Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang

Do du lịch còn chưa phát triển lắm nên hiện tại các vấn đề về môi trường do hoạt động du lịch gây ra chưa đến mức quá ngưỡng. Tuy nhiên vấn đề môi trường mang tính liên ngành nên các vấn đề nảy sinh từ hoạt động khác cũng sẽ làm ảnh hưởng đến du lịch như vấn đề thiếu nước vào mùa khô, vấn đề rác thải không được xử lý Sự gia tăng của du khách cũng gây ra hiện tượng quá tải chất thải tại một số điểm du lịch dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường như ở khu du lịch suối Mỡ.

 

doc119 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Cầu, sông Lục Nam, tổng chiều dài đang khai thác là 187km trên tổng chiều dài 347 km. Đặc biệt Bắc Giang có hệ thống cảng gồm 2 cảng lớn và nhiều cảng nhỏ: Cảng lớn nhất là cảng ALữ do TW quản lý và được xây dựng từ năm 1965. Cảng này thuộc TP Bắc Giang, là cảng dân dụng, có năng lực thông qua khoảng 150 đến 200 tấn/ năm. Cảng lớn thứ 2 là cảng chuyên dùng của công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc, có năng lực thông qua 70 đến 100 nghìn tấn/ năm. Ngoài ra Bắc Giang còn có nhiều cảng địa phương khác nhưng quy mô nhỏ, có tổng năng lực bốc xếp khoảng 3 đến 5 nghìn tấn/ năm. b.Thông tin liên lạc Cùng với giao thông vận tải, thông tin liên lạc là ngành có ý nghĩa quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Đây vừa là ngành mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ. -Xét về mặt dịch vụ, thông tin liên lạc của Bắc Giang cũng đã làm được các mặt sau: + Cung cấp các phương tiện thông tin truyền thông + Truyền tin + Lắp đặt và bảo dưỡng duy tu các phương tiện thông tin liên lạc trong tỉnh. Từ một nền kinh tế khép kín chuyển sang nền kinh tế mở và để hòa nhịp với cả nước và thế giới, tỉnh Bắc Giang đã coi trọng phát triển thông tin liên lạc vì có như vậy mới tránh khỏi được nguy cơ tụt hậu và thực hiện thành công quả trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trong thời gian vừa qua, thông tin liên lạc của tỉnh Bắc Giang đã có bước phát triển rõ rệt, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hôi của tỉnh. [17] Bảng 2.7: Số máy điện thoại trên địa bàn tỉnh Đơn vị tính: chiếc. Địa điểm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Toàn tỉnh 27268 37625 50909 69116 TP Bắc Giang 11563 16382 17183 21961 Huyện Lục Ngạn 3201 4139 5682 7182 Huyện Lục Nam 1817 2297 3574 4848 Huyện Sơn Động 549 764 1141 1755 Huyện Yên Thế 1116 1680 2953 4325 Huyện Hiệp Hòa 1956 2573 4299 6253 Huyện Lạng Giang 2384 3156 5033 7109 Huyện Tân Yên 1670 2385 4042 5955 Huyện Việt Yên 1890 2651 4353 5990 Huyện Yên Dũng 1122 1598 2649 3738 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004 Tính bình quân số máy/ 100 dân của toàn tỉnh là 4,4 máy, thấp hơn so với trung bình của cả nước (12 máy/ 100 dân), và của vùng Đông Bắc 97,3 máy/ 100 dân). Như vậy nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh Bắc Giang đã có sự phát triển nhưng vẫn còn ở mức thấp. Hệ thống thông tin liên lạc chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc Giang và một số vùng lân cận, còn ở vùng sâu vùng xa của các huyện thì rất ít. Do vậy tỉnh cần đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất vào các vùng này nhiều hơn nữa. Cơ sở vật chất của ngành bưu chính viễn thông Đơnvị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I.Mạng lưới bưu điện Bưu cục -Số bưu cục trung tâm Bưu cục 1 1 1 1 -Số bưu cục huyện thị Bưu cục 9 9 9 9 -Số bưu cục khu vực Bưu cục 37 36 35 34 -Điểm bưu điện văn hóa xã Điểm 163 175 177 182 II.Thiêt bị vô tuyến và hữu tuyến Số máy vô tuyến Cái 11 12 11 12 Tổng đài điện thọai Cái 37 36 46 58 Máy điện báo Cái 4 3 2 Trạm thông tin vệ tinh Trạm Máy xóa tem Cái 2 8 2 2 Máy in cước thay tem Cái 9 8 10 11 Máy điện thoại trên mạng Máy 27268 37625 53933 69116 +Máy cố định Máy 25542 34999 47625 63424 +Máy di động Máy 1726 2626 6308 5692 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004 c.