Phần mở đầu.
Chương 1: Marketing và vai trò của marketing trong hoạt động bảo
tàng.
1.1 Khái niệm marketing, marketing bảo tàng.
1.2 Vai trò của marketing đối với hoạt động bảo tàng.
1.3 Bản chất của sản phẩm dịch vụ bảo tàng.
Chương 2: Chiến lược marketing hỗn hợp của bảo tàng Dân tôc học
Viêt Nam.
2.1 Vài nét về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
2.2 Phân đoạn thị trường.
2.3 Chiến lược marketing hỗn hợp.
2.3.1 Các quyết định về sản phẩm.
2.3.2 Các quyết định về giá.
2.3.3 Hệ thống phân phối.
2.3.4 Giao tiếp khuyếch trương.
2.3.5 Con người.
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
3.1 Nhận xét.
3.2 Giải pháp.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
25 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp giáp với hồ Nghĩa Tân qua một con đường rộng. Với vị trí đặc biệt đó đã tạo ra vị thế không nhỏ cho bảo tàng dân tộc học, giải quyết được mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo (kiến trúc, các hạng mục công trình). Các yếu tố này bổ xung hỗ trợ cho nhau nâng cao giá trị văn hóa, thẩm mỹ cho bảo tàng. Bảo tàng dân tộc học thuộc loại hình bảo tàng khoa học xã hội, đây là nơi lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật quý về văn hóa của 54 dân tộc trên lãnh thổ Viêt Nam.
Ngay từ năm 1981, Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một bảo tàng dân tộc học tại thủ đô Hà Nội. Công trình bảo tàng chính thức được phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật ngày 14/2/1987 và được Nhà nước cấp đất xây dựng. Ngày 24/10/1995 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 689/TTg về việc thành lập bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngày 12/11/1997 trong không khí tưng bừng của Hội nghị các nước nói tiếng Pháp, bảo tàng Dân tộc học đã vinh dự được ngài Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Jacques Rence Chirac và bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cắt băng khánh thành. Bảo tàng lấy tên giao dịch quốc tế là “Museum of Ethonology”.
Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Linh (người dân tộc Tày – công ty tư vấn thiết kế xây dựng nhà ở và công trình công cộng thuộc Bộ xây dựng) thiết kế. Thiết kế nội thất do kiến trúc sư người Pháp là Veronique Dofful thiết kế. Toàn bộ công trình bảo tàng gồm 2 khu vực chính: Khu trưng bày trong nhà và hệ thống kho bảo quản; khu trưng bày ngoài trời và khu nhà ăn; ngoài ra còn cơ sở nghên cứu của các phòng nghiệp vụ. Nhìn từ cổng vào ta thấy hai bên là phòng bán vé và phòng bảo vệ, shop hàng lưu niệm, tiếp theo là một khoảng sân rộng mà mỗi bên đều là vườn hoa cây cảnh. Lối và nhà trưng bày đi qua một cây cầu bắc qua hồ nhân tạo, hồ hình bán nguyệt ôm lấy phía trước nhà trưng bày. Nổi bật là kiến trúc nhà trưng bày được thiết kế theo mô hình trống đồng, xây dựng trong một quần thể kiến trúc hình tròn dưới một mái duy nhất, kiến trúc nhà bảo tàng vừa mang nét cổ truyền dân tộc vừa mang tính hiện đại. Khu trưng bày ngoài trời là khoảng không gian vô cùng rộng lớn với kiến trúc nhà của một số dân tộc tiêu biểu: Việt, Chăm, Hà nhì, Tày, Êđê... Còn về cơ cấu tổ chức thì bảo tàng gồm có Ban giám đốc: một giám đốc, hai phó giám đốc; Hội đồng khoa học; cùng với 15 phòng ban chức năng...
