MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Tín Dụng Chứng Từ 1
1.2 Cơ sở pháp lý 2
1.2.1 UCP No 600 .2
1.2.2 URR No 525 .6
1.2.3 E-UCP . 7
1.2.4 ISBP-681 . .7
1.2.5 Một số văn bản pháp lý khác 7
1.3 Nội dung chủ yếu của phương thức tín dụng chứng từ .8
1.4 Phân loại thư tín dụng .11
1.4.1 Thư tín dụng hủy ngang 11
1.4.2 Thư tín dụng không hủy ngang .11
1.4.3 Thư tín dụng không hủy ngang,có xác nhận .11
1.4.4 Thư tín dụng hủy ngang,miễn truy đòi .11
1.4.5 Các loại đặc biệt khác .11
1.5 Quy trình vận hành phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .12
1.6 Các hình thức thanh toán trong quy trình thực hiện thanh toán bằng L/C.13
1.6.1 Thanh toán ngay .13
1.6.2 Thanh toán chấp nhận hối phiếu .13
1.6.3 Cam kết thanh toán khi đến hạn .13
1.6.4 Thanh toán bằng cách chiết khấu .13
1.7 Cơ sở khoa học về sự hình thành rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ . 13
1.7.1 Khái niệm .13
Nhận dạng các loại rủi ro đối với doanh nghiệp .14
Rủi ro về đạo đức kinh doanh .14
Rủi ro về kỹ thuật .14
Rủi ro về chính trị 14
Rủi ro do các trường hợp bất khả kháng .15
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1 Đôi nét về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam .15
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức tính dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam .16
2.2.1 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu 16
2.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu .17
2.3 Đánh giá mức độ từng loại rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam .17
2.3.1 Rủi ro về đạo đức kinh doanh .17
2.3.2 Rủi ro về kỹ thuật .19
2.3.3 Rủi ro về chính trị .19
2.3.4 Rủi ro do các trường bất khả kháng .20
2.4 Nguyên nhân về sự hình thành rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ .20
2.4.1 Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp nhập khẩu 20
2.4.1.1 Rủi ro do người xuất khẩu không giao hàng(bạn hàng ảo) .21
2.4.1.2 Rủi ro do người xuất khẩu xuất trình chứng từ giả mạo mâu thuẫn với nội dung hàng hóa .21
2.4.1.3 Rủi ro do chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định, .22
2.4.1.4 Rủi ro do không kiểm tra kỹ bộ chứng từ trước khi thanh toán.22
2.4.2 Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu .23
2.4.2.1 Rủi ro do doanh nghiệp xuất khẩu thiếu thông tin về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành thư tín dụng 23
2.4.2.2 Rủi ro do sai sót trong quá trình lập chứng từ .23
2.4.2.3 Rủi ro từ quá trình kiểm tra thư tín dụng(L/C) .24
2.4.2.4 Rủi ro do nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C .24
2.4.2.5 Rủi ro do doanh nghiệp xuất khẩu chậm giao hàng và thực hiện không đúng những quy định trong L/C 24
2.4.3 Các loại rủi ro từ những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến doanh nghiệp
2.4.3.1 Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi 25
2.4.3.2 Rủi ro do gặp phải những trường hợp bất khả kháng:thiên tai,hỏa hoạn .25
2.5 Một số bài học kinh nghiệm về các rủi ro của doanh nghiệp nước ngoài. 25
2.5.1 Tình huống rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hóa .25
2.5.2 Tình huống rủi ro lựa chọn hãng tàu không đáng tin cậy,hư hỏng hàng hóa được xếp hàng không đúng quy định. . 26
2.5.3 Tình huống rủi ro do thời gian giao hàng quá quy định .26
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu của các giải pháp .28
3.2 Một số giải pháp cụ thể . .28
3.2.1 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp nhập khẩu .28
3.2.1.1 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi nhà xuất khẩu không cung cấp hàng hóa 28
3.2.1.2 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ .29
3.2.1.3 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định .30
3.2.1.4 Kiểm tra bộ chứng từ trước khi chấp thuận thanh toán 30
3.2.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu .36
3.2.2.1 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro do doanh nghiệp xuất khẩu thiếu thông tin về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành thư tín dụng .36
3.2.2.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro do sai sót trong quá trình lập chứng từ .36
3.2.2.3 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ quá trình kiểm tra thư tín dụng .37
3.2.2.4 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro do nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C .40
3.2.2.5 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro do doanh nghiệp xuất khẩu chậm giao hàng và thực hiện không đúng những quy định trong L/C .40
3.2.3 Giải pháp cho các rủi ro từ những nguyên nhân khách quan .41
3.2.3.1 Khi cơ chế chính sách thay đổi 41
3.2.3.2 Khi gặp phải những trường hợp bất khả kháng nh ư: cháy nổ,hỏa hoạn,thiên tai .41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .43
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thiếu sự phối kết giữa các bộ phận của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước hiện nay là phổ biến mà chủ yếu là do cách quản lý của doanh nghiệp và sự không am hiểu về UCP
Nguồn gốc tạo ra sự sai biệt của chứng từ là do vị trí địa lý giữa nước người bán và người mua khác nhau và môi trường kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ của hai bên cũng khác nhau.Thay vì tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu các sai phạm sẽ xảy ra nhưng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đa phần tập trung sức lực vào việc xử lý các sai sót xảy ra trong giao dịch bằng thư tín dụng.Đây là một nghịch lý thường thấy….
2.2.1 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý thư tín dụng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng không đúng như hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Vì vậy mà không ít các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước phải điêu đứng khi chưa tìm hiểu được đối tác mà đã vội ký kết mua bán
2.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Cơ sở hình thành thư tín dụng là hợp đồng ngoại thương,nhưng khi thư tín dụng được phát hành,thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng.Rủi ro xuất hiện ở đây là nếu những điều khoản không có trong hợp đồng ,nhưng lại có trong thư tín dụng,thì người bán phải có nghĩa vụ giao hàng theo thư tín dụng.Trên thực tế,các doanh nghiệp việt nam vẫn lúng túng và chưa nắm rõ,khi đi khiếu kiện thì chính mình phải chịu tổn thất
Các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu những thông tin về ngân hàng phát hành thư tín dụng như uy tín và khả năng tài chính.Việc biết chắc chắn về khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành là điều cần thiết.Nó cho biết rằng;doanh nghiệp sẽ nhận được tiền thanh toán sau khi giao hàng
Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2006, có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 - 100USD). Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
2.3 Đánh giá mức độ từng loại rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1 Rủi ro về đạo đức kinh doanh
Mặc dù kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng trong những năm gần đây,nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần khi phải đối diện với các rủi ro trong mậu dịch quốc tế.Bên cạnh đó,không ít các doanh nghiệp hiện nay khi đứng trước một hợp đồng làm ăn với đối tác nước ngoài,mới chỉ nhìn thấy được lợi nhuận trước mắt mà không đo lường,tính toán trước những diễn biến phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng.Do đó mà không ít các doanh nghiệp nước ta gặp phải những đối tác không thiện chí trong mua bán mà đã bị lừa.
Theo tờ báo công an nhân dân(30/4/2009) mới cho hay:
“…Thủ đoạn lừa đảo tài chính quốc tế chủ yếu của các đối tượng nước ngoài và họ nhân danh đại diện công ty có trụ sở tại nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Bằng hình thức tự đánh bóng thương hiệu, tiềm lực tài chính (thường tung trên mạng Internet quảng bá sơ đồ tổ chức, vốn pháp định, vốn kinh doanh rất hấp dẫn, lĩnh vực cũng như điều kiện kinh doanh phù hợp với đối tác...), các đối tượng đã tô vẽ sự nổi bật của bản thân.
Khi đến Việt Nam, thông qua một số đối tượng trong nước để thăm dò đối tác, trong một số trường hợp còn sử dụng đối tượng trong nước như tay chân để quảng bá và tạo niềm tin. Trên thực tế, những công ty này không tồn tại ở địa chỉ cung cấp hoặc có tồn tại nhưng công ty đó không cử đại diện đến ký kết, làm ăn mà bị đối tượng lừa đảo lợi dụng bằng các giấy tờ, hồ sơ giả.
Điển hình, vụ yêu cