Nhiều tỉnh quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã ban hành các chính sách khuến khích sản xuất chè, nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế. Song từ khi có quyết định 43/1999/TTg, các chính sách của nhà nước và các tỉnh về khuyến khích sản xuất chè được thực hiện một cách tích cực hơn. Lãnh đạo các cấp chính quyền và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tổ chức rất nhiều đoàn tham quan, trao đổi, hoặc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên, để ngành chè tiếp tục phát triển ổn định, đạt năng suất, chất lượng cao thì Chính phủ cũng như lãnh đạo các tỉnh cần tiếp tục đưa ra các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất chè.
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên sản phẩm sau khi chế biến của ta chưa có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm khoảng 65%. Vì vậy giá bán chè cả ta nhìn chung chỉ mới đạt 80% giá của thị trường thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp chế biến chè của ta.
Về bao bì đóng gói: Hiện tại ta xuất khẩu chè thường là nguyên liệu thành phẩm nên sản phẩm được đóng gói trong các thùng gỗ dán có hai lớp giấy chống ẩm, trọng lượng mỗi thùng 31-45 kg, bao giấy không khâu trọng lượng 35-60 kg. Loại bao bì này chỉ bảo quản 12 tháng. Đây là khâu yếu nhất trong công nghiệp chế biến xuất khẩu của ta cần được khắc phục trong thời gian tới. Hình thức sản phẩm chủ yếu là chè rời, còn chè bao gói và chè túi lọc chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác chế biến:
Thứ nhất, công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu hoặc quá xa vùng nguyên liệu. Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 56-60% công suất, ngược lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng được quy mô vùng nguyên liệu.
Thứ hai, nhiều nhà máy được xây dựng quá lâu cách đây gần 40 năm, thiết bị quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếu vốn để cải tạo và tu bổ... Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên không tận dụng hết công suất.
Thứ ba, ngành chè nước ta đang trong giai đoạn tiếp cận thị trường mới nên chưa ổn định. Mặt khác sản phẩm chè của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các thị trường mới nên doanh lợi chưa cao và phải chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm đồ uống khác.
III. Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam.
1. Thị trường tiêu thụ trong nước
Nhân dân ta có tập tục uống chè từ lâu đời, nhưng phần lớn trước đây là uống chè tươi (nấu trực tiếp từ lá cành chè). Trước đây một số người thuộc tầng lớp trên thường quen dùng “ Trà Tầu” là loại chè được chế biến từ Trung Quốc nhập vào. Vài ba thập kỷ nay khi ngành chè đã bắt đầu phát triển thì dân cư đô thị cũng như ở nông thôn dần quen với việc sử dụng sản phẩm chè chế biến.
Hiện nay tiêu thụ chè trong nước rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng chè búp chế biến, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,26 kg/năm. Đây là một chỉ tiêu thấp so với các nước như: Anh (2,87 kg), Tuynidi (1,82kg), Srilanca (1,41 kg), ấn Độ (0,55 kg), Mỹ (0,45 kg), Trung Quốc (0,33 kg)... và thấp hơn cả mức bình quân đầu người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 20 -25 nghìn tấn/năm.
Tuỳ từng khu vực, lứa tuổi, điều kiện, kinh tế mà thị hiếu tiêu dùng chè khác nhau. Cụ thể:
- Chè lá tươi pha trực tiếp: Đây là phong tục tập quán có từ lâu đời của nước ta. Được hầu hết người dân ở Bắc Trung Bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ưa thích kể cả các dịp lễ tết, hiếu, hỉ.
- Chè búp rời đã qua chế biến: Được sử dụng phổ biến nhất ở các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên việc sử dụng trà ở hai miền Nam và Bắc có khác nhau. Trong khi người Bắc coi trọng uống chè nóng và hương vị, màu sắc thì người miền Nam thường uống lạnh với đá dùng để giải khát và không coi trọng lắm về chất lượng.
- Chè túi lọc: Trong những năm gần đây do nhịp sống khẩn trương nên chè túi lọc ngày càng được ưa chuộng nhất là ở khu vực đô thị. Tuy nhiên thị hiếu tiêu dùng chè túi lọc hiện nay chủ yếu là ngoại nhập: Lipton, Tetley. Chè túi lọc của Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường do còn quá ít, chất lượng và thương hiệu chưa hấp dẫn, hơn nữa người tiêu dùngViệt Nam có tâm lý thích dùng các thương hiệu nổi tiếng một phần do an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Như vậy ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè.
Về giá cả, giá cả chè trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè Sen, chè Nhài) là 140 - 170 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 70 -90 nghìn đồng/kg, chè xanh thường là 20 - 35 nghìn đồng/kg.
Bảng 5: Giá chè xanh trong nước năm 2002
Đơn vị: 1000 đồng/kg
Phẩm cấp
Tại nơi sản xuất
Bán lẻ
Loại đặc biệt
30 - 40
70 – 90
Loại bình thường
15 - 20
25 – 30
Loại xấu
3 - 4
6 – 8
Chè hương loại tốt
50 - 70
140 – 170
*Nguồn: Điều tra thị trường
Qua số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về giá cả chè. Một số chè xanh đặc sản như chè Tà Sùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), chè nhập nội như Bát Tiên, Ô Long có giá khá cao, từ 100 - 200 nghìn đồng/kg.
2. Thị trường xuất khẩu
2.1. Nhu cầu tiêu dùng chè ở một số nước và khu vực trên thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức lương thực thế giới (FAO), đến những năm cuối của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người trên thế giới là 0,5 kg. Các nước có mức tiêu dùng chè bình quân đầu người cao là Quata (3,2 kg), Ailen (3,09kg), Anh (2,07 kg)... các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhưng dân số lại đông nên là nước tiêu thụ chè hàng năm rất lớn (ấn Độ 620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước Anh, Nga, Nhật...là những nước mỗi năm tiêu dùng từ 100 đến 200 nghìn tấn.
Về thị hiếu tiêu dùng chè, do tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu và sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè.
Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Năm 2000 nước Anh nhập 157 nghìn tấn. Xuất khẩu chè vào Anh bao gồm Kênya chiếm 40 - 50%, ấn Độ 16 - 18%, Nam Phi 6 - 10%, Việt Nam khoảng 0,53%.
Đức nhập trên 40 nghìn tấn/năm gồm cả chè đen và chè xanh, chủ yếu là chè cao cấp. Các nước xuất khẩu lớn vào Đức gồm Trung Quốc, ấn Độ mỗi nước khoảng 20%, Indonesia và Srilanca mỗi nước chiếm 12%. Việt Nam năm cao nhất đạt được 784 tấn (chiếm 3%).
Pháp nhập trên dưới 20 nghìn tấn/năm gồm toàn bộ chè đã bao gói sẵn từ Trung Quốc 35%, Anh 20 - 25%, Srilanca 9 - 10%, Việt Nam năm 2000 xuất được 55 tấn (chiếm 0,27%).
Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình OTD có màu sắc đỏ, hương vị nồng. Xuất khẩu vào thị trường Nga hiện nay chủ yếu là ấn Độ chiếm 71%, Srilanca chiếm 15%. Việt Nam hiện nay chỉ xuất sang Nga được trên 300 tấn, chiếm khoảng0,2%. Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn chỉ sau Anh và Nga (khoảng 170 nghìn tấn/năm). Xuất khẩu vào thị trường nay chủ yếu là Kenya 47 - 63%, Indonesia 11%, Srilanca 3,6%. Việt Nam năm 2000 xuất sang Pakistan được 5.132 tấn, chiếm 4,6% chủ yếu chè cấp trung và cấp thấp. Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp, từ chè đen đến chè xanh cả sản xuất theo công nghệ OTD và CTC.
Nhật Bản là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng. Năm 1999 nhập 54.834 tấn (trong đó 12.154 tấn chè xanh) chủ yếu từ trung Quốc, Đài Loan, Srilanca). Cùng năm này Việt Nam xuất được 980 tấn chè xanh và 78 tấn chè đen sang Nhật. Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng.
2.2. Xuất khẩu chè của Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1990 cũng như nhiều ngành khác, ngành chè Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế quản lý. Cho nên từ khâu sản xuất và chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đều tăng khá nhanh. Chính vì sản xuất chè ngày càng tăng nên sản lượng chè và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh. Xuất khẩu chè đã đem lại lợi ích đáng kể và một lượng ngoại tệ lớn.
Hàng năm chúng ta xuất khẩu một lượng chè lớn ra thị trường thế giới đó là đó là một điều đáng mừng cho ngành chè Việt Nam. Xuất khẩu chè Việt Nam năm 1995 đạt 1,7% lượng xuất khẩu chè thế giới, năm 1999 đạt 1,91% lượng xuất khẩu chè thế giới. Đến năm 2002 tổng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 52.953 tấn với tổng giá trị là 54 triệu USD.
Dưới đây là bảng xuất khẩu chè của Việt Nam tới một số nước chủ yếu trong 3 năm từ 2000 đến 2002.
Bảng 6: Xuất khẩu chè Việt Nam tới một số nước giai đoạn 2000-2002
Đơn vị: Lượng: tấn
Giá trị: 1000 USD
STT
Nước
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
1
Irắc
18.592
30.599
22.569
29.198
3120
4250
2
Đài Loan
9.352
11.737
10.021
12.000
13.709
17.183
3
Nga
1.785
2.036
2.321
2.950
4.777
4.401
4
Đức
1.183
1.224
1.283
1.337
2.055
2.209
5
Nhật Bản
1.859
2.946
1.978
3.012
1.223
1.655
6
Anh
577
473
623
611
827
806
7
Mỹ
452
374
710
524
1.033
790
8
Singapore
2.055
1.853
1.724
2.014
1.340
1.476
9
Indonesia
1.014
821
1.115
827
1.327
911
*Nguồn: Hải Quan Việt Nam
Những thị trường nhập khẩu chè lớn của Việt Nam bao gồm Irắc, Đài Loan, Nga, Đức, Nhật, Singapore...Sang năm 2002 những thị trường nhập khẩu chè của ta tăng từ 150-175% như Pakistan, Syria, Mỹ, Anh. Nhiều thị trường mới xuất hiện như Iran, Uzbekistan,... Riêng thị trường Irắc nơi chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2001, nhưng do bối cảnh trong nước và quốc tế nên cuối năm 2002 chỉ đạt khoảng trên 3000 tấn, số lượng này chủ yếu là xuất trong 6 tháng đầu năm 2002. Một số thị trường như Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia sang năm 2002 cũng chỉ bằng 55-70% so với cùng kỳ năm 2001.
Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu chè Việt Nam hiện nay chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm chè xanh và chè đen đã qua chế biến. Chỉ tính riêng xuất khẩu của VINATEA thì thời kỳ 1900-2000 cơ cấu chè đen và chè xanh khá ổn định ở từng năm và tỷ lệ tương ứng là 8: 1. Riêng năm 2002 thể hiện rõ mức tăng mặt hàng chè xanh và giảm chè đen so với các năm trước.
Về giá cả, trong vòng 7 năm từ 1994 đến năm 2000 giá cả tương đối ổn định. Riêng năm 1998 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực nên lượng chè xuất khẩu của ta tăng không đáng kể so với năm 1997. Đến năm 2000 giá chè thế giới ổn định lại, xuất khẩu của Việt Nam đạt 55.660 tấn, doanh thu xuất khẩu đạt 69.605 nghìn USD. Năm 2002 giá xuất khẩu chè là 1000-1.100 USD/tấn lại có xu hướng giảm so với năm 2000 và 2001 (năm 2000 giá 1.250 USD/tấn, năm 2001 là 1.149 USD/tấn). Giá chè của ta thấp do chúng ta chủ yếu bán chè cấp thấp. Thị trường trong nước sôi động nhưng chỉ tập trung vào một số mặt hàng nhất định. Lượng khách hàng nhiều nhưng mua ít tạo tâm lý nâng giá hàng tại một số thời điểm. Nhiều khách hàng nước ngoài tận dụng cơ hội đó để tiếp xúc các đơn vị tại nơi sản xuất bất lợi về công nghệ, thiết bị để ép giá.
IV. Các yếu tố khác
1. Một số chính sách phát triển chè
Nhiều tỉnh đã quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên đã có chính sách khuyến khích sản xuất chè, đặc biệt là từ khi có quyết định 43/1999/TTg của Chính Phủ.
