LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA TOÀN CẦU HOÁ 4
I/ Tính tất yếu của toàn cầu hoá
1) Hội nhập là xu hướng tất yếu của kinh tế Thế Giới và Việt Nam
2) ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá đối với ngành công nghiệp ôtô Thế Giới 7
3) Nhứng kinh nghiệm thành công trong ngành công nghiệp ôtô của một số nước 17
khi tham gia hội nhập
CHƯƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH, HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ TẠI VIỆT NAM. 19
I/ Kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện chính sách mở cửa.
1) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1986
2) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay và đIều kiện hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam 21
3) Sự hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam 24
II/ Tình hình hoạt động của các liên doanh ôtô tại Việt Nam 32
1) Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995
2) Giai đoạn từ năm 1996 đến nay 34
III/ Khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam 37
1) Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
2) Khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô tại Việt Nam 39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH THAM GIA AFTA 44
I/ Dự báo tình hình thị trường ôtô của Việt Nam và các nước Asean
60 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giảI pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam trong tiến trình gia nhập Afta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể nói kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này mặc dù đã có bước phát triển so với thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ nhưng vẫn còn lạc hậu và chậm phát triển.
- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, số xe ôtô ở Việt Nam chỉ rất ít thuộc sở hữu của các quan chức cao cấp của Chính quyền thực dân Pháp và tay sai tại Việt Nam.
Kể từ năm 1954, số lượng xe ôtô của Việt nam bắt đầu tăng lên nhiều hơn. Nguồn xe chủ yếu ở miền Bắc là nhập khẩu từ các nước XHCN qua các nguồn viện trợ của các nước anh em. Số xe này được dùng vào việc xây dựng CNXN ở miền Bắc và phục vụ chiến đấu ở miền Nam. Với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc nhập khẩu phân phối và sử dụng xe ôtô đều do nhà nước qui định. ở miền Nam các xe ôtô được nhập vào chủ yếu từ các nước tư bản(chủ yếu là Mỹ) và đa phần là xe phục vụ mục đích quân sự. Trong những năm 1960, miền Bắc nước ta đã có hình thành một số nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô và các nhà máy sửa chữa đại tu ôtô nhưng những nhà máy sản xuất phụ tùng này còn ở qui mô nhỏ, qui trình sản xuất phụ tùng thô xơ. Hoạt động chủ yếu là sản xuất những chi tiết cơ khí đơn giản phục vụ cho việc thay thế cho các xe ôtô phục vụ ở chiến trường.
1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986
- Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Bắc Nam chung về một mối cùng xây dựng chủ nghĩ xã hội. Mô hình quản lý kinh tế giai đoạn này của Việt Nam vẫn là mô hình quản lý tập trung bao cấp. Đây là giai đoạn bộc lộ những sai lầm, yếu kém của cơ chế điêu hành đó, kinh tế chậm phát triển tỷ lệ lạm phát luôn ở mức ba con số. Đời sống nhân dân rất khó khăn.
- Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, ta thu được một số lượng xe quân sự và du lịch do từ chế độ Nguỵ Quyền nhưng các loại xe này đều thuộc hệ các nước tư bản nên việc lo phụ tùng thay thế tại thời điểm trước khi nền kinh tế mở cửa là rất hạn chế. Do vậy số lượng xe này cũng không đem lại hiệu quả hoạt động cao. Mặc dù một số nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô đã được hình thành từ trước năm 1975 tại miền Bắc nhưng sau năm 1975 và đến tận năm 1986 sự hoạt động của các nhà máy này là rất yếu kém do trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp cộng với cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp. Điều đó đã dẫn đến việc đóng cửa hay giải thể nhều nhà máy kể từ khi không còn thực hiện chính sách quản lý tập trung bao cấp.
2) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay và điều kiện hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam
2.1. kinh tế phát triển tạo điều kiện hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam
- Nhờ chính sách đổi mới với việc mở cửa nền kinh tế và phát triển nhiều thành phần kinh tế(5 thành phần kinh tế), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đã được quốc tế đánh giá cao. Mặc dù công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta được bắt đầu thực hiện vào năm 1986(Sau đại hội VI của Đảng) nhưng những thay đổi tích cực chỉ bắt đầu từ năm 1991(Sau Đại hội VII của Đảng). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh nhờ các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2000 là 8,2%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn 2 gấp đôi(2,07 lần). Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm năm 2000 đã đạt 27% GDP. Nhờ các chính khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam thì số lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã tăng đều hàng năm. Tính cho đến năm 1999 đã có 2.800 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 37.088,4 triệu USD.(Niên giám thống kê Việt Nam-1999)
Đảng và nhà nước Việt Nam đã xác định con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong thời kỳ phát triển kinh tế quá độ để tiến lên CNCS. Việt Nam đã bước đầu có được thành công trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá với chính sách tập trung phát triển công nghiệp. Điều này được thấy ở sự thay đổi tỷ trọng đóng góp của các ngành đối với GDP trong giai đoạn phát triển từ năm 1991 đến năm 2000.
Năm 1991 tỷ trọng của ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 40,49%, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là 23,79%, tỷ trọng ngành dịch vụ là 35,72%. Tỷ trọng của các ngành thay đổi qua các năm với xu hướng tỷ trọng Nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm trong khi đó tỷ trọng của ngành Công nghiệp và xây dựng cũng như tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng đều đặn. Năm 2000 tỷ trọng của ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ còn chiếm 24,30%, ngành công nghiệp đã tăng lên đến 36,61%, ngành dịch vụ là 39,09%(Theo văn kiện đại hội Đảng quốc lần thứ IX-trang 149,150).
Kinh tế phát triển cũng tạo cho ngành giao thông vận tải phát triển trong đó giao thông đường bộ chiếm tỷ trọng lớn. Trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì ôtô là phương tiện giao thông thuận tiện và phổ biến nhất. Do vậy nhu cầu về ôtô ngày càng tăng theo sự phát triển của kinh tế. Trong giai đoạn này ôtô chủ yếu được coi là tư liệu sản xuất(chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách). Cùng với kinh tế phát triển thì thu nhập của người lao động ngày càng tăng, do vậy ôtô cũng đang dần được coi là hàng tiêu dùng cao cấp ở Việt Nam.
Từ những dự báo phát triển kinh tế của Việt Nam ở đầu giai đoạn này, các hãng ôtô trên thế giới đã rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Với những bước đi chuyển mình của nền kinh tế từ năm 1991 đến 1995 tì đã có nhiều hãng ôtô quyết định nhảy vào đầu tư tại thị trường Việt Nam.
2.2. Việt Nam định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Chính sách công hiệp hoá và hiện đại hoá của Đảng và Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển trong đó công nghiệp cơ khí có vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy ngành công nghiệp ôtô chiếm 7-10% GDP mỗi nước và thu hút một lực lượng lao động lớn. Ngành công nghiệp ôtô có vai trò trọng tâm trong ngành công nghiệp cơ khí do việc khi ngành công nghiệp chế tạo ôtô hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác cùng phát triển như ngành sản xuất vật liệu, sắt thép, công nghiệp cao su, chất dẻo, hoá chất điện, điện tử...
Ví dụ: ở Mỹ ngành công nghiệp ôtô chiếm tỷ trọng trong các ngành công nghiệp như sau:
+ Sắt thép
+ Cao su
+ Chất dẻo/hoá chất
+ Xăng dầu
+ Sản xuất phụ tùng
. . . . . .
Do vậy việc phát triển ngành công nghiệp ôtô, xe máy là thực sự cần thiết để giúp cho các ngành công nghiệp khác cùng phát triển nhất là ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ôtô(sản xuất phụ tùng, dịch vụ).
