Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1: 3
1.1 TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU & VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY. 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 3
1. Việc cho vay phải trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng. 4
2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. 4
3. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. 4
4. Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo. 4
1.1.2 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 5
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế 5
1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại 6
1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp 6
1.2 MỘT SỐ HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 7
1.2.1 Tài trợ bằng cách cho vay 7
1.2.1.1 Tài trợ nhập khẩu 7
1.2.1.1.1 Tài trợ phát hành tín dụng thư 8
1.2.1.1.2 Cho vay ký quỹ L/C 9
1.2.1.1.3 Tín dụng ứng trước đối với nhà nhập khẩu 9
1.2.1.1.4 Chấp nhận hối phiếu 10
1.2.1.1.5 Tín dụng thuê mua (leasing) 10
1.2.1.2 Tài trợ xuất khẩu 11
1.2.1.2.1 Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở 11
1.2.1.2.2 Tín dụng chiết khấu hoặc tín dụng ứng trước đối với nhà xuất khẩu 12
1.2.1.2.3 Chiết khấu hối phiếu 13
1.2.1.2.4 Tín dụng bao thanh toán (factoring) 13
1.2.2 Tín dụng bằng cách bảo lãnh 14
1.3 NHỮNG RỦI RO TRONG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 15
1.3.1 Rủi ro tín dụng 16
1.3.2 Rủi ro lãi suất 16
1.3.3 Rủi ro hối đoái 16
1.3.4 Rủi ro thanh khoản 16
1.3.5 Rủi ro tác nghiệp 16
1.4 QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17
1.4.1 Thủ tục tài trợ 17
1.4.2 Thẩm định hồ sơ 17
1.4.3 Lập tờ trình 18
1.4.4 Phát tiền vay 18
1.4.5 Kiểm tra và xử lý nợ vay 18
1.4.6 Tính lãi - thu lãi - thu nợ - gia hạn 19
1.4.7 Thanh lý hợp đồng tín dụng 19
1.5 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2: 22
Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất Nhập Khẩu tại Sở Giao Dịch I - Ngân Hàng nông nghiệp và 22
phát triển nông thôn Việt Nam. 22
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM & CỦA SỞ GIAO DỊCH I 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 22
2.1.2 Giới thiệu về SGDI - NHNo&PTNT 24
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của SGDI 24
2.1.2.2 Hoạt động kinh doanh của SGDI 24
2.2 TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA VÀ TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI 26
2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 26
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 1996 - 2000 26
2.2.2 Triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tương lai 29
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI SGDI - NHNo &PTNTVN 30
2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI 30
2.3.1.1 Những thuận lợi 30
2.3.1.2 Những khó khăn 31
2.3.2 Nguồn vốn huy động tại SGDI 34
2.3.3 Quy chế hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI 36
2.3.4 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI 43
2.3.4.1 Tài trợ xuất khẩu 43
2.3.4.2 Tài trợ nhập khẩu 44
2.3.5 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI 45
2.3.5.1 Doanh số cho vay 45
2.3.5.2 Tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong cho vay xuất nhập khẩu 50
2.3.6 Những mặt được và chưa được trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI 51
2.3.6.1 Những kết quả đạt được 51
2.3.6.2 Những mặt chưa được 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3: 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 55
TÀI TRỢ XNK TẠI SGD I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 55
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 55
3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT VÀ SGD I TRONG THỜI GIAN TỚI 57
3.2.1 Định hướng chiến lược 2001- 2010 của NHNo &PTNTVN 57
3.2.2 Định hướng kinh doanh của SGDI trong năm 2002 60
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SGDI - NHNO&PTNTVN NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 60
3.3.1 Giải pháp thu hút nguồn vốn 60
3.3.1.1 Đa dạng hoá hình thức huy động vốn 61
3.3.1.2 Biện pháp thu hút nguồn ngoại tệ 61
3.3.1.3 Mở rộng mạng lưới kinh doanh 62