Hầu hết các tỉnh đều cho dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng mới và thâm canh, phục hồi chè. Mức cho vay trồng mới từ 15-22 triệu đồng/ha, thâm canh 4,5-8 triệu đồng/ha. Thời gian giải ngân cho vay trong vòng 3-4 năm, trả hết nợ từ 5-7 năm.
Một số tỉnh miễn thuế sử dụng đất cho chè trồng mới và thâm canh trong thời hạn 6-13 năm như Sơn La, Nghệ An... hoặc đầu tư thuế sử dụng đất trở lại cho khuyến nông, giao thông, thuỷ lợi vùng chè như Nghệ An. Hỗ trợ tiền mua giống mới cho hộ nông dân từ 20-50% ở các tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Ngoài ra tỉnh Lào Cai còn có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ngoài mức vay ưu đãi hoặc 50% lãi suất ngân hàng, Tỉnh Yên Bái có chính sách bảo hiểm giá nguyên liệu, tỉnh Lâm Đồng có chính sách trợ giá vận chuyển chè xuất khẩu 35%, hỗ trợ vốn khuyến nông...
2. Đất đai và lao động trong sản xuất chè
Đối với các công ty chè hiện nay đất đai được giao khoán cho các hộ theo nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính Phủ, thời gian giao khoán là 50 năm. Mỗi công nhân có khoảng 0,5-1,5 ha chè. Thu nhập từ chè chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của hộ công dân nhận khoán theo sản phẩm đã được định trước, nguyên liệu phải bán toàn bộ cho công ty theo giá quy định.
Đối với khu vực chè nhân dân: Đất đai cũng được giao khoán sử dụng 50 năm. Mỗi hộ trồng chè có quy mô rất khác nhau, bình quân ở Thái Nguyên có khoảng 0,23 ha/ hộ, có hộ rộng khoảng hơn 1 ha hoặc hơn. ở Lâm Đồng diện tích trồng chè bình quân một hộ là 1,5 ha/ hộ
Về lao động, hiện nay sản xuất chè chủ yếu sử dụng lao động gia đình, lao động chế biến là công nhân của các công ty. Tuy nhiên khi thu hái sản phẩm người trồng chè cần phải thuê lao động thời vụ. Qua tính toán, chi phí lao động thường chiếm 25-30% cấu thành sản phẩm. Trong sản xuất chè, đặc biệt là vùng cao miền núi họ có kinh nghiệm sản xuất chè Shan Tuyết nhưng kinh nghiệm tiếp cận thị trường còn hạn chế. Hiện nay các vùng trồng chè trong cả nước có khoảng 300 xã thuộc các xã khó khăn trong tổng số 1.300 xã trồng chè. Đây là một vấn đề đáng lưu ý trong việc hoàn thiện quy hoạch phát triển chè trong thời gian tới.
3. Một số hình thức tổ chức trong ngành chè Việt Nam
Hiệp hội chè Việt Nam: Thành lập năm 1988, là hiệp hội đầu tiên trong cả nước hoạt động theo kiểu doanh nghiệp-ngân hàng. Đây là một tổ chức kinh tế xã hội thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển chè. Hiệp hội có các chức năng sau đây:
- Các hoạt động dịch vụ: giống, khuyến nông, công nghệ, thương mại...
- Tư vấn cho Chính phủ và địa phương về sản xuất chè
- Các hoạt động về văn hoá trà, các hoạt động xây dựng, triển khai các mô hình mẫu, các hoạt động thông tin...
Hiệp hội có tạp chí Người làm chè là cơ quan ngôn luận. Từ 16 thành viên ban đầu, đến nay Hiệp hội đã có 88 hội viên phân bố ở các chi hội và 21 tỉnh có chè trong cả nước.
Tổng Công ty chè Việt Nam(VINATEA): VINATEA là công ty lớn nhất và duy nhất về chè ở Việt Nam, thành lập năm 1996 có trụ sở ở Hà Nội, là nhân tố chủ lực của Hiệp hội chè Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của VINATEA là quản lý các công ty thành viên về sản xuất nguyên liệu (hiện quản lý 5.937 ha), chế biến và tổ chức xuất khẩu chè, liên doanh, liên kết với nước ngoài, VINATEA còn là nòng cốt trong việc hoạch định chính sách Nhà nước về phát triển chè.
