MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 3
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 4
1.2.Các loại hình cạnh tranh 5
1.2.1.Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường 5
1.2.2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế. 6
1.2.3 Căn cứ vào mức độ tính chất của cạnh tranh trên thị trường. 7
1.3. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp 8
1.3.1.Giá cả 8
1.3.2 Chất lượng và đặc tính sản phẩm 10
1.3.3 Hệ thống kênh phân phối 10
1.3.4 Các công cụ cạnh tranh khác 11
1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.4.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 14
1.5 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19
1.5.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 19
1.5.2 Thị trường ngách 20
1.5.3 Quảng cáo 20
1.5.4 Phân công lao động 21
CHƯƠNG II 22
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG 22
2.1 Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng. 22
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty. 26
2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty 27
2.1.5 Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2010 31
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 35
2.1.2 Đánh giá môi trường cạnh tranh của công ty 35
2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 36
2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty 42
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 42
2.3.2 Những hạn chế tồn tại 43
3.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty 44
CHƯƠNG III 45
MỐT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC 45
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 45
3.1 Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2011, mục tiêu đến năm 2015 45
3.1.1 Định hướng phát triển 45
3.1.2 Mốt số mục tiêu chủ yếu công ty phấn đấu đạt vào năm 2015 45
3.1.3 Doanh thu đến 2015 45
3.1.4 Mục tiêu cơ cấu bộ máy, nhà cơ quan văn phòng đến 2015 45
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 48
3.2.1 Hạ giá vé 48
3.2.2 Đa dạng hóa các tuyến 48
3.2.3 Hoàn thiên hệ thống kênh phân phối 49
3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ 49
3.2.5 Chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 50
3.2.6 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh 50
3.2.7 Tạo ra sự khác biệt để dành lợi thế trong cạnh tranh 51
3.3 Một số biện pháp khác 51
3.4 Một số kiến nghị 52
3.4.1 Đối với nhà nước 52
3.4.2 Đối với tỉnh 52
3.4.3 Đối với ngành giao thông vận tải. 53
KẾT LUẬN 53
59 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng có tầm quan trọng như bộ óc của con người, muốn chiến thắng được đối thủ trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động trước tình huống thị trường, phải đi trước các đối thủ trong việc đáp ứng nhu cầu mới…
Tất cả những hoạt động đó đều phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
* Vị trí địa lý
Việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết quan trọng, nó có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào quá trình tiêu thụ sản phẩm.
1.5 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Để đưa ra phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp luôn phải dựa vào và bám sát các.
- Công cụ cạnh tranh
- Các chỉ tiêu
Những phần này đã được trình bày ở trên trong phần này chỉ đề cập tới một số phương hướng có tác động tích cực tới doanh nghiệp.
1.5.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
1.5.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại
Xuất phát từ quy luật cơ chế của thị trường, cạnh tranh đó là đào thải những cái lạc hậu và thừa nhận những cái tiến bộ để thúc đẩy phát triển nhằm mục đích thỏa mãn người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một quy luật tất yếu nó luôn luôn tồn tại cho dù con người có muốn hay không các doanh nghiệp muốn trụ vững trên thị trường thì đều phải cạnh tranh gay gắt với nhau, cạnh tranh để dành giật khách hàng. Muốn vậy thì họ phải tạo ra được điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm thế nào để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp, ưa thích và tiêu dùng nó. Doanh ngiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu khach hàng cung cấp cho khách hàng những dịch vị thuận tiện và tốt nhất với giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới tồn tại lâu dài được.
1.5.1.2 Nâng cao khả năng để phát triển
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Số lượng cung ứng ngày càng nhiều thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những doanh nghiêp làm ăn kém hiệu quả và sự lớn mạnh của những doanh nghiệp làm ăn tốt. Do vậy muốn tồn tại phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh cần phải tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cần phải tìm ra những biện pháp đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của khách hàng bằng cách sản xuất, kinh doanh những dịch vụ có chất lượng cao, giá cả phù hợp. Có như vậy doanh nghiệp mới kinh doanh có lãi và ngày một phát triển.