3) Sự hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam
- Năm 1991 Bộ kế hoạch đầu tư đã cấp giấp phép đầu tư cho 2 công ty liên doanh lắp ráp ôtô đầu tiên tại Việt Nam là Công ty ôtô Mêkông và công ty ôtô Hoà Bình(VMC). Đây là hai công ty lắp ráp ôtô đầu tiên tại Việt Nam nhưng thực chất đây là hai công ty thương mại đầu tư dây chuyền lắp ráp và mua linh kiện CKD về lắp chứ không phải là chính các hãng ôtô nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù năng lực sản xuất thấp và chất lượng sản phẩm kém nhưng do kinh tế Việt nam phát triển mạnh nên nhu cầu ôtô tăng mạnh, thêm nữa thị trường xe ôtô trong nước chỉ có hai nhà sản xuất nên hoạt động của hai công ty này khá tốt. Doanh số bán ra tăng hàng năm, đặc biệt đối với công ty ôtô Hoà Bình doanh số bán ra trung bình hàng năm từ năm 1992 đến năm 1995 tăng 90 đến 100%.
- Năm 1992 Bộ Công nghiệp cùng tập đoàn ôtô Mitsubishi của Nhật Bản đã cùng tiến hành nghiên cứu và lập kế hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam. Theo dự án này thì:
+ Nhu cầu về ôtô của Việt Nam sẽ tăng rất mạnh trong vòng 20 năm tới. Trong đó cụ thể như năm 2000 Việt Nam có khoảng 426.000 xe ôtô các loại và vào năm 2005 thì tổng số xe ôtô của Việt Nam là 652.200 xe. Trong đó riêng nhu cầu ôtô các loại năm 2000 là 59.140 xe và vào năm 2005 sẽ là 80.850 xe.
+ Hãng nào có được chỗ đứng trong thị trường(thị phần) sẽ có rất nhiêu thuận lợi khi thị trường bùng nổ nhu cầu ôtô.
+ Chính phủ sẽ xây dựng một kế hoạch để tiếp tục mở cửa cho các nhà sản xuất ôtô khác vào đầu tư kinh doanh Việt Nam.
Trên cơ sở hoạt động tốt của hai công ty lắp ráp ôtô đầu tiên tại Việt Nam và dự án nghiên cứu tổng thể phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam giữa Bộ Công nghiệp và tập đoàn ôtô Mitsubishi thì nhiều công ty ôtô trên thế giới đã quyết định nhảy vào thị trường Việt Nam.
Cuối năm 1993(tháng 12 năm 1993) tập đoàn ôtô Deawoo Hàn Quốc có được giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Sang đầu năm 1994, Bộ Kế hoạch đầu tư đã cấp giấp phép đầu tư cho liên doanh lắp ráp ôtô Ngôi Sao(VINASTAR). Năm 1995 là sự bùng nổ về số giấy phép đầu tư đối với ngành công nghiệp ôtô với sự có mặt của một số tập đoàn sản xuất ôtô nổi tiếng trên thế giới như tập đoàn ôtô Ford của Mỹ, tập đoàn ôtô Mercesdes Benz của Đức và tập đoàn ôtô Toyota của Nhật Bản. Kể từ bắt đầu thành lập hai công ty lắp ráp ôtô đầu tiên tại Việt Nam cho đến năm 1996 đã có 14 công ty liên doanh lắp ráp ôtô được Bộ Kế hoạch đầu tư cấp giấy phép đầu tư nhưng chỉ có 11 liên doanh đi vào hoạt động. Ba công ty sau khi được cấp giấy phép đâu tư đã rút khỏi thị trường Việt Nam là liên doanh của tập đoàn ôtô Chrysler của Mỹ, tập đoàn Nissan của Nhật Bản và công ty SingBus của Sing ga po.
Dưới đây là những thông tin chính về 11 công ty lắp ráp ôtô hiện đang hoạt động tại Việt Nam:
3.1. Công ty ôtô Mêkong Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 208 GP cấp ngày 26/4/1991
- Tổng Vốn đầu tư:
36.000.000 USD
- Vốn pháp đinh:
10.000.000 USD
- Phía đối tác nước ngoài:
Saelo Machenical Inc.(Nhật Bản) chiếm 70%
- Phía đối tác Việt Nam:
Nhà máy cơ khí Cổ Loa và Sakyno chiếm 30%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Có hai nhà máy: 01 tại Thành phố Hồ Chí Minh và 01 ở Đông Anh - Hà Nội
- Công xuất thiết kế:
10.000 xe năm(cả hai nhà máy)
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: Fiat Tempra, Fiat Siena 1.3 và 1.6
Xe thưong mại: Iveco Turbodaily mi ni buýt 17 và 21 chỗ, Iveco Turbodaily bán tải thùng kín, Iveco Turbodaily tải loại 2,5 và 3,3 tấn, xe buýt cỡ lớn 30 và 50 chỗ, xe hai cầu Ssangyong Musso
- Thời gian hoạt động:
20 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1992
- Hệ thống phân phối:
Có hai phòng bán và trưng bày sản phẩm của công ty tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Có 22 đại lý bán hàng uỷ quyền trên toàn quốc
Miền Bắc(14), Miền Trung(2), Miền Nam(6).