Điện lực Điện lực có vai trò hết sức to lớn đối với sản xuất và sinh hoạt của con người. Do vậy điện lực cũng rất là quan trọng đối với ngành du lịch. Toàn tỉnh hiện có 229 xã, phường, thị trấn song đến nay mới có 170 xã có diện sử dụng( chiếm 74,2% tổng số xã). Những xã chưa có điện là những xã ở vùng sâu, vùng xa với địa hình phức tạp. Khó khăn lớn nhất đối với tỉnh Bắc Giang là cần có nguồn vốn lớn để đáp ứng cho nhu cầu về điện tiêu dùng và phục vụ cho khai thác du lịch tại các vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Bắc Giang có tổng đường dây 35 KV là 600km, tổng đường dây 0,4 KV là 680km, tổng đường dây 10-6 KV là 301km, tổng số trạm biến áp là 475 trạm. d.Hệ thống cấp, thoát nước: Tài nguyên nước của Bắc Giang khá phong phú với tổng trữ lượng nước của 3 con sông ( sông Lục Nam, sông Cầu, sông Thương) là 4 tỉ m3/năm và ngoài ra còn có nhiều hồ, đập, suối khác nhau được phân bố đều khắp vùng. Đây là nguồn cung cấp nước tưới tiêu thủy lợi cho toàn tỉnh. Hiện nay tỉ lệ người dân sử dụng nước máy là 20%( chủ yếu là dân ở TP Bắc Giang và một số vùng lân cân TP); tỉ lệ dân sử dụng giếng khoan là 70%, còn lại là sử dụng nước giếng khơi,nước suối, nước sông. Do vậy mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh cho người dân và du khách là thấp. Vì vậy trong tương lai Bắc Giang cần phải xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước ở các huyện, các khu du lịch trọng điểm, tăng cường khai thác các nguồn nước sạch nhất là những nơi có nhiều khách đến du lịch. *Kết luận chung về tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Giang Các yếu tố tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và cơ sở hạ tầng là những thành phần quan trọng tạo nên tiềm năng du lịch của một địa phương. Trong các yếu tố trên thì Bắc Giang vừa có những lợi thế, vừa có những khó khăn. Về tài nguyên tự nhiên thì Bắc Giang có rất nhiều lợi thế để phát triển như thời tiết thì ít có nhiễu động, đặc biệt Bắc Giang là một tỉnh thuộc miền trung du nên không có bão xuất hiện như các tỉnh gần biển. Địa hình đồi núi chiếm 89,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình chủ yếu gồm những dải đồng bằng nhỏ hẹp xen giữa các dải đồi núi có độ cao trung bình, chia cắt mạnh tạo ra cho Bắc Giang một số thắng cảnh hấp dẫn như Suối Mỡ, Suối Nứa, Suối Nước Vàng, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, rừng nguyên sinh Khe RỗHơn nữa ngày nay đồi rừng của Bắc Giang đang được trồng và bảo vệ đã phát triển mạnh mẽ, tạo thành hệ sinh thái phong phú thuận lợi để du lịch sinh thái có điều kiện phát triển. Mặt khác Bắc Giang còn là nơi quy tụ của 21 dân tộc thiểu số được phân bố ở các huyện như Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế. Mỗi dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng tạo nên những giá trị văn hóa của người dân bản địa. Chính môi trường sinh thái và văn hóa bản địa là 2 điều kiện cơ bản tạo nên những khu, điểm du lịch sinh thái cho Bắc Giang điển hình như Khu du lịch Suối Mỡ, Suối Nước Vàng (Lục Nam), hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn), rừng nguyên sinh Khe Rỗ, rừng Tây Yên Tử (Sơn Động). Trong tương lai, những khu du lịch này rất hợp để xây dựng các khu nghỉ dưỡng. Về tài nguyên nhân văn: Bắc Giang là “phên dậu” của đất nước trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nơi đây còn lưu giữ 1316 di tích lịch sử văn hóa và hàng ngàn lễ hội truyền thống. Đến với lễ hội du khách sẽ đươc hòa mình trong những lời ca tiếng hát của nhiều dân tộc khác