Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

Lời nói đầu 1

Chương 1: Tổng quan về nguồn vồn huy động, kế toán nguồn vốn huy động của ngân hàng 3

1. Khái niệm, chức năng của ngân hàng thương mại 3

1.1. Khái niệm 3

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng

thương mại 3

1.1.2. Khái niệm 4

1.2. Chức năng của NHTM 4

1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng 4

1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán 5

1.2.3. Chức năng tạo tiền (bút tệ) 6

2. Nguồn vốn huy động của NHTM 7

2.1. Vốn, vai trò của vốn 7

2.1.1. Vốn là gì? 7

2.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh danh của NHTM 8

2.2. Nguồn vốn huy động của NHTM 9

2.2.1. Khái niệm nguồn vốn huy động của NHTM 9

2.2.2.Đặc điểm của nguồn vốn huy động 9

2.2.3. Phân loại nguồn vốn huy động của NHTM 9

2.2.3.1. Căn cứ theo hình thức huy động 9

2.2.3.2. Căn cứ theo tính chất kỳ hạn 12

2.2.3.3. Căn cứ vào thành phần gửi tiền 13

2.2.4. Các yếu tố liên quan đến nguồn vốn huy động của NHTM 13

2.2.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn 13

2.2.4.2. Chi phí huy động vốn 14

2.2.4.3. Rủi ro trong huy động vốn 15

2.2.4.4. Dự trữ trên nguồn vốn huy động 17

2.2.4.5. Kiểm soát chi phí và rủi ro huy động vốn 17

3. Khái quát nghiệp vụ kế toán huy động vốn 21

3.1. Khái niệm và những yêu cầu đối với kế toán huy động vốn 21

3.1.1. Khái niệm 21

3.1.2. Yêu cầu đối với kế toán huy động vốn 21

3.2. Chứng từ sử dụng và tài khoản 22

3.2.1. Chứng từ sử dụng 22

3.2.2. Tài khoản sử dụng 22

3.2.3. Qui trình kế toán nghiệp vụ huy động vốn 24

3.2.3.1. Kế toán tiền gửi 24

3.2.3.2. Kế toán phát hành giấy tờ có giá 27

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn và công tác kế toán huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 31

1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT láng Hạ 31

1.1. Một số nét về môi trường hoạt động của NHNNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ 31

1.2. Lịch sử hình thành chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 32

1.3. Tổ chức và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 33

1.3.1. Mô hình tổ chức 33

- Các phòng chức năng như sau: 33

1.3.2. Nhiệm vụ của chi nhánh 34

2. Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh trong những năm qua 35

2.1. Công tác nguồn vốn huy động (đơn vị tỷ đồng) 36

2.2. Dư nợ cho vay (tỷ VND) 37

2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 38

2.3.1. Hoạt động thanh toán quốc tế 39

2.3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 40

2.4. Công tác kế toán và ngân quỹ 40

2.4.1. Công tác kế toán 40

2.4.2. Công tác ngân quỹ 41

2.4.3. Ứng dụng tin học trong xử lý nghiệp vụ và kế toán thanh toán 41

2.4.4. Kết quả tài chính 42

2.5. Công tác đào tạo cán bộ 42

3. Thực trạng công tác huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 43

3.1. Thực trạng nguồn vốn huy động vốn 43

3.1.1. Về cơ cấu nguồn vốn theo tính chất kỳ hạn 43

3.1.2. Cơ cấu nguồn theo phương thức huy động 45

3.1.3. Về thành phần kinh tế 48

3.2. Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại NHNo&PTNT Láng Hạ 50

3.2.1. Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 50

3.2.2. Kế toán chi trả tiền gửi và thanh toán giấy tờ có giá 52

3.2.3. Kế toán chi trả lãi 53

4. Đánh giá hoạt động huy động vốn và kế toán huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 55

4.1. Những kết quả và hạn chế, tồn tại trong công tác huy động vốn 55

4.1.1. Những kết quả đạt được 55

4.1.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó 56

4.2. Những kết quả và hạn chế trong công tác kế toán huy động vốn của chi nhánh 58

4.2.1. Những kết quả trong công tác kế toán huy động vốn 58

4.2.2. Hạn chế, tồn tại trong công tác kế toán huy động vốn 58

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 60

1. Định hướng hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong thời gian tới 60

1.1. Một số định hướng phát triển của hệ thống NHNo&PTNT nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng 60

1.1.1. Một số định hướng mục tiêu của hệ thống NHNo&PTNT

Việt Nam 60

1.1.2. Một số định hướng cho hoạt động của chi nhánh trong thời

gian tới 60

1.1.2.1. Những mục tiêu cụ thể cho năm 2005 61

1.1.2.2. Các định hướng về nguồn vốn 61

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện

kế toán huy động vốn 62

2.1. Nhóm giải pháp về huy động vốn 62

2.1.1. Giải pháp về sản phẩm sử dụng trong chiến lược huy động vốn

của chi nhánh 62

2.1.2. Giải pháp về định giá sản phẩm huy động vốn 65

2.1.3. Giải pháp về chiến lược xúc tiến hỗn hợp 67

2.1.4. Giải pháp về con người 68

2.2. Giải pháp về hoàn thiện kế toán huy động vốn 69

2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện thủ tục giấy tờ mở tài khoản và giao dịch

gửi lĩnh tiền 69

2.2.2. Giải pháp về tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên kế toán 70

2.2.3. Giải về tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nói chung và kế toán nói riêng 70

2.3.4. Giải pháp về cách tính và hạch toán lãi dự trả 70

3. Kiến nghị để thực hiện những giải pháp 71

3.1. Kiến nghị với Chính phủ 71

3.2. Kiến nghị đối với NHNN 71

3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 72

Kết luận 74

Tài liệu tham khảo 75

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam có đầy đủ những chức năng, nhiệm vụ của một NHTM, đặc biệt địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội và nhiệm vụ xây dựng một NHTM đa năng, ngày 1/8/1996 trước tình hình nhiệm vụ xây dựng một NHTM đa năng, tổng giám đốc NHNo&PTNT đã ký quyết định số 334/QĐ-NHNN- 02, thành lập chi nhánh Láng Hạ và chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/3/1997. NHNo&PTNT Láng Hạ là ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ của NHNo&PTNT nhưng có quyền tự chủ trong kinh doanh và có con dấu riêng… Với doanh số hoạt động của chi nhánh và số lượng cán bộ, công nhân trong đơn vị chi nhánh được xếp vào loại hai (theo quyết định số 169/QĐ-HĐBT- 02 ngày 7/9/2000). 1.3. Tổ chức và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 1.3.1. Mô hình tổ chức Tổ chức của chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám đốc Giám đốc PGĐ phụ trách kinh doanh PGĐ phụ trách kế toán ngân quỹ Kế hoạch Tín dụng Kiểm soát nội bộ Kế toán ngân quỹ Thẩm định Hành chính nhân sự Thanh toán quốc tế Tổ chức cán bộ Cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm: - Ban giám đốc, bao gồm: + Giám đốc + Hai phó giám đốc - Các phòng chức năng như sau: + phòng kế hoạch: là phòng chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các chiến lược, các kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn nhất định. Lập bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. + phòng tín dụng: thực hiện nghiên cứu những chiến lược, kế hoạch thuộc lĩnh vực tín dụng như trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho vay, đầu tư, thẩm định dự án… + phòng kế toán ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ kế toán thánh toán, thu chi tiền mặt một cách đầy đủ chính xác kịp thời. Tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng tận tình văn minh lịch sự. + phòng thanh toán quốc tế: đảm bảo nghiệp vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh từ việc hướng dẫn khách hàng (xuất nhập khẩu) vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế một cách khá phù hợp, đến việc theo dõi các khoản thanh toán phát sinh, thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế… + phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát định kỳ và thường xuyên trong toàn chi nhánh về việc chấp hành các thể lệ, chế độ,quyết định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. + phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: với chức năng tuyển chọn, đào tạo cán bộ, quản lý cán bộ sao cho hiệu quả công việc và “văn hoá tổ chức” đạt hiệu quả cao nhất. + Phòng nhân sự Ngoài trụ sở chính của chi nhánh tại 24 Láng Hạ, chi nhánh còn có các phòng giao dịch tại Hàn Giang, Đoàn Kế Thiện, Trung Kính, Đào Tấn, Hàng Mã. Và một số chi nhánh trực thuộc khác. 1.3.2. Nhiệm vụ của chi nhánh Nhiệm vụ của chi nhánh được ghi cụ thể trong điều 9 chương II, quyết định số 169/QĐ- HĐB- 02 ngày 7/9/2000. - Huy động vốn: + Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và nước ngoài bằng VND hay ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn theo quyết định của NHNo&PTNT. + Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quyết định của NHNo&PTNT. + Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi tổng giám đốc NHNo&PTNT cho phép. - Cho vay: + Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. - Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNo&PTNT Việt Nam. - Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, mua bán vàn bạc, máy rút tiền tự động, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá…Các dịch vụ khác được NHNN và NHNo cho phép . - Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo qui định của NHNo&PTNT. - Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT cho phép. - Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo . - Quản lý nhà khách, nhà nghỉ, và đào tạo cán bộ trên điạ bàn (nếu được tổng giám đốc NHNo & PTNT giao cho). - Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo cấp uỷ quyền của NHNo & PTNT. 2. Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh trong những năm qua Thực trạng hoạt động của chi nhánh trong những năm qua được thể hiện qua những mặt sau: 2.1. Công tác nguồn vốn huy động (đơn vị tỷ đồng) Bảng 1: Nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm. (đơn vị: tỷ đồng) chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 mức tăng (03-02) mức tăng (04-03) kế hoạch 2004 So với KH 2004 Tuyệt đối % Tuyệt đối % I.Tổng nguồn 3812 4037 4470 +225 +5,9 +433 +10,8 5536, 3 81% 1.Nguồn nội tệ 3299 3091 3197 -208 -6,3 +106 +3,43 3666, 1 87% 2.Nguồn ngoại tệ 513 946 1273 +433 +84,4 +327 +34,6 1870, 2 68% (theo báo cáo kinh doanh của chi nhánh) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động nguồn vốn trong ba năm 2002, năm 2003, năm 2004 ta nhận thấy: Thứ nhất, về cơ bản nguồn vốn vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm 2003, 2004 với tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là 5,9%, 10,73%. Tuy nhiên trong năm 2004 nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 81% kế hoạch. Nhưng nhìn chung chi nhánh vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn hàng năm. Thứ hai, nguồn nội tê ta nhận thấy sự biến động của nguồn nội tệ huy động không có sự biến động lớn giữa các năm và cũng không tăng giảm theo một xu hướng nhất định nào cả. Đó là, năm 2003 giảm so với năm 2002 là 208 tỷ VND (-6,3%), năm 2004 lại tăng 106 tỷ VND (+3,43%) so với năm 2003. Những nguyên nhân tăng giảm này là do những biến động nhất định về tách chuyển chi nhánh làm cho nguồn vốn huy động bị giảm đi, hoặc những thay đổi nhất định về doanh mục sản phẩm… nên kết quả nguồn huy động cũng có những biến động theo. Thứ ba, ta nhận thấy nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng mạnh qua các năm, đó là năm 2003 tăng 433 tỷ VND quy đổi (+84,4%) so với năm 2002, năm 2004 tăng 327 tỷ VND quy đổi (+34,6%) so với năm 2003. Kết quả này sẽ làm nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường tài chính. Trong những năm gần đây Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất điều này cũng gây khó khăn cho các ngân hàng trong công tác huy động ngoại tệ do phải