Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH 2

1. Thông tin chung và lịch sử hình thành, phát triển của Công ty 2

1.1. Thông tin chung về Công ty 2

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3

2. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty 5

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 5

3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 5

3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất 9

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005 11

4.1. Kết quả về mặt sản phẩm 11

4.2. Về mặt phát triển thị trường 13

4.3. Sự phát triển về doanh thu và lợi nhuận 15

4.4. Vấn đề thu nhập bình quân của người lao động 16

5. Vấn đề đóng góp ngân sách 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH 19

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh 19

1.1. Các nhân tố khách quan 19

1.2. Các nhân tố chủ quan 25

2. Thực trạng của hoạt động đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh 33

2.1. Kết quả đấu thầu của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005 33

2.2. Những công việc ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu của Công ty 37

2.3. Phân tích hồ sơ dự thầu trong thời gian qua 42

3. Đánh giá chung về công tác đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh 46

3.1. Ưu điểm 46

3.2. Nhược điểm và những nguyên nhân chủ yếu 47

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH 49

1. Định hướng phát triển của Ngành, Nhà nước trong thời gian tới 49

2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 50

2.1. Về công tác sản xuất kinh doanh 50

2.2. Về công tác tổ chức, công tác Đảng và các đoàn thể 51

3. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh 51

3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 51

2.2. Xây dựng và quản trị quy trình tham gia đấu thầu 57

2.3. Xây dựng bộ phận chuyên trách về thị trường và đối thủ cạnh tranh. 60

2.4. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch 63

2.5. Đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị 64

3. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng 66

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dốc. Khi các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường thì vấn đề con người càng trở thành vấn đề cốt lõi, vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng gì các doanh nghiệp xây dựng. Trong hoạt động đấu thầu, yếu tố con người cũng là một yếu tố rất được bên mời thầu quan tâm chú ý, là một trong các yếu tố quyết định tới khả năng thắng thầu của bên dự thầu. Nhân lực sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình và tiến độ thi công, thể hiện qua việc bố trí nhân lực tại hiện trường thi công. Đặc biệt, chủ đầu tư sẽ rất chú ý tới cán bộ quản lý và thực hiện công trình mà bên tham gia thầu dự kiến cũng như sự hợp lý trong cơ cấu lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có hơn 200 lao động, trong đó có 52 người có trình độ đại học và trung cấp, còn lại là công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc 3 trở lên. Do đặc điểm công ty hình thành trong một thời gian chưa quá lâu nên độ tuổi trung bình của lao động trong Công ty tương đối trẻ. Cũng do đặc thù của ngành xây dựng mà đa phần lao động trong Công ty là nam giới, nữ giới chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ, chủ yếu là ở phòng tổ chức – hành chính và bộ phận kế toán ở Công ty và ở các đội xây lắp. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Công ty có trình độ chuyên môn cao, đa số đều tốt nghiệp Đại học nhưng kinh nghiệm thi công còn hạn chế. Các lực lượng lao động sản xuất chính trong Công ty là các thợ kỹ thuật đều được đào tạo bài bản, có tay nghề cao, luôn thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ mà Công ty giao phó. Dưới đây là số lượng lao động nhân kỹ thuật ở mỗi bậc thợ và số lượng cán bộ kỹ thuật của công ty: BẢNG 7: LỰC LƯỢNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT Đơn vị: người STT Loại thợ Số lượng Tổng Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 1 Thợ xây 50 19 19 12 2 Thợ mộc 10 3 4 3 3 Thợ điện 30 18 6 6 4 Thợ làm đường 30 22 6 2 5 Thợ lắp máy 10 2 5 3 6 Thợ lái xe 6 5 1 0 7 Thợ cơ khí 6 3 2 1 8 Thợ bê tông 26 22 4 0 Tổng cộng 168 94 47 27 Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty CP XD Bắc Ninh BẢNG 8: SỐ LƯỢNG CÁN BỘ KỸ THUẬT Đơn vị: người STT Loại cán bộ Số lượng Tổng 5 năm 10 năm >20 năm 1 Kỹ sư điện 8 5 3 2 Kỹ sư xây dựng 11 6 1 4 3 Kỹ sư thuỷ lợi 13 8 5 4 Kỹ sư giao thông 2 1 1 5 Cử nhân khác 10 8 2 6 Cán bộ trung cấp các loại 8 2 4 2 Tổng cộng 52 25 18 9 Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của Công ty CP XD Bắc Ninh 1.2.4. Đặc điểm về tình hình tài chính Việc có đủ tiền và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là điều kiện quan trọng để kinh doanh có hiệu quả. Một trong các đặc trưng của ngành xây dựng là cần có vốn lớn và vốn bị ứ đọng rất lâu, tức là vòng quay của vốn rất chậm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng đều phải có vốn kinh doanh lớn để trang trải chi phí và đối phó với các phát sinh trong quá trình thi công. Chính vì vậy mà năng lực tài chính là một yếu tố rất quan trọng, không chỉ trong quá trình xét thầu mà ngay cả trong quá trình thực hiện dự án thắng thầu. Trước đây, khi mới thành lập và đi vào hoạt động thì phần lớn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh là từ ngân sách Nhà nước. Nhưng sau khi thực hiện cổ phần hoá thì nguồn vốn trên không còn nữa, nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu hình thành từ các nguồn: Điều chỉnh cơ cấu tài sản, trích khấu hao tài sản cố định; Quỹ đầu tư phát triển và vốn vay ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty, ta xem xét bảng số liệu sau: BẢNG 9: NGUỒN VỐN KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001-2005 Đơn vị: 1.000 đồng STT Tên tài sản 2001 2002 2003 2004 2005 1 Vốn lưu động 21.849.453 30.482.785 47.888.973 48.793.207 51.012.610 2 Vốn cố định 2.942.315 2.706.922 2.625.077 2.273.664 1.845.704 3 Tổng tài sản 24.791.768 33.189.707 50.514.050 51.066.871 52.858.314 4 Hệ số cơ cấu TSLĐ (= 1/3) 0,88 0,92 0,95 0,96 0,97 5 Hệ số cơ cấu TSCĐ (=2/3) 0,12 0,08 0,05 0,04 0,03 6 Vốn CSH 1.212.673 1.255.846 1.904.627 3.311.749 5.041.255 7 Tổng nợ phải trả 23.579.095 31.033.062 46.520.830 47.024.050 47.723.860 8 Tổng vốn KD 24.791.768 33.189.707 50.514.050 51.066.871 52.858.314 9 Tỷ lệ nợ (=7/8) 0,95 0,93 0,92 0,92 0,9 10 Hệ số cơ cấu tự tài trợ (=6/8) 0,05 0,04 0,04 0,06 0,1 Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2001 đến 2005 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng vốn kinh doanh của Công ty luôn tăng từ năm này qua năm khác. Tuy rằng tổng số nợ phải trả cũng tăng nhưng tỷ lệ nợ vẫn giảm dần qua các năm (tuy không mạnh). Đây cũng là một thuận lợi cho Công ty trong quá trình tham gia đấu thầu. Nó chứng tỏ trong hoạt động của mình Công ty đã sử dụng ít nhiều có hiệu quả số vốn kinh doanh của mình. Hệ số cơ cấu TSLĐ của Công ty trong 5 năm gần đây cũng luôn tăng từ năm này đến năm khác và tương đối cao (thấp nhất là 0.88 vào năm 2001, cao nhất là 0.97 vào năm 2005). Hệ số cơ cấu TSLĐ trong các doanh nghiệp xây dựng cao là điều dễ hiểu vì giá trị tài sản lưu động như:nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là khá lớn. Nhưng như các hệ số được tính toán trong bảng số liệu trên thì hơi cao quá. Nó phản ánh doanh nghiệp đã chưa quản trị tốt vấn đề tài sản lưu động. Điều này sẽ làm cho giá dự thầu của Công ty bị tăng lên. Đây là một yếu tố bất lợi mà Công ty cần sớm khắc phục để hoạt động có hiệu quả hơn và để có yếu tố thuận lợi hơn trong công tác đấu thầu. Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên Tổng vốn trong các năm qua (hệ số cơ cấu tự tài trợ) tương đối thấp – đây là một dấu hiệu không tốt. Nó chứng tỏ doanh nghiệp chưa hoàn toàn chủ động về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (tương đương với tỷ lệ nợ tương ứng của công ty trong các năm qua khá cao). Sự chủ động về vốn cũng là một yếu tố được chủ đầu tư rất quan tâm trong việc lựa chọn nhà thầu vì nó ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thi công, đến chất lượng công trình. Tình hình tài chính của Công ty sẽ được thấy rõ hơn thông qua bảng số liệu dưới đây: BẢNG 10: HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001-2005 STT Hiệu quả sử dụng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,009 0,012 0,013 0,013 0,013 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn 0,01 0,010 0,009 0,010 0,012 3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 0,201 0,276 0,227 0,160 0,127 Nguồn: Dựa vào số liệu bảng 2 và bảng 9 1.2.5. Đặc điểm về thị trường và nguyên vật liệu * Về thị trường Như đã trình bày ở trên, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh xác định thị trường chủ yếu của Công ty ở giai đoạn này là thị trường trong tỉnh Bắc Ninh. Việc xác định rõ ràng về thị trường mục tiêu này giúp Công ty có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin mời thầu sẽ được nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Ngoài ra, vì đây là thị trường chủ yếu nên chắc chắn công ty đã tích luỹ được những kinh nghiệm trong hoạt động đấu thầu và trong hoạt động thi công. * Về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chủ yếu của ngành xây dựng là: xi măng, sắt thép, gạch, cát, sỏi, vôi, tấm lợp, sơn… Đâu là nguyên vật liệu chính của công trình còn phụ thuộc vào từng công trình cụ thể. Ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, tất cả mọi vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu đều do các đội xây lắp hoàn toàn tự chủ. Chính sự tự chủ này đã tạo tính linh hoạt cho các đội trong việc mua sắm, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu. Sự tự chủ này có thể giúp công ty đưa ra giá dự thầu hợp lý vì họ có thể giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, dự trữ,... Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì nguyên vật liệu là bộ phận lớn tạo thành giá dự thầu. Giá dự thầu có thể là điều kiện tiên quyết để một nhà thầu có thể nộp đơn xin tham gia đấu thầu cũng như để một doanh nghiệp có thể thắng thầu. 2. Thực trạng của hoạt động đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh 2.1. Kết quả đấu thầu của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005 Trong giai đoạn vừa qua, Công ty đã dần khẳng được uy tín, tên tuổi của mình trên thị trường xây dựng trong tỉnh Bắc Ninh. Bằng chứng là số lượng và giá trị các công trình mà Công ty trúng thầu qua các năm ngày càng tăng và tương đối ổn định. Dưới đây là số lượng và giá trị các công trình mà Công ty đã tham gia đấu thầu, thắng thầu trong giai đoạn 2001 – 2005: BẢNG 11:KẾT QUẢ ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng công trình dự thầu 11 15 15 18 17 Số lượng công trình trúng thầu 7 12 13 15 13 Giá trị công trình dự thầu (tỷ đồng) 14.232.870 29.845.526 35.047.874 44.658.052 46.234.252 Giá trị công trình trúng thầu (tỷ đồng) 9.121.357 23.555.979 29.461.203 40.519.145 43.835.361 Giá trị bình quân một công trình thắng thầu (tỷ đồng) 1.303.051 1.962.998 2.266.246 2.701.276 3.371.951 Tỷ lệ thắng thầu 0.64 0.8 0.87 0.83 0.76 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Để hiểu rõ hơn về sự biến động trên ta quan sát các biểu đồ dưới đây: SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH DỰ THẦU VÀ THẮNG THẦU GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH MỘT CÔNG TRÌNH THẮNG THẦU GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 Ta nhận thấy có một xu thế chung là số lượng công trình mà Công ty tham gia dự thầu và trúng thầu các năm đều biến động tỷ lệ thuận với nhau, và đều tăng. Tỷ lệ thắng thầu cũng tăng tương đối ổn định qua các năm. Chỉ có năm 2005 là số công trình mà Công ty dự thầu và thắng thầu, tỷ lệ thắng thầu có giảm đi một chút. Cụ thể là: - Tỷ lệ thắng thầu năm 2001 là 0,64 hay 64% - Tỷ lệ thắng thầu năm 2002 là 0,8 hay 80% - Tỷ lệ thắng thầu năm 2003 là 0,87 