Mở đầu 1
Chương I: những lý luận cơ bản về cạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh 3
I Lý thuyết cạnh tranh 3
1. khái niệm cạnh tranh 3
2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh 5
2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 5
2.2. Đối với doanh nghiệp 6
2.3. Đối với ngành 6
2.4. Đối với sản phẩm 7
3. Các hình thức cạnh tranh 7
3.1. Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh 7
3.2. Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh 8
3.3. Căn cứ vào phạm vi kinh tế 9
4. Các công cụ cạnh tranh 10
4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 10
4.2. Cạnh tranh bằng gía cả 11
4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối 13
4.4. Cạnh tranh bằng chính sách maketing 13
5. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh 14
II. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh 16
2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực canh tranh 20
2.1. Doanh thu , thị phần 21
2.2. Chi phí 22
2.3. lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 22
2.4. Uy tín của doanh nghiệp 23
87 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại Công ty may Hồ Gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, còn lại là phục vụ nhu cầu nội địa. Thị trường xuất khẩu hàng may của công ty bao gồm:
* ở khu vực Châu á gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo.
* ở khu vực EU gồm : Canađa, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha
Trong đó hai thị trường Mỹ, Nhật bản và EU là hai thị trường lớn nhất của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Nhật bản chiếm hơn 30% và sang thị trờng EU chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Với thị trường Nhật bản đây là một thị trường lớn người dân ở đây có sức tiêu thụ nhanh, mặc dù trong những năm gần đây sức hút của thị trường có sự giảm sút do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng trong tương lai đây vẫn là thị trường chủ yếu của Công ty, còn với thị trờng EU, tuy đây là một thị trường được quản lý bằng hạn ngạch, hàng hoá muốn xâm nhập và được thị trường này chấp nhận phải có Qouta, nhưng nhờ có buôn bán hàng Dệt may giữa Việt Nam và EU đã được ký kết nên việc xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường này cũng gặp nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này tăng qua các năm, hứa hẹn một thị trường có nhiều triển vọng và tiềm năng. Tuy nhiên hàng hoá nhập vào EU có mức độ cạnh tranh đối gay gắt do mức độ tập trung của các nhà sản xuất và xuất khẩu trên thế giới ngày càng quan tâm tới thị trường tiềm năng này. Hơn thế nữa, bởi là một thị trường đa quốc gia phát triển với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, do vậy yêu cầu về sản phẩm khá cao, không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều sâu của sản phẩm. Điều này nghĩa là sản phẩm nhập khẩu vào EU không những đòi hỏi sự hợp lý về giá cả, chất lượng tốt mà sâu hơn nữa chính là lợi ích đem lại trong quá trình sử dụng thậm chí là sau khi kết thúc việc sử dụng sản phẩm đó. Trong tương lai Mỹ và các nớc Đông âu sẽ là những thị trường mới với những hướng phát triển cho Dệt may của Công ty. Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn, người dân Việt Nam cư trú ở đây cũng khá đông đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết và hiệu lực sẽ tạo ra một tiền đề vững chắc cho phát triển của Công ty.
4.3. Môi trường cạnh tranh của Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các Công ty luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực cạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các Công ty vươn lên phát triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động. Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến phương lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội. Cạnh tranh là biểu hiện của tính hai mặt đối lập nhau tuy nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối với Công ty may Hồ Gươm, là Công ty mới thành lập nên có nguồn vốn tích luỹ chưa cao, kinh nghiệm kinh doanh còn chưa có nhiều song bước đầu Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trong ngành Dệt may Việt Nam, sản phẩm của công chỉ phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng trên thế giới. Điều đó đã khẳng định được về chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh găy gắt của cơ chế thị trường mà các đơn vị cùng ngành khác như Công ty may Thăng Long, Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Công ty may Chiến Thắng và các sản phẩm nhập khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo. Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định , được nhà nước quan tâm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đấy chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty may nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác những điểm mạnh, những lợi thế của mình của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bất lợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp.
