc
Nồi hơi
02
Trung Quốc
Trạm máy bơm
01
Liên Xô cũ
Theo : Báo cáo kiểm kê thiết bị của Công Ty Dệt Hải Phòng năm 1999
2.3.2./ Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính của công ty là sợi Ne 20/1, Ne 32/1, Cotton 100%. Công ty thường mua sợi của các doanh nghiệp trong nước như công ty Dệt Hà Nội, Công ty Dệt 8/3, Công ty dệt Nha Trang, nhập sợi của ấn Độ, Trung Quốc... Quá trình nhập nguyên vật liệu của công ty mua ở trong nước hay mua ở nước ngoài là tuỳ thuộc vào từng thời kỳ khi có sự chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá mua của các doanh nghiệp trong ngành ở tại trong nước. Ngoài những nguyên vật liệu kể trên công ty còn phải nhập một số hoá chất khác từ các nước khác nhau như từ Singapore, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Pháp, Mỹ, Italia... Đó là những hoá chất như Bevaloid 5400, Bevaloid 4168, Ô xi già (H2O2) và các hoá chất làm nềm sợi... Ngoài ra còn những hoá chất phụ mua của các doanh nghiệp trong nước như hoá chất xút (NaOH), Silicat (Na2SiO3), Tinh bột trắng, Chỉ trắng, Túi PE, bao PP... Sau đây là một số những nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước ngoài trong một vài năm gần đây.
Bảng II: Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của Công Ty Dệt Hải Phòng
Đơn vị : 1.000Đ
Stt
Năm
Tên N.liệu
1999
2000
2001
1
Sợi Ne 20/1
2.022.184
978.735
-
2
Sợi Ne31/1
1.438.629
668.737
-
3
Bevaloid 4118
20.925
26.400
44.000
4
Bevaloid 4168
102.724
139.920
220.000
5
Vevatol
49.122
58.725
69.000
6
Besnop
35.532
60.220
75.000
7
Unitex
-
125.000
175.000
8
Leuconphor
-
69.000
184.000
9
Chất ổn định H2O
-
6.200
9.000
10
Xút
-
60.000
64.000
11
Ô Xi Già
-
119.000
130.900
12
Sô Đa
-
6.400
9.600
13
Công Hoá
-
26.000
3.900
14
Thuốc nhuộm
-
225.000
135.000
15
Các chất phụ trợ
-
7.530
12.500
16
Tổng Cộng
-
2.574.867
1.131.900
Theo : Báo cáo tình hình nhập khẩu của Công Ty Dệt Hải Phòng năm 2001
Ghi chú: (-) Do giá hàng trong nước thấp hơn giá hàng nhập khẩu cho nên công ty chuyển sang nhập của các doanh nghiệp trong nước.
Như vậy nhìn vào bảng trên cho ta thấy tổng trị giá nhập khẩu của năm 2001 là 1.131.900 nghìn đồng giảm 43,9% so với 2.574.867 nghìn đồng năm 2000. Lý do giảm trị giá nhập khẩu như chúng ta biết thì do công ty là một doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp cho nên khi giá cả của hàng trong nước và hàng nhập khẩu có sự chênh lệch công ty sẽ chọn nguồn nào có mức giá thấp hơn để cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho mình. Chính vì thế mà trong năm 2001 giá hàng trong nước thấp hơn với hàng nhập khẩu cho nên công ty đã chọn giải pháp là mua hàng của các doanh nghiệp trong nước thay vì phải nhập khẩu, do đó mà năm 2001 tổng trị giá hàng nhập khẩu của công ty đã giảm hẳn so với năm 2000.
2.3.3./ Quy trình công nghệ.
Quy trình công nghệ dệt là một quy trình rất phức tạp, và kéo dài thời gian. Nó bắt đầu từ khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất đến khi có sản phẩm nhập kho qua rất nhiều công đoạn. Chất lượng của các công đoạn bán thành phẩm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ phế phẩm của các công đoạn tiếp theo.Trong mỗi công đoạn thì chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng không những từ những yếu tố chủ quan như máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân mà nó còn chịu ảnh hưởng từ những nhân tố khách quan khác như yếu tố thời tiết. Bởi khi thời tiết hanh khô sẽ làm cho sợi bị khô, dễ gẫy và dễ đứt từ đó chất lượng sản phẩm sản xuất ra rất kém và khi thời tiết có độ ẩm cao thì do sợi là loại chất liệu hút ẩm mạnh nên việc định mức sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, tại cơ sở sản xuất hàng dệt may có hai quy trình công nghệ dệt khăn, mà theo đó công ty sẽ áp dụng công nghệ nào để sản xuất là tuỳ vào kế hoạch sản xuất của công ty cũng như tuỳ vào yêu cầu của khách hàng.