1.5.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu
Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp đạt mục tiêu nào lên hàng đầu. Chính vì vậy doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để bán được sản phẩm, dịch vụ của mình nhiều nhất trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh là con đường tốt nhất để doanh nghiệp có thể tự đánh giá được mình, đánh giá được đối thủ từ đó tìm ra được những lỗ hổng của thị trường và đó là phần thưởng là con đường để đạt được mục tiêu.
1.5.2 Thị trường ngách
Để có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào những thị trường lớn mà cần phải quan tâm tới những thị trường này nhiều hơn, bởi tuy nó không phải là thị trường chính nhưng nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Từ đó tăng được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời những thị trường này còn có thể là thị trường tiềm năng có thể sẽ phát triển trong tương lai.
1.5.3 Quảng cáo
Phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác là yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh, và quảng cáo là một trong những cách chính giúp khách hàng có thể phân biệt được các sản phẩm này. Thông qua giới thiệu sản phẩm bằng hình ảnh quảng cáo có sức thuyết phục cao hơn, tạo được lòng tin cho khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
1.5.4 Phân công lao động
Bằng cách phân công lao động theo từng công đoạn sẽ tạo ra một lượng hàng hóa dịch vụ lớn hơn, qui trình này sẽ giúp tăng lợi nhuận, bởi vì dây truyền này sẽ tạo ra lượng sản phẩm cao hơn.
Ưu điểm chính của phân công lao động là tăng sản lượng theo đầu người từ đó dẫn tới tăng năng xuất. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ yếu tố này còn góp phần làm tăng chất lượng dịch của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG
2.1 Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 25/03/2008. Tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng được thành lập ngày 14/12/2004. Vốn điều lệ ban đầu tại công ty là 3,5 tỷ đồng, khi chuyển sang công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng, số vốn điều lệ đã tăng 60 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính thức của công ty là vận chuyển hành khách bằng ô tô ( Bus, taxi, xe khách, hợp dồng du lịch…). Bắt đầu mới thành lập, công ty chỉ có 30 xe và 200 cán bộ công nhân, loại xe nhỏ 24 chỗ ngồi và đã khai thác được các tuyến xe: Hưng Yên – Hải Dương; Hưng Yên – Quảng Ninh; Hưng Yên – Thái Bình; Hưng Yên – Hà Nội. Năm 2005 ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy nhu cầu đi lại của người dân ngày một cao, người dân cũng quen dần với loại hình dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus , xe khách… Bởi vậy công ty đã đề ra phương hướng mở thêm các tuyến xe Bus nội tỉnh, các tuyến kế cận và đầu tư mua thêm nhiều xe.
Ngày 19/08/2005 Công ty đã mở thêm tuyến xe Bus kế cận 205 đầu tiên ( Hưng Yên – Lương Yên – Hà Nội). Đây là thời gian đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của công ty và được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của tỉnh Hưng Yên và được Bộ giao thông vận tải công nhận là đơn vị đầu tiên trong cả nước khai thác Bus kế cận.
Năm 2006 tiếp tục khai thác thêm Bus nội tỉnh tuyến 01: Hưng Yên – Như Quỳnh; tuyến 02: Hưng Yên – La Tiến, đồng thời mở thêm tuyến Bus kế cận: Hưng yên – Giáp Bát – Hà Nội. Đầu năm 2007, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã tăng lên 350 người, số đầu xe tại công ty cũng tiếp tục tăng lên tổng số 150 chiếc. Đến tháng 8/2008 trước thực tế yêu cầu trong kinh doanh vận chuyển hành khách đòi hỏi phải có đầu tư, mở rộng hơn nữa công ty đã đi đến một quyết định mang tính bước ngoặt đó là đầu tư mua mới 8 xe giường nằm, loại 38 giường. Sau 2 năm hoạt động có hiệu quả. Cuối năm 2010 công ty đã quyết đinh đầu tư thêm 20 xe giường nằm tăng cường cho tuyến Bắc Nam.Cùng với sự mở rộng các tuyến xe, số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên 400 người đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Ngoài ra công ty đã quyết định thành lập xưởng sửa chữa quy tập những thợ có tay nghề giỏi để luôn đảm bảo được chất lượng xe và độ an toàn cho khách.