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa hội nhập chưa lâu nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong làm ăn, kinh doanh với nước ngoài. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài lại là các chuyên gia có kinh nghiệm, đã kinh doanh lâu trên thương trường quốc tế làm cho các doanh nghiệm Việt Nam không tránh khỏi thiệt thòi khi làm ăn với họ. Thêm vào đó, sự hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế, luật pháp của nước đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế nên khi xảy ra rủi ro, tranh chấp thì doanh nghiệp Việt Nam thường là người chịu thiệt mà ngân hàng là người hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nên ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng là người tư vấn cho các doanh nghiệp nhưng nhiều khi do trình độ có hạn nên các doanh nghiệp không thực hiện theo lời tư vấn của ngân hàng dẫn đến việc doanh nghiệp bị lừa hoặc chịu thiệt trong kinh doanh. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh những bất lợi do trình độ và kinh nghiệm có hạn của doanh nghiệp mang lại, doanh nghiệp và ngân hàng còn gặp khó khăn do thực lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam còn quá yếu. Có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên nếu buôn bán với nước ngoài bị thua lỗ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
* Những khó khăn từ phía SGDI
Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Sở chỉ mới bắt đầu từ năm 1998 nên các cán bộ làm công tác này còn chưa có nhiều kinh nghiệm, phải vừa làm vừa học hỏi. Năng lực cán bộ tín dụng không đồng đều. Cán bộ làm nghiệp vụ này phần lớn là mới, chưa qua lớp tập huấn chính thức nhưng do số lượng công việc ngày một nhiều nên phải bắt tay ngay vào công việc. Mặt khác, thời gian để truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức của những cán bộ đi trước cho những cán bộ mới là ít nên đôi khi còn sai sót trong nghiệp vụ.
Sở giao dịch I chưa tự cân đối được nguồn ngoại tệ giữa xuất và nhập. Thêm vào đó, nguồn ngoại tệ Sở huy động được chủ yếu gửi Sở đầu mối để hưởng phí nên Sở phải phụ thuộc vào cơ chế và phí điều hoà làm cho sự chủ động trong sử dụng vốn chưa cao.
Khi thực hiện mở L/C nhập khẩu, việc quyết định mức ký quỹ là rất quan trọng nhưng hiện nay, theo quyết định 447/NHNo ngày 7/6/2001 quy định về quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo chưa quy định cụ thể mức ký quỹ tối đa và mức ký quỹ tối thiểu trong từng thời kỳ. Vì vậy, chưa có mức ký quỹ thống nhất cho từng đối tượng khách hàng. Khi mức ký quỹ không được đảm bảo chắc chắn thì nếu có rủi ro tỷ giá xảy ra, ngân hàng mở L/C (Sở I) sẽ chịu thiệt thòi. Nếu Sở đã thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu (vì L/C phù hợp bộ chứng từ) mà người nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng vì tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì Sở I là người chịu rủi ro.
Bên cạnh đó, trang thiết bị của SGDI còn chưa hiện đại bằng một số ngân hàng thương mại khác nên cũng làm giảm phần hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài.
2.3.2 Nguồn vốn huy động tại SGDI
Nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Để có nguồn vốn phục vụ tín dụng xuất nhập khẩu mà đặc biệt là nguồn ngoại tệ, SGDI phải huy động vốn từ nhiều nguồn.
Tình hình huy động vốn của SGDI từ năm 1999 đến năm 2001 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5 : Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I năm 1999- 2001
Đơn vị: Triệu đồng, USD
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Doanh số
Doanh số
% so với năm trước
Doanh số
% so với năm trước
1. Nguồn nội tệ
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
- Tiền vay các TCTD, TCKT
2 337 900
1 477 700
360 200
500 000
1 822 000
997 200
224 800
600 000
- 22,0
- 32,5
- 37,6
+ 20,0
2 824 000
997 000
527 000
1 300 000
+ 55,0
- 0,2
+ 134,4
+ 116,7
2. Nguồn ngoại tệ
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
15 321 574
2 712 112
12 609 462
30 233 000
2 866 000
27 367 000
+ 97,3
+ 5,7
+ 117,4
36 700 000
2 400 000
34 300 000
+ 111,0
- 16,3
+ 25,3
Tổng nguồn vốn
2 553 672
2 260 000
- 11,5
3 379 000
+ 49,0
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh 1999-2001
Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của SGDI năm 2000 là 2.260 tỷ đồng ( bao gồm cả USD quy đổi ), giảm 11,5% so với năm 1999. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ năm 2000 là 1.822 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 1999; nguồn vốn huy động ngoại tệ năm 2000 là 30.233 ngàn USD, tăng 97,3% so với năm 1999. Sở dĩ tổng nguồn vốn huy động của Sở giảm, trong đó nguồn nội tệ giảm còn nguồn ngoại tệ tăng mạnh là do trong năm 2000, tỷ giá USD không ngừng tăng làm cho người dân có xu hướng rút VND để mua USD gửi vào ngân hàng vì lo sợ việc đồng Việt Nam mất giá. Bên cạnh đó, dù cho lãi suất VND tăng cao hơn USD nhưng vẫn không đủ bù đắp mức độ trượt giá của VND so với USD nên người ta cảm thấy an tâm hơn khi nắm giữ USD.