+ Quy trình công nghệ dệt khăn tẩy trước:
Sợi mộc được đưa vào đảo, se, guồng thành những con sợi nhỏ, sau đó đưa vào Máy Tẩy Nhuộm đ Vắt đ Sấy khô đ Đánh ra thành ống sợi nhỏ và sau đó đưa lên giàn mắc phân băng (mắc từng sợi một) đ Dệt đ Cắt May đ Sản phẩm cuối cùng. Những sản phẩm sản xuất ra theo công nghệ này thường được bán vào những thị trường mà ở đó sự đòi hỏi về chất lượng không cao lắm như các thị trường thuộc các nước Đông Âu (XHCN cũ) và thị trường nội địa. Ưu điểm của sản phẩm do công nghệ này sản xuất ra là sản phẩm có độ bền cao nhưng đặc tính kỹ thuật không cao.
+ Quy trình công nghệ dệt khăn tẩy sau:
Sợi mộc được đưa vào đánh ống sau đó mắc hàng loạt (mắc nhiều trục một lúc) đ Hồ Sợi đ Dệt đ Tẩy hoặc Nhuộm đ Máy vắt đ Máy sấy khô đ Cắt May đ Thành phẩm. Ưu điểm của sản phẩm sản xuất ra từ quy trình công nghệ này là chất lượng hàng hoá cao mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất hiện nay như thị trường Nhật Bản của công ty. Sau đây là sơ đồ biểu hiện quy trình của hai công nghệ trình bày ở trên.
Nguyên vật liệu chính
Sợi Mộc
Sợi mộc
Đánh ống
Đảo, Se,Guồng sợi
Mắc đồng loạt
Tẩy nhuộm thủ công
Hồ Sợi
Đánh ống
Dệt 1
Mắc phân băng
KCS 1
Dệt
Tẩy Nhuộm
KCS 1
Cắt May
KCS 2
Sấy
Cắt May
KCS 2
Nhập Kho Thành Phẩm
Sơ đồ III: Quy trình công nghệ dệt
II./ hoạt động xuất khẩu tại công ty dệt Hải Phòng thời gian qua.
1./ kết quả sản xuất tại Công Ty thời gian qua.
Công Ty Dệt Hải Phòng là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Từ những năm 1990 thị trường xuất khẩu chính của công ty là thị trường các nước Đông Âu (XHCN) và từ khi các nước này sụp đổ đã ảnh hưởng rất mạnh đến quá trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong thời gian này để tháo gỡ những khó khăn, công ty đã uỷ thác xuất khẩu cho Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) hay Tocontap, Unimex... Nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.
Từ khi có cơ chế chính sách mới, công ty đã tìm cho mình một hướng làm ăn mới đó là trực tiếp nghiên cứu thâm nhập thị trường, nhằm xuất khẩu trực tiếp không thông qua uỷ thác. Công ty tiến hành thay đổi cơ chế quản lý trong chính công ty mình như thay đổi chức năng phòng Vật Tư thành phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu với chức năng và quyền hạn cao hơn...Cùng với đó là sự đầu tư của thành phố và sự mạnh dạn vay vốn kinh doanh của công ty để đầu tư theo chiều sâu cho nên trong những năm gần đây hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng nên. Sau đây là tình hình sản xuất của công ty trong các năm từ 1998 đến 2000.
Bảng III: Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công Ty Dệt Hải Phòng.
Đơn vị :Triệu Đồng
chỉ tiêu
năm
1998
1999
2000
I. Vốn kinh doanh
1. Vốn ngân sách
11.379,4
11.104,5
11.759,99
2. Vốn tự bổ sung
31,9
31,9
31,9
II. Kết quả kinh doanh
1. Doanh thu
10.653,500
12.831,200
14.361,700
2. Lãi trước thuế
12,4
13,4
13,55
III.tổng mức nộp ngân sách
132,9
139,95
73,66
1. Thuế doanh thu
55
100
40
2. Thuế xuất nhập khẩu
11,5
12,4
14
3. Thuế sử dụng vốn + thuế đất
66,4
37,55
19,66
IV. Tổng nợ phải trả
14.354
13.403
14.414,25
1. Nợ ngân sách
424,6
422,3
426,5
2. Nợ ngân hàng
10.574,4
9.459,7
10.179,7
3. Nợ khác
3.355
3.521
3.808,05
V. tổng nợ phải thu
873,8
1.651,3
529,79
Theo Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Dệt Hải Phòng năm 2000
Như vậy là trong những năm qua doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng nên (so với năm 1998 năm 1999 tăng 20,4% và năm 2000 tăng 11.9% so với năm 1999). Năm 2000 doanh thu của công ty đạt trên 14 tỷ đồng, số lượng này nếu so với một công ty của trung ương thì quả thực là nhỏ nhưng so với một công ty địa phương như Công Ty Dệt Hải Phòng thì đây là cả một thành quả phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên cùng với sự tăng lên không ngừng của doanh thu qua các năm thì khoản nợ của công ty cũng tăng lên đột biến trong năm 1999. Năm 1998 số nợ phải thu của công ty chỉ có 873,8 triệu đồng nhưng đến năm 1999 thì số nợ tăng lên đến 1.651,3 triệu đồng (tăng 1,89 lần so với năm 1998), và đến năm 2000 số nợ phải thu của công ty chỉ còn là 529,79 triệu đồng (giảm 68% so với năm 1999). Sở dĩ có tình trạng này là do năm 1999 có khủng hoảng kinh tế khu vực cho nên phía Nhật Bản chậm thanh toán cho công ty. Nhưng sang năm 2000 khi chỉ còn dư âm khủng hoảng nên số nợ này đã được thanh toán một phần. Nhưng bên cạnh số nợ phải thu thì số nợ phải trả của công ty cũng tương đối cao mà chủ yếu là nợ phải trả cho Ngân hàng và một phần nợ phải trả cho Ngân sách. Như vậy ta thấy cùng với số vốn Ngân sách và tổng số nợ phải trả thì nó đã chiếm gần hết số vốn của doanh nghiệp. Trong khi nhu cầu mở rộng sản xuất luôn luôn yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng mà nguồn vốn tự bổ sung thường xuyên không thay đổi do đó chủ yếu nhờ vào nguồn vốn Ngân sách. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao nguồn vốn tự bổ sung của công ty là thường xuyên không tăng? Để trả lời cho câu hỏi này ta hãy quay lại bảng III thì ta thấy doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí thì lãi còn rất ít (năm 1998 là 12,4 triệu đồng, năm 1999 có 13,4 triệu đồng, năm 2000 là 13,55 tỷ đồng). Như vậy một điều dễ hiểu là không thể trích một phần lợi nhuận hàng năm của công ty ra để bổ sung vào vốn kinh doanh, và nếu mở rộng sản xuất thì chỉ có thể dựa vào vốn Ngân sách thành phố cấp. Mà thực tế khi cơ sở dệt kim được hoàn thành với tổng số vốn đầu tư xấp sỉ 90 tỷ đồng thì chủ yếu là do vốn của Ngân sách thành phố Hải Phòng cấp, còn vốn tự có của công ty hầu như không có.
Công ty Dệt Hải Phòng tại cơ sở Dệt may do máy móc thiết bị không đồng bộ và có phần lạc hậu cho nên tỷ lệ phế phẩm tại đây là khá cao với mức gần 5%, và đây là một việc cần thiết phải khắc phục trong thời gian tới. Như ta thấy trong bảng III thì tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty trong các năm qua được tính như sau:
TP
TD
TPD =
x 100%
12,4
10.653,500
TPD =
x 100% = 0,116%
Năm 1998
13,4
12.831,200
x 100% = 0,104%
TPD =
Năm 1999
13,55
14.361,700
x 100% = 0,09%
TPD =
Năm 2000
Với số liệu trên cho ta thấy tuy là năm sau doanh thu luôn cao hơn năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty lại có xu hướng giảm và thường xuyên thấp. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần có biện pháp để khắc phục tình trạng này để không những doanh thu tăng qua các năm mà tỷ suất lợi nhuận doanh thu cũng phải tăng tương ứng với mức tăng doanh thu.
2./ Tình hình xuất khẩu tại Công Ty trong những năm qua.
Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công Ty Dệt Hải Phòng từ khi thành lập tới nay tương đối đa dạng từ những thị trường của các nước XHCN cũ tới những thị trường như thị trường Nhật Bản ngày nay và sau nữa là thị trường các nước EU và Mỹ. Tuy một số thị trường mới chỉ là tiềm năng, song đây cũng là chiến lược để Công ty phấn đấu mở rộng thị trường trong tương lai.
2.1./ Cơ cấu mặt hàng và doanh thu xuất khẩu tại công ty Dệt Hải Phòng thời gian qua
Với địa vị là một doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp thì việc tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm của thị trường đối với một doanh nghiệp như Công Ty Dệt Hải Phòng là một việc làm hết sức quan trọng nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy trong kế hoạch phát triển của mình công ty đã chủ động đề ra những chương trình hoạt động và chủ động thích nghi với những điều kiện thị trường thường xuyên thay đổi. Để làm được điều này, công ty thường xuyên làm tốt công tác Marketing nhằm đa dạng hoá sản phẩm và lựa chọn sản phẩm thích hợp xuất khẩu nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Bởi công ty luôn xác định công tác Marketing là một trong những công tác quan trọng nhất giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế trong cạnh tranh, là công cụ tốt nhất giúp cho công ty phục vụ những nhu cầu đa dạng của thị trường một cách có hiệu quả. Cũng nhờ công tác này mà công ty nhanh chóng nhận biết được sự thay đổi của thị trường, từ đó có những biện pháp thích nghi tốt hơn, nhằm mang lại hiệu quả hơn.