II.thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty may hồ gươm
1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Biểu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2001 - 2003)
Đơn vị: 1.000đ
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận
Tổng tài sản
2001
146.000.000
4.500.000
32.666.000
2002
180.000.000
4.600.000
30.865.000
2003
200.000.000
4.900.000
33.951.000
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1. Tỷ suất lãi doanh thu %
2,7%
6,1%
7%
2. Tỷ suất lãi trên vốn sản xuất bình quân (%)
12,2%
16,4%
13,3%
3. Tỷ suất doanh thu trên chi phí
1,25
1,07
1,08
4. Số lần chu chuyển của tổng tài sản (Vòng)
4,4
4,5
4,8
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tỷ suất lãi doanh thu của Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long tăng khá cao trong năm 2002-2001. Tuy nhiên đến năm 2003 tỷ suất này giảm rất nhiều so với năm 2001, bởi vì trong năm 2002 mặc dù tổng doanh thu đạt đến 200 tỷ đồng nhưng do chi phí trong kỳ cũng tăng nhiều nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng của lợi nhuận. Tỷ suất lãi doanh thu của năm 2001 của Công ty là 2,7%, năm 2002 là 6,1% (tăng 3,4% so với năm2001) và năm 2003 chỉ tiêu là 7% (Tăng 0,9% so với năm 2002)
Công ty đạt tỷ suất lãi doanh thu cao nhất là 7% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu năm 2003 thì Công ty đạt 7 đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu tỷ suất lãi trên vốn cũng là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng bỏ vốn ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2002 Công ty đạt tỷ suất lãi trên vốn cao nhất 16,4% tăng 4,2% so với tỷ suất lãi trên vốn của năm 2001. Cụ thể cứ 100 đồng vốn sản xuất năm 2002 công ty được 16,4 đồng lợi nhuận. Trong khi đó năm 2001 thu được 12,2 đồng và năm 2003 chỉ thu được 13,3 đồng.
Khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì ta có thể thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Đó là mối quan tâm của mọi doanh nghiệp, ta có thể xem xét việc này qua chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên chi phí hay còn gọi là năng lực sản xuất của mỗi đồng chi phí tăng được trong những năm gần đây.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ doanh thu trên vốn giảm.Từ đó ta có thể thấy rằng doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả động vốn bỏ ra để đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty được đánh gía là tốt bởi doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên qua các năm và tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Những kết quả mà Công ty đã đạt được điều đó chứng tỏ rằng năng lực cạnh tranh của Công ty ngày càng được nâng cao. Đó là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của cả Công ty từ ban lãnh đạo của Công ty đến bộ phận sản xuất, đến bộ phận bán hàng. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết quả đó là do sản phẩm của Công ty ngày càng có chất lượng tốt hơn. Kết quả này đạt được là một thành tích của một quá trình cạnh tranh gay gắt, nhằm lôi kéo được khách hàng về phía mình đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Doanh thu của Công ty tăng chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ hàng hoá tăng lên chứ không phải do tăng giá. Do vậy một phần nào đó có thể khẳng định rằng năng lực cạnh tranh của Công ty đã được nâng cao hơn so với các năm trước.
Biểu 2: Biểu phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty trong 3 năm
(2000đ 2002)
Đơn vị: sản phẩm
Stt
Tên sản phẩm
Thực hiện
2001/200
2002/2001
2000
2001
2002
CL
TL
(%)
CL
TL (%)
1
Tổng SP tiêu thụ
710857
807022
925891
96165
13
118869
14
2
Quần áo trẻ em
150485
182989
223978
32504
21,6
40989
22,4
3
Quần bò, quần âu
80485
95375
113687
14890
18,5
18312
19,2
4
Aó sơ mi các loại
81128
91561
104361
10433
12,86
12800
13,9
5
Aó nỷ
6966
7237
7468
271
3,9
231
3,2
6
Ao dệt kim
51186
53950
57510
2764
5,4
3560
6,6
7
Quần sooc
10197
10778
11457
581
5,7
679
6,3
8
áo jacket các loại
82622
89231
96547
6609
8
7316
7,7
9
áo gile các
5794
7416
7646
1622
2,8
230
3,1
10
Bộ thể thao
1513
1552
1603
39
2,6
51
3,3
11
Quần áo các loại
240481
266933
301634
26452
11
34701
13
(Nguồn: Số liệu lấy từ phòng kinh doanh của Công ty may Hồ Gươm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng trên tiêu thụ của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, hầu hết các sản phẩm của Công ty đều tăng, đặc biệt là mặt hàng áo sơ mi, quần âu, quần áo của trẻ em, các sản phẩm dệt kim.
Điều này chứng tỏ năng suất lao động của Công ty tăng lên qua các năm, và doanh nghiệp đã luôn chủ động tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể:
- Sản phẩm quần áo trẻ em: Là mặt hàng truyền thống của Công ty,Công ty đã tạo được uy tín trong sản xuất và gia công các loại quần áo trẻ em. Một vài năm trước đây số lượng quần áo trẻ em giảm đôi chút nhưng giá gia công hay gía sản phẩm không giảm mà tăng lên do chất lượng quần áo được nâng cao, kiểu dáng đẹp. Trong những năm gần đây sản lượng không ngừng tăng lên, năm 2001 số lượng quần áo trẻ em tiêu thụ tăng 32504 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 13% so với năm 2000, năm 2002 số lượng quần áo trẻ em tiêu thụ tăng 118869 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 14% so với năm 2001. Điều này cho thấy Công ty đã đầu tư rất nhiều để mua sắm máy móc thiết bị mới và hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và tây nghề cho người lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả và năng suất cao.
Hiện nay Công ty may Hồ Gươm có các dây chuyền công nghệ hiện đại như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt. v.v Có thể tạo ra các loại quần áo trẻ em bền đẹp đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu. Hàng quần áo trẻ em là một trong những mặt hàng Công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Quần âu, quần bò: Cũng là những mặt hàng quan trọng của Công ty từ trước đến nay, đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các mặt hàng. Trong những năm qua sản phẩm này không ngừng tăng lên qua các năm. năm 2001 số lượng quân âu tăng 14890 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 18,5% so với năm 2000, năm 2002 số lượng quần âu tiêu thụ tăng 18312 (sp) tương ứng tỷ lệ tăng 19,2% so với năm 2001. Số lượng quần bò các loại cũng tăng với tỷ lệ trên 11% qua các năm. Điều này cho thấy đây cũng là mặt hàng được tiêu thụ rất rộng lớn. Hiện nay Công ty đã có phân xưởng sản xuất riêng. Do nguyên liệu của mặt hàng này được sản xuất trong nước ở các công ty dệt 19/5, công ty dệt vải Công nghiệp vv.. nên Công ty đã tiết kiệm được phần giá mua và chi phí mua. Hiện nay công ty đang đầu tư dây chuyền và máy móc để tăng số lượng quần jean và quần bò bởi các mặt hàng này được giới trẻ, thanh niên rất ưa chuộng kiểu dáng và chất vải của quần bò, quần jean, quần âu.
- áo jacket: Đây cũng là sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn, năm 2001 so với năm 2000 tăng 6609 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 8%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 2001 7316(sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 7,7%. Mặc dù số lượng áo jacket tiêu thụ đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của năm 2002 đã bị chậm lại so với năm 2001 nguyên nhân này là thời tiết và khí hậu ở một số nước mà Công ty xuất khẩu sang như : Hồng Kông, Mỹ, Singapo năm vừa qua có có sự thay đổi khác so với các năm trước. Nhưng một nguyên nhân nhỏ này không gây được ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ của toàn Công ty.
Cùng với chặng đường trên 11 năm thành lập, là trí tuệ là sức lực của mình, Công ty May Hồ Gươm đã không ngừng vươn lên tự đổi mới và khẳng định mình. Các phòng ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên Công ty đã xây dựng thành công hai phân xưởng có quy mô lớn chiếm một vị trí nhất định trong tổng Công ty may Việt Nam. Con đường đi của Công ty, một mặt phản ánh nhịp đi của Công nghiệp Việt Nam, mặt khác thể hiện tính năng động, sáng tạo và nhạy bén với môi trường kinh doanh của Công ty, từ chỗ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đến thời điểm này Công ty đã tiến tới thực hiện hoạt động xuất khẩu chiếm từ 85 đ 90% trong tổng doanh thu. Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng có sự chuyển mình rõ rệt thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh trạnh khốc liệt. Song việc so sánh mức doanh thu, lợi nhuận và mức tiêu thụ hàng hoá của Công ty qua các năm chưa thể đánh giá được một cách đầy đủ về năng lực cạnh tranh của Công ty. Do vậy để đánh giá được khách quan tính khả thi năng lực cạnh tranh của Công ty thì bên cạnh việc phân tích kết quả kinh doanh và mức tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm ta cần phân tích các chỉ tiêu khác thuộc yếu tố nộ lực.