Trong năm 2001, tổng nguồn vốn huy động của Sở tăng mạnh cả về nguồn nội tệ lẫn ngoại tệ. Tính đến 31/2/2001, tổng nguồn vốn huy động tại Sở là 3379 tỷ đồng (bao gồm cả USD quy đổi), tăng 49% so với năm 2000. Trong đó, nguồn vốn nội tệ là 2.824 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2000; nguồn vốn ngoại tệ là 36,7 triệu USD, tăng 111% so với năm 2000.
Việc tăng trưởng mạnh nguồn vốn tại Sở năm 2001 là do Sở đã áp dụng hình thức huy động đa dạng (tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu...), thực hiện trả lãi huy động linh hoạt hơn và Sở cũng thực hiện phân loại khách hàng để giảm phí thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, trong năm 2000 và 2001, tỷ giá ngoại tệ luôn biến động theo xu hướng tăng nên khách hàng chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi và chờ giá ngoại tệ tăng. Đây cũng là một lý do dẫn đến nguồn vốn ngoại tệ tại Sở tăng nhanh.
Trong năm 2001, nguồn vốn huy động ngoại tệ là 36,7 triệu USD, đạt 111% so với năm 2000. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 2,4 triệu USD (chiếm tỷ trọng 6,5%), giảm 16,3% so với năm 2000; tiền gửi có kỳ hạn là 34,3 triệu USD (chiếm tỷ trọng 93,5%), tăng 25,3% so với năm 2000. Nguồn ngoại tệ không kỳ hạn giảm và nguồn ngoại tệ có kỳ hạn tăng chứng tỏ nguồn vốn của Sở ổn định hơn, đây là một thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Sở.
Nguồn vốn nội tệ và nhất là nguồn ngoại tệ huy động tăng nhanh trong thời gian qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Sở trong công tác tài trợ xuất nhập khẩu trong tương lai.
2.3.3 Quy chế hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI
Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định số 284/2000/NHNN1 ngày 25/08/2000 của thống đốc NHNN về viêc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và hướng dẫn cụ thể theo quyết định số 06/QĐ - HĐQT ngày 18/01/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN.
* Mục đích cho vay
SGDI tài trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu đủ khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng nhập hàng và thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Sở cũng cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời trong quá trình thu mua, chế biến hàng xuất khẩu và đối với những doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có uy tín, Sở cho vay để đáp ứng nhu cầu tiếp tục sản xuất sau khi xuất khẩu mà chưa nhận được tiền hàng.
* Đối tượng cho vay
SGDI tài trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Nhập khẩu vật tư hàng hoá, nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế nhằm mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật.
- Thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu.
- Thực hiện thanh toán số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu mà giá trị lô hàng đó NHNo cho vay.
- Cho vay thanh toán các chi phí liên quan đến vận tải, bảo hiểm nước ngoài.
* Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của Sở phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng
Trong quá trình cho vay, Sở sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu không Sở sẽ thu hồi vốn trước hạn.
2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Khách hàng và SGDI sẽ thoả thuận số tiền vay, lãi suất vay, thời hạn vay vốn. Khi đến hạn, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi cho Sở. Nếu không, Sở sẽ tự động trích tài khoản của khách hàng để thu nợ và nếu tài khoản của khách hàng không đủ số dư thì Sở sẽ chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất phạt. Nếu như khách hàng không còn khả năng trả nợ thì Sở sẽ phát mại tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng.
3. Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thống đốc NHNN và hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của NHN0 đối với khách hàng.
* Điều kiện cho vay
SGDI xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Phải có tư cách pháp nhân và có thời gian hoạt động còn lại phù hợp với thời gian vay vốn.
- Phải có vốn tự có tối thiểu bằng giá trị thực có của vốn điều lệ. Những tài sản hình thành bằng vốn vay phải mua bảo hiểm tại 1 công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và khách hàng cam kết sử dụng số tiền được bồi thường khi gặp rủi ro để trả nợ cho Sở.
- Có dự án khả thi
- Kinh doanh có lãi, không có nợ quá hạn trên 1 năm
- Được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
- Có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc được bảo lãnh
Ngoài ra, Sở còn có thêm điều kiện cụ thể với từng đối tượng như sau:
* Cho vay các dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu:
+ Khách hàng sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu phải có thị trường tiêu thụ.
* Cho vay dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
+ Ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín.
+ Khách hàng mở tài khoản và có quan hệ thường xuyên với NHNo.
+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp các điều khoản và điều kiện của L/C.
+ Thị trường truyền thống được phép xuất khẩu tại Việt Nam
+ Số tiền chiết khấu tối đa là 95% giá trị L/C.
+ Thư yêu cầu thanh toán và đơn xin chiết khấu phải có chữ ký của chủ tài
khoản và kế toán trưởng.
* Cho vay thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Khách hàng được phép kinh doanh nhập khẩu
+ Được cấp giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng nhập khẩu
xin vay.
* Giới hạn cho vay
Theo quyết định số 11/QĐ - HĐQT về việc ban hành quy định phân cấp phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng thì SGD I được phán quyết cho vay tối đa như sau:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước: 100 tỷ VND
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 20 tỷ VND
Đối với trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn vượt quyền phán quyết theo phân cấp của SGD I, giám đốc Sở phải thông qua ý kiến của Hội đồng tín dụng cùng cấp để trình lên ngân hàng cấp trên quyết định.
Mức cho vay đối với tài sản thế chấp là 70% giá trị tài sản, đối với tài sản cầm cố do khách hàng giữ là 50% giá trị tài sản. Mức cho vay tối đa đối với bộ chứng từ hàng xuất là 95% giá trị thanh toán mà khách hàng được thụ hưởng của bộ chứng từ hoàn hảo.
* Thời hạn cho vay
Có 3 loại thời hạn cho vay tại SGD I:
- Ngắn hạn: dưới 12 tháng
- Trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng
- Dài hạn: trên 60 tháng
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở hiện nay chủ yếu là ngắn hạn.
* Đồng tiền cho vay và trả nợ
Sở cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay bằng VND và các loại ngoại tệ trong đó USD là ngoại tệ cho vay chủ yếu. Sở cũng cho vay một số loại ngoại tệ khác như: DEM, EURO, JPY... theo yêu cầu của khách hàng.
Quyết định số 06/QĐ- HĐQT ngày 18/ 01/ 2000 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN quy định: ngoại tệ cho vay được sử dụng để chuyển trả nước ngoài theo các phương thức thanh toán quốc tế thực hiện trong hệ thống NHNo&PTNT; trường hợp chuyển cho NHTM khác thực hiện thanh toán quốc tế phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN.
Khách hàng vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả bằng ngoại tệ đó. Trong trường hợp khách hàng đề nghị trả nợ bằng ngoại tệ khác với ngoại tệ đã vay hoặc đề nghị trả nợ bằng VND thì phải được giám đốc Sở đồng ý và thoả thuận tỷ giá quy đổi với khách hàng.
* Lãi suất cho vay
- Cho vay bằng VND
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu thu ngoại tệ về Sở thì lãi suất ưu đãi hơn: 0,6%/ tháng.
Đối với công ty xuất nhập khẩu Lào - Việt, công ty giống rau quả, công ty vật tư nông sản, công ty kim khí Hà Nội, công ty vật tư bảo vệ thực vật I, lãi suất là 0,65%/ tháng.