Hiện nay VINATEA quản lý 14 công ty thành viên, trong đó có 7 công ty trực thuộc, 2 Công ty cổ phần, 2 Công ty liên doanh, 1 viện nghiên cứu và một số cơ sở chế biến .
Các Công ty chè ở các tỉnh: ở các tỉnh cũng có các công ty chè riêng. Lớn nhất là Công ty chè LADOTEA ở Lâm Đồng, có 9 nhà máy chế biến và 2000 ha chè. Các công ty chè ở tỉnh thường có thiết bị công nghệ lạc hậu, ít có điều kiện quan hệ với nước ngoài, hạn chế các mối quan hệ buôn bán và một số công ty không được phép cấp giấy phép xuất khẩu nên phần lớn là uỷ thác cho VINATEA.
4. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè
Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè được tính bằng công thức:
Lãi thuần = Giá trị sản lượng - Tổng chi phí
4.1. Hiệu quả sản xuất chè búp tươi
Bảng 7: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè búp tươi ở các vùng trong cả nước
Đơn vị:1000 đồng/ha
Vùng
Giá trị sản lượng
Tổng chi phí
Lãi thuần
Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ
7.053
4.770
2.283
Vùng Đồng bằng sông Hồng
4.500
3.601
899
Vùng Duyên hải Miền Trung
3.831
3.216
615
Vùng Tây Nguyên
8.944
5.824
3.120
*Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
Qua kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp ở một số vùng trồng chè cho thấy:
Bình quân giá trị sản lượng cả nước: 6.082 nghìn đồng/ha
Tổng chi phí bình quân cả nước: 4.350 nghìn đồng/ha
Lãi thuần bình quân: 1.630 nghìn đồng/ha
Trừ một số địa phương có giá trị sản lượng trên 1 ha quá thấp ở Duyên hải Miền Trung như Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc còn lại hầu hết đạt từ 4-9 triệu/ha. Các vùng sau đây đạt hiệu quả kinh tế cao là: Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lâm Đồng.
Vừa qua để thúc đẩy sản xuất chè, Tổng công ty Chè Việt Nam đã ban hành khung gia chè tươi. So với năm 1995, giá bình quân chè tươi đã tăng lên khoảng 40% (1.050 đồng/kg năm 1995, lên 1.549 đồng/kg năm 2000 và năm 2002 là 1.980 đồng/kg), đã tạo động lực cho người trồng chè chăm sóc vườn chè hơn.
4.2. Hiệu quả chế biến
Ngoài hình thức chế biến cổ truyền chè xanh, công nghiệp chế biến chè phần lớn do Tổng công ty chè Việt Nam quản lý, máy móc thiết bị lạc hậu, năng lực chế biến thấp do vậy giá thành sản phẩm làm ra cao, chất lượng lại kém
Kết quả điều tra ở một số nhà máy cho thấy sản phẩm chè sao lăn cho lợi nhuận cao hơn cả, tiếp đến là chè Đen và cuối cùng là chè hương.
Bảng 8: Hiệu quả kinh doanh chế biến chè
Đơn vị: 1000 đồng/ tấn sản phẩm
Chỉ tiêu
Chè đen
Chè xanh
Chè sao lăn
Chè hương
Tổng chi phí
9.518
7.887
10.427
11.661
Giá trị sản lượng
13.396
9.680
18.258
13.380
Lãi thuần
3.878
1.793
7.831
1.719
*Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
V. đánh giá chung
1. Những kết quả đạt được
Chè ở Việt Nam được sản xuất và tiêu dùng có truyền thống từ lâu đời. Sản lượng và diện tích đều có chiều hướng gia tăng. Hiện nay các chỉ tiêu này đều vượt số liệu do Tổng quan chè xây dựng cho năm 2000, đạt 108,6% về diện tích và 103,5% về sản lượng. Công nghiệp chế biến cũng đang phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ tuy có thời kỳ không ổn định nhưng cũng đang được mở rộng với quy mô và hình thức đa dạng, phong phú.