2.2 Phân đoạn thị trường.
Công chúng là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược marketing của bảo tàng. Phân đoạn thị trường của bảo tàng chính là phân loại công chúng, xem xét phân tách từng nhóm khách tham quan hiện tại và tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của từng nhóm khách tham quan, đưa ra những quyết định nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Điều này khiến cho bảo tàng đến gần hơn với công chúng, thu hút số khách tham quan tới bảo tàng ngày càng nhiều hơn. Hiện nay bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có hai nhóm khách tham quan chính:
a) Nhóm khách tham quan cá nhân: (Bao gồm du khách Việt Nam và nước ngoài).
Nhóm khách tham quan là sinh viên, cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại các trường đại học, các nhà khoa học: Đây là đối tượng khách tham quan có trình độ học vấn cao về lĩnh vực dân tộc học và các lĩnh vực khác, mục đích tới bảo tàng là để nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mà họ quan tâm. Họ đến bảo tàng khá thường xuyên, xem xét kĩ lưỡng quá trình bảo tồn lưu giữ hiện vật, giá trị văn hóa tiêu biểu ở các hiện vật, các thủ pháp trưng bày, và tất cả các vấn đề thuộc chuyên môn của bảo tàng. Để chinh phục đối tượng khách tham quan này bảo tàng cần chú ý tới những ý kiến đóng góp của họ trong các lĩnh vực bảo tàng. Việc phát triển hệ thống thư viện, ấn phẩm phục vụ nghiên cứu, sưu tầm hiện vật… là các vấn đề mà bảo tàng quan tâm.
Nhóm khách tham quan là những người dân bình thường với trình độ hiểu biết về dân tộc học có hạn, bao gồm: Công nhân, nông dân, học sinh... Họ đến với bảo tàng nhằm mục đích tìm hiểu về truyền thống dân tộc, và để vui chơi thư giãn. Với những đối tượng này nên đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáo qua tờ rơi, tờ gấp, các phương tiện thông tin đại chúng để lôi kéo họ tới bảo tàng. Trong qúa trình cung ứng các dịch vụ bảo tàng, thái độ nhiệt tình niềm nở của các hướng dẫn viên bảo tàng là rất quan trọng, lời thuyết minh ngắn gọn, chính xác rõ ràng.
Đối với khách nước ngoài tới Việt Nam để tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa truyền thống dân tộc, thưởng thức những loại hình văn hóa độc đáo của Việt Nam thì phong cách hướng dẫn viên càng có vai trò quan trọng. Những đối tượng này bảo tàng cần có chiền lược riêng về giá, giao tiếp khuyếch trương cũng như bổ xung các loại hình dịch vụ phụ, hình thức chiếu phim dân tộc học cũng góp phần trong công tác giáo dục đối tượng khách tham quan này.
b) Nhóm khách tham quan là những tổ chức bao gồm:
- Trường học: Đối tượng chính là các giáo viên, lãnh đạo nhà trường.
- Các công ty du lịch: Đối tượng chính là hướng dẫn viên du lịch.
- Các khách sạn nhà hàng: Đối tượng chính là lễ tân.
- Cơ quan thông tấn báo chí: Đối tượng chính là phóng viên, cán bộ truyền hình.
- Các tổ chức chính phủ vá phi chính phủ.
- …
Những đối tượng khách tham quan trên nếu xét ở góc độ cá nhân, họ thuộc một trong hai nhóm khách tham quan cá nhân. Có nghĩa là họ cũng quan tâm tới chất lượng trưng bày hiện vật của bảo tàng, nhưng hơn thế nữa họ còn xem xét tất cả những giá trị lợi ích nhằm đat được các mục đích khác nhau ngoài mục đích tham quan.
Đối với nhà trường: giáo viên xem xét dựa trên lợi ích của học sinh, buổi tham quan có bổ ích, lý thú hay không? Có đạt được mục tiêu của nhà trường hay không ?
Đối với các công ty du lịch: Hướng dẫn viên xem xét, cân nhắc để thực hiện tour du dịch của bản thân và công ty sao cho hiệu quả.
Đối với các khách sạn nhà hàng: Lễ tân xem xét cân nhắc để gới thiệu với khách hàng.