3.2. Công ty ôtô Hoà Bình(VMC)
- Giấy phép đầu tư:
Số 228 GP cấp ngày 19/8/1991
- Tổng Vốn đầu tư:
33.200.000 USD
- Vốn pháp đinh:
10.000.000 USD
- Phía đối tác nước ngoài:
Colombia Mortors Corporation(Phi líp pin) và Imex Pan Pacific(Phi líp pin) chiếm 70%
- Phía đối tác Việt Nam:
Nhà máy ôtô Hoà Bình và Trancimex chiếm 30%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Hà Nội
- Công xuất thiết kế:
10.900 xe/ năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: Kia Pride, Mazda 323 Familia, Mazda 626, Subaru Legacy, BMW 320i, BMW 323i, BMW 528i, BMV 518i A
Xe thương mại: xe tải Kia ceres loại một cầu chủ động và hai cầu chủ động, xe Pickup Mazda B2200
- Thời gian hoạt động:
30 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1992
- Hệ thống phân phối:
2 phòng bán hàng và trưng bày sản phẩm của công ty
18 đại lý tại 3 miền: Miền Bắc(11), Miền Trung(4), Miền Nam(3)
3.3. Công ty ôtô Deawoo Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 744/GP cấp ngày 11/12/1993
- Tổng Vốn đầu tư:
32.229.000 USD
- Vốn pháp đinh:
10.000.000 USD
- Phía đối tác nước ngoàI:
Công ty ôtô Deawoo (Hàn Quốc) chiếm 100%
- Phía đối tác Việt Nam:
Nhà máy cơ khí 7893 trước tháng 4/2000 chiếm 35% nay đã bán lại cho phía đối tác nước ngoài.
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Huyện Thanh Trì, Hà Nội
- Công xuất thiết kế:
10.000 xe /năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: Nubira 1.6 và 2.0l, Matiz 0.8l, Cielo, espero, leganza, Lanos
Xe thương mại: xe buýt 30 và 50 chỗ
- Thời gian hoạt động:
30 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1996
- Hệ thống phân phối:
Có hai phòng trưng bày và bán sản phẩm của công ty tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Có 20 đại lý tren toàn quốc: miền Bắc(10), miền Trung(3) và miền Nam(7)
3.4. Công ty ôtô Daihatsu Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 1206/GP cấp ngày 14/41994
- Tổng Vốn đầu tư:
32.000.000 USD
- Vốn pháp đinh:
30.600.000 USD
- Phía đối tác nước ngoàI:
Daihatsu Motor(Nhật Bản), Pt astra(In đô nê xia) chiếm 66%
- Phía đối tác Việt Nam:
Nhà máy 19 tháng 8 chiếm 34%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Hà Nội
- Công xuất thiết kế:
3.600 xe/ năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: không có
Xe thương mại: xe chở khách 7 chỗ, xe tải nhẹ
- Thời gian hoạt động:
30 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1996
- Hệ thống phân phối:
Miền Bắc(2), miền Nam(3)
3.5. Công ty ôtô Mercedes-Benz Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 1205/GP cấp ngày 14/4/1995
- Tổng vốn đầu tư:
70.000.000 USD
- Vốn pháp đinh:
15.000.000 USD
- Phía đối tác nước ngoàI:
Daimler-Benz(Đức) và công tyĐầu tư (Pte Sing ga po) chiếm 70%
- Phía đối tác Việt Nam:
Nhà máy cơ khí ôtô Sài Gòn chiếm 25%
Nhà máy ôtô 1/5 chiếm 5%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Thành phố Hồ Chí Minh
- Công xuất thiết kế:
11.000 xe/năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: C200, E230, E240, C200K
Xe thương mại: mi ni buýt, bán tải thùng kín, xe tải 5 tấn, 7 tấn, xe buýt cỡ lớn
- Thời gian hoạt động:
30 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1996
- Hệ thống phân phối:
Phòng trưng bày của nhà máy: 02
Hệ thống đai lý: Miền Bắc(3), Miền Trung(3), Miền Nam(8)
3.6. Công ty ôtô Vinastar Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 847/GP cấp ngày 23/4/1994
- Tổng Vốn đầu tư:
50.000.000 USD
- Vốn pháp đinh:
16.000.000 USD
- Phía đối tác nước ngoàI:
Công ty ôtô Mitsubishi(Nhật Bản) chiếm 25%, tập đoàn Mitsubishi(Nhật Bản) chiếm 25%, Công ty Proton(Ma lai xi a) chiếm 25%
- Phía đối tác Việt Nam:
Vietranscimex chiếm 25%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Làng An Bình, Huyện Thuận An, Tỉnh SôngBé
- Công xuất thiết kế:
9.600 xe/ năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: Proton Wira, Lancer
Xe thương mại: mi ni buýt 9/12/16 chỗ, xe bán tải thùng kín, xe 7 chỗ, xe việt dã 2 cầu Pajero, xe tải 3,5 tấn
- Thời gian hoạt động:
20 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1995
- Hệ thống phân phối:
Phòng trưng bày của nhà máy:
Hệ thống đại lý: miền Bắc(18), miền Trung(3), miền Nam(13)
3.7. Công ty ôtô Suzuki Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 1212/GP, cấp ngày 22/4/1995
- Tổng Vốn đầu tư:
20.957.000 USD
- Vốn pháp đinh:
7.740.000 USD
- Phía đối tác nước ngoàI:
Suzuki(Nhật Bản) chiếm 35%, Nissho Iwai(Nhật Bản) chiếm 35%
- Phía đối tác Việt Nam:
Nhà máy Vikyno chiếm 30%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Tỉnh Đồng Nai
- Công xuất thiết kế:
12.400 xe/năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: không có
Xe thương mại: xi minibuýt nhỏ, xe bán tải thùng kín nhỏ và xe tải nhẹ.
- Thời gian hoạt động:
30 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
Tháng 6/1996
- Hệ thống phân phối:
Miền Bắc(5), Miền Trung(2), miền Nam(6)
3.8. Công ty ôtô Ford Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 1365/GP, cấp ngày 5/9/1995
- Tổng Vốn đầu tư:
102.700.000 USD
- Vốn pháp đinh:
72.000.000 USD
- Phía đối tác nước ngoàI:
Công ty Ford Motor(Hoa Kỳ) chiếm 75%
- Phía đối tác Việt Nam:
Công ty Diesel Sông Công chiếm 25%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Tỉnh Hải Dương
- Công xuất thiết kế:
14.000 xe/năm(2 ca làm việc/ngày)
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: Laser
Xe thương mại: xe minibuýt Transit, xe bán tải thùng kín Transit, xe tải nhẹ Transit, tải 4 tấn Trader và xe bán tải pickup Ranger
- Thời gian hoạt động:
40 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
cuối năm 1997
- Hệ thống phân phối:
Hệ thống đại lý: miền Bắc(1), miền Trung(1), miền Nam(2)
3.9. Công ty ôtô Toyota Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 167/GP, cấp ngày 5/9/1995
- Tổng Vốn đầu tư:
89.606.490 USD
- Vốn pháp đinh:
49.140.000 USD
- Phía đối tác nước ngoài:
Tập đoàn ôtô Toyota(Nhật Bản) chiếm 70%
Công ty Kuo asia Pte của Sing ga po chiếm 10%
- Phía đối tác Việt Nam:
Tổng công ty máy nông nghiệp và động lực Việt Nam chiếm 20%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Huyện Mê Linh, Tỉnh Vĩnh Phúc(diện tích 21 héc ta)
- Công xuất thiết kế:
20.000 xe/năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch: Corolla 1.3L, Corolla 1.6L, Camry 2.2L, Camry 3.0L
Xe thương mại: xe mini buýt Hiace 12 chỗ và 16 chỗ, xe 7 chỗ Zace, xe bán tải thùng kín Hiace và xe 2 cầu Landcruiser.