Tính đến năm 2002 cả nước có 100.061 ha chè phân bố trên địa bàn 33 tỉnh. Sản xuất thu hút khoảng 7 vạn hộ nông dân trồng chè và khoảng 25-30 vạn lao động. Tổng sản lượng chè búp tươi đạt 385.251 nghìn tấn, năng suất đạt 4,97 tấn/ha. hiện nay có hơn 40 nước nhập khẩu sản phẩm chè của Việt Nam, với tổng khối lượng là 68.217 tấn
Chất lượng chè búp tươi của Việt Nam có hàm lượng các chất hoà tan như: Tanin, castesin, cafein...không thua kém sản phẩm chè của các nước như ấn Độ, Trung Quốc hay Srilanca. Nếu được chế biến tốt, chất lượng chè sẽ không thua kém các loại chè tốt của thế giới.
Một số vườn chè đã được chú ý thâm canh theo quy trình nên năng suất cao. hiện nay ngành chè (chủ yếu là các công ty của VINATEA) đã và đang tiến hành nhập nội, tuyển chọn được một số bộ giống có chất lượng tốt, tổ chức khảo nghiệm nhanh, làm cơ sở đổi mới giống cho những năm tới.
Kinh nghiệm trồng, chế biến, tiêu thụ ngày cành được nâng cao. Hệ hống tổ chức và quản lí ngành chè cũng đang được hoàn thiện dần.
2. Nguyên nhân tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được nêu trên, ngành chè Việt Nam còn có những khó khăn và tồn tại sau đây:
- Năng suất và sản lượng chè của ta còn thấp 560 kg chè khô/ha trong khi của khu vực Châu á là 1.160 kg/ha, hiệu quả kinh tế trồng chè chưa cao với khả năng có thể. Nguyên nhân là vốn đầu tư đang thiếu nhiều, không những ảnh hưởng đến tốc độ trồng chè mới mà còn thiếu vốn để chăm sóc kinh doanh, để đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghệ chế biến ...
- Quá trình canh tác do đầu tư không đủ, bón nhiều phân hoá học, không chú ý bón phân hữu cơ dẫn đến đất đai bị nghèo kiệt dinh dưỡng, chai cứng, độ PH trong đất năng suất cao. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã để dư lượng quá giới hạn cho phép nên sản phẩm gây tâm lý e ngại cho người sử dụng và khó khăn khi xuất khẩu.
- Trong chế biến chè, trừ các cơ sở quy mô lớn, còn hầu hết thiết bị, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao làm giảm đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu chè làm nguyên liệu bao gói cho các công ty nước ngoài, người tiêu dùng chưa biết đến các sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam.
- Thị trường chè trong nước còn lớn, thị trường nước ngoài đang mở rộng nhưng chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Quá trình hội nhập AFTA và WTO đang đến gần. Đây là cơ hội cũng như thách thức to lớn đối với các ngành sản xuất kinh doanh ở trong nước nói chung, ngành chè nói riêng. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè là vấn đề bức thiết của ngành chè nước ta.
Chương III
Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam
I. qUan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010
1. Những căn cứ để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam
1.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên
Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp với việc phát triển sản xuất chè. Đây là căn cứ quan trọng để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam.
Theo quy trình kỹ thuật trồng chè thì điều kiện sinh thái của cây chè như sau: Về khí hậu, nhiềt độ trung bình hàng năm là 18-25 độ C, độ ẩm trung bình của không khí > 80%, lượng mưa trung bình hàng năm > 1.200 mm. Về đất đai, đất tầng canh tác > 50 cm, độ PH từ 0,4 đến 0,6, độ dốc bình quân < 25.
Đối chiếu với các vùng trồng chè hiện nay của nước ta thì hầu hết các vùng đều có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với phát triển cây chè, cụ thể như sau:
Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ: Nhiệt độ trung bình từ 18-23 độ C, độ ẩm trung bình là 80- 85%, lượng mưa trung bình > 1.800 mm/năm. Về đất đai, ở vùng Tây Bắc chủ yếu là đất đỏ nâu trên đá vôi, đỏ vàng trên đá sét, vùng Đông Bắc chủ yếu là đất sét và đất đỏ vàng. Các loại đất này rất thích hợp với việc phát triển cây chè.