Tên giao dịch
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng
Tên tiếng anh: Phuong Hoang Transport Corporation Joint Stock Company
Tên giao dịch: Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng
Ngành nghề kinh doanh chính: Vận tải hành khách bằng ô tô: Bus, xe khách tuyến cố định, taxi, hợp đồng du lịch…
Chi nhánh: Bến xe Triều Dương – chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng.
Địa chỉ: Thôn Ninh Phúc, Xã Hùng An, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên.
Trụ sở làm việc hiện nay: Số 1 – Đường Hoàng Hoa Thám – Phường An Tảo – Thành Phố Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.
Phương thức và tính chất hoạt động: là công ty kinh doanh và tự chủ về tài chính.
Điện thoại: 0313.551.464
Fax: 03213.556.414
Email: HUFUCOHY@Yahoo.com
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
a. Sơ đồ1: Sơ đồ bộ máy bộ máy quản lý
Chủ tịch
HĐQT
Giám Đốc
PGĐ
Hành chính nhân sự
PGĐ
Kinh doanh
Phòng
TC-HC
Phòng
Quản lý giao nhận xe
Phòng
Kế Toán
Phòng
Kinh Doanh
Phòng
Thanh Tra
b. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
* Phòng tổ chức - hành chính
- Tuyển dụng và quản lý nhân sự
- Tổ chức chỉ đạo cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nội quy, quy chế của công ty đã ban hành
- Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính,con dấu. Thực hiện tốt công tác lưu trữ liệu, bảo mật tài liệu theo đúng quy định của công ty và pháp luật.
- Phối hợp với phòng kế toán tài vụ thực hiện kê khai giải quyết chế độ BHXH, y tế của người lao động.
* Phòng kinh doanh vận tải
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý, năm. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao nhất đồng thời trình giám đốc duyệt.
- Tổ chức quản lý sử dụng các phương tiện vận tải và các vật tư thiết bị khác một cách hiệu quả.
- Làm mọi thủ tục giấy tờ liên quan tới mở tuyến, điều chỉnh giá vé và các vấn đề liên quan tới phương tiện hoạt động.
- Đề xuất tuyển lái phụ xe khi thấy cần thiết
- Tham gia tổ chức giảng dạy, huấn luyện kiểm tra trước khi được đưa vào tuyến.
- Quản lý và điều hành, chấm công lái phụ xe, quản lý bộ phận điều hành tại các đầu bến và các điểm chốt trên tuyến.
- Phản ánh kịp thời cho lãnh đạo và các bộ phận liên quan về những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp cùng phòng thanh tra –pháp chế để giải quyết những phương tiện vận chuyển của công ty bị va quệt hoặc xảy ra tai nạn giao thông.
* Phòng thanh tra – pháp chế
- Thanh tra, giám sát cá bộ công nhân viên về việc thực hiện nội quy, quy chế công ty đã ban hành, đảm bảo an ninh trật tự trong công ty và trên tuyến.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động.
- Ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, trộm cắp làm mất tài sản công ty , kích động, gây rối bè phái và các tệ nạn xã hội khác làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như uy tín công ty.
- Tiến hành điều tra xác minh, lập biên bản, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy, quy chế, công ty trực tiếp giải quyết những vụ va chạm xung đột xảy ra trên tuyến, các vụ tai nạn giao thông, quy rõ trách nhiệm bồi thường vật chất và đề xuất biện pháp xử lý
- Kiểm tra các chốt,các trạm, các đầu bến và cán bộ điều hành trên tuyến.