Đối với các cơ quan thông tấn báo chí: Họ cân nhắc xem cuộc trưng bày có ý nghĩa văn hóa như thế nào, có mang tính thời sự hay không? Để chuẩn bị cho một bài viết hay một buổi truyền hình.
Như vậy đối với công tác truyền thông của bảo tàng, nhóm khách hàng là các tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng, họ không những là đối tượng khách tham quan của bảo tàng mà còn giữ vị trí trung gian truyền thông marketing. Thông qua họ khách tham quan trong và ngoài nước sẽ biết tới hình ảnh của bảo tàng dân tộc học Việt Nam và sẽ tìm tới bảo tàng nhiều hơn. Để đối tượng khách tham quan này thực sự trở thành những người bạn thân thiết của bảo tàng, trở thành những trung gian truyền thông marketing tích cực cho bảo tàng thì ngoài nhiệm vụ ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của bảo tàng, một trong những chiến lược marketing trong tương lai cần chú ý là: cần có chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt, cần có những chính sách, chế độ đãi ngộ cho các đối tượng này. Đây chính là lực lượng khách tham quan tiềm năng mà chúng ta cần tập trung phát triển.
Một thành công trong chiến lược phát triển marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là đã tạo được một hệ thống trung gian marketing rất tích cực. Đó là “Hội những người bạn của bảo tàng dân tộc học Việt Nam” thành lập vào ngày 18/5/2003. Qua một vài năm hoạt động Hội đã chứng tỏ được tính tích cực của mình. Những cá nhân, tổ chức tình nguyện tham gia vào hoạt động của bảo tàng, đóng góp một phần về vật chất lẫn tinh thần cho bảo tàng. Ngoài ra họ còn góp phần làm tăng đáng kể số lượng khách tham quan đến bảo tàng.
2.3 Chiến lược marketing hỗn hợp
Một chiến lược marketing hỗn hợp của bảo tàng bao gồm 5 yếu tố: sản phẩm, giá, phân phối, khuyếch trương và con người. Năm yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, tạo lên hiệu quả cho chiến lược marketing hỗn hợp. Một chương trình trưng bầy của bảo tàng muốn được khách tham quan biết và đến với chương trình cần có những quyết định về kênh phân phối “áp dụng các biện pháp để thông tin về chương trình dễ dàng đến với khách tham quan hơn”, quyết định về khuyếch trương (sử dụng các công cụ truyền thông marketing, quảng cáo để truyền bá những thông tin về ưu điểm của chương trình và thuyết phục khách tham quan đến bảo tàng) tuy nhiên khi đã thuyết phục được khách tham quan rồi thì vấn đề đặt ra là liệu khách tham quan đã cảm thấy hài lòng với nội dung chương trình chưa, làm thế nào để có thể thỏa mãn được nhu cầu của từng đối tượng khách tham quan, để du khách cảm thấy hài lòng và lại mong muốn tham dự các chương trình sau. Đây chính là các quyết định về sản phẩm. Các quyết định đúng về giá của sản phẩm sẽ đem lại một phần hiệu quả kinh tế cho bảo tang.
2.3.1 Các quyết định về sản phẩm.
Sản phẩm dịch vụ chính
-Trưng bầy thường xuyên: gồm phòng trưng bầy trong nhà và phòng trưng bầy ngoài trời. Phòng trưng bầy trong nhà trưng bầy những hiện vật là di sản văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, đây là những vật dụng bình thường phản ánh cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của các dân tộc: Gùi, con dao, súng, nỏ… Phòng trưng bầy ngoài trời trưng bầy các loại hình kiến trúc của các dân tộc ứng với các môi trường sinh thái khác nhau.
-Trưng bầy không thường xuyên: là các cuộc trưng bầy theo chủ đề ngắn ngày, những cuộc trình diễn nghệ thuật, kĩ thuật thủ công của các nền văn hóa khác nhau.
Việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm thêm các hiện vật để sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng hơn, việc áp dụng các thủ pháp trưng bầy như thế nào để cho thực sự hấp dẫn, đem lại hiệu quả là công việc thuộc chuyên môn của các cán bộ khoa học trong bảo tàng. Trong những năm qua với các công trình nghiên cứu của cán bộ bảo tàng, sức sáng tạo, lòng say mê với công việc, các hiện vật của bảo tàng ngày càng phong phú. Những cuộc trưng bầy không thường xuyên có sức cuốn hút rất lớn với khách tham quan. Sự thành công của phòng khám phá, các chương trình trung thu, lớp học đồ gốm.. đã khẳng định hướng đi đúng đắn của bảo tàng, phát triển một lượng khách tham quan tiềm năng là trẻ em. Những cuộc trưng bầy này đã tạo sức hấp dẫn, sự mới lạ cho sản phẩm dịch vụ của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, khiến sản phẩm văn hóa của bảo tàng tiến đến gần công chúng hơn. Ngoài việc nghiên cứu đưa ra các quyết định để sản phẩm dịch vụ chính của bảo tàng có sức hấp dẫn đối với khách tham quan, bảo tàng đạt được mục tiêu cơ bản là mục tiêu giáo dục thì việc nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ phụ cũng có vai trò quan trọng, góp một phần đem lại hiệu quả kinh tế cho bảo tàng.
Sản phẩm dịch vụ phụ.
Hiện tại bảo tàng có hai loại hình dịch vụ phụ phục vụ khách tham quan là nhà ăn và cửa hàng lưu niệm. Để đưa ra các quyêt định cho sản phẩm dịch vụ phụ này chúng ta nên xem xét một số ý kiến sau:
Các sản phẩm dịch vụ thông thường là sách của bảo tàng, đồ ăn nhẹ, đồ lưu niệm. Các sản phẩm này vẫn bán ở quầy lưu niệm, nhà ăn của bảo tàng nhưng có một số khách tham quan không vào quầy lưu niệm và trẻ em thường có thói quen vừa tham quan và ăn một số thức ăn nhẹ. Vì vậy cần bố trí shop bán đồ lưu niệm và nhà ăn ở ngay sát nối đi của phòng trưng bầy hoặc ở tầng một sát gần quầy lễ tân. Các sản phẩm được trưng bầy trong tủ kính dễ nhìn dễ thấy, và riêng sản phẩm sách thì được trưng bầy không cần tủ để khách tham quan có thể đọc dễ dàng. Để thử nghiệm bảo tàng có thể áp dụng phương pháp trên để bán sản phẩm dịch vụ phụ vào những ngày diễn ra cuộc trưng bầy không thường xuyên, ngày thứ 7, chủ nhật. Vào những ngày này số lượng khách tham quan đông hơn bình thường và việc chọn vị trí để đặt sản phẩm dịch vụ như trên sẽ tạo thuận lợi cho những khách có nhu cầu mua và sẽ gợi mở nhu cầu cho các khách tham quan khác. Giá của các sản phẩm này có thể định giá đắt hơn thông thường một chút mà khách hàng vẫn chấp nhận được. Về chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ cần chú ý nhất vào đồ lưu niệm bán cho khách, các sản phẩm cần mang tính văn hóa dân tộc và nên mang một số đặc điểm riêng độc đáo mà chỉ bảo tàng Dân tộc học mới có.
Trong tương lai để góp một phần hiệu quả kinh tế cho bảo tàng, chúng ta có thể suy nghĩ việc phát triển một số loại sản phẩm dịch vụ sau:
- Phát triển loại hình dịch vụ cho thuê hội trường, cho thuê nhà ăn, bán vé ở các buổi trình diễn hát chèo, rối nước… cũng là một hướng phát triển tốt. Điều này vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho bảo tàng vừa là một biện pháp tích cực tăng cường cho công tác truyền thông marketing của bảo tàng. Biện pháp này có thể lôi kéo một số lượng lớn công chúng tới bảo tàng, thu hút sự chú ý quan tâm của họ và cuối cùng đạt được mục tiêu giáo dục của bảo tàng mà không tốn một khoản chi phí nào.
Phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tàng có hệ thống thư viện, hiện tại các cán bộ nghiên cứu có thể mượn sách, tài liệu miễn phí trong thư viện của bảo tàng. Chúng ta có thể suy nghĩ làm thẻ cho bạn đọc tới bảo tàng (có thu phí riêng cho thẻ đọc, thẻ mượn giống như hệ thống thư viện quốc gia.) chúng ta có thể suy nghĩ tới hướng thiết lập có thu phí với chương trình chiếu phim dân tộc học. Bảo tàng dân tộc học là nơi đón tiếp rất nhiều khách tham quan nước ngoài nên chúng ta có thể nghĩ tới hướng thiết lập một trung tâm đào tạo về ngoại ngữ chuyên rèn luyện ngoại ngữ thực hành.
Như vậy trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo tàng, có khá nhiều loại dịch vụ hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng về kinh tế nhưng hiện tại nhiệm vụ của bảo tàng là: Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ, trưng bày hiện vật. Tổ chức tốt các cuộc trưng bày thường xuyên và không thường xuyên làm sao thu hut được nhiều khách tham quan tới bảo tàng. Có thể tăng cường phát triển dịch vụ phụ là nhà ăn, quầy lưu niệm, lớp học gốm, bán vé… dẫu vậy việc lựa chọn phát triển các loại hình dịch vụ này đòi hỏi phải có kế hoặch cụ thể, sự đóng góp ý kiến cán bộ nhân viên bảo tàng, trước hết phải đưa ra một phương án thử nghiệm trong phạm vi hẹp để định lượng kết quả sau đó mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
2.3.2 Các quyết định về giá.
Hiện tại bảo tàng đang áp dụng phương pháp định giá dựa trên mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, nghĩa là định giá thấp để thu hut càng nhiều công chúng tới bảo tàng càng tốt. Gíá vé hiện nay là:
Khách Việt Nam: 5.000 VNĐ
Khách nước ngoài: 20.000 VNĐ
Mức giá này dựa trên sự cảm nhận về sản phẩm dịch vụ bảo tàng, nghĩa là không phải là dựa vào chi phí của các cuộc trưng bày mà là sự chấp nhận giá của khách tham quan. Bảo tàng áp dụng phương pháp định giá kích thích tiêu thụ: chính sách giảm giá với trẻ em, giảm giá cho những đoàn tham quan có số lương lớn. Vì mục tiêu của bảo tàng là đến với công chúng, lấy mục đích cao nhất là mục đích giáo dục nên mức giá trên là khá phù hợp. Tuy nhiên theo xu thế phát triển, trong thời gian tới bảo tàng cỏ thể tăng giá, nhưng vẫn phải dựa vào sự cảm nhận về giá của khách, mục tiêu định giá vẫn phải dựa trên mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, chúng ta nên tăng giá từ từ để tránh phản ứng tiêu cực của khách. Phương pháp định giá mới có thể được áp dụng như sau: Áp dụng phương pháp định giá phân biệt:
Khách Việt Nam: Trẻ em : 3.000 VNĐ
: Người lớn : 7.000 VNĐ
Khách nước ngoài : 25.000 VNĐ
Ngoài ra có thể áp dụng bán vé ở khu trưng bày ngoài trời, phòng khám phá ở mức giá vừa phải có thể chấp nhận được. Để có thể áp dụng phương pháp định giá mới này ta có thể thăm dò ý kiến khách hàng bằng phương pháp điếu tra, phỏng vấn thu thập thông tin marketing nhằm xem xét với mức giá như thế nào thì khách có thể chấp nhận được. Sau thời gian thử nghiệm một tháng, lấy số liệu về lượng khách tham quan ở phòng bán vé, nhận xét, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng.