hay 87% - Tỷ lệ thắng thầu năm 2004 là 0,83 hay 83% - Tỷ lệ thắng thầu năm 2005 là 0,76 hay 76% Điều này có thể giải thích là do vào năm 2005 Công ty thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nên có nhiều vấn đề phát sinh mà Công ty phải ưu tiên quan tâm giải quyết. Tuy vậy, tổng giá trị của các công trình thắng thầu cũng như giá trị bình quân của các công trình thắng thầu trong giai đoạn 2001 – 2005 của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước (mặc dù số công trình thắng thầu năm 2005 có thấp hơn số công trình thắng thầu năm 2004). Các số liệu này chứng tỏ trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có những kết quả đấu thầu tương đối khả quan, chứng tỏ Công ty đã phần nào khẳng định được uy tín, tên tuổi của mình với khách hàng, với các chủ đầu tư. Dưới đây là một số công trình thắng thầu điển hình của Công ty trong thời gian vừa qua: BẢNG 12: DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THẮNG THẦU GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 Năm Tên công trình Loại công trình Giá trị hợp đồng (1000đ) Chủ đầu tư 2001 Xây lắp cống Sộp tại K26+924-Đê tả Đuống, Tiên Du, Bắc Ninh Thuỷ lợi 1.195.000 Ban Quản lý dự án Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh 2001 Kiên cố kênh và công trình trên kênh tưới N23 Kênh Nam địa phận xã Nam Sơn, Yên Giả,Quê Võ Thuỷ lợi 1.323.052 Công ty khai thác công trìnhThuỷ lợi Bắc Đuống 2001 Sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình Thuỷ lợi Yên Thỉnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn Thuỷ lợi 1.942.727 Ban QLDA công trình Thuỷ lợi Lạng Sơn 2002 Trường mầm non tư thục Hoa Quỳnh, Đường Hai Bà Trưng, TX Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Xây dựng 3.287.821 Trường mầm non tư thục Hoa Quỳnh 2002 Đường Nam Kênh Bắc, huyện lỵ Thuận Thành, Bắc Ninh Giao thông 3.674.000 Ban QLDA huyện Thuận Thành, Bắc Ninh 2002 Thi công hệ thống đèn chiếu sáng, cáp ngầm tải điện thuộc gói thầu 2 đoạn Bắc Ninh-Chí Linh. Dự án nâng cấp Quốc lộ 18 (vốn ADB) Điện 2.497.140 Ban điều hành dự án gói thầu 2 Quốc lộ 18 2003 Công trình tường rào nhà xi măng Hải Phòng (mới) Xây dựng 4.741.748 Ban QLDA nhà máy xi măng Hải Phòng (mới) 2003 Công trình Đường Lê Thái Tổ-TX Bắc Ninh (gói thầu số 2) Giao thông 5.968.430 Ban QLDA công trình công cộng 2003 Sửa chữa, nâng cấp hồ Nà Cáy, huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn Thuỷ lợi 3.132.000 Ban QLDA 3694 – Bộ NN&PTNT 2004 Đường Phì Nhừ-Sa Dung Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Giao thông 8.597.000 Ban QLDA huyện Điện Biên Đông 2004 Tuyến số 2 đường nội thị huyện Gia Bình Giao thông 4.780.380 Ban QLDA XD huyện Gia Bình 2004 Nhà xưởng dược phẩm VELLPHARM Việt Nam, Khu công nghiệp Tiên Sơn Xây dựng 4.660.000 Công ty dược phẩm Vellpharm Việt Nam 2005 San nền và móng tường rào, gói thầu số 01(phần xây lắp) Xây dựng 9.279.209 Ban QLDA đầu tư mở rộng phát triển sản xuất thiết bị đo điện 2005 Nhà lớp học 4 tầng trường THPT số 3 Thuận Thành Xây dựng 4.626.220 Ban QLDA-CTXD Giáo dục Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2005 Nhà 3 tầng, nhà đặt máy phục hồi chức năng và oxi cao áp bệnh viện Điều dưỡng Bắc Ninh Xây dựng 3.309.662 Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Bắc Ninh Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật 2.2. Những công việc ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu của công ty Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Theo quy định của Quy chế đấu thầu, trình tự đấu thầu gồm các bước: chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Đối với các doanh nghiệp tham gia đấu thầu thì quy trình đấu thầu nói chung bao gồm các bước sau: Sơ tuyển (nếu có) Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu Tìm kiếm thông tin về công trình Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu Thương thảo, kí kết hợp đồng 2.2.1. Tìm kiếm thông tin và đánh giá thông tin mời thầu * Về tìm kiếm thông tin Tìm kiếm thông tin mời thầu là bước