điều chỉnh lãi suất xuống thấp cho phù hợp. 2.2. Dư nợ cho vay (tỷ VND) Bảng 2: Dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Mức tăng(03-02) Mứctăng(04-03) KH 2004 So với 2004 % tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối Theo cơ cấu loại tiền I.Tổng dư nợ 1466 1515 2200 +49 +3,3 +685 +45,.2 2032,3 108,25 1.Nội tệ 1090 1005 1066 -85 -7,8 +61 +6,07 2.Ngoại tệ 376 510 1134 +134 +35,6 +624 +122,4 Theo thành phần kinh tế 1. Dư nợ DNNN 1381,8 1238 1752 -143,8 -10,4 +514 +41,52 2.Ngoài quốc doanh 67,2 267 400 +199,8 +297,6 +133 +49,8 3.Tiêu dùng cầm cố 17 10 48 -7 -41,4 +38 +480 Theo thời gian 1.Ngắn hạn 501,7 642 1200 +140,3 +28 +558 +86,9 2.Trung dài hạn 964,3 873 1000 -91,3 -9,5 +127 +14,55 (Theo nguồn báo cáo tài chính của chi nhánh) Nhìn bảng 2 ta nhận thấy nhìn chung tổng dư nợ tăng trưởng đều đặn qua các năm 2002, năm 2003, năm 2004. Năm 2004 đạt 2200 tỷ tăng 685 tỷ tương đương với 45,2% so với 2003, đồng thời năm 2004 tăng 8,25% so với kế hoạch đề ra. Đây là một kết quả “đáng mừng” khẳng định hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh khá tốt. Tình hình tổng dư nợ tăng mạnh nguyên nhân chủ yếu là do dư nợ ngoại tệ tăng mạnh, trong đó năm 2003 đạt 510 tỷ tăng 134 tỷ so với năm 2002 (376 tỷ), năm 2004 đạt 1134 tỷ tăng 624 tỷ so với năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do sự cân đối của tình hình huy động nguồn và sử dụng nguồn. Do nguồn huy động ngoại tệ tăng nhanh nên dẫn đến dư nợ ngoại tệ cũng tăng cao. Bên cạnh đó mảng dư nợ nội tệ biến động không nhiều và có năm còn có xu hướng giảm, số liệu được thể hiện như trong bảng biểu. Mặt khác, nhìn vào biểu dư nợ theo thành phần kinh tế ta nhận thấy mảng dư nợ theo thành phần kinh tế cũng có sự biến động theo một xu hướng mới. Dư nợ mảng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được chú trọng hơn. Kết quả là năm 2004 dư nợ ngoài quốc doanh đạt 400 tỷ tăng 133 tỷ so với năm 2003 (267 tỷ), năm 2003 tăng 199,8 tỷ so với năm 2002 (đạt 67,2 tỷ đồng). Xét theo thời gian cho vay, ta nhận thấy, chi nhánh có xu hướng cho vay ngắn hạn ngày càng tăng, trong khi đó dư nợ dài hạn có xu hướng giảm dần theo thời gian.Nguyên nhân chính là do sự chuyển hướng mới của chi nhánh là tập trung cho vay khu vực ngoài quốc doanh, hộ sản xuất nên đối với thành phần kinh tế này thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu nên làm cho tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên. Nhìn chung về cơ bản công tác sử dụng vốn của chi nhánh được đánh giá là tốt, đó là dư nợ trung dài hạn nằm trong giới hạn cho phép của NHTW, phát triển theo một xu hướng mới giúp chuyển dịch dần cơ cấu đầu tư. Tuy nhiên đến năm 2004 đã phát sinh nợ quá hạn là 0,3%/tổng dư nợ. Mặc dù đó là một tỷ lệ rất nhỏ, song, cũng phải có những biện pháp nhất định để đẩy lùi tỷ lệ nợ quá hạn. 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh được thể hiện qua bảng biểu sau: (đơn vị: tỷ đồng). Bảng 3: Tình hình hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ trong những năm gần đây. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Mức tăng (03-02) Mức tăng (04-03) Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1. Doanh số mua Triệu USD 266 361,1 565 +95,1 +35,7 +203,9 +56,59 2. Doanh số bán Triệu USD 274 377,6 569 +103,5 +37,8 +192 +50,7 3. Thu phí KDNT Triệu VND 700 535 875 -165 -23,6 +322 +60,2 4. Doanh số TTQT Triệu USD 241 527,4 589 +286,4 +118,8 +61,6 11,69 5. Phí TTQT Triệu VND 1150 1462 1681 +312 +27,13 +219 +151 (Theo số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh) 2.3.1. Hoạt động thanh toán quốc tế Nhìn vào bảng ta nhận thấy, tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh được đánh giá là khá tốt. Thể hiện ở doanh số thanh toán quốc tế và thu phí thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn qua các năm. Về doanh số TTQT, năm 2004 đạt 589 triệu USD, tăng 61,6 triệu USD (tương ứng với 11,69%) so với năm 2003, năm 2003 đạt 527,4 triệu USD tăng 286,4 triệu (tương ứng 118,8%) so với năm 2002. Về phí thanh toán quốc tế năm 2004 đạt 1681 triệu VND, tăng 219 triệu VND so với năm 2003; năm 2003 đạt 1462 triệu VND, tăng 312 triệu VND so với năm 2002. Phí thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn qua các năm nguyên nhân cơ bản là do doanh số thanh toán của hoạt động này có xu hướng tăng trưởng đều đặn qua các năm nên đem lại nguồn thu nhiều hơn cho chi nhánh. Về chất lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, do nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên trong những năm qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng mặt nghiệp vụ này như chi nhánh đã mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại để xử lý, hạch toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế (đơn cử như dự án hiện đại hoá được tiến hành vào tháng 7/2003). Hơn nữa, hướng dẫn cho khách hàng nắm bắt được nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là những phương thức phức tạp và sử dụng nhiều như thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Bên cạnh đó, chi nhánh còn tăng cường khâu kiểm soát để phát hiện các lỗi xảy ra trong thanh toán… Chính vì vậy, mà nghiệp vụ này ngày càng được nâng cao về cả nghiệp vụ và hiệu quả công việc. 2.3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Qua bảng ta nhận thấy doanh số mua, doanh số bán này tăng trưởng đều đặn qua các năm 2002, năm 2003, năm 2004. Tuy nhiên ở năm 2003 mặc dù doanh số mua và bán tăng song, phí thu từ hoạt động này lại giảm 165 triệu VND tương ứng với tỷ lệ giảm là 22,6% so với năm 2002. Nguyên nhân của hiện tựơng này đó là năm 2002 Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất dẫn đến chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng lên nên lợi nhuận giảm hơn. Nhìn chung, chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thực hiện giao dịch kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mang lại lợi nhuận từ loại hình kinh doanh này, đơn cử như có thể sử dụng linh hoạt tiền gửi ký quĩ bằng ngoại tệ của khách hàng. 2.4. Công tác kế toán và ngân quỹ 2.4.1. Công tác kế toán Trong những năm gần đây như năm 2002, năm 2003, năm 2004 công tác kế toán thanh toán đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời cho khách hàng, đảm bảo quản lý tốt tài sản của bản thân ngân hàng cũng như nguồn tiền gửi của khách hàng gửi ở đây. Về tổng doanh số thanh toán năm 2004 đạt 160.149 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2003( đạt 132.804 tỷ đồng). Nó được cụ thể hoá bởi những số liệu sau: tiền mặt chiếm tỷ trọng 3,5%/tổng thanh toán năm 2004, giảm đi 8% so với năm 2003. Như vậy, khi tỷ lệ tiền mặt trong thanh toán giảm đi tương ứng với tỷ lệ tiền chuyển khoản tăng lên ở thanh toán tại chi nhánh. Đó là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh. Bên cạnh đó năm 2004 doanh số chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cũng đạt 26.313 tỷ VND, tăng 138% so với cùng kỳ 2003 (đạt 11072 tỷ đồng). Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, các dịch vụ mới cũng được phát triển và đạt những kết quả nhất định như chuyển tiền nhanh WESTERN UNION hay PHONE BANKING, thẻ…Tổng giá trị thanh toán ATM năm 2004 đạt 38,768 triệu đồng( đạt 1404% so với năm 2003). Số lượng thẻ phát hành 2004 là 4500 thẻ, tổng số dư tiền gửi là 24 tỷ VND. 2.4.2. Công tác ngân quỹ Doanh số thu tiền mặt năm 2004 đạt 5571 tỷ đồng giảm so với năm 2003 (5771 tỷ đồng) đạt 96,5% năm trước. Lượng chi tiền mặt hàng ngày rất lớn, trung bình một ngày của năm 2004 là 15-16 tỷ đồng giảm 3-4 tỷ đồng một ngày so với năm 2003 . Mặt khác, mặc dù đã thực hiện giao dịch một cửa song các giao dịch viên một mình đảm nhiệm các công việc như thu chi, phát hiện tiền giả, giao dịch chuyển khoản… nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bộ phận kiểm ngân đã trả tiền thừa cho khách hàng tổng số là 308 món tương đương với 144.477.000 đồng (năm 2004) và 333 món với tổng số tiền là 129.390.000 đồng năm 2003. 