2.3.3 Hệ thống phân phối.
Kênh phân phối dịch vụ thực chất là việc tham gia tác động trực tiếp vào việc đưa khách hàng tới tiêu dùng dịch vụ hoặc đưa những dịch vụ triển khai ở những khu vực thị trường khác nhau tới người tiêu dùng. Hiện nay bảo tàng Dân tộc học đang áp dụng kênh phân phối cấp không, gọi là kênh marketing trực tiếp. Bảo tàng tự sưu tầm hiện vật, lưu giữ và tự tổ chức các cuộc trưng bày. Khách tham quan tự tới bảo tàng, mua vé tại phòng bán vé và được khám phá những cuộc trưng bày của bảo tàng một cách trực tiếp, đây là kênh phân phối đơn giản nhất, dễ kiểm soát nhất trong hệ thống phân phối marketing. Trong thời gian tới nhằm mục đích kích thích tiêu thụ bảo tàng có thể áp dụng kênh phân phối một cấp, chúng ta nên quan tâm sử dụng những người trung gian cho hệ thống phân phối của bảo tàng.
Cụ thể sử dụng những hướng dẫn viên du lich làm trung gian phân phối, nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, sự chuyên môn hóa và quy mô hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ mà những hướng dẫn viên sẽ đem lại cho bảo tàng nhiều lợi ích hơn là việc bảo tàng tự làm lấy một mình. Để thiết lập kênh phân phối một cấp, bảo tàng có thể đăng thông tin tuyển cộng tác viên trên báo Mua và bán, mạng internet, ngoài ra có thể gửi trực tiếp tới địa chỉ của các công ty du lịch trong danh sách khách mời của bảo tàng. Mức hoa hồng cho những cộng tác viên còn là vấn đề phải bàn luận nhiều, có thể dựa trên doanh số bán vé hàng tháng để trích % cho cộng tác viên, những cộng tác viên đạt doanh số cao thì sẽ được trích % cao, khuyến khích và biến họ thành cộng tác viên thường xuyên của bảo tàng. Họ sẽ được tham dự các hoạt động của bảo tàng: lớp tập huấn, các cuộc trưng bày… Nếu có thể bảo tàng nên tham gia một số chương trình hội trợ triển lãm về dịch vụ, một mặt vừa có thể tuyên truyền quảng cáo hình ảnh cho bảo tàng mặt khác có thể tạo lợi nhuận kinh tế từ việc bán sản phẩm lưu niệm của bảo tàng. Đây cũng là một phương tiện truyền thông marketing rất tốt mà chi phí lại vừa phải tuy nhiên cũng cần cân nhắc khi đưa ra các quyết định tham gia một cuộc triển lãm: Nội dung của buổi triển lãm có phù hợp với mục đích của bảo tàng hay không? Các sản phẩm lưu niệm đã thực sự hấp dẫn khách hàng chưa? Lợi nhuận tạo ra có đủ bù đắp chi phí hay ít nhất phải đảm bảo tạo ra 70% chi phí bỏ ra. Ngoài ra trong hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ bảo tàng chúng ta có thể suy nghĩ tới việc tổ chức các cuộc trưng bày ngắn hạn không thường xuyên đến tận các địa phương. Đây là hình thức bán hàng lưu động trong kênh marketing trực tiếp, nó có hiệu quả tuyên truyền hình ảnh của bảo tàng tới công chúng rất lớn nhưng việc áp dụng hình thức phân phối này làm sao cho hiệu quả cao thì phải tính đến các yếu tố kinh phí, nhân lực…
2.3.4 Giao tiếp khuyếch trương.
Hoạt động giao tiếp khuyếch chương trong bảo tàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nó cung cấp thông tin cho khách tham quan, giúp khách tham quan nhân thức đầy đủ hơn những giá trị văn hóa của sản phẩm dịch vụ bảo tàng, tao nên hình ảnh của bảo tàng trước công chúng. Hoạt động này gồm 5 công cụ chủ yếu: Quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, giao tiếp cá nhân, tuyên truyền.