Đối với công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp - Việt, công ty xuất nhập khẩu đầu tư xây dựng Hà Nội, công ty giống cây trồng trung ương I, lãi suất là 0,7%/ tháng.
- Cho vay bằng ngoại tệ: được thực hiện theo quy định 241/2000/NHNN1 về lãi suất cho vay ngoại tệ của NHNN và quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN.
Lãi suất cho vay = lãi suất SIBOR + biên độ giao động nhất định
Lãi suất cho vay ngắn hạn = lãi suất SIBOR kỳ hạn 3 tháng + 1%
* Quy trình cho vay
Tại SGD I, quy trình tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu cũng giống như quy trình tín dụng nói chung.
* Thủ tục tài trợ
Khi có nhu cầu về tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng xin tài trợ và nộp các hồ sơ liên quan để ngân hàng có căn cứ xét duyệt. Các giấy tờ liên quan gồm có: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn và các giấy tờ liên quan khác tuỳ theo từng đối tượng vay vốn.
- Đối với khách hàng vay để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu thì phải gửi thêm hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng sản xuất, chế biến xuất khẩu.
- Đối với khách hàng xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất thì phải có cam kết của khách hàng đồng ý cho SGD I được quyền tự động trích tài khoản của khách hàng để thu nợ khi tiền hàng xuất khẩu về ngân hàng.
- Đối với khách hàng vay thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá thì phải gửi thêm : giấy phép kinh doanh nhập khẩu, giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu.
* Thẩm định hồ sơ
Cán bộ tín dụng thẩm tra lại các thông tin về khách hàng dựa trên cuộc phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và qua hồ sơ khách hàng cung cấp.
Cán bộ tín dụng phải thẩm định các nội dung sau theo quy định của NHNo&PTNTVN:
- Thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý
- Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.
- Thẩm định phương án, dự án của khách hàng. Ngân hàng phải xem xét tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn vay, tính hợp pháp hợp lệ của kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của dự án, nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng cho vay của ngân hàng.
- Thẩm định tài sản đảm bảo
* Lập tờ trình
Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định trình lên trưởng phòng tín dụng. Báo cáo này phải nêu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhu cầu vốn, số tiền xin tài trợ, tính khả thi , hiệu quả của phương án kinh doanh và kiến nghị của cán bộ tín dụng có nên cho vay hay không.
Trưởng phòng tín dụng căn cứ ý kiến của cán bộ tín dụng đồng thời xem xét lại hồ sơ và cho ý kiến để trình lên ban giám đốc Sở xét duyệt. Nếu món vay thuộc quyền phán quyết của giám đốc Sở và đủ điều kiện để cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng theo mẫu 16/TD, lập giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nếu không đủ điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng phải ghi rõ lý do để giải thích cho khách hàng và trả lại hồ sơ xin vay.
Trong trường hợp vốn vay vượt mức phán quyết của Sở thì trình ra hội đồng tín dụng Sở giao dịch đầu mối để xin ý kiến.
* Phát tiền vay
Sau khi khách hàng có đủ 30% vốn tự có để tham gia vào dự án xin vay, Sở sẽ tiến hành giải ngân theo từng bước như đã cam kết trong hợp đồng.
* Kiểm tra và xử lý nợ vay
Trong quá trình cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình vay vốn của khách hàng. Nếu phát hiện việc sử dụng sai mục đích hay những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm báo ngay cho kế toán để ngưng ngay việc phát tiền vay và tiến hành thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn.
* Tính lãi, thu lãi, thu nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.
Ngân hàng sẽ tính lãi theo lãi suất hai bên đã thoả thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng. Sắp đến ngày đáo hạn thì ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng.
- Gia hạn nợ
Khi nợ đến hạn nhưng khách hàng chưa trả được nợ do những nguyên nhân khách quan như giá cả biến động theo chiều hướng không có lợi và các nguyên nhân bất khả kháng thì khách hàng phải có giấy đề nghị gia hạn nợ gửi SGD I trước ngày đến hạn nợ để Sở có thể xem xét, quyết định.
Thời gian gia hạn nợ đối với nợ ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay nhưng không quá 12 tháng.