nhau như : chèo, quan họ, then, si, lượn, soong hao, chầu văn, được cùng vui chơi với người dân bản xứ trong các trò chơi dân gian như vật, kéo co, bắn cung Một số di tích phục vụ phát triển du lịch như di tích thành cổ Xương Giang, di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám- Yên Thế, di tích cánh mạng AK2 Hoàng Vân- Hiệp HòaNgoài ra đến với Bắc Giang du khách có thể tìm thấy sự bình yên nơi chốn tổ phật giáo, chút bỏ những ưu phiền và ước nguyện những điều tốt đẹp ở những ngôi đình, chùa cổ kính thiêng liêng. Với những nguồn lực như vậy, Bắc Giang cũng cần có những điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng để hiện thực hóa phát triển ngành du lịch. Do xuất phát từ một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế thấp nên việc đầu tư các cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch còn nhiều hạn chế cho nên các khu, điểm du lịch của tỉnh chưa trở thành sản phẩm du lịch có sức thu hút du khách, hoạt động kinh doanh du lịch chưa phát triển. Với điều kiện về tiềm năng như vậy, Bắc Giang đã tận dụng và khai thác được những lợi thế gì, khắc phục hạn chế như thế nào và thực trạng hoạt động du lịch ở Bắc Giang ra sao liệu đã phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh hay chưa? Để biết được điều này thì ta cần nghiên cứu phần tiếp theo của khóa luận. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững 2.2.1.Tình hình hoạt động du lịch của tỉnh. 2.2.1.1. Hiện trạng khách du lịch Số lượng khách du lịch và đặc điểm về thị trường khách là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một khu, điểm, vùng du lịch hay là một quốc gia. Do những đặc trưng riêng của ngành mà việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là khâu quan trọng nhất và không thể thiếu được trong việc nghiên cứu sự phát triển du lịch. Các chỉ tiêu về khách phản ánh mức độ phát triển của điểm du lịch, sức hấp dẫn của điểm du lịch, xu hướng phát triển cũng như có thể kiểm nghiệm được việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng định hướng chưa, có phù hợp với điểm du lịch không. Bắc Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Lượng khách du lịch đến Bắc Giang trong thời gian vừa qua tăng lên rất nhanh. Năm 2001 có 19797 lượt khách nhưng đến năm 2003 là 29248 lượt, năm 2005 là 41300 lượt và đạt mức tăng trưởng trung bình là 21,15%/ năm. Mức tăng trưởng đánh dấu bước triển vọng mới đối với du lịch Bắc Giang. *Khách quốc tế Hiện nay khách quốc tế đến Bắc Giang còn hạn chế, chỉ chiếm 3,5% tổng số khách du lịch hàng năm của tỉnh. Nhưng số khách quốc tế tăng đều qua các năm. Năm 2001 là 980 lượt, năm 2005 là 1300 lượt, tăng trung bình là 7,3%/ năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho du lịch tỉnh Bắc Giang. Khách quốc tế đến Bắc Giang có ngày lưu trú bình quân tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua. Năm 2005 khách quốc tế có ngày lưu trú trung bình là 1,5 ngày (tăng 0,5 ngày so với năm 2001), đây là mức tăng tương đối khá. Sự gia tăng ngày lưu trú trung bình của khách, đặc biệt là khách quốc tế đến Bắc Giang cho thấy các sản phẩm du lịch đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách, cũng như có tính hấp dẫn hơn. Mức chỉ tiêu trung bình/ ngày của khách quốc tế đến Bắc Giang còn rất thấp so với mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế trên cả nước. Tuy nhiên con số này thì càng tăng. Năm 2001 mức chi tiêu trung bình của khách là 10 đô la/ ngày nhưng đến năm 2005 mức chi tiêu trung bình của khách là 20 đô la/ ngày. Mức chi tiêu trung bình tăng chứng tỏ các sản phẩm và dịch vụ du lịch của Bắc Giang đã được nâng cấp và phong phú hơn, hấp dẫn khách hơn, thu hút khách chi trả nhiều hơn. Khách du lịch quốc tế đến du lịch Bắc Giang bằng nhiều đường. Ví dụ như khách du lịch Trung Quốc thường qua từ cửa khẩu Lạng Sơn, các khách du lịch Châu Âu, Mỹ, Australia.thường qua tuyến sân bay Nội Bài- Hà Nội, một số khách khác từ Hải Phòng lên hoặc từ TP Hồ Chí Minh ra. Khách du lịch quốc tế thường đến thăm quan các khu, điểm du lịch của tỉnh. Họ thường thích vẻ hoang sơ vốn có của cảnh quan thiên nhiên, sự thanh bình và mộc mạc của các vùng quê, sự hùng vĩ của núi rừng Bắc Giang. Họ thường thích đến Bắc Giang vào mùa xuân khi bạt ngàn những trang trại trồng vải, nhãn, xoài..