Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu tại Việt Nam

Lời nói đầu

Chương I: Cơ sở lý luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường

I/ Những lý luận cơ bản về kinh tế thị trường

1. Kinh tế thị trường là gì

2. Những nhân tố, quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường

3. Quy luật cung, cầu - qui luật chi phối sự vận động của kinh tế thị trường

II/ Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu

2. Cạnh tranh và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường

3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu

4. Động lực của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu

5. Các công cụ và thủ đoạn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu

III/ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

1. Lợi thế so sánh

2. Năng suất lao động

3. Các cơ sở kinh tế vĩ mô

4. Hoạt động về chiến lược của công ty

5. Môi trường kinh doanh

6. Tổ chức hệ thống, bản sắc và tài sản vô hình của công ty

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của cà phê của Việt Nam trong thời gian qua

I/ Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Vinacafe ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

1. Khái quát chung về Vinacafe

2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam

 

doc96 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế biến như thiếu máy móc thiết bị, lò sấy, sân phơi .... nên những đợt mưa trong mùa thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng Cafe. Vì vậy trong nhiều năm qua ta chỉ bán chủ yếu là Cafe loại 2 , đây chính là 1 thiệt thòi rất lớn cho Ca fe xuất khẩu của Việt Nam. 2.7 Hệ thống tổ chức xuất khẩu Ca fe Hiện nay cả nước có khoảng 100 đầu mối thu gom chế biến Ca fe xuất khẩu. Do đó tình hình thu mua tiêu thụ sản phẩm rất phức tạp gây ra sự tranh mua tranh bán, nên việc quản lý về số lượng cũng như chất lượng không được đảm bảo do vậy làm mất uy tín với bạn hàng, đồng thời giá Ca fe xuất khẩu cũng bị thiệt so với nước khác do đó khả năng cạnh tranh Ca fe Việt Nam bị giảm sút trên thị trường thế giới. 2.8 Tính chất và nhiệm vụ sản xuất Cafe của VINACAFE phần lớn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó mà sản xuất theo tiêu chuẩn đặt hàng của khách hàng. VINACAFE luôn thay đổi nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sau khi ra đời 1 loại sản phẩm theo yêu cầu thì VINACAFE bắt đầu tiến hành hàng loạt chào hàng và thăm dò thị trường. Nếu thấy thị trường chấp nhận thì đưa vào sản xuất. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đẩy mạnh xuất khẩu Ca fe phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế nhằm tăng trị giá kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi, phát triển toàn ngành Cafe. Thông qua xuất khẩu để thu ngoại tệ nhập máy móc thiết bị, phụ tùng, nhằm trang bị máy móc hiện đại cho ngành Ca fe Việt nam phục vụ cho chế biến. VINACAFE là 1 doanh nghiệp lớn đặt tại Hà Nội, tự hoạt động, tự cân đối, hạch toán độc lập, với nhiệm vụ sản xuất chế biến những mặt hàng Ca fe để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, thu ngoại tệ cho đất nước, hàng năm thực hiện ngân sách nhà nước, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước mà đảng và nhà nước đã đề ra. II. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của VINACAFE. 1/ Tình hình xây dựng và thực hiện kế họAch thu mua sản xuất XUấT khẩu VINACAFE. 