2.4.3. ứng dụng tin học trong xử lý nghiệp vụ và kế toán thanh toán ứng dụng tin học đã được quan tâm phát triển rất mạnh. Từ chỗ năm 2002 còn nhiều hạn chế bất cập về tin học so với những ngân hàng tiên tiến nhưng đến năm 2003 mạng nội bộ của chi nhánh đã được nâng cấp phục vụ trong hoạt động. 100% máy PC tại chi nhánh được nâng cấp chạy hệ thống điều hành MS WINDOW 2000, máy chủ là MS WINDOW SERVER. Nâng cấp chương trình thanh toán liên ngân hàng (CITAD) trên cơ sở dữ liệu ORACLE, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch khách hàng. Mặt khác, chương trình hiện đại hoá ngân hàng do WB tài trợ đã triển khai đến từng chi nhánh. Mặc dù chương trình này khá hiện đại và phức tạp nhưng do chi nhánh đã làm tốt công tác đào tạo cán bộ nên ngay từ thời kỳ đầu áp dụng cán bộ đã nắm được những kỹ thuật cơ bản nên đã vận hành có hiệu quả trong giao dịch (giao dịch một cửa) và trong kế toán thanh toán. 2.4.4. Kết quả tài chính Quỹ thu nhập 946 A đạt 86.300 triệu đồng đạt 77.5% so với năm 2003. Trong đó, tổng thu 946A đạt 308.287 triệu đồng bằng 101,8% so với năm 2003. Tổng chi 946A đạt 221.987 triệu đồng bằng 115,8% so với năm 2003. Hệ số lương làm ra đạt 2,24. Chi hoạt động quản lý và công vụ năm 2004 đạt 4.199 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% so với tổng chi phí trong đó các chỉ tiêu TW quản lý là 1,9 tỷ đồng nằm trong giới hạn cho phép (kế hoạch là 4,8 tỷ đồng). Thu dịch vụ đạt 14 tỷ chiếm 14,1% tổng thu nhập ròng. 2.5. Công tác đào tạo cán bộ - Về mở rộng mạng lưới: chi nhánh đã phát triển thêm một phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch của chi nhánh lên 10 điểm trong năm 2004. -Về cơ cấu cán bộ: bảng 4: Cơ cấu cán bộ của chi nhánh chỉ tiêu số người tỷ lệ Trên đại học 4 2,2% Đại học 149 77,2% Trung cấp, sơ cấp 19 9,8% Chưa qua đào tạo 21 10,8% (Đến ngày 31/12/2004) Số cán bộ viên chức nữ là 124 người, chiếm 64,2%. Đảng viên là 50 đồng chí chiếm 25,9%. - Về chính sách đối với người lao động: người lao động được nâng bậc lương theo đúng ngạch, bậc lương và theo chế độ về BHXH, BHYT, ốm đau thai sản… đều được nghỉ theo chế độ Nhà Nước và thực hiện kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người lao động. - Về công tác đào tạo Trong năm 2004, chi nhánh đã tham gia đào tạo các phong trào thi đua, do NHNo&PTNT Việt Nam phát động, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua trên cơ sở thực tế hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị. 3. Thực trạng công tác huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 3.1. Thực trạng nguồn vốn huy động vốn Như đã đề cập tổng quát ở phần trên trong những năm qua nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng đều đặn qua các năm, mức tăng trưởng nguồn vốn đã giúp cho chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. ở phần này ta nên đi sâu phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh để rút ra những kết luận về mặt được và chưa được của hoạt động này. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động tại chi nhánh. 3.1.1. Về cơ cấu nguồn vốn theo tính chất kỳ hạn Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất kỳ hạn là nguồn vốn huy động được phân loại thành nguồn vốn không kỳ hạn, có kỳ hạn. bảng 5: Nguồn vốn của chi nhánh theo cơ cấu kỳ hạn (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Mức tăng Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. Tổng nguồn 4037 100 4470 100 +433 +10,73 1. Nguồnvốn khôngkỳ hạn 1046 25,9 918 20,5 -128 -12, 24 + ngoại tệ 268 + nội tệ 650 2. Nguồn vốn có kỳ hạn <12 tháng 1053 26,1 1376 30,8 +323 +30,68 + ngoại tệ 464 + nội tệ 915 3. Nguồn vốn có kỳ hạn >12 tháng 1938 48 2176 48,7 +283 +12,3% + ngoại tệ 541 + nội tệ 1635 (Theo báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh) Qua bảng ta nhận thấy: Thứ nhất, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 20,5% năm 2004, 26% năm 2003 so với tổng nguồn. Như vậy, nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn, chiếm tới 2/3 tổng nguồn. Điều này, tạo điều kiện ổn định cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Nhưng đổi lại đây lại là nguồn có lãi suất cố định nên dễ dẫn đến rủi ro khi có sự biến đổi của lãi suất trên thị trường mà chi nhánh lại không tạo được sự cân đối về thời hạn của tài sản Có và tài sản Nợ. Mặt khác, nguồn vốn không kỳ hạn năm 2004 chỉ đạt 918 tỷ đồng, giảm 128 tỷ đồng (tương ứng giảm 12,24%) so với năm 2003 (đạt 1046 tỷ đồng). Trong khi đó, nguồn có kỳ hạn 12 tháng đạt 2176 tỷ, tăng 283 tỷ so với năm 2003 (đạt 1983 tỷ). Như vậy, có thể đánh giá chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao trong kết quả nguồn vốn huy động theo cơ cấu kỳ hạn. Bởi vì nguồn không kỳ hạn mặc dù là nguồn bất ổn định hơn những nguồn khác nhưng đây lại là nguồn có chi phí huy động thấp, thậm chí không có chi phí trả lãi, đáng ra chi nhánh phải đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm thì nguồn này của chi nhánh lại giảm đi đáng kể. Hơn nữa, nguồn vốn có kỳ hạn tăng cao, có thể coi đó là dấu hiệu đáng mừng, song, nguồn ở đây cũng chỉ là nguồn có kỳ hạn < 12 tháng, hay nếu lớn hơn 12 tháng thì cũng chỉ là nguồn trung hạn, nên tính ổn định cũng không đáng kể. Vậy chi nhánh nên có biện pháp để cân đối lại cơ cấu của nguồn huy động theo phương thức này. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh, ta nhận thấy nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh đến ngày 31/12/2004 là: tiền gửi không kỳ hạn 611.615 triệu đồng nội tệ, 256.778 triệu đồng ngoại tệ; tiền gửi vốn chuyên dùng là 13.625 triệu đồng. Thứ hai, nguồn vốn có kỳ hạn >12 tháng đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong tổng nguồn và tăng trưởng đều đăn qua các năm. Điều này, tạo điều kiện rất tốt cho công tác sử dụng vốn, cho vay trung dài hạn đặc biệt trong điều kiện chi nhánh đang thực hiện giải ngân các dự án lớn. Qua số liệu của dư nợ ta nhận thấy dư nợ trung dài hạn đạt 64, 88%, như vậy chi nhánh cũng đã sử dụng nguồn khá tốt, thể hiện được sự cân đối giữa thời hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Tuy nhiên, như đã nói ở trên nguồn vốn có kỳ hạn của chi nhánh > 12 tháng chủ yếu là nguồn vốn trung hạn, còn nguồn vốn dài hạn chưa nhiều. Đó cũng là thực trạng chung mà thị trường vốn của chúng ta đang gặp phải. Vậy chi nhánh nên có những biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa trong công tác huy động nguồn vốn trung dài hạn, để đáp ứng cho nhu cầu về vốn của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới. Kết quả nguồn vốn của các năm được thể hiện rõ ràng hơn ở biểu đồ 1 dưới đây: Biểu đồ 1: Biểu đồ nguồn vốn theo cơ cấu 3.1.2. Cơ cấu nguồn theo phương thức huy động bảng 6: nguồn vốn của chi nhánh phương thức huy động (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Mức tăng(03-02) Mức tăng (04-03) Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1.Tổng nguồn 3812 100 4037 100 4470 100 +225 +5,9 +433 +10,73 Tiền gửi thanh toán 910,6 23,8 1028 25,5 655,3 14,7 +117,4 +12,9 -372,7 -34,3 Tiền gửi có kỳ hạn 1325,2 34,8 1360,3 33,7 896 20 +37,1 +2,65 -464,3 -34,13 Tiền gửi tiết kiệm 225,5 6 520,9 12,9 1037,6 23,.2 +295,4 +131 +516,7 +99,.2 Phát hành GTCG 58,5 1,5 73,6 1,8 115 2,5 +15,1 +25,8 +41,4 +56,2 Tiền gửi khác 1292,2 33,9 1054,2 26,1 1766,1 39,6 -238 -18,4 +711,9 +67,5 (theo báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh) Thứ nhất, xu hướng tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn giảm dần qua các kỳ. Năm 2004, tiền gửi thanh toán đạt 655,3 tỷ giảm 372,7 tỷ so với năm 2003 (đạt 1028 tỷ ); tiền gửi có kỳ hạn đạt 869 giảm 464,3 tỷ so với năm 2003 (đạt 1360 tỷ). Nguồn tiền này đa phần là từ các tổ chức kinh tế, vì thế có sự biến đổi theo chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, nhưng nguồn này đóng một vị trí quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nên chi nhánh cần có những chiến lược nhất định để thu hút nguồn vốn này. Thứ hai, tiền gửi tiết kiệm có hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể là, tiền gửi tiết kiệm năm 2004 đạt 1037,6 tỷ tăng 516,7 tỷ so với năm 2003 và tăng 812,1 tỷ so với năm 2002 (đạt 225,5 tỷ ), quả đây là một con số phát triển vượt bậc. Xem qua số liệu của ngày 31/12/2004 ta nhận thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm đạt 1037,634 tỷ trong đó số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng biểu dưới đây bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn tiết kiệm của chi nhánh (đơn vị :tỷ đồng) Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền 1.Tiết kiệm không kỳ hạn 4.Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng +Nội tệ 5,482 +Nội tệ 6,702 +Ngoại tệ 7,575 5.Tiết kiệm bậc thang >12 tháng 2.Tiết kiệm có kỳ hạn <12 tháng +Nội tệ 306,611 +Nội tệ 421,776 6.Tiền gửi tiết kiệm KKH từ tài khoản ký quĩ +Ngọai tệ 0 +Nội tệ 16,397 3.Tiết kiệm có kỳhạn (12<t<24) +Ngoại tệ 3,551 +Nội tệ 111,708 +Ngoại tệ 157,76 (Theo báo cáo tài chính của chi nhánh) Qua bảng 6 ta nhận thấy, nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn đó là tiền gửi tiết kiệm có thời hạn từ 12 đến 24 tháng, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm bậc thang. Điều này phù hợp với đặc điểm của dân cư trên địa bàn bởi vì họ chưa quen với tài khoản tiền gửi thanh toán (nếu có sử dụng loại tài khoản này cũng chỉ với mục đích rút gửi tiền là chính), cộng với sở thích tích luỹ, thu lãi cao nhưng trong thời hạn vừa phải để phục vụ mục đích rút ra phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhỏ hơn rất nhiều so với nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, điều này có thể là do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp (0,2%), còn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có mức lãi suất cao để từ đó thu hút tiết kiệm nhiều hơn, hạn chế tiêu dùng đẩy lùi lạm phát. Qua bảng 7 ta còn nhận thấy một xu hướng đó là nguồn tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ khá cao, nguyên nhân là do chi nhánh đã rất quan tâm tới dịch vụ chuyển tiền kiều hối, hơn nữa chính sách của Nhà Nước ta khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước theo quyết định số 170/1999/QĐ-TTG ngày 18/8/1999. Tuy nguồn tiền gửi ngoại tệ khá cao nhưng tiền gửi tiết kiệm nội tệ vẫn là chủ yếu do lãi suất nội tệ hấp dẫn hơn lãi suất ngoại tệ. Ví dụ, như lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND trả lãi sau thời hạn một năm là 0,58%/tháng thì lãi suất bằng USD/năm là năm 2.2%. Từ hai xu hướng trên, ta nhận thấy chi nhánh đang dịch chuyển dần xu thế huy động nguồn vốn từ dân cư là chủ yếu vì nguồn tiền này đa phần là nguồn tiền tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ổn định, đảm bảo cho hoạt động đầu tư của ngân hàng. Hơn nữa, địa bàn hoạt động của chi nhánh là địa bàn thuộc quận có diện tích lớn nhất trong nội thành Hà Nội, dân số đông vì thế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0167.doc
Tài liệu liên quan