2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố nội lực
2.1. Nguồn lực tài chính và vật chất.
Một doanh nghiệp muốn thành lập Công ty thì yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Do vậy nguồn lực tài chính là điều kiện trên quyết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn chính là tiền đề vật chất để thành lập Công ty, để Công ty có thể tồn tại và phát triển. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là chiếc gọng kìm chặn mọi đường tiến, khiến cho doanh nghiệp rơi vào vòng luân quẩn cuả cái cũ, cái nghèo nàn. Trong công cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi bước tiến của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính của Công ty thể hiện sức sống, tình trạng sức khoẻ của Công ty. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm kinh doanh mà nhu cầu vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau cũng như việc phân bổ vốn là khác nhau. Công ty may Hồ Gươm trước đây là Công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được nhà nước cấp hoàn toàn nguồn vốn kinh doanh. Cách đây một năm theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty dệt may Việt Nam, Công ty may Hồ Gươm đã chuyển sang thành Công ty cổ phần may Hồ Gươm. Nguồn vốn của Công ty bây giờ một phần nhỏ là vốn của nhà nước cấp để khuyến khích nghành may phát triển, phần lớn còn lại là vốn góp của các Cổ đông.
Biểu 3: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty (2000-2002)
Đơn vị: Triệu (VNĐ)
Các chỉ tiêu
Thực hiện
2001/2000
2002/2001
2000
2001
2002
CL
TL
CL
TL
Tổng giá trị tài sản
37678
38862
40896
1184
3,14
2034
5,2
- Giá trị TSCĐ
18421
19536
20756
1112
6,04
1220
6,25
- Giá trị TSLĐ
19254
19326
20140
72
0,38
814
4,21
Tổng nguồn vốn
37678
38862
40896
1184
3,14
2034
5,2
- Nguồn vốn cấp
4370
4770
5270
400
9,15
500
10,48
- Nguồn vốn bổ sung
33308
34092
35626
784
2,35
1534
4,5
(Nguồn: Số liệu lấy từ phòng kế toán của Công ty may Hồ Gươm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng giá trị tài sản hay nguồn vốn của Công ty đều tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2001 giá trị tổng tài sản tăng1184(tr) tương ứng tỷ lệ tăng 3,14% so với năm 2000, năm 2002 tăng 2034(tr) tương ứng với tỷ lệ tăng 5,2% so với năm 2001. Trong đó giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng trên 50% tổng giá trị tài sản và năm 2001 gía trị tài sản cố định tăng 1112 ( tr) tương ứng tỷ lệ tăng 6,04% so với năm 2001, năm 2002 tăng 1220(tr) tương ứng tỷ lệ tăng 6,25% so với năm 2001.
Giá trị tài sản lưu động chiếm tỷ trọng dưới 50% trong tổng giá trị tài sản, năm 2001 giá trị tài sản lưu động tăng 72(tr) tương ứng tỷ lệ tăng 0,38% so với năm 2000, năm 2002 tăng 814 (tr) tương ứng tỷ lệ tăng 4,21%. Qua số liệu trên ta thấy rằng tốc độ tăng của tài sản cố định lớn hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản lưu động trong 3 năm vừa qua. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư nhiều hơn, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc mới, nâng cấp và sửa chữa lại một số máy móc cũ, nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng, phân xưởng. Gíá trị tài sản lưu động cũng tăng lên điều đó chứng tỏ vốn bằng tiền vốn hàng hoá, vốn dự trữ và vốn trong khâu lưu thông của Công ty đều lên qua các năm. Trong 3 năm vừa qua tốc độ vốn lưu động tăng lên chủ yếu là do vốn hàng hoá và vốn dự trữ tăng lên.
Xét về nguồn vốn của Công ty, do tính đặc thù Công ty may Hồ Gươm là Công ty may cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu là do các Cổ đông đóng góp. Nguồn vốn này đều tăng qua các năm khi Công ty có nhu cầu bổ sung thêm vào nguồn vốn kinh doanh, hoặc khi Công ty tuyển thêm cán bộ thì nguồn vốn này cũng tăng lên cùng với sự đóng góp của các Cổ đông mới. Cụ thể năm 2001 nguồn vố bổ sung tăng 784(tr ) tương ứng với tỷ lệ tăng 2,35% so với năm 2000, năm 2002 tăng 1534 (tr) tương ứng tỷ lệ tăng 4,5% so với năm 2001. Nghành may mặc là một nghành đóng góp rất lớn lợi ích đối với xã hội và cộng đồng. Thông qua việc tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bởi vậy mặc dù đã cổ phần hoá nguồn vốn kinh doanh phải tự bổ sung thông qua vốn góp củat các cổ đông nhưng Công ty vẫn được nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển kinh doanh bằng cách bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của Công ty mỗi năm từ 400 đ 500 (tr).