Tuyên truyền.
Sự thành công của bảo tàng chứng tỏ hướng đi đúng của Ban lãnh đạo, tập trung sử dụng cộng cụ truyền thông marketing mà chủ yếu là công cụ tuyên truyền, phương tiện truyền tin là cơ quan thông tấn báo chí bởi sản phẩm dịch vụ bảo tàng là một sản phẩm đặc biệt: Sản phẩm văn hóa, chúng ta không chỉ tìm cách thỏa mãn nhu cầu mà còn định hướng cho nhu cầu nữa, tuyên truyền có thể gây ra tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết xã hội mà ít tốn kém hơn so với quảng cáo. Ngân sách chỉ phải chi trả công tác của nhân viên và việc gửi đi các tài liệu tuyên truyền, điều đó có thể tiết kiệm một khoản rất lớn, hơn thế nữa công chúng lai tin tưởng các tin tức, phóng sự, bài viết hơn là quảng cáo.
Giao tiếp cá nhân.
Ở đây nghiên cứu giao tiếp cá nhân trên góc độ truyền thông, việc xử lý thông tin và trao đổi thông điệp gữa hướng dẫn viên và khách tham quan. Theo đánh giá của phiếu điều tra ở phòng giáo dục thì đa số ý kiến đánh giá của khách Việt Nam và khách nước ngoài về trình độ hiểu biết, khả năng diễn đạt, nghiệp vụ của hưỡng dẫn viên đều từ khá trở lên. Điều này chứng tỏ khách tham quan khá hài lòng với đội ngũ hướng dẫn viên của bảo tàng, có được điều này không chỉ do sự cố gắng của đội ngũ hướng dẫn viên mà còn sự nhiệt tình đóng góp của đội ngũ tình nguyện viên, các tình nguyện viên chính là trung gian truyền thông tích cực cho bảo tàng.
Marketing trực tiếp.
Bảo tàng Dân tộc học đang áp dụng công cụ marketing bằng thư trực tiếp, thông thường bộ phận tuyên truyền của bảo tàng gửi vé mời tham dự tới các đối tượng khách. Phượng tiện này ngày càng được áp dụng phổ biến trong các công ty và nó cũng đem lại hiệu quả cao cho công tác truyền thông của bảo tàng. Bởi nó có thể tiếp cận tới từng cá nhân và cung cấp thông tin khá cụ thể, linh hoạt, đồng thời trong một số trường hợp phương pháp này có thể định lượng kết quả sớm hơn các phương pháp khác. Nhưng cũng cần chú ý tới vấn đề lựa chọn, lập danh sách khách hàng và công tác điều tra kết quả, có thể sử dụng marketing qua điện thoại để hỗ trợ cho công cụ marketing bằng thư.
Công cụ quảng cáo.
Bảo tàng sử dụng quảng cáo qua internet (trang wed riêng của bảo tàng) đây là một quyết định đúng và mang lại hiệu quả cao xong như vậy vẫn chưa đủ đối với việc phát huy tác dụng của quảng cáo. Bảo tàng lại tiếp tục sử dụng các phương tiện quảng cáo khác nhất là quảng cáo truyền hình bởi đây là một phương pháp kích thích mạnh nhất tới người tiêu dùng và đem lai những hiệu quả bất ngờ, tuy chi phi rất đắt, cần có ngân sách cho hoạt động này. Quảng cáo qua các bản tin thời sự, phóng sự về chương trình hoạt động của bảo tàng . Có thể sử dụng phương tiện quảng cáo ngoài trời (dùng các bảng biển quảng cáo về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có chỉ dẫn địa điểm, tuyến xe buýt).
Công cụ kích thích tiêu thụ.
Bảo tàng có thể áp dụng cộng cụ này trong thời gian ngắn hạn với các giải pháp tập trung vào đối tượng là trung gian truyền thông marketing, trung gian phân phối marketing, khuyến khích các đối tượng này tham gia tuyên truyền, phân phối một cách tích cực. Các trung gian marketing gồm: cộng tác viên là hướng dẫn viên, giáo viên các trường, phóng viên truyền hình.