- Thanh tra kiểm tra trực tiếp hàng ngày đối với lái phụ xe, ngăn ngừa các hành vi gian lận tài chính ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
- Lập biên bản những hành vi vi phạm quy chế, đề xuất mức xử phạt theo quy chế.
- Thông báo kịp thời những trường hợp sai phạm nội quy quy chế.
- Tổ bảo hiểm thuộc phòng thanh tra phải có trách nhiệm đăng ký đăng kiểm, làm thủ tục hồ sơ giấy tờ, chế độ bảo hiểm mỗi khi xe xảy ra tai nạn và va quệt.
* Phòng quản lý sửa chữa
- Chịu trách nhiệm về chất lượng xe và các tiêu chuẩn khác khi đưa xe vào hoạt động hàng ngày. Chú ý hệ thống an toàn của xe.
- Sửa chữa kịp thời các trường hợp xe bị hư hỏng một cách nhanh nhất, đảm bảo đủ số lượn xe hoạt động mỗi ngày theo yêu cầu phòng kinh doanh.
- Xử lý kịp thời những trường hợp xe bị hỏng trên đường.
- Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ
- Đảm bảo chế độ lau rửa hàng ngày cho từng xe
- Lập kế hoạch mua dự trữ các phu tùng thay thế thiết yếu thường xuyên.
* Phòng kế toán tài vụ
- Mở sổ quản lý toàn bộ tài sản của công ty
- Tổ chức hạch toán kế toán thống kê theo quy định của nhà nước
- Thực hiện chế độ báo cáo doanh thu, chi phí đầu vào hàng tháng cho giám đốc.
- Thanh quyết toán các chế độ cho người lao động theo quy định của công ty và của pháp luật.
- Tổng hợp phân tích báo cáo kịp thời các số liệu về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trình giám đốc công ty.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty.
2.1.3.1 Chức năng
1. Vận tải hành khách bằng xe bus
2. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
3. Bảo dưỡng đóng thùng bệ ô tô và xe có động cơ
4. Cho thuê xe có động cơ
5. Kinh doanh bến xe
6. Hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
7. kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Tuy không phải là công ty quốc doanh, nhưng công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng là một trong những công ty hàng đầu hoạt động trong nghành vận tải của thành phố Hưng Yên. Công ty đã và đang đống góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Hưng yên nói riêng và của toàn quốc nói chung. Do đó với sự tạo điều kiện thuận lợi của các đơn vị quản lý tỉnh Hưng Yên. Công ty cổ phần cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng phải tổ chức tốt việc kinh doanh góp phần vào phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, đưa đến cho người dân những dịch vụ chất lượng, với giá cả hợp lý. Đặc biệt chú trọng đến ngành nghề kinh doanh chính là vận tải.
2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty
2.1.4.1 Nhân sự
- Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty gồm 450 người.
Gồm:
+ Làm việc gián tiếp tại văn phòng : 60 người = 14%
+ Số người làm việc có tính chất phục vụ:
( Thợ sửa chữa, rửa xe, vật tư,đầu bến, thanh tra, vệ sinh ): 100 người = 23%
+ Lái phụ xe các tuyến :280 người = 63%
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bao hiệu quả kinh doanh quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng là một công ty đóng trên địa bàn thành phố Hưng yên. Là một thành phố trẻ Hưng Yên đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào đã và đang góp phần vào sự phát triển chung của thành phố và đảm bảo nguồn cung về nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên cùng với su thế phát triển đó các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với nhau về nguồn nhân lực có chất lượng cao. Với đặc thù về kinh doanh vận tải là một ngành dịch vụ đòi hỏi về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, bởi sản phẩm dịch vụ không phải là những sản phẩm hữu hình. Do đó nó cũng đòi hỏi một phương pháp quản lý phù hợp, nếu không sẽ khó có thể giữ nhân viên khi có cạnh tranh.
2.1.4.2 Tài chính
Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng với loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần, công ty tư nhân phải tự chủ về tài chính thì vốn luôn là một vấn đề mà lãnh đạo công ty phải quan tâm hàng đầu. Nguồn vốn ở đây giúp các nhà lãnh đạo sẽ quyết định được sứ mệnh của công ty, là sự sống còn của công ty.