Trên phương diện là một Công ty nhà nước đã được cổ phần hoá vừa thực hiện chức năng sản xuất, vừa thực hiện chức năng thương mại. Do vậy giá trị tài sản lưu động và giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng gần bằng nhau trong tổng giá trị tài sản cũng là một sự phân bổ hợp lý.
Biểu 4: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty tính đến 31/12/02
Đơn vị : Cái
Stt
Tên thiết bị
nước sản xuất
Số lượng
Giá trị còn lại
1
Máy may 1kim juki
Nhật
300
85%
2
Máy may 2 kim juki
Nhật
25
80%
3
Máy cuốn ốp juki
Nhật
20
90%
4
Máy vắt sổ 3,4,5
Nhật +Đức
45
68%
5
Máy đính cúc juki
Nhật
17
88%
6
Máy đính bọ juki
Nhật
5
82%
7
Máy thùa đầu tròn
Mỹ
1
91%
8
Máy thêu đầu bằng
Nhật
18
80%
9
Máy Kansai
Nhật
9
79%
10
Máy Ep mex
Nhật + Đức
3
80%
11
Máy cắt vòng
Nhật + Hung
5
45%
12
Máy cắt đẩy tay
Nhật + Đức
11
90%
13
Máy thêu 12 kim
Nhật
63
85
14
Máy thêu 12 kim
Nhật
1
85%
15
Tổng cộng
( Nguồn : Số liệu lấy từ phòng kế toán của Công ty may Hồ Gươm)
Nhìn chung máy móc thiết bị trong toàn Công ty phần lớn là được nâng cấp, sửa chữa và mua sắm mới, số ít còn lại là máy móc cũ. Công ty đã đang và sẽ thay thế các loại máy móc cũ, lạc hậu bằng các loại máy móc hiện đại, có tính chuyên dùng cao.
2.2. Nguồn nhân lực
Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của người lao động vào, do đố đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý có trình độ quản lý cao, có phong cách quản lý có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ekíp quản lý v.v.Đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sáng tạo vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo của sản phẩm. Chính vì thế Công ty đã rất chú trọng từ khâu tuyển dụng cho đến khâu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên , người lao động phù hợp với yêu cầu của công việc.
Với mô hình trực tuyến tham mưu Công ty đã phân bổ lao động theo các đơn vị trực thuộc, từ đó mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý số lao động của mình và báo cáo đầy đủ lên Công ty sau mỗi chu kỳ kinh doanh để từ đó Công ty có chính sách khen thưởng kịp thời, đúng công sức người lao động bỏ ra và thăng cấp cho những người có nhiều thành tích, đóng góp trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm khuyến khích tinh thần lao động trong mỗi nhân viên, tăng khả năng sáng tạo và trách nhiệm trong công việc.
Biểu 5: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm (2000-2002)
Đơn vị: người
Thực hiện
2002/2000
2002/2001
Cơ cấu lao động
2000
2001
2002
CL
TL(%)
CL
TL(%)
Tổng lao động
800
950
1200
150
18,75
220
23,6
- Trình độ
+ Đại học, cao đẳng
30
40
55
10
33
15
37,5
+ Trung học
770
910
1145
140
18
235
25,8
- Giới tính
+ Nam
98
110
125
12
12,2
15
13,6
+ Nữ
702
840
1075
138
19,6
235
28
(Nguồn: Số liệulấy từ phòng tổ chức hành chính của Công ty may HồGươm)
Qua bảng số liệu này ta thấy, với nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng lên qua mỗi năm nên số lượng người lao động cũng tăng lên cụ thể, tổng lao động trong toàn Công ty là năm 2001là 950( người) tăng lên 150 (người) tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,75% so với năm 2000, năm 2002 tăng 220(người) tương ứng với tỷ lệ tăng 23,6% so với năm 2001. Trong đó :
Nếu xét theo trình độ cấp bậc: Thì số lượng lao động trên đại học và cao đẳng chiếm một lượng khá bé so với trình độ trung học. Cụ thể năm 2001 số lao động có trình độ trên đại học và cao đẳng là 40 (người) tăng 10(người) so với năm 2000 tương ứng tỷ lệ tăng 33%. Năm 2002 tăng 15(người) so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng 37,5%. Số lao động có trình độ trung học chiếm một lượng rất lớn, năm 2001 tăng 140(người) tương ứng tỷ lệ tăng 23,5% sovới năm 2000, năm 2002 tăng 235(người) tương ứng với tỷ lệ tăng 25,58% so với năm 2001.