đang nở rộ, hoa vải trắng muốt điểm xen những cành búp đang đâm chồi nảy lộc đầy sức xuân, hoặc đến Bắc Giang vào mùa hè để được ngắm những vườn vải chín đỏ thật rực rỡ, được thưởng thức những trái cây do tận tay mình hái, có thể thu hoạch trái cây cùng người dân địa phương, được thưởng thức những sản phẩm tinh khiết của các loại ong hút mật hoaĐồng thời họ qua đây họ cũng muốn tìm hiểu các phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số của vùng. Ngoài ra khách du lịch quốc tế còn rất thích tìm hiểu lịch sử của vùng thông qua việc đi thăm các khu di tích lịch sử. Đây là đối tượng khách cần được quan tâm, phục vụ chu đáo mọi nhu cầu vì đối tượng khách này sẽ mang lại doanh thu cao cho các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra khách du lịch quốc tế còn là những chuyên gia đi đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế.. *Khách nội địa Là thị trường khách chính của Bắc Giang và đóng một vai trò rất quan trọng. Khách du lịch nội địa tăng trung bình là 21,8%/năm. Tuy nhiên khách du lịch nội địa có khả năng chi trả thấp, sử dụng các dịch vụ bình dân và vì vây khả năng đóng góp cho tổng doanh thu của ngành còn hạn chế. Tuy nhiên nếu tỉnh có những chính sách , những định hướng về sản phẩm du lịch, giá cả phù hợp thì sẽ hấp dẫn và thu hút được nhiều khách nội địa ở các tỉnh lân cận. Khách du lịch nội địa đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau: Khách du lịch là người tỉnh ngoài đến thăm quan các khu, điểm du lịch của tỉnh, hoặc là những cán bộ nhà nước đi công tác, là những người dân đi học hỏi kinh nghiệm phát triển vườn đồi, thăm người thân kết hợp thăm vườn đồi. Đối tượng khách này rất phong phú, đem lại doanh thu cao cho cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống. Ngoài ra khách du lịch là những người đi lễ chùa chiền hoặc là những sinh viên, học sinh tự tổ chức các chuyến đi picnic tại một số danh lam thắng cảnh của tỉnh hoặc được nhà trường tổ chức cho đi thăm quan các khu di tích lịch sử của tỉnh Ngày lưu trú của khách du lịch nội địa dến Bắc Giang không cao, khoảng 1 ngày và ít có sự thay đổi từ năm 2001 đến 2005. Do vậy khả năng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khách sạn còn gặp nhiều khó khăn. Và điều cần thiết bây giờ là làm như thế nào để tạo ra sản phẩm du lịch và các dịch vụ hấp dẫn để kéo dài ngày lưu trú của khách và làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ lưu trú. Khách du lịch nội địa có mức chi tiêu trung bình/ ngày ít biến động trong thời gian vừa qua. Mức chi tiêu trung bình của 1 khách/ ngày là 150000đ. Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh một mặt vừa thu hút ngày càng nhiều khách du lịch mặt khác tỉnh sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp để lưu giữ khách ở lại dài ngày và tăng khả năng chi tiêu của khách từ đó tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Bảng2.9: Khách du lịch đến Bắc Giang Số khách du lịch Đơn vị tính Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số Lượt 19797 20551 29248 37787 41300 Khách quốc tế Lượt 980 1050 1130 1220 1300 Khách nội địa Lượt 18817 19501 28118 36567 40000 Nguồn: sở thương mại và du lịch tỉnh Bắc Giang 