+ Bảng tình hình nguồn vốn của công ty. ( Đơn vị: Tỷ đồng )
Vốn cố định: 95 tỷ
Vốn lưu động:50 tỷ
Tổng cộng: 145tỷ
+ Nhận xét:
Qua bảng tình hình nguồn vốn của Công ty, ta thấy công ty đã có thể tự chủ động được trong vấn đề tài chính. Đây là biểu hiện rất tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trên các địa bàn trong và ngoài tỉnh, nâng cao uy tín cũng như quảng bá được thương hiệu của công ty trên thị trường vận tải.
2.1.4.3 Tuyến vận tải
a. Quá trình phát triển
Mạng lưới xe Bus tại Hưng Yên được thành lập từ năm 2005 tới nay đã có 10 tuyến trong nội thành 10 tuyến vé tháng chuyên trách.Trong những năm khi hệ thống giao thông cộng cộng bằng xe bus chưa được mở, khi đó hệ thống xe khách vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Sau khi hệ thống xe bus của công ty Phượng Hoàng được khai thác, vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được 10 – 15% nhu cầu đi lại của người dân với số lượt vận chuyển 20 triệu lượt hành khách/năm.Từ năm 2007 công ty Cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng đã tiếp tục chuyển hưởng hoạt động: mở rộng phạm vi kinh doanh; kéo dài và mở thêm các tuyến ngoại vi, rút ngắn các tuyến nội thành.
Đặc biệt trong năm 2008 công ty đã quyết đinh mở thêm tuyến xe chất lượng cao Bắc Nam 2 với 2 loại xe la ghế ngả và giường nằm với nốt lượt 5 chuyến /ngày
Số liệu thống kê sản lượng trong bảng sẽ cho thấy bức tranh chung về sự phát triển của vận tải hành khách của Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng.
* Mối quan hệ cơ chế quản lý của bộ máy tổ chức:
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty là cơ cấu bộ máy quản lý chức năng trong đó giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước chủ tịch hội đồng quản trị. Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc hành chính nhân sự chiụ sự quản lý của giám đốc đồng thời có nhiệm vụ quản lý và điều hành các phòng ban của công ty bao gồm: phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý giao nhận xe, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng thanh tra. Ngoài ra giám đốc cũng có thể trực tiếp điều hành chỉ đạo các phòng ban.
Bảng 1: Sản lượng vận tải hành khách bằng xe bus, xe khách chất lượng cao của Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng qua các năm
Đơn vị:Lượt hành khách (HK)
Năm
Tên tuyến
205
208
216
2
TD- GL
TD-Thái Nguyên
HY-ĐB
Hà Nội -Sài Gòn
HY-HN
Hy-KChâu
HY-HD
Hy-La Tiến
2005
720.52
520
320.215
526.432
230.125
120.356
125.326
2006
1.020.254
897.425
989.963
1.125.689
985.369
536.236
657.325
2007
3.125.420
1.256.965
1.692.658
2.369.124
1.687.386
990.387
1.320.144
2008
5.422.225
2.015.560
3.025.236
3.362.42
2.658.345
1.942.364
2.020.322
754
2009
6.625.430
4.223.321
4.256.320
4.685.365
3.365.125
236.235
2.696.362
1.762
2010
7.287.973
46.456.531
4.681.952
5.539.015
3.701.637
259.858
2.965.998
2.398
(Nguồn: phòng kinh doanh- Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng)
Từ năm 2006 đến năm 2010 sản lượng vận chuyển hành khách của xe Bus Phượng Hoàng đã tăng lên 7 lần. Tuy vậy, so với giai đoạn phát triển nhất của vận tải hành khách công cộng bằng xe bus thì sản lượng năm 2006 chiếm 34%, năm 2010 chiếm 95%
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về các tuyến xe trong nội ngoại tinh công ty đang ngày càng nâng cao được khả năng phục vụ cho tuyến xe chất lượng cao Bắc Nam cụ thể đa nâng từ 1762 chuyến năm 2009 lên 2398 chuyến năm 2010 tăng 73%.