- Thời gian hoạt động:
40 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1996
- Hệ thống phân phối:
Phòng trưng bày của công ty: miền Bắc(1), miền Nam(1)
Đại lý: miền Bắc(5), miền Trung(1) và miền Nam(6)
3.10. Công ty ôtô Isuzu Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 16/GP, cấp ngày 19/10/1995
- Tổng Vốn đầu tư:
50.000.000 USD
- Vốn pháp đinh:
15.000.000 USD
- Phía đối tác nước ngoài:
Tập đoàn ôtô Isuzu và tập đoàn thương mại Itochu(Nhật Bản) chiếm 70%
- Phía đối tác Việt Nam:
Công ty cơ khí ôtô Sài Gòn và công ty XNK Gò Vấp chiếm 30%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Thành phố Hồ Chí Minh
- Công xuất thiết kế:
23.600 xe/năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch:
Xe thương mại: xe tải 1,45 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5,5 tấn và xe hai cầu Trooper
Trong tương lai: xe buýt cỡ lớn, xe tải hạng nặng và máy kéo.
- Thời gian hoạt động:
30 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
1997
- Hệ thống phân phối:
Miền Bắc(1), miền Trung(1), miền Nam(2)
3.11. Công ty ôtô Hino Việt Nam
- Giấy phép đầu tư:
Số 1599/GP, cấp ngày 18/6/1996
- Tổng Vốn đầu tư:
17.000.000 USD
- Vốn pháp đinh:
4.983.000 USD
- Phía đối tác nước ngoài:
Tập đoàn ôtô Hino(Nhật Bản) chiếm 51%, tập đoàn thương mại Sumitomo(Nhật Bản) chiếm 16%
- Phía đối tác Việt Nam:
Nhà máy sửa chữa ôtô số 1 chiếm 33%
- Địa chỉ nhà máy lắp ráp:
Thanh Trì - Hà Nội
- Công xuất thiết kế:
1.700 xe/năm
- Các loại sản phẩm:
Xe du lịch:
Xe thương mại: xe tải Hino 5 tấn, 7 tấn và 15 tấn
- Thời gian hoạt động:
40 năm
- Thời điểm bắt đầu bán sản phẩm:
cuối năm 1997
- Hệ thống phân phối:
Miền Bắc(1), miền Trung(1), miền Nam(1)
II/ Tình hình hoạt động của các liên doanh ôtô tại việt nam
1) Giai đoạn từ 1992 đến 1995
Bắt đầu từ năm 1992, thị trường ôtô Việt Nam đã có hai nhà sản xuất trong nước là Công ty liên doanh ôtô Mêkông và Xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình(VMC). Năm 1992 là năm thứ hai liên tiếp có mức tăng trưởng kinh tế cao, do vậy nhu cầu xe ôtô của Việt nam cũng tăng lên. Với những loại xe du lịch như Kia Pride, Mazda 323 - 626(của VMC) hay Fiat và Mekong 2 cầu(của Công ty liên doanh ôtô Mêkông) đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thị trường xe trong nước tại thời điểm đó. Doanh số bán ra của hai liên doanh này mỗi năm một tăng lên. Vào năm 1995 thì có thêm hai liên doanh sản xuất ôtô khác cũng đã bắt đầu đưa ra thị trường xe lắp ráp trong nước là Công ty liên doanh ôtô Daewoo và công ty liên doanh sản xuất ôtô Vinastar.
Doanh số cụ thể từng năm của các liên doanh ôtô trong giai đoạn từ năm 1992 - 1995 là:
1992
1993
1994
1995
Công ty liên doanh sản xuất ôtô Mêkông
Số xe bán ra
72
450
512
568
Thị phần xe trong nước
16,9%
45,9%
33,8%
17,2%
Xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình
Số xe bán ra
355
531
1002
2214
Thị phần xe trong nước
83,1%
54,1%
66,2%
67,2%
Công ty liên doanh ôtô Deawoo
Số xe bán ra
467
Thị phần xe trong nước
14,2%
Công ty liên doanh sản xuất ôtô Vinastar
Số xe bán ra
44
Thị phần xe trong nước
1,4%
(Theo tài liệu của Liên doanh ôtô Daewoo.
Báo cáo tổng kết năm 1995)
Do số chủng loại còn hạn chế(chủ yếu là xe du lịch 4 chỗ, rất ít loại xe thương mại như xe buýt hay xe tải) và cộng với chính sách của của Nhà nước trong giai đoạn này là vẫn cho nhập khẩu xe ôtô(kể cả xe 4 chỗ) do vậy số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn này tương đối lớn với con số cụ thể của từng năm như sau:
1992
1993
1994
1995
Số xe nhập khẩu
3482
5604
7240
9578
(Bộ Thương Mại – Vụ XNK)
Từ con số xe ôtô được nhập khẩu vào Việt Nam cho they nhu cầu sử dụng xe ôtô ở Việt Nam tăng lên rất nhanh.
2) Giai đoạn từ 1996 đến nay
Sang năm 1996 đã có thêm 4 liên doanh ôtô khác bắt đầu hoạt động là: Công ty Toyota Việt Nam, Công ty liên doanh ôtô Daihatsu(Vidanco), Công ty Suzuki Việt Nam và công ty Mercesdes-Benz Việt Nam. Việc thêm 4 liên doanh ôtô bước vào hoạt động trong năm 1996 đã làm cho chủng loại xe lắp trong nước phong phú hơn. Do vậy tổng số lượng xe lắp ráp trong nước được tăng lên trong năm 1996 là 5.202 xe(tăng 63% so với năm 1995).
Năm 1997 lại có thêm 03 liên doanh ôtô nữa chính thức đi vào hoạt động là: Công ty Ford Việt Nam, Công ty Isuzu Việt Nam và công ty Hino Việt Nam.
Đến thời điểm này thì tại Việt Nam đã có tổng sô 11 liên doanh ôtô đi vào hoạt động. Có thể nói thị trường ôtô Việt Nam kể từ năm 1997 bắt đầu nóng bỏng hẳn lên với sự cạnh tranh gay gắt giữa các liên doanh ôtô trong nước để giành thị phần.
Năm 1997 thị trường ôtô trong nước tăng trưởng 14%, năm 1998 do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nên mức tăng trưởng thị trường ôtô trong nước bằng 0%. Sang năm 1999 những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã giảm bớt, thị trường ôtô trong nước lại có mức tăng trưởng 17%. Năm 2000 chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục của thị trường ôtô trong nước là 100% đạt 13.958 xe. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột biến này là do kinh tế Việt Nam năm 2000 có mức tăng trưởng khá, thêm nữa là do việc thực hiện luật doanh nghiệp đã làm tăng thêm hơn 10.000 doanh nghiệp mới trong năm 2000 do vậy nhu cầu xe ôtô cũng tăng lên. Dự báo thị trường ôtô trong nước năm 2001 sẽ vẫn có nhiều triển vọng tăng trưởng ở mức cao(khoảng 50%).