2.3.5 Con người.
Con người trong chiến lược marketing dịch vụ bảo tàng là toàn bộ cán bộ viên chức trong bảo tàng. Một quan niệm trong kinh doanh là: vấn đề quyết định hiệu quả dịch vụ là chất lượng dịch vụ hay chính là lực lượng trực tiếp tạo ra dịch vụ. Những nhân viên cung ứng dịch vụ có sự giao lưu trực tiếp với khách trong quá trình cung ứng dịch vụ, họ phải chịu nhiều áp lực. Các hướng dẫn viên luôn phải có thái độ niềm nở, nhiệt tình với khách tham quan, và họ phải thuộc lòng kịch bản dịch vụ, và phải thực hiện tốt kịch bản đó không được để những yếu tố cảm xúc cá nhân xen vào công việc. Để dịch vụ có thể phát huy hiệu quả của nó, vấn đề mà các nhà quản trị quan tâm là phải có chiến lược giải quyết lâu dài bắt đầu từ nhận thức, giác ngộ của nhân viên cung ứng, đánh thức lòng yêu nghề coi trọng vị trí cá nhân trong tổ chức, có chế độ đãi ngộ xứng đáng, khen thưởng kịp thời…Ngoài ra trong quản lý con người, bảo tàng cần cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC MARKETING CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM.
Ở chương II cùng với việc tìm hiểu nội dung chiến lược marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam , người viết đều đưa ra nhưng phương hướng, giải pháp cụ thể, tuy nhiên với mục đích tạo ra một cái nhìn vừa tổng thể vừa cụ thể về chiến lược marketing của bảo tàng. Người viết tiếp tục đưa ra nhận xét và giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh và dần hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
3.1 Nhận xét.
Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có hoạt động của bảo tàng, đều xuất phát từ nhu cầu đích thực của khách hàng. Trong hoạt động của bảo tàng khi đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan thì đồng thời cũng tích cực thúc đẩy bảo tàng phát triển xong để có được điều này thi cần phải có nghệ thuật marketing hay cả một chiến lược marketing hỗn hợp. Nắm bắt được đòi hỏi mang tính khách quan đó, ngay từ đầu bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xác định cho mình mục tiêu là giới thiệu nền văn hóa đa dạng thông nhất mà giàu bản sắc của 54 dân tộc Việt Nam cho khách tham quan trong và ngoài nước. Việc thu hút nhiều khách đến bảo tàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trước mắt cũng như lâu dài nhằm thực hiện mục tiêu trên. Hoạt động marketing lúc đầu còn khá mới mẻ với bảo tàng nhưng dần dần nó đã đem lại những thành công đáng khích lệ và trở thành một khâu không thể thiếu trong hoạt động của bảo tàng. Để thực hiện một chương trình trưng bày không phải là việc đơn giản, trong đó khâu marketing cũng đã tốn khá nhiều thời gian, công sức:
Đầu tiên là công tác chuẩn bị trước khi diễn ra cuộc trưng bày.
- Danh sách khách mời gồm có: cơ quan báo chí, truyền hình, bạn bảo tàng, khách sạn, công ty du lịch, và các tổ chức, cá nhân khác.
- Giấy mời tham dự, phong bì, pa nô áp phích quảng cáo.
- Gửi phong bì qua đường bưu điện, gửi email qua internet.
- Soạn các tài liệu thông cáo báo chí.
Thực hiện vào ngày diễn ra cuộc trưng bày.
- Chuẩn bị bàn phát tài liệu báo chí.
- Ghi danh sách báo chí truyền hình tới tham dự.
Nhìn bề ngoài thì công việc tưởng như đơn giản, nhưng thực chất khá phức tạp với nhiều công việc lặt vặt mà nếu không có tâm huyết với công việc, sự sáng tạo thì không thể đạt hiệu quả cao được. Q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0185.doc