công việc đầu tiên, quan trọng trong công tác đấu thầu. Chỉ khi có được thông tin mời thầu thi doanh nghiệp mới có thể tiến hàn các bước công việc tiếp theo. Công việc tìm kiếm thông tin ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh do phòng Kế hoạch – Kỹ thuật đảm trách, họ thường tìm kiếm thông tin mời thầu thông qua một số nguồn như: - Thông báo mời thầu của bên mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi. - Thư mời thầu gửi tới Công ty trong trường hợp đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển. - Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, ti vi… Nhưng có một nguồn tìm kiếm thông tin có thể coi là quan trọng nhất đối với Công ty, đó là thông qua cán bộ công nhân viên trong Công ty; thông qua các mối quan hệ quen biết với bạn hàng, với chủ đầu tư, với nhà cung cấp nguyên vật liệu; thông qua các mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương để có thông tin về các dự án quy hoạch của các bộ, ngành. * Về đánh giá thông tin mời thầu Việc đánh giá thông tin mời thầu là một công việc rất khó khăn để có thể đánh giá chính xác. Chính vì vậy mà Công ty thường coi trọng các thông tin thu thập được thông qua các mối quan hệ của mình. Do đó trong hoạt động hàng ngày của mình Công ty luôn cố gắng xây dựng cho mình các mối quan hệ tốt đẹp với các chủ thể liên quan. Đây cũng chính là nguồn để doanh nghiệp dựa vào và đánh giá thông tin thu thập được. 2.2.2. Tham gia sơ tuyển Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Theo quy định của Luật đấu thầu thì các gói thầu xây lắp có giá trị từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển. Các công trình mà Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh tham gia đấu thầu từ trước tới nay thường là các công trình có giá trị không quá lớn (nhỏ hơn hai trăm tỷ rất nhiều) nên thường chủ đầu tư không yêu cầu vòng sơ tuyển. Tuy nhiên, với những công trình mà chủ đầu tư yêu cầu phải tham dự vòng sơ tuyển (thường là đòi hỏi về kinh nghiệm thi công công trình tương tự) thì doanh nghiệp đều thoả mãn các yêu cầu đặt ra. 2.2.3. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu Trong quá trình tham gia đấu thầu thì khâu chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu là khâu phức tạp và chủ yếu nhất. Một đơn vị dự thầu sẽ bị loại ngay nếu hồ sơ mời thầu không đảm bảo các quy định của Chính phủ và yêu cầu của chủ đầu tư. Trước khi lập hồ sơ dự thầu, công ty chuẩn bị kỹ lưỡng các công việc: - Điều tra, nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu: tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu; về yêu cầu kỹ thuật của công trình; điều tra về yêu cầu đối với tiến độ thi công, phương thức thanh toán, giá nhà thầu đưa ra… - Điều tra về môi trường dự thầu: điều kiện thi công, môi trường tự nhiên – kinh tế - xã hội của dự án, điều tra tình hình giao thông vận tải, điều tra điều kiện cung ứng nguyên vật liệu, lao động tại địa phương… Sau khi điều tra, khảo sát xong về các yếu tố trên, Công ty tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của chúng tới điều kiện thi công, tiến độ thi công, chất lượng công trình. Nếu thấy sự điều tra, phân tích đưa ra các kết quả phù hợp với tình hình, điều kiện của Công ty thì Công ty mới đi đến bước công việc tiếp theo. - Công ty chuẩn bị các tài liệu chung cần thiết về Công ty, như: thông tin về tình hình tài chính, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh… để chuẩn bị phần tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu. Các nhiệm vụ trên được các phòng ban có chức năng tương ứng chuẩn bị, sau đó phòng Kế hoạch – Kỹ thuật sẽ tổng hợp lại theo đặc điểm và yêu cầu của từng gói thầu. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật có nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu của Công ty luôn đảm bảo đầy đủ các nội dung do hồ sơ mời thầu đặt ra: - Yêu cầu về mặt kỹ thuật - Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại - Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác. Trong các thông tin cung cấp trong hồ sơ dự thầu, thì thông tin về giá dự thầu và phương án thi công là những thông tin được chủ đầu tư quan tâm nhất. Vì vậy mà Công ty luôn nghiên cứu các điều kiện rất kỹ để cố gắng đưa ra giá dự thầu có lợi nhất và phương án thi công khả thi nhất. 2.2.4. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu Sau khi hoàn tất hồ sơ dự thầu, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật chịu trách nhiệm hoàn thành và nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư theo đúng thời gian quy định. Để có một hồ sơ dự thầu tốt nhất thì phòng Kế hoạch – Kỹ thuật có nhiệm vụ phải hoàn thành hồ sơ dự thầu trước hạn định ba ngày, nhằm có thể sửa chữa, bổ sung các sai sót khi cần thiết. Khi công bố hồ sơ mở thầu thì công ty cử người đại diện tham dự buổi mở thầu. Nếu chủ đầu tư yêu cầu thì Công ty phải giải thích rõ các thắc mắc của hội đồng xét thầu, phải thuyết minh rõ căn cứ đưa ra giá bỏ thầu và biện pháp thi công. Những thông tin về kết quả của buổi đấu thầu sẽ được đại diện của công ty tham dự phiên mở thầu báo cáo lại với Ban giám đốc. Sau mỗi lần tham dự đấu thầu, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh thường có cuộc họp để tổng kết, rút kinh nghiệm cho các lần sau. 2.2.5. Thương thảo và ký kết hợp đồng Khi Công ty là người thắng thầu, người đại diện của Công ty sẽ thay mặt Công ty cùng với chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế về công trình vừa đấu thầu. Việc ký kết hợp đồng này tuân theo quy định của pháp luật và nó phản ánh những cam kết, thoả thuận của hai bên trong quá trình đấu thầu. Có nhiều trường hợp là: Công ty là người đại diện về tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu cho các đội xây lắp. Trong trường hợp đó, người đại diện ký kết của Công ty cũng thường là người của đội xây lắp. Sau khi ký kết xong thì Công ty thường bàn giao lại công trình cho đội xây lắp. Để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và đảm bảo uy tín cho Công ty, Công ty vẫn cử người thường xuyên đi giám sát công trình. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty thường có những giải pháp hợp lý về thi công, về những vấn đề phát sinh trong khi thi công. Chính vì vậy mà công trình do công ty thi công luôn đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ. Sau khi hoàn tất xong công trình, Công ty kiểm tra lại để phát hiện các sai lỗi của công trình kịp thời và sửa chữa chúng (nếu có). Sau đó Công ty tiến hành ban giao và quyết toán công trình cho bên chủ đầu tư. 2.2.6. Khả năng của công ty trong hoạt động đấu thầu * Khả năng về máy móc thiết bị Như đã trình bày ở trên, hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại, có trình độ phù hợp với trình độ chung của máy móc trên thị trường xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn chưa có đầy đủ, đồng bộ máy móc thiết bị, đôi khi vẫn bị thiếu thốn, vẫn phải đi thuê. Đây rõ ràng không phải là lợi thế cho Công ty trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, tình hình trên là tình hình khá phổ biến trong các công ty đối thủ nên nó phần nào làm cho Công ty đỡ bị ảnh hưởng. Khi xem xét một cơ hội đấu thầu, Công ty sẽ quan tâm đến tình hình máy móc thiết bị mà dự án đấu thầu cần trong thời gian thi công. Nếu trong thời gian đó, nhiều công trình khác mà Công ty đang thi công cần đến chúng thì Công ty sẽ cân nhắc lại cơ hội trên cùng với các điều kiện khác. Khi đánh giá một cơ hội đầu tư là tốt thì Công ty sẽ cố sắp xếp máy móc một cách hợp lý để có cơ hội thắng thầu. Tuy nhiên, đã có lúc Công ty phải bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt vì không thể đảm bảo được máy móc thiết bị cho công trình đấu thầu đó hoặc công ty không có đủ loại máy móc cần thiết để thi công công trình đó. * Khả năng về tài chính Như đã giới thiệu trong phần đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty: tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên theo thời gian. Những chỉ số quan trọng đánh giá về tài chính