Vùng Duyên hải Miền Trung: Đây là vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 đến 25 độ C, lượng mưa đạt 1.700- 2.500 mm. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là những tỉnh thuộc vùng này thích hợp phát triển chè. Đất đai các tỉnh này chủ yếu được hình thành trên đất sét, có hàm lượng dinh dưỡng khá tốt, độ PH từ 4,5 đến 5,5. So với yêu cầu sinh thái cây chè, đây là những tiểu vùng khá thích hợp.
Vùng Tây Nguyên: Độ cao của vùng khoảng từ 700- 1.500 m. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 20- 23 độ C, lượng mưa trung bình 2.000- 2.700 mm. Đất đai vùng này chủ yếu là đất bazan, đặc biệt là đất nâu vàng trên đá bazan ở Bảo Lộc, Di Linh khá tốt: hàm lượng mùn khá, độ ẩm cao, PH từ 3,9 đến 4,4. Đất có tầng dày lớn và kết cấu tốt. Đây cũng là vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với phát triển cây chè.
1.2. Căn cứ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được của ngành chè
Về giống chè, hiện nay đã có một số giống chè khẳng định được năng suất, chất lượng như giống Shan Tuyết chọn lọc, PH1, LDP1... Riêng giống LPD2 năm 2002 đã được các tỉnh sản xuất trên 100 triệu bầu, đủ trồng mới cho trên 5 nghìn ha. Các giống nhập nội đang được trồng thử nghiệm theo dõi ở các tỉnh phía Bắc (như giống chè của Nhật Bản, các giống Bát Tiên, Kim Huyên,...). Đây là những giống chè cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Về quy trình kỹ thuật, một số quy trình công nghệ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành như tiêu chuẩn hom chè, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè.
Về công nghệ chế biến, ta đã có một số quy trình công nghệ chế biến chè đen của ấn Độ, chế biến chè xanh theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc cho chất lượng sản phẩm cao. một số thiết bị đã được sản xuất trong nước. Hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè đã và đang được ngành chè khẩn trương thực hiện.
Như vậy, căn cứ vào trình độ khoa học công nghệ sản xuất chè của ngành chè nước ta hiện nay mà Nhà nước đã đề ra các mục tiêu phát triển chè trong thời gian tới sao cho phù hợp với trình độ phát triển của ngành.
1.3. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng chè
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng chè ngày càng tăng. Thị trường trong nước bình quân tiêu thụ khoảng 0,26 kg/người/năm. Theo dự báo của ngành chè, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở nước ta sẽ tăng từ 4% đến 6% mỗi năm. Như vậy tổng mức tiêu thụ vào năm 2005 khoảng 40- 45 nghìn tấn, vào năm 2010 là 45- 50 nghìn tấn.
Với thị trường nước ngoài, nhu cầu chè thế giới cũng ngày càng tăng. Theo Hội đồng chè thế giới, nhu cầu tiêu dùng chè thế giới tăng 3% trong giai đoạn 2001- 2005. Hiện nay nhu cầu về chè của thế giới là 2,1 triệu tấn. Về cung chè thế giới, theo dự báo sản lượng chè năm 2005 là 2,7 triệu tấn. Xuất khẩu chè trên thế giới năm 2001- 2005 tăng 2,5% năm và đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2005. Như vậy cơ hội xuất khẩu chè của Việt Nam còn rất lớn.
2. Các quan điểm phát triển sản xuất chè
2.1. Quan điểm về sử dụng đất trồng chè
Bố trí phát triển sản xuất cây chè , trước hết phải trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Cần có sự so sánh chè với sản xuất các cây công nghiệp khác có khả năng thích nghi trong cùng một điều kiện, có tính đến thời gian sử dụng đất và cơ sở chế biến vì cây chè là cây trồng lâu năm.
Điều tra, đánh giá đúng tình hình sinh trưởng và phát triển cây chè ở các địa phương, xác định khả năng kinh doanh và có quy mô thích hợp.
Khai thác sử dụng đất có hiệu quả, phải nâng dần độ phì nhiêu của đất v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0012.doc