1.1 Xây dựng kế hoạch thu mua Vì mặt hàng Ca fe mang tính chất thời vụ nên lượng hàng cung cấp cho VINACAFE sẽ không ổn định. Để đảm bảo cho nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu không bị gián đoạn. VINACAFE nên có kế hoạch thu mua nguyên liệu sao cho phù hợp và hoàn thành hợp đồng xuất khẩu với bạn hàng. Căn cứ vào mức và sản lượng mà VINACAFE xây dựng được nhu cầu nguyên liệu cần dùng cho sản xuất như sau : Trong đó :Ncd là nhu cầu nguyên liệu dùng cho năm kế hoạch. Si là sản lượng sản phẩm loại i thì kế hoạch Dni : Định mức tiêu dùng nguyên liệu cho 1 loại sản phẩm i . Pi: Số lượng phế phẩm i trong chế biến. Như đã nói ở trên mặt hàng Ca fe mang tính chất thời vụ chỉ thu mua được theo mùa nên VINACAFE cần phải có khối lượng dự trữ khá lớn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất, tiến hành thực hiện theo công thức. Ndt = Nn * tdt Trong đó : Ndt là lượng nguyên liệu cần dự trữ. Nn là nguyên liệu bìnhquân dùng cho 1 ngày đêm. Tdt : thời gian dự trữ . Vậy nhu cầu nguyên liệu cần mua trong kỳ kế hoạch là : Nin = Ncd + Ndt Đó là đối với chế biến sản xuất còn với Ca fe thô thì sao ? VINACAFE cần chuẩn bị quá trình thu mua tốt trước khi mùa vụ tới. Các đầu mối thu mua nguyên liệu xuất khẩu của VINACAFE được đặt khắp các địa phương, phải thăm dò dựa trên 2 tiêu thức số lượng và chất lượng. Vì hầu hết chúng ta chưa có vốn lớn để dự trữ Ca Fe nhân xuất khẩu. Mà chỉ mua và bán khi có nhu cầu của khách hàng cần mua. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh không cao. 1.2 Thực hiện thu mua của VINACAFE VINACAFE không phải là công ty quản lí toàn bộ diện tích Ca fe mà là tổ chức trung gian mua Ca fe chưa chế biến hoặc đã chế biến từ các đơn vị về rồi tiến hành chế biến và xuất khẩu. Do đó vấn đề thu mua giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VINACAFE. Hiện tại VINACAFE đang sử dụng 2 hình thức thu mua chính là nhận uỷ thác và mua đứt bán đoạn. Trong trường hợp nhận uỷ thác VINACAFE trở thành 1 đại lý trung gian khi có đơn vị uỷ thác đến đặt vấn đề xuất khẩu uỷ thác 1 lô hàng nhất định VINACAFE sẽ kiểm tra lô hàng về chất lượng, quy cách, mẫu mã, chủng loại .... Trên cơ sở đó ký hợp đồng với người mua nước ngoài. Với hình thức này công ty không phải bỏ vốn ra mua hàng mà chỉ phải trả các chi phí về giao dịch. Do vậy mức rủi ro thấp. Tuy nhiên mức doanh lợi từ hoa hồng sẽ không cao. Thông thườg mức doanh lợi được tính như sau : Doanh lợi = Hoa hồng - Thuế VAT (định mức). Trong trường hợp mua đứt bán đoạn thì VINACAFE trở thành tổ chức bán buôn. Cụ thể là VINACAFE sẽ cử người xuống cơ sở để tìm hiểu về chất lượng, kích cỡ sản phẩm ..... Rồi lập phương án kinh doanh, nếu phương án đó đảm bảo có lãi thì nó sẽ là khả thi. Hình thức này nhiều rủi ro, vốn lớn nhưng mức doanh lợi cao. Về nguồn cung ứng VINACAFE có mạng lưới cung ứng khá ổn định ở khắp nước và nhìn chung chủ yếu tập chung ở phía nam là 1 vùng đất đỏ Bazan đầy tiềm năng của Việt Nam sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của VINACAFE. đây là 1 thuận lợi phục vụ cho sự phát triển nhằm tăng cường xuất khẩu của VINACAFE khi cần thiết. 2/ Công tác tổ chức xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của VINACAFE. 