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Trong một số trường hợp , Sở và khách hàng sẽ thoả thuận để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Đó là các trường hợp sau:
. Khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thoả thuận.
. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng.
. Chu kỳ sản suất, kinh doanh của khách hàng thay đổi
. Thị trường trong nước và nước ngoài có biến động
- Chuyển nợ quá hạn
Đối với nợ đến kỳ hạn cuối cùng (tính cả thời gian cho gia hạn nợ) và các phân kỳ nợ đã thoả thuận cụ thể trong hợp đồng tín dụng, nếu không được Sở gia hạn thêm hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng không trả được nợ thì Sở sẽ chuyển sang nợ quá hạn và báo cho khách hàng biết. Khách hàng sẽ phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất ghi trong khế ước.
Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thoả thuận trong hợp đồng, Sở sẽ chấm dứt cho vay, thực hiện thu hồi nợ vay hoặc chuyển sang nợ quá hạn.
* Thanh lý hợp đồng tín dụng
Sau khi khách hàng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi tiền vay, cán bộ tín dụng đối chiếu xác nhận với kế toán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng.
Quy trình thực hiện tài trợ đến đây là kết thúc.
2.3.4 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI
Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI được thực hiện theo Quyết định số 447/NHNo- HĐQT ngày 7/6/2001 của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN về việc việc ban hành Quy định về Quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo. Hiện nay, Sở đang thực hiện các hình thức tài trợ là: mở L/C, cho vay thanh toán L/C, cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá L/C, cho vay thu mua hàng xuất khẩu. Các hình thức này tuy chưa đa dạng, phong phú nhưng cũng góp phần đáng kể vào việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động tín dụng của Sở.
2.3.4.1 Tài trợ xuất khẩu
* Cho vay thu mua hàng xuất khẩu
Sau khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể dựa vào đó để yêu cầu SGD I cấp một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo quy định của L/C. Sở giao dịch sẽ xem xét các điều kiện cho vay để quyết định cho vay hay không. Sở cho vay thu mua hàng xuất khẩu bằng nội tệ.
2.3.4.2 Tài trợ nhập khẩu
Mở L/C, cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá trị L/C, cho vay thanh toán L/C là hình thức tài trợ nhập khẩu của Sở.
* Mở L/C
Khi khách hàng yêu cầu mở L/C, khách hàng phải gửi Sở bộ hồ sơ gồm :
+ Thư yêu cầu mở L/C
+ Hợp đồng nhập khẩu
+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
Cán bộ ngân hàng sẽ xem xét, xác định mức ký quỹ trong vòng 8 giờ làm việc và khách hàng phải chuyển đủ số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ trước khi ngân hàng mở L/C. Sở không cho khách hàng vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ.
* Cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá trị L/C
NHNo không cho khách hàng mở L/C vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ. Ngân hàng chỉ cho vay ký quỹ L/C khi có sửa đổi tăng giá trị L/C và khách hàng đề nghị thanh toán bằng vốn vay của Sở. Lúc này, phòng tín dụng sẽ xét cho vay khoản vốn bổ sung tương ứng.Nếu Sở cho vay thì sẽ hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ bổ sung và hạch toán ngoại bảng số tiền tăng giá trị L/C.
* Cho vay thanh toán L/C
Sau khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay để thanh toán L/C hoặc xin vay chuyển tiền, Sở tiến hành phân loại khách hàng, thẩm định hồ sơ như quy trình nêu trên.
Nếu đồng ý cho vay, Sở sẽ ký hợp đồng tín dụng ngoại tệ với khách hàng. Hợp đồng tín dụng ngoại tệ là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa khách hàng và ngân hàng, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trách nhiệm của Sở là sắp xếp vốn để người vay lập thủ tục thanh toán cho phía nước ngoài. Trách nhiệm của người vay là ký quỹ đầy đủ, chịu chi phí ( chi phí mở L/C, chi phí chuyển tiền...), thanh toán gốc và lãi vốn vay đầy đủ và đúng hạn...