2.1.4.4 Thị trường.
a. Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ
Nằm ở vị trí cuối Đồng bằng Sông Hồng, Hưng Yên bao gồm các tuyến Quốc lộ chiến lược quan trọng như: Đường 5, Đường 1, Quốc lộ 39A, Quốc lộ 39B. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Hưng Yên đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng cả nước. Ngược lại cũng tạo ra sự giao lưu giữa các tỉnh khác trong cả nước với Hưng Yên. Trong thời gian gần đây, nhiều tuyến giao thông quan trọng đã được cải tạo và nâng cấp giải tỏa, phân luồng giao thông cho Hưng Yên từ xa, giảm áp lực quá tải cho mạng lưới giao thông đô thị. Bao gồm:
Đường 5: là tuyến đường nối Hà Nội- Hưng Yên – Hải Phòng. Đây là tuyến đường có tầm quan trọng cả về kinh tế và có nhiệm vụ nối các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc.
Quốc lộ 39A: là tuyến đường nối Hưng Yên với Hà Nội. Một trong những trung tâm kinh tế phát triển của các tỉnh phía bắc.
Quốc lộ 39B: đây là tuyến đường nối Hưng Yên với Thành phố Hải Dương.Trong những năm gần đây, tuyến đường này cũng đã được tập trung nâng cấp nhằm tăng năng lực thông qua trên toàn tuyến và đang được mở rộng để đảm bảo được lưu lượng giao thông.
Quốc lộ 1A phía Bắc: đây là tuyến đường giao thông nối Hưng Yên với cửa khẩu Đồng Đăng – lạng Sơn, một trong những cửa khẩu đường bộ chính giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3,2 làn xe cơ giới
Quốc lộ 1A phía Nam: là tuyến đường nối Hưng Yên với các tỉnh thành phía Nam. Hiện tại đã xây dựng các tuyến cao tốc Pháp Vân – Giẽ, vị trí này chạy song song và cách tuyến 1A hiện có 1.200 – 2000m về phía Đông. Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 4 làn xe cơ giới, trong khi đó Quốc lộ 1A cũ cũng đã được mở rộng.
b. Đối thủ cạnh tranh
Cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp vận tải khác như các doanh nghiệp vận tải của Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội và Hà Nam. Tuy nhiên do mong muốn cấp thiết của công ty nên trong chuyên đề thực tập này tôi chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên tuyến Bắc-Nam như Tân Đạt ( Hà Nội), Hoàng Long (Hải phòng)…
c. Đối tác
Đối tác chủ yếu của công ty là ngân hàng Vietinbank, ngân hàng Đông Á, ngân hàng Agribank và tập đoàn Trường Hải group là những bạn hàng trong kinh doanh. Doanh nghiệp luôn có được sự mối quan hệ tốt và sự trợ giúp của các đối tác trong làm ăn giúp nhau cùng phát triển.