2.1 Công tác tổ chức xuất khẩu : Sau khi nghiên cứu thị trường thế giới về Ca fe bao gồm các chính sách thương mại của các quốc gia, xác định và dự báo về sự biến động của cung, cầu Ca fe trên thế giới, tìm hiểu thông tin giá cả và phântích cơ cấu Ca fe thế giới cùng với tình hình sản xuất cung ứng trong nước VINACAFE tiến hành lập phương án kinh doanh, tiếp đó là tìm kiếm bạn hàng và đàm phán để đi tới ký kết hợp đồng xuất khẩu. Khi đã có hợp đồng xuất khẩu Công ty tiến hành các công việc cụ thể như sau : 1. Ký kết hợp đồng thu mua và uỷ thác. 2. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. 3. Kiểm tra chất lượng gồm các khâu như tập chung, đóng gói, bảo quản hàng hoá trước khi xuất. 4. Thuê vận chuyển ( Nếu bán theo điều kiện CF) mua bảo hiểm ( Nếu bán theo điều kiện CIF) 5. Làm thủ tục Hải quan. 6. Giao hàng, xếp hàng nên côngtenlơ và xếp lên tàu (yêu cầu chủ tàu ký vào vận đơn) . 7.Lập bộ chứng từ thanh toán( Thanh toán bằng L/C hoặc phương thức nhờ thu). *Vấn đề chế biến hàng xuất khẩu. Chế biến cà fê là một trong những vấn đề quan trọng, quan tâm. có thể nhận xét rằng Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất tăng nhanh diện tích, số lượng và năng xuất. Song còn chậm đổi mới trong khâu chê biến đảm bảo chất lượng Cafe xuất khẩu so với các nước sản xuất khác; thừa nhận rằng cà fe của ta có 2 nhược điểm là chưa đẹp và chưa đều. Mặc dù đã được máy sàng lọc, chọn lựa. Việt nam có thuận lợi hơn là cà fe của ta được đánh giá cao hơn cà fe của Ân độ và in đô lê xi a, song giá cà fe của họ lại đắt hơn của ta từ 100 - 150- USD/ tấn. Như vậy thiệt hại mỗi năm là trên dưới 30 triệu USD. Vì vậy Vinacàfe cần phải làm gì để giải quyết các vấn đề này tránh những thiệt hại, đảm bảo ổn định giá trong khu vực và trên thế giới, mang lại cho người sản xuất và nhà nước. Qua đây có thể nói rằng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ mới không thể thiếu được. VINACAFE đánh giá tình hình chế biến Ca fe của các thành viên của mình và các hộ nông dân hiện nay là rất phân tán và tuỳ tiện. Có 70 % lượng Cà fe được chế biến phân tán trong các hộ gia đình với công nghệ đơn giản là phơi khô, sát vỏ bằng những máy móc không đạt tiêu chuẩn. Vào đầu vụ 1996 - 1997 nhiều nông dân ở Tây Nguyên bị mất hàng triệu đồng do Ca fe hái về không phơi được bị đen, thậm chí các nông trường cũng không đủ diện tích phơi theo yêu cầu nên khi hái dồn dập phải đổ đống, khiến Ca fe bị đen và mốc, từ đó ảnh hưởng đến hương vị độc đáo vốn có của Ca fe việt Nam, vì vậy đầu tư cho khâu cơ sở là không thể thiếu được. Hiện nay chúng ta thường sử dụng 2 phương pháp chế biến ca fe nhân cơ bản là phương pháp chế biến khô và ướt. * Chế biến ướt : Gồm 2 giai đoạn. - Sát tươi và sấy khô loại bỏ các lớp vỏ thịt và chất nhờn. - Xay sát loại bỏ vỏ trấu và 1 phần vỏ lụa tạo thành Ca fe. Phương pháp này thường áp dụng trong chế biến Ca fe chè. Ca fe chè có lớp vỏ dày, hương vị thơm ngon, nếu sấy lâu sẽ mất giá trị của Ca fe. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 1 số nông trường quốc doanh nơi có các phương tiện chuyên dùng song nó sẽ cho Ca fe thương phẩm chất lượng tốt, màu sắc đồng đều. Tuy nhiên một xưởng chế biến Ca fe ướt đòi hỏi phục vụ cho ít nhất là 200 ha ca fe. Do vậy phương pháp này không thể chế biến như phương pháp chế biến khô. * Chế biến khô : Sau khi phơi khô Ca fe, dùng máy xay sát khô loại bỏ các lớp bọc nhân. Phương pháp này áp dụng cho Ca fe vối do vỏ quá mỏng, ít mọng nước, lại thu hoạch vào mùa khô nên áp dụng phương pháp này rất thuận tiện. Phương pháp này chủ yếu khai thác năng lượng mặt trời để phơi khô quả Ca fe cho tới bên trong cũng khô và có thể dùng máy xay sát loại bỏ tất cả các vỏ ra. ở những vùng có mùa thu hoạch là mùa khô, nắng nóng độ ẩm không khí thấp, thì có thể chế biến khô với diện tích sân phơi là : 40 kg quả tươi / 1 m2 và độ dày từ 5 - 6 cm. Theo chi nhánh của VINACAFE ở Đắc Lắc cho biết : Bình quân cứ 217 ha ca fe có 1 ha sân phơi. Trong đó tiêu chuẩn quốc tế là 100 ha ca fe có 1 ha sân phơi.( Mặc dù độ ẩm của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với đất nước khác) Các thiết bị chế biến hiện tại của Việt nam ; - Chế biến C afe nhân dân ; Chủ yếu dùng các máy móc không chuyên dùng và máy thủ công để sát vỏ khô công suất trung bình quả máy là 100 - 200 tấn/năm. - Chế biến quy mô trung bình: công suất trung bình của máy là 300 - 1000 tấn/năm trong đó công nghệ sát tươi đạt 15% so với sản phẩm là cà fê nhân. - Chế biến quy mô lớn công suất chung bình của máy là 3000 tấn/ năm được sử dụng trong các nhà máy ở xí nghiệp liên hiệp Việt Đức, phù quỳ, Thuận An... Ngoài ra còn một số nhà máy quy mô 5000 tấn/ năm được đạt tại Đăc Lăc. Tuy nhiên, các máy móc này đã cũ nên tỷ lệ chế biến đạt rất thấp trung bình là 19,5%. Các nhà máy quy mô 1000 tấn/năm của một số nông trường như Eapok,Eatal... do Pháp xây dựng có công suất quá cũ và lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu chế biến. Tóm lại do công nghệ lạc hậu, đầu tư ít và không tập trung nên cà fê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến cao cấp. Vì vậy cần cải tiến công nghệ và thiết bị chê biến cà fe để nâng cao chất lượng cà fê xuất khẩu là một trong những yêu cầu cấp thiết cần được quan tâm và giải quyết triệt để. Sơ đồ chế biến cà fê nhân Nguyên liệu quả tươi Phương pháp khô Phương pháp ướt Thu thập nguyên liệu Thu thập nguyên liệu Phơi sấy Phân loại cà phê trong bể Xay tươi Phân loại cafê theo trọng lượng Ngâm lên men Rửa sạch Phưi hoặc sấy Cafê khô Cafê khô Làm sạch tạp chất Sát khô Đánh bóng cafê nhân Phân loại cafê 2.2 Đặc điểm một số thị trường của VINACAFE. Trước năm 1989 khu vực trao đổi buôn bán của Việt nam về cà fê chủ yếu là Liên xô và đông âu. ở thời kỳ này việc xuất khẩu được thực hiện qua sự thoả thuận của 2 phía . có nhiêù tổ chức tư nhân mạnh dạn tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, nhưng bạn hàng xuất khẩu lớn nhất thời kỳ đó vẫn là Liên Xô và Đông âu. Ngày 18/8/1991 xảy ra sự kiện chính biến ở Liên Xô đã kéo theo sự đổ vỡ của các nước xã hội chủ nghĩa ở đông âu lên các hợp đồng cũ bị đình hoãn làm cho ngành cà fê gặp không ít khó khăn. bởi vì Liên Xô là một bạn hàng lớn của Việt Nam thời kỳ đó. Sau khi Việt Nam được chấp nhận và gia nhập vào tổ chức cà fê quốc tế (ICO) ngành cà fê lại có một số bạn hàng mới và ngày nay là những bạn hành truyền thống của Việt Nam và tạo điều kiện cho Việt Nam dẫn đầu trong những nước Châu á sản xuất và xuất khẩu cà fê hiện nay. * Thị trường mỹ. Đây là thị trường có nhiều triển vọng nhất của Việt Nam . Hàng năm Mỹ nhập khoảng 22 triệu bao cà fê trị giá khoảng 1,8 tỷ USD. Đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, trung bình mỗi người tiêu thụ 4,2 kg/năm. Đặc biệt Mỹ là nước giàu nhất thế giới, có khí hậu lạnh ở một số vùng và không có yếu tôn giáo hay văn hoá truyền thống ảnh hưởng tới việc tiêu thụ cà fê. Từ khi bỏ cấm vận VINACAFE xuất sang mỹ ngày càng tăng từ chỗ Mỹ không nhập khẩu cà fê của Việt nam song 3 liên vụ lại đây Mỹ luôn đứng đầu về những nước nhập Cà fê của Việt nam. Một vấn đề gây cản trở lớn là Việt nam và Mỹ chưa ký kết được hiệp định thương mại song phương làm cho cà fê việt nam vẫn bị chịu mức thuế nhập khẩu 2 Về mức thuế nhập khẩu của Mỹ về Cà fê Loại hàng nhập Mức thuế nhập khẩu 1 Mức thuế nhập khẩu 2 Cà fê hạt thô hoặc rang 0% 0% Cà fê xay hoặc bóc vỏ 0% 10% Sản phẩm chế biến từ cà fê 0,30USD/kg 0,66USD/kg ( Nguồn: Thương vụ Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh). * Thị trường Đức Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam. Trước kia Đức chủ yếu nhập khẩu từ Châu Phi, song từ những năm 1995 trở lại đây họ hướng sang Châu á chủ yếu là nhập từ Inđônexia rồi Việt Nam, Việt Nam có lợi thế là trước kia Đông Đức là một bạn hàng truyền thống đã xác lập được các mối quan hệ từ trước. * Thị trường Nhật: Đây là thị trường thuộc loại khó tính nhất, hàng năm lượng cà fê tiêu dùng tại nước này trung bình ở mức 5 triệu bao/năm. Nhưng trước Nhật bản chủ yếu nhập từ Brasin, Colombia, inđôlêxia khoảng 60% nhưng gần đây Nhật Bản lại chú ý đến thị trường Việt nam và đứng vào nhóm 10 nước nhập khẩu cà fê lớn nhất của Việt nam. Trong tương lai Nhật Bản sẽ tăng dần lượng cà fê nhập khẩu của Việt nam do có chất lượng, hương vị thơm ngon hợp thị hiếu người tiêu dùng nhật bản một phần do địa lý giữa 2 nước thuận lợi. Bên cạnh đó hội nghị cà fê Việt - Nhật được tổ chức vào ngày 28 tháng 11 năm 1996 giữa Bộ thương mại Nhật và VINACAFE đã đặt nền móng cho việc tăng cường xuất khẩu cà fê Việt Nam sang Nhật - Nhật là thị trường truyền thống lâu dài của Việt nam từ trước tới nay. * Thị trường I ta li a. Trong những năm gần đây Italia tiêu thụ một lượng cà fê không nhỏ của Việt nam. Đây là một thị trường hấp dẫn của Việt nam nói chung và VINACAFE nói riêng. Chính vì vậy VINACAFE phải duy trì và tăng mức xuất khẩu nắm giữ thị phần ở thị trường này. * Thị trường Anh. Anh là một nước có nền kinh tế phát triển lâu đời, mức thu nhập của người dân rất cao. Chính vì mức thu nhập cao đó nên người Anh chi cho nhu cầu ăn mặc đẹp, vui trơi giải trí rất lớn. Người dân anh rất thích chiêm ngưỡng những loại Cà fê độc đáo. Ngoài ra Cà fê Việt Nam hiện nay được xuất khẩu sang 52 nước trên thị trường thế giới, ngoài 10 nước đứng đầu chiếm tỷ trọng lớn, còn các nước còn lại thì tỷ trọng rất nhỏ. Một phần do chất lượng, giá cả chưa hợp lý với thị trường đó hoặc bởi ảnh hưởng về kinh tế chính trị, chính từ tình hình đó VINACAFE đang từng bước nâng cao chất lượng để thu hút sự hấp dẫn tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng đó. *Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về Ca fe Brazin, Colombia có diện tích và sản lượng Ca fe lớn nhất thế giới nhưng không là khai nguyên của cây Ca fe. Làng Capfa gần thủ đô Etiopi nơi xuất xứ của cây Ca fe lan cả sang Yêmen và các nước khác. Hiện nay trên thế giới có trên 80 nước trồng Ca fe với diện tích 10 triệu ha sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn, chủ yếu tập chung ở 4 nước lớn : Brazin có trên 3 triệu ha cây Ca Fe Cotevoice có 1 triệu ha cây Ca fe Inđonesia có 1 triệu ha Ca fe Colombia trên trên 1 triệu ha Ca fe. Đây là 4 thị trường ảnh hưởng không nhỏ tình hình xuất khẩu Ca fe Việt Nam vào các thị trường. Việc cạnh tranh với các đối thủ này quả là 1 khó khăn. Bởi vì đây là những nước có lượng Ca fe khá lớn, mặt khác họ có những dây truyền công nghệ khoa học kỹ thuật cao, canh tác theo hướng công nghiệp. Đồng thời họ có lượng Ca fe dự trữ ổn định . Song xét về khu vực châu á thì chúng ta thực ra không có đối thủ cạnh tranh về Ca fe xuất khẩu nhiên liệu mắc dù In đonê xi a là đối thủ mạnh hơn ta song mùa Ca fe của họ trái với ta ( ta tháng 10 , 11 còn họ tháng 6, 7 ). 