Trong những năm đầu, khi mới thành lập công ty chủ yếu sản xuất mặt hàng khăn tắm cỡ 50 x 100 và 70 x 140 chủ yếu xuất khẩu sang các nước XHCN cũ mà chủ yếu là Liên Xô để thực hiện hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và các nước bạn. Như vậy trong thời gian này công ty làm theo pháp lệnh không cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Nhưng kể từ khi hệ thống XHCN sụp đổ, thì thị trường này đi vào bế tắc, sản phẩm của công ty không xuất được sang nữa.Từ những năm 1994 đến nay do làm tốt công tác thị trường và đáp ứng tốt nhu cầu về sản phẩm, công ty đã lựa chọn và sản xuất những sản phẩm khăn ăn cỡ 28 x 28, 29 x 31, các loại khăn tắm cỡ 50 x 100, 70 x 140 để xuất khẩu sang thị trường Hungari và thị trường Tiệp khắc... Số lượng sản phẩm xuất khẩu sang những thị trường này không lớn lắm, nhưng nó là điều kiện để công ty xâm nhập vào các thị trường khác như thị trường Nhật Bản. Kể từ năm 1995 đến nay công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với các loại sản phẩm chủ yếu là khăn ăn với công nghệ tẩy sau các loại, kích cỡ 80 - 1, 100 - 1, 120 - 1... có chất lượng cao mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt yêu cầu về độ mịn, độ dày và sự mềm mại. hàng năm số lượng sản phẩm xuất sang thị trường này đạt trên chục tỷ đồng. Sau đay là cơ cấu, doanh thu cũng như tỷ trọng hàng xuất khẩu trong thời gian qua được thể hiện như sau:
Bảng IV: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua các năm
Đơn vị: 1.000.000đ
Số lượng: Kg
Năm
Tên s.p
1999
2000
2001
Số lượng
Giá trị
%
Số Lượng
Giá trị
%
Số Lượng
Giá trị
%
80 – 01
4.520
5.469
43,30
4.670
5.650,5
42,56
6.200
7.495,8
44,13
100 – 01
4.000
4.840
38,32
4.200
4.920
36,82
5.530
6.690
39,38
120 – 01
384
718
5,68
630
1.178
8,82
450
840,4
4,95
140 – 01
352
748
5,92
300
638
4,48
470
998
5,88
50 – 140
-
437,8
3,46
-
552,7
4,17
-
511,8
3,01
70 – 140
-
418,2
3,32
-
421,5
3,15
-
451,3
2,56
Tổng
-
12.631
100
-
13.361,7
100
-
16.987,3
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001
Ghi chú: (-) Không có số liệu, tên sản phẩm 80-01, 100-01... là khăn ăn, tên sản phẩm 50-140, 70-140 là khăn tắm.
Bảng trên cho ta thấy doanh thu thông qua hoạt động xuất khẩu của công ty luôn tăng qua các năm, (năm 2001 đạt 16.987,3 triệu đồng tăng 34,5% so với 12.631 triệu đồng năm 1999). Tuy nhiên năm 2000 do dư âm của khủng hoảng kinh tế khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mà thể hiện sâu đậm nhất là sự giảm sút của hoạt động xuất nhập khẩu. Nhật Bản là nước chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng cho nên điều dễ thấy là sự giảm sút trong tỷ trọng hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong đó có công ty Dệt Hải Phòng là không thể tránh khỏi.
Cũng bảng trên cho ta thấy mặt hàng chủ lực của công ty chủ yếu là hai loại khăn ăn cỡ 80 - 01 (chiếm 43,30% tổng doanh thu xuất khẩu năm 1999, 42,56% năm 2000 và 44,13% năm 2001) và 100 - 01 (chiếm tương ứng ba năm 1999, 2000, 2001 là 38,32%; 36,82% và 39,38%). Còn các mặt hàng khăn tắm chỉ là thứ yếu chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong cơ cấu mặt hàng của công ty như khăn tắm cỡ 50 - 140 (chiếm tương ứng trong ba năm 1999, 2000, 2001 là 3,46%; 4,17% và 3,01%) khăn cỡ 70 - 140 thì lại càng chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn (chỉ chiếm tương ứng 3,32%; 3,15%; và 2,56%). Tuy khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng lớn đến tổng giá trị của hàng xuất khẩu của công ty nhưng một điều cũng cần ghi nhận là giá cả của hàng hoá của công ty không biến đổi nhiều mà tương đối ổn định như mặt hàng khăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0361.doc