2.1.5 Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2010
Bảng2: Bảng cân đối kế toán Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
TÀI SẢN
36,523
46,348
103,995
147,171
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
6,531
7,356
8,162
52,935
I. tiền và các khoản tương đương tiền
150
220
420
485
1. Tiền
150
220
420
485
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
-
III. Các khoản phải thu
4,676
5,010
4,869
38,598
1. Phải thu của khách hàng
78
56
23
185
2.Trả trước cho người bán
3,524
2,136
-
33,200
3. Các khoản phải thu khác
1,074
2,818
4,846
5,213
IV. Hàng tồn kho
612
765
1,358
10,945
V. Tài sản ngắn hạn khác
1,093
1,361
1,515
2,907
1. Thuế GTGT được khấu trừ
873
934
1,137
1,046
2. Tài sản ngắn hạn khác
220
427
378
1,861
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
29,992
38,992
95,833
94,236
I. Các khoản phải thu dài hạn
-
-
-
-
II. Tài sản cố định
29,320
38,291
95,095
93,363
1. Tài sản cố định hữu hình
27,790
36,761
93,565
91,833
2. Tài sản cố định vô hình
1,530
1,530
1,530
1,530
III. Tài sản dài hạn khác
672
701
738
873
1. Chi phí trả trước dài hạn
672
701
738
873
NGUỒN VỐN
36,523
46,348
103,995
147,171
A. NỢ PHẢI TRẢ
24,031
29,310
54,605
54,357
I. Nợ ngắn hạn
2,675
3,179
1,250
10,228
1. Vay và nợ ngắn hạn
1,483
1,597
946
7,670
2. Phải trả người bán
760
903
207
-
3. Thuế và các khản phải nộp Nhà nước
-
-
-
912
4. Phải trả công nhân viên
30
36
42
767
5. Các khoản phải trả, phải nộp khác
402
643
55
879
II. Nợ dài hạn
21,356
26,131
53,355
44,129
1. Phải trả dài hạn người bán
8,312
12,434
22,000
-
2. Vay và nợ dài hạn
13,044
13,697
31,355
44,129
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
12,492
17,038
49,390
92,814
I. Vốn chủ sở hữu
12,492
17,038
49,390
92,814
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
10,182
13,837
43,045
78,045
2. Lợi nhuận chưa phân phối
2,310
3,201
6,345
14,769
II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
-
-
-
-
Bảng2b : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(2007-2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
18,213.0
29,563.0
50,902.0
89,262.0
2
Các khoản giám trừ
-
-
-
-
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
18,213.0
29,563.0
50,902.0
89,262.0
4
Giá vốn
13,264.8
22,465.0
36,459.0
65,408.0
5
Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4,948.2
7,098.0
14,443.0
23,854.0
6
Doanh thu từ hoạt động tài chính
8.6
10.0
15.0
112.4
7
Chi phí tài chính
1,982.0
3,120.0
5,103.0
11,429.3
Trong đó: chi phí lãi vay
1,982.0
3,120.0
5,103.0
11,429.3
8
Chi phí bán hàng
-
-
-
-
9
Chi phí QLDN
1,123.0
1,326.2
3,933.0
6,116.3
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1,851.8
2,661.8
5,422.0
6,420.8
11
Thu nhập khác
352.0
500.0
1,059.0
8,486.6
12
Chi phí khác
311.0
426.0
820.0
3,659.0
13
Lợi nhuận khác
41.0
74.0
240.0
4,827.6
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1,892.8
2,735.8
5,662.0
11,248.4
15
Thuế TNDN phải nộp
473.2
684.0
1,415.5
2,812.1
16
Lợi nhuận sau thuế
1,419.6
2,051.9
4,246.5
8,436.3
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng)
Biểu đồ 1: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng)
Biểu đồ 2: Biểu đồ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng)
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh và biểu đồ về doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty đạt được doanh thu cao.
Năm 2007 doanh thu đạt 18.213 triệu đồng hàng năm tăng dần đến năm 2010 doanh thu đạt 89.262 triệu đồng.
Ta dễ dàng nhận thấy doanh thu năm sau cao hơn năm trước. So với năm 2007 doanh thu năm 2010 cao hơn 4.9 lần. Cụ thể:
Qua biểu đồ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ta nhận thấy: Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 810 triệu đồng.
Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2760,2 triệu đồng.
Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2998,8 triệu đồng.
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty
2.1.2 Đánh giá môi trường cạnh tranh của công ty
Kinh tế thị trường luôn gắn liền với cạnh tranh, cạnh tranh là một vấn đề phức tạp và quan trọng của mọi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nó quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần so với đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt Đấy là một khó khăn thách thức nhưng cũng đồng thời là một động lực phát triển của nền kinh tế. Do vậy cạnh tranh mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phải luôn vươn lên phía trước để vượt qua các đối thủ với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn người đó sẽ thắng.
Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng.DOC