2.3 Kết quả xuất khẩu của VINACAFE trong thời gian qua. 2.3.1 Chất lượng ca fe xuất khẩu Chất lượng hàng nông sản nói chung và Ca fe nói riêng phụ thuộc rất nhiều yếu tố : Điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ 1 khâu nào trong tất cả quá trình không hoàn thiện sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm Ca fe Việt Nam hầu hết được bắt đầu từ những giống đã được chọn lọc qua nhiều thập kỷ, lại được gieo trồng trên những vùng đất có khí hậu thích hợp, đắc biệt trên những vùng cao từ 300 m trở lên lên Ca fe càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon được nhiều người ưu chuộng. Từ đầu những năm của thập kỷ 90, diện tích Ca fe Việt Nam tăng đột biến. Do công tác quản lý Ca fe không theo kịp nên chất lượng Ca fe đã có phần giảm sút so với trước đây. Tình trạng hạt đen, hạt lên men, hạt thối lẫn lộn cùng nhiều tạp chất không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá xuất khẩu thấp gây thiệt hại cho người sản xuất. Bên cạnh đó công tác chế biến ( sơ chế) rất phân tán, thô sơ thiếu kỹ thuật nên chất lượng CA fe thường kém mặc dù chúng ta có nguồn đầu vào thơm ngon chất lượng tốt. Vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong các lô hàng Ca fe xuất khẩu của Việt nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt mức quy định. Hiện nay do chất lượng Ca fe Việt Nam chưa đảm bảo lên khách hàng thường phải mang Ca fe Việt Nam qua tái chế ở 1 số nước trung gian trước khi đi đến nơi tiêu thụ chính thức. Do vậy họ thường trả giá thấp hơn so với giá quốc tế. Đứng trước tình hình đó nhà nước nên xem xét tổ chức lại ngành, công tác xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng được coi trọng hơn để góp phần cải tiến chất lượng mặt hàng Ca Fe xuất khẩu. Nếu trước đây nhiều khách hàng than phiền về chất lượng Ca fe Việt nam thì đến nay chất lượng Ca fe Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, thể hiện qua những đánh giá hết sức khách quan của khách hàng. Hãng NestleSA nhận định : Ca fe Việt Nam có hương vị độc đáo, hương vị này rất hiếm có ở Ca fê cùng loại của nước khác. Hãng ED và F.Man đánh giá rất cao về chấy lượng Ca fe Việt Nam. Nhiều nhà máy xay rang ở Mỹ cho rằng Ca Fe Việt Nam khi pha chế có hương vị rất phù hợp với người tiêu dùng Mỹ. Hiện nay Ca fe xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là loại R 2b ( Robusta loại 2 b) với các tiêu chuẩn như sau : - Tỷ lệ hạt đen và vỡ là 5 % - Độ ẩm cao nhất là 13 % - Tạp chất : 1 % Và lượng Ca fe loại R1 với các tiêu chuẩn sau : - Tỷ lệ hạt đen và vỡ là 2 % - Độ ẩm ao nhất là 12 % - Tạp chất : 0.5 % Với tỷ lệ loại R 2 b chiếm khoảng 80% , còn lại loại R 1 chưa quá 8 %. Trên thực tế, khi buôn bán giao dịch khách hàng chỉ quan tâm đến 1 số chỉ tiêu ngoại hình như kích thước hạt, màu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác chứ không theo 1 tiêu chuẩn cụ thể nào. * Về kích thước hạt : Kích thước hạt chỉ là một tiêu chuẩn quan trọng có ý nghĩa cả về chất lượng cũng như năng suất Cà