Người vay mà cụ thể ở đây là người nhập khẩu phải có số vốn tự có đảm bảo giá trị hàng hoá cần thanh toán. Sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, người vay phải tiến hành ký quỹ một số tiền tỷ lệ với tổng vốn vay. Số tiền ký quỹ này là một phần vốn tự có của người vay được xác định đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên uy tín khách hàng, mặt hàng nhập khẩu và mức ký quỹ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Mức ký quỹ này cũng trong khoảng mức ký quỹ tối thiểu và tối đa do Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN quy định trong từng thời kỳ.
2.3.5 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI
2.3.5.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Trong thời gian qua, doanh số cho vay trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của SGDI như sau:
Bảng 2.6 : Doanh số cho vay xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 - 2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay XNK
- Doanh số cho vay nội tệ
- Doanh số cho vay ngoại tệ
Triệu đồng
Triệu đồng
USD
265.910
264.428
105.854
100
99,4
0,6
563.145
466.825
6.642.705
100
82,9
17,1
661.123
604.426
3.779.805
100
91,4
8,6
Doanh số cho vay của SGDI
Triệu đồng
662.800
1.302.400
1.316.093
Doanh số cho vay XNK
Tỷ trọng ------------------------------
Doanh số cho vay của Sở
%
40,12%
43,24%
50,23%
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh 1999-2001
Từ năm 1998, Sở mới bắt đầu hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nên ít khách hàng biết hoạt động này. Sang năm 2000 và 2001, Sở chủ động tìm kiếm khách hàng và việc mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tạo cơ sở cho mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Để mở rộng thị phần và đa dạng các hình thức đầu tư, trong năm 2001, Sở đã tiếp cận các công ty của Tổng công ty 90 - 91 như: Dầu khí, Bưu điện, Dệt may, Công nghiệp tàu thuỷ.. để thẩm định và cho vay vốn. Sở cũng tiến hành phân tích thực trạng tín dụng năm 2000, phân loại nợ, phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi, mở rộng đầu tư... Sở đã có thêm nhiều khách hàng mới có nhu cầu vốn lớn để thu mua chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu nguyên vật liệu như tổng công ty kim khí Hà Nội, tổng công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội...
Do vậy mà doanh số cho vay xuất nhập khẩu của Sở không ngừng tăng.
Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu của Sở năm 1999 là 265.910 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 40,12% doanh số cho vay của Sở.
Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu năm 2000 là 563.145 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43,24% doanh số cho vay của Sở.
Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu năm 2001 là 661.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 50,23% doanh số cho vay tại Sở.
* Doanh số cho vay nội tệ:
Đối với hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, nhu cầu của khách hàng chủ yếu vay bằng nội tệ nên cho số cho vay bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay xuất nhập khẩu tại Sở.
Năm 2000, doanh số cho vay nội tệ của Sở là 466.825 triệu VND, chiếm tỷ trọng 82,9% trong doanh số cho vay xuất nhập khẩu.
Năm 2000, doanh số cho vay nội tệ của Sở là 604.426 triệu VND, chiếm tỷ trọng 91,4% trong doanh số cho vay xuất nhập khẩu.
Sở dĩ nhu cầu vay nội tệ nhằm phục vụ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở tăng là do trong năm 2001, giá USD tăng mạnh, tình trạng khan hiếm USD kéo dài gần như suốt năm khiến cho khách hàng không dám vay ngoại tệ do sợ tỷ giá tăng làm cho phương án kinh doanh rơi vào thua lỗ. Do vậy, khách hàng chuyển sang vay bằng nội tệ .
* Doanh số cho vay ngoại tệ
Bên cạnh việc Sở tài trợ xuất nhập khẩu bằng nội tệ, Sở cũng tài trợ bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD nhưng nhu cầu vay bằng ngoại tệ không nhiều do vay bằng ngoại tệ không có lợi so với vay bằng nội tệ. Tuy nhiên, để tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động ngoại tệ, Sở đã rất cố gắng trong việc thuyết phục khách hàng xuất nhập khẩu vay vốn bằng ngoại tệ để trả nợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể trong năm 2000, các khách hàng lớn của Sở như Seaprodex Hà Nội, công ty kim khí Hà Nội, công ty xuất nhập khẩu Lào - Việt đã vay trên 6,6 triệu USD.
Bảng 2.7 : Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0056.doc