2.2.1.2. Doanh thu từ du lịch Doanh thu từ ngành du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán hàng lưu niệm..Tuy nhiên vì du lịch có tính chất liên ngành, liên vùng nên các khoản thu trên không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác nữa ví dụ như y tế, ngân hàng, bưu điện, bảo hiểmChính vì vậy theo thống kê, sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh còn thấp và chưa đầy đủ. Từ năm 2001 đến 2005, lượng khách du lịch đến Bắc Giang tăng cho nên doanh thu cũng tăng. Nhưng do Bắc Giang có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành du lịch. 2.2.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm các tiện nghi lưu trú, ăn uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Do vậy mà cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một trong những thành phần quan trọng nhất của sản phẩm du lịch, là tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách, là yếu tố tạo nên sự độc đáo khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một điểm du lịch. a.Cơ sở lưu trú Cơ sở lưu trú gồm: khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalowViệc thiết kế, phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những tạo ra sự độc đáo, hấp đẫn của điểm du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Bảng 2.10: Cơ sở lưu trú Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng cơ sở lưu trú Cái 16 23 32 48 61 Số lượng phòng lưu trú Phòng 179 224 296 488 603 Phòng khách sạn từ 3-5 sao Phòng 0 0 0 0 0 Phòng khách sạn <=2 sao Phòng 54 54 54 78 78 Nguồn: sở thương mại và du lịch tỉnh Bắc Giang Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh Bắc Giang đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh, số lượng cơ sở lưu trú năm 2001 là 16 cái, với số lượng phòng là 179 phòng, đến năm 2005 số lượng cơ sở lưu trú là 61 cái với số lượng phòng là 603 phòng. Tốc độ tăng trưởng về cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh trung bình là 39,9%/năm, về số phòng tăng trung bình là36,4%/ năm. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở TP Bắc Giang, còn nhà nghỉ thì phân bố ở TP Bắc Giang và các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên ngay cả ở các điểm du lịch chính như Lục Ngạn, Lục Nam thì cơ sở lưu trú và các tiện nghi phục vụ du lịch còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Xét về cơ cấu khách sạn cho thấy đến nay toàn tỉnh có 3 khách sạn 2 sao với 93 phòng, 1 nhà khách tỉnh với 49 phòng. Tuy nhiên chỉ có khoảng 1 vài số cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị tương đối tốt. Còn lại là các nhà nghỉ tư nhân quy mô nhỏ lẻ, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới đạt ở mức độ tối thiểu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 khách sạn liên doanh với nước ngoài đó là khách sạn Hưng Giang nhưng hoạt động chưa có hiệu quả, vốn đầu tư ít. Nguyên nhân do tài nguyên du lịch của Bắc Giang còn ở dưới dạng tiềm năng, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên kém sức thu hút với các nhà đầu tư và khách du lịch. b.Cơ sở ăn uống: Các cơ sở ăn uống gồm nhà hàng, quán cafe, quán rượu, quán ăn nhanh và các quán phục vụ ăn đêm các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp, giao lưu của khách đang lưu trú trong khách sạn hoặc các cơ sở ăn uống có thể nằm bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm thăm quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trínhằm phục vụ các đối tượng khách khác nhau có thể là khách du lịch, các tầng lớp dân cư địa phương. Hiện nay Bắc Giang có khoảng 46 nhà hàng trong các cơ sở lưu trú phục vụ trên 1200 chỗ ngồi đáp ứng được phần nào nhu cầu ăn uống của khách du lịch. Ngoài ra còn có các quán ăn ở bên ngoài cơ sở lưu trú cũng tương đối nhiều, tập trung chủ yếu ở Tp Bắc Giang và các thị trấn huyện lỵ. c. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi phục vụ du lịch khác: Nhìn chung ở Bắc Giang, các khu du lịch chưa được đầu tư phát triển đồng bộ, mới chỉ ở dạng tiềm năng nên các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi phục du lịch khác vẫn chưa phát triển. Hiện nay tỉnh mới chỉ có các dịch vụ như Karaoke, Massage trong các cơ sở lưu trú. Còn tiện nghi vui chơi giải trí thể thao để hấp dẫn khách thì chưa có. Bắc Giang có thể phát triển khu du lịch vườn sinh thái, nhà vườn, các trang trại, các khu bán hàng đồ thủ công truyền thông của người dân địa phương nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. 2.2.1.4. Lao động trong ngành du lịch Lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ có vai trò rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, và góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Qua điều tra cho thấy năm 2005 toàn tỉnh hiện có 494 lao động phục vụ trong ngành du lịch. Trong đó trình độ trên đại học có 9 người chiếm 1,8%, đại học và cao đẳng là 86 người chiếm 17,4%, trung cấp và bằng nghề là 188 người chiếm 38%, sơ cấp 57 người chiếm 11,6%, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ là 154 người chiếm 31,2%. Thực trạng về chất lượng lao động của ngành du lịch của Bắc Giang trong từng loại hình như sau: -Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có 30 người, trong đó công tác tại sở thương mại và du lịch là 10 người, công tác tại các huyện , TP Bắc Giang là 20 người. 100% các bộ quản lý đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, tuy nhiên cán bộ được đào tạo về chuyên ngành du lịch là rất ít, trình độ ngoại ngữ còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu trong xu thế hội nhập. -Lao động thuộc cơ sở lưu trú du lịch có 346 người cụ thể là: +Lễ tân có 71 người, trình độ đại học, cao đẳng có 4 người chiếm 5,6%, trung cấp , bằng nghề có 11 người chiếm 15,5%, sơ cấp có12 người chiếm 16,9%, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ có 44 người chiếm 62%. Trong số lao động trên những người có bằng cấp thường công tác tại các cơ sở lưu trú có quy mô lớn của tỉnh. Những người không có bằng cấp chỉ xin được việc tại các cơ cở lưu trú tư nhân có quy mô mhỏ. Riêng các cơ sở kinh doanh theo mô hình nhà ở có phòng cho thuê thì chủ yếu cơ sở sẽ sử dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình là chính, số lao động này hầu như mới được hướng dẫn và đào tạo tại chỗ. Về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lễ tân còn yếu, chỉ có khoảng 10% số người có bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ nhưng vì ít được sử dụng( ít khách nước ngoài) nên khả năng giao tiếp yếu, chỉ có lễ tân ở các khách sạn mới có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. +Phục vụ buồng có 104 người, trong đó trình độ đại học, cao đẳng có 1 người chiếm 1%, trung cấp, bằng nghề có 16 người chiếm 15,4 %, sơ cấp 20 người chiếm 19,2 %, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ có 67 người chiếm 64,4 %. Cũng giống như ở bộ phận lễ tân lao động đã qua đào tạo và có bằng cấp thường làm việc tại các cơ sở lưu trú lớn, còn các cơ sở lưu trú nhỏ chủ yếu là các lao động tự đào tạo tại chỗ.Trình độ ngoại ngữ của bộ phận buồng còn rất yếu. +Phục vụ bàn, bar có 40 người, trong đó trình độ đại học, cao đẳng có 5 người chiếm 12,5%, trung cấp, bằng nghề 22 người chiếm 55%, sơ cấp 5 người chiếm 12,5%, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ 8 người chiếm 20%. Nhìn chung đội ngũ bàn bar về cơ bản đã qua đào tạo , tập huấn đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hiện tại. +Nhân viên nấu ăn 31 người trong đó