fê. Theo đánh giá chất lượng quốc tế : - Loại I : Hạt có kích thước trên sàng N16 ( 6,3mm ). - Loại II : Hạt có kích thước trên sàng N14 ( 5,6mm). - Loại không sử dụng được lọt sàng N10 ( 4,2 mm) Nước ta, những nông trường có vườn cây tốt, năng xuất cao và ổn định thì hạt loại I chiếm tỷ trọng 50 - 60 % và xấp xỉ 40 % hạt loại II. Những năm 90 trở lại đây, chất lượng Ca fe có phần tăng, tỷ lệ hạt nảy mầm nhiều với kích thước lớn đạt 40% ( Loại I). Như vậy xét về mặt kích thước, Ca fê Việt Nam có trên 95 % khối lượng hạt đạt tiêu chuẩn xuất, trong nhiều năm qua, chất lượng Ca fe xuất khẩu nói chung còn nhiều khiếm khuyết. Nên vấn đề cơ bản để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng Ca fe Việt Nam, vấn đề chen chốt đó là đầu tư cơ sở. * Về chất lượng : Chất lượng Ca fe không ổn định. Đáng chú ý là các dạng hạt đen, nâu, xanh non, sâu ... vẫn còn lẫn nhiều do : - Người sản xuất tranh thủ hái Ca fe xanh khi đầu vụ thu hoạch. - Quá trình thu hái cà fê của khu vực tư nhân không đảm bảo tạp chất lẫn nhiều . - Xay xát và mua bán cà fê khi còn đang ở độ ẩm cao. - Công tác chế biến, sẫn bãi chưa được đảm bảo. Thông thường cũng giống như các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung, Cà fê xuất khẩu phải qua mua bán nội địa từ nhà sản xuất đến các đại lý trung gian rồi mới đến các nhà xuất khẩu trực tiếp. Trước đây người sản xuất thường xay xát chế biến thành cà fê sô có độ ẩm từ (17 - 20%) vụ mùa 1997 - 1998 tuy độ ẩm đã giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức cao ( 14 - 15%). Do đó để xuất khẩu thì nhà xuất khẩu phải tái chế cho Cà fê có độ ẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (dưới 12%) vừa gây thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng đến chất lượng cà fê xuất khẩu . Do tập quán quen xuất khẩu loại cà fê xô có quy định độ ẩm, tỷ lệ hạt đen và có lẫn tạp chất nên đã không khuyến khích được người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy sẽ dẫn đến mất uy tín với khách hàng gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu cà fê của Việt Nam. Như vậy, để cà fê xuất khẩu của Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới, cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng cách khắc phục tất cả các nhược điểm ở trên. Đồng thời phát huy những ưu thế đặc biệt của cà fê Việt Nam cả về chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có của nó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế. 2.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu . Cơ cấu mặt hàng cà fê xuất khẩu của Việt Nam còn rất đơn điệu. Hầu như cà fê mới chỉ qua sơ chế , chưa qua chế biến cao cấp. Sản phẩm Ca Fe xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Ca Fe vối, Ca fê chè chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ. Trong đó 95 % tổng khối lượng Ca fe xuất khẩu là Ca fe nhân sống, Ca Fe hoà tan chỉ chiếm từ 3,3 - 4,7 %, Ca fe nhân rang chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ từ 0,1 - 0,3 %. Cơ cấu Ca fe xuất khẩu của Việt Nam được hình thành do sự thoả thuận buôn bán với khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, do công nghiệp chế biến còn yếu và thiếu tập chung nên công tác sơ chế sản phẩm chất lượng như Ca fe xay rang, Ca fe hoà tan ..... Hiện tại sản lượng Ca fe hoà tan của ta còn quá nhỏ so với nhu cầu thế giới. Do không được chú ý trong đầu tư phát triển nên sản lượng