của Công ty đều nằm trong giới hạn cho phép của các doanh nghiệp xây dựng. Công ty đã tạo dựng được uy tín của mình đối với các đơn vị tín dụng, nên khi thiếu vốn Công ty có thể huy động vốn dễ dàng từ các nguồn này. Đây là một lợi thế của Công ty trong hoạt động đấu thầu. Tất nhiên, để có thể có được lợi thế hơn nữa về tài chính so với các đối thủ cạnh tranh thì trong thời gian tới Công ty cần nhanh chóng tăng sự chủ động về vốn của mình lên, bởi hiện nay đôi khi Công ty vẫn còn trong tình trạng bị động về vốn khi có nhiều nhu cầu phát sinh một lúc. 2.2.7. Khả năng cạnh tranh của công ty trong các công trình đã dự thầu * Về giá dự thầu Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá. Giá dự thầu là yếu tố quyết định thắng thầu hay trượt thầu sau khi vượt qua điểm kỹ thuật mà nhà thầu đưa ra. Không có một phương pháp nào để đưa ra giá đảm bảo thắng thầu. Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh thường đưa ra giá dự thầu dựa vào kinh nghiệm và các mối quan hệ để có thể giảm các loại chi phí (ví dụ như chi phí nguyên vật liệu) một cách tối đa. Giá là yếu tố vô cùng quan trọng để thắng thầu nên Công ty luôn cố gắng đưa ra giá thấp nhất có thể. Trên thực tế, nếu như đạt điểm kỹ thuật của chủ đầu tư thì Công ty thường có giá bỏ thầu thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, giá dự thầu của Công ty luôn được giữ bí mật tuyệt đối tới phút chót. Đây là lợi thế rất lớn của Công ty. * Về tiến độ thi công Việc đảm bảo tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng công trình là điều hiển nhiên mà bất cứ một công ty xây dựng nào cũng phải thực hiện. Nhưng nếu như vẫn đảm bảo chất lượng công trình mà lại rút ngắn được thời gian thi công thì đó là điều mong muốn của bất cứ một chủ đầu tư nào. Do đó mà chủ đầu tư rất quan tâm tới các biện pháp kỹ thuật rút ngắn thời gian thi công. Đối với nhiều công trình Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh đã đưa ra nhiều biện pháp rút ngắn thời gian thi công hiệu quả nên thường hoàn thành trước tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Các chủ đầu tư thường rất yên tâm về mặt tiến độ khi giao công trình cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh. 2.3. Phân tích hồ sơ dự thầu trong thời gian qua Để thấy rõ hơn tình hình tham gia đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, chúng ta tiến hành phân tích hai hồ sơ cụ thể. 2.3.1. Hồ sơ trúng thầu * Công trình kênh Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đây là công trình đấu thầu theo hình thức hạn chế, có ba nhà thầu tham gia là: 1. Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh 2. Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 3. Công ty xây dựng I Tiên Sơn Đây là hình thức đấu thầu hạn chế nên khi gửi thư mời thầu chủ đầu tư đã xác định khả năng thực hiện yêu cầu của họ đối với nhà thầu. Ba công ty theo thư mời, nộp hồ sơ dự thầu đúng quy định và chờ ngày mở thầu. Quy trình đấu thầu được tiến hành theo đúng quy định của Quy chế đấu thầu. Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật Đánh giá về mặt kỹ thuật là việc đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, xem có đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn mà chủ đầu tư đưa ra không. Chỉ những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu này mới đi tiếp vào vòng trong. Dưới đây là kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật của chủ đầu tư: BẢNG 13: TỔNG ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA CÁC NHÀ THẦU Nhà thầu Tổng điểm kỹ thuật (tối đa: 100 điểm) 1. Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh 90 2. Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 89 3. Công ty Xây dựng I Tiên Sơn 85 Nguồn: Tài liệu đánh giá kết quả tham gia đấu thầu của Cty CP XD Bắc Ninh Sau khi đánh giá thì cả 3 nhà thầu đều đạt điểm kỹ thuật mà nhà thầu đưa ra (hơn 70% tổng số điểm tối đa). Các công ty tiến vào bước đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36522.doc
Tài liệu liên quan