Nếu xét về giới tính: Do tính đặc thù là ngành may, số lượng lao động nữ chiếm khoảng từ 75-85% trong tổng số lao động, có những phân xưởng lao động nữ chiếm tỷ lệ 100%. Vì vậy năng xuất lao động và thời gian lao động bị ảnh hưởng khi chị em thực hiện cức năng của người mẹ. Năm 2001 tổng số lao động nữ là 840 (người) tăng 138(người) so với năm 2000 tương ứng tỷ lệ tăng 19,6%, năm 2002 tăng 232(người) tương ứng tỷ lệ tăng 27% so với năm 2001. Số lượng lao động nam năm 2001 là 110 người tăng12 (người) so với năm 2000, năm 2002 tăng 12 (người) so với năm 2001.
Do nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyển dụng và ngãi ngộ nhân sự, hàng năm ban lãnh đạo Công ty đều có chính sách đề cử các cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý. Bên cạnh đó ban lãnh đạo công ty cũng có chính sách đối với nhân viên đó là cử họ đi học để nâng cao trình độ tay nghề, khen thưởng và khích lệ những nhân viên có tay nghề cao, có sự sáng tạo trong công việc bằng hình thức khen thưởng và trả lương cao hơn hoặc bằng chính sách đãi ngộ và nâng cấp họ lên chức vụ cao hơn. Mặt khác hàng năm Công ty còn tổ chức các cuộc thi như “ sáng tạo tài năng trẻ”, “ người lao động giỏi”. Từ đố nêu cao tấm gương sáng động viên tinh thần công nhân viên, tạo bầu không khí thoải mái, vui tươi, đoàn kết trong lao động, và nâng cao năng suất lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Việc tạo ra bầu không khí gắn bó đoàn kết trong ngôi nhà thứ hai đó là mặt thuận lợi. Tuy nhiên tình hình đó cũng chứa đựng những khó khăn nhất định: Phải chi một khoản chi phí lớn cho quản lý và bảo hiểm xã hội cho phụ nữ ( sinh đẻ, nghỉ ốm, thực hiện các chính sách đối với lao động nữ ).
Tóm lại, Công ty đã ngày càng có một đội ngũ lãnh đạo giỏi cả chuyên môn và nghiệp vụ, một đội ngũ nhân viên giỏi tay nghề, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh.
2.3. Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu quyết định năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty. Cùng với các nguồn lực khác( vốn, con người công nghệ ). Chiến lược kinh doanh vạch ra đường hướng phát triển của Công ty trong ngắn hạn và trong dài hạn phù hợp với điều kiện và kinh doanh của Công ty. ở Công ty may Hồ Gươm chiến lược kinh doanh thể hiện rõ trong chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến lược đào tạo và đãi ngộ lao động, chiến lược định hướng khách hàng. Các chiến lược này nhằm vào mục đích chính là để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Về chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm: Đây là chiến lược quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của Công ty trên thị trường. Ngày nay đời sống của con ngưòi ngày càng được nâng cao, nhu cầu của họ rất lớn và đa dạng, những sản phẩm mà họ lựa chọn trước tiên phải là những sản phẩm có sự đảm bảo về chất lượng , đó là nhu cầu của sự bền, đẹp, hấp dẫn ở sản phẩm , chất lượng sản phẩm thể hiện ở lợi ích mà họ thu được với số tiền phải chi trả. Nắm bắt được nhu cầu đó, hàng năm Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm bằng cách đầu tư vào trang thiết bị máy móc, nhà xưởng và nhập những nguyên vật liệu với chất lượng tốt hơn để sản xuất ra được những sản phẩm bền, đẹp, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, đạt tiêu chuẩn hàng việt nam chất lượng cao.
Về chiến lược đào tạo: Phát huy nhân tố con người Công ty luôn đặt nhân tố con người vào vào vị trí quan trọng nhất. Con người luôn có mặt trong mọi hoạt động của Công ty dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng giá trị của con người đem lai rất to lớn và kết tinh trong mỗi sản phẩm. Công ty luôn có kế hoạch đào tạo phát triển và đãi ngộ lao động nhằm kích thích, phát huy tính sáng tạo và tự chủ, nhiệt tình của nhân viên trong mọi công việc, mọi tình huống. Năm 2002 Công ty thực hiện quy trình đào tão các cán bộ công nhân viên theo thủ tục đào tạo của hệ thống chất lượng ISO 9002 tổ chức ác cuộc hội thảo và thông qua đó tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, công nhân học tập kinh nghiệm. Về chiến lược định hướn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1128.doc