trình độ đại học, cao đẳng là 2 người chiếm 64%, trung cấp bằng nghề 19 người chiếm 61,35, sơ cấp 10 người chiến 32,35. Đội ngũ nấu ăn mới chỉ đáp ứng được nấu những món ăn thông thường của địa phương, việc nấu những món ăn kỹ thuật cao và chế biến đồ uống còn nhiều hạn chế. +Lao động khác có 100 người, làm việc trong các bộ phận khác trong khách sạn như lao động quản lý gián tiếp, dịch vụ giặt là, tắm hơi, mậu dịch viên, bảo vệ. Trong đó quản lý gián tiếp 58 người (trình độ đại học cao đẳng là 25 người, trung cấp, bằng nghề 19người, sơ cấp 10 người, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ là 4 người). Dịch vụ 15 người (Đại học cao đẳng là 5 người, trung cấp bằng nghề 7 người, bồi dưỡng đào tạo tại chỗ 3 người). Mậu dịch viên 16 người (Đại học,cao đẳng là 1 người,trung cấp bằng nghề 8 người,đào tại tại chỗ 7 người, bảo vệ 7 người +Lao động thuộc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có 118 người, trong đó hướng dẫn viên là 5 người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 41,7%. Trung cấp bằng nghề 7 người chiếm 58,3%. Số hướng dẫn viên này chủ yếu thực hiện việc hướng dẫn khách trong nước, thực hiện các tour du lịch đã được hợp đồng. Những hướng dẫn viên này đều chưa đủ tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên theo quy định tại nghị định 27 và thông tư 04. +Nhân viên lữ hành có 19 người: 7 người có trình độ đại học cao đẳng chiếm 36,8%, 6 người có trung cấp bằng nghề chiếm 31,6%, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ 6 người chiếm 31,6% +Nhân viên khác có 87 người thuộc bộ phận quản lý gián tiếp, lái xe, bộ phận thợ sửa chữa và bảo vệ. Trong đó 16 người quản lý gián tiếp, 10 người có trình độ đại học và cao đẳng, 2 người có trình độ trung cấp, 4 người được đào tạo tại chỗ. Đội ngũ lái xe có 60 người có bằng lái xe theo quy định, thợ sửa chữa 8 người, bảo vệ 3 người. [4] Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh doanh. Do đó việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch là việc làm rất quan trọng. Tuy nhiên việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với Bắc Giang chưa có một trường lớp nào đào tạo về chuyên ngành du lịch, hoạt động du lịch lại chưa phát triển. Trên thực tế năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là về lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch. Do vậy có một thực trạng là sinh viên người Bắc Giang sau khi học xong đại học, cao đẳng chuyên ngành về du lịch, hướng dẫn viên du lịch nhưng có rất ít người xin về làm việc tại Bắc Giang bởi cơ quan hành chính không có biên chế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiệu quả chưa cao nên tiền lương trả thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các tỉnh có du lịch phát triển.Vì du lịch của tỉnh chưa phát triển nên người lao động thường tự bằng lòng với trình độ đã đạt được, ngại đi học vì trường lớp ở xa, mất thời gian đi học, lại tốn kém về kinh phí cho học tập mà hiệu quả thiết thực lại chưa nhìn thấy ngay. Đây chính là thách thức lớn nhất trong công tác đào tạo lại nguồn nhân lực đang công tác trong ngành du lịch. Để giải quyết vấn đề này cần thiết phải có tiêu chuẩn cụ thể về trình độ năng lực của từng loại hình lao động để khuyến khích người lao động tích cực học tập, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Bảng 2.11:Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Đơn vị tính: người STT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số lao động du lịch 272 304 344 424 494 I Phân theo trình độ đào tạo 272 304 344 424 494 1 Trên đại học 3 3 5 5 9 2 Đại học, cao đẳng 33 39 46 78 86 3 Trung cấp 62 97 120 171 188 4 Sơ cấp 30 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1008.doc
Tài liệu liên quan