Số lượng xe lắp ráp trong nước của các liên doanh ôtô trong nước giai đoạn này là:
1996
1997
1998
1999
2000
2001*
Toyota
189
1.277
1.836
2.179
4.616
Mekong
892
527
416
281
423
VMC
2.059
1.349
948
1.252
2222
Daewoo
964
689
465
1.119
1.750
Vinastar
409
622
702
650
935
Daihatsu
495
556
345
434
778
Suzuki
128
493
390
320
947
Mercesdes
66
351
252
183
547
Isuzu
57
148
204
454
Hino
16
64
44
91
Ford
11
365
325
1195
5.202
5.948
5.931
6.991
13.958
20.000
(Tài liệu của công ty liên doanh ôtô Ford Việt Nam)
Những điểm đáng chú ý của thị trường ôtô trong nước ở giai đoạn này là:
-Doanh số quá thấp so với công xuất thiết kế: mặc dù doanh số bán ra của các liên doanh ôtô trong nước ngày một tăng nhưng so với tổng công suất thiết kế của các liên doanh ôtô trong nước là còn quá thấp. Tổng công suất các liên doanh ôtô trong nước là 230.000 xe/năm, như vậy hiện nay tính trung bình các liên doanh ôtô trong nước chỉ hoạt động dưới 10% công suất. Do vậy chi phí cố định trên mỗi đầu xe quá cao dẫn đến giá thành xe cao. Hầu hết các liên doanh hoạt động vãn bị lỗ, chỉ có liên doanh Toyota Việt Nam là có lãi.
- Thiếu sự tập trung chuyên môn hoá: Do phải cạnh tranh gay gắt nên nhiều liên doanh đã phải tung ra nhiều loại xe với nhiều mẫu mã và một số liên doanh còn phải giảm giá. Với số lượng xe thấp lại trải ra nhiều loại xe nên có thể thấy số lượng xe trên mỗi loại là rất thấp. Do vậy việc tập trung chuyên môn hoá để phát triển sản phẩm rất khó khăn.
- Sức ép cạnh tranh: xe trong nước còn bị cạnh tranh gay gắt từ phía xe được nhập khẩu(cả mới và cũ). Số lượng xe được nhập khẩu hàng năm trong giai đoạn này là tương đối lớn.
- Công nghệ sản xuất thấp: công nghệ sản xuất mới chỉ dừng lại ở công nghệ lắp ráp dạng CKD, chưa có liên doanh nào đâu tư phát triển nhà máy lắp ráp dạng IKD. Đồng thời ngành công nghiệp phụ tùng chưa phát triển được.
-Đối tượng khách hàng còn giới hạn: nhu cầu thị trường ôtô khu vực tư nhân chưa tăng lên mạnh(mới chỉ đáp ứng được cho một số người có thu nhập cực cao-chủ yếu là những người làm kinh doanh) do:
+ Thu nhập của người dân còn thấp(GDP tính theo đầu người chỉ khoảng 300 USD/năm) khó có thể mua một chiếc xe máy của Nhật Bản hay Thái Lan chứ chưa nói đến xe ôtô.
+ Do cơ sở hạ tầng về giao thông ở Việt còn kém, việc đi lại bằng ôtô còn chưa thuận tiện(Đường phố chật hẹp, thiếu nơi đỗ xe...).
III/ Khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô việt nam
1) Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
1.1. Nhãn hiệu sản phẩm
Do ôtô là sản phẩm có một đặc thù khác biệt với các loại sản phẩm hàng hoá khác là nó là sản phẩm tiêu dùng có giá trị lớn. Người sử dụng xe ôtô ngoài mong muốn sở hữu một chiếc xe ôtô mang lại nhiều giá trị hữu hình(tính tiện nghi, tiện dụng, an toàn, kinh tế...) thì còn mong muốn xe có giá trị vô hình(mang lại sự uy tín, sang trọng cho người chủ) thông qua nhãn hiệu sản phẩm mình sử dụng.
Vì vậy ngoài các yếu tố cần phải có trong trong khả năng cạnh tranh của sản phẩm như mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh thì thương hiệu sản phẩm cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó.
1.2. Công nghệ sản xuất chế tạo
Công nghệ sản xuất chế tạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với chất lượng sản phẩm và cả gía thành sản phẩm.
Xe ôtô được áp dụng các công nghệ mới và sản xuất trong các nhà máy hiện đại thì sẽ đạt độ chính xác cao, góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt với dây chuyền sản xuất tự động thì năng xuất rất cao(thời gian sản xuất một xe ôtô rất ngắn-VD: tính trung bình một chiếc xe ôtô được sản xuất ở Mỹ hay ở Nhật Bản chỉ 8 phút/xe) điều này dẫn đến có thể giảm giá thành sản phẩm.
Nghiên cứu và phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0026.doc