nhỏ, hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp không tương xứng với giá trị thực tế của nó. Trong khi đó sản lượng cà fê xuất khẩu trên thế giới tương đối lớn đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cà fê hoà tan ngày càng cao cuả khách hàng quốc tế. Để hiểu rõ hơn tình hình cung cầu cà phê hoà tan của thế giới trong một số năm thống kê được bảng dưới đây : Tình hình cung cầu cà phê hoà tan của thế giới ĐV : 1000 tấn Chỉ tiêu Năm 1980 Năm 1985 Năm 1990 Năm 1995 Cung 294 294 302 304 Cầu 243 244,2 310 320 (Nguồn : VICOFA). So sánh biểu trên ta thấy từ năm 1990 trở về trước nhu cầu cà phê hoà tan trên thế giới là tương đối thấp ( Cung luôn vượt cầu ) , từ năm 1990 trở lại đây nhu cầu cà phê hoà tan tăng mạnh ( Cầu luôn vượt cung) đã chứng tỏ sự thay đổi lớn trong nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng . Có rất nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã chuyển hướng sang tiêu thụ mạnh cà phê hoà tan như Mỹ , Anh ,Pháp .... Đây là một sự chuyển hướng rất đáng chú ý đối với tất cả các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng . Như vậy để đạt hiệu quả cao trong xuất khẩu cà phê đòi hỏi VINACAFE phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường . Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu cà phê một bài toán khó về thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu , tăng tỷ trọng cà phê hoà tan để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những khách hàng sành điệu . Tuy nhiên , cà phê hoà tan không thể cạnh tranh nổi với cà phê hoà tan của Inđô nê xia , Xinga po, vì giá cao và chất lượng không phù hợp . Hiện nay cà phê hoà tan của ta cạnh tranh ngay trên đất nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn .Vì vậy , để tăng lượng cà phê hoà tan xuất khẩu cần thiết phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm . Bên cạnh đó vấn đề cốt lõi trong việc thay đổi cơ cấu là tăng tỷ lệ cà phê chè và giảm tỷ lệ cà phê vối vì sản phẩm cà phê thành phẩm là sự phối hợp giữa các loại cà phê với nhau với các tỷ lệ tương thích . Với những nỗ lực thực sự trong việc chuyển dịch cơ cấu cà phê xuất khẩu , hy vọng rằng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ có thêm nhiều mặt hàng cà phê phong phú hơn , đa dạng hơn với chất lượng đảm bảo để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài , tạo uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế . 2.3.3 Sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu : Trong những năm qua , sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao . Cà phê đứng thứ 2 sau gạo về kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản . Để hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua chúng ta cùng xem xét biểu dưới đây : Biểu số lượng , giá cả và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ( 1996 - 1999 ): Năm Số lượng xuất khẩu ( 1000 tấn) Giá xuất khẩu bình quân (USD/Tấn) Kim ngạch xuất khẩu ( Triệu USD) 1996 205 1.613 336,8 1997 389 1.260 490,5 1998 342 1.725 590 1999 380 1.500 570 Mức TTBQ(%) 17 14 (Nguồn : VICOFA) Có thể nói rằng , sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh , tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17 % kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 14 % . Giá cà phê hàng năm biến động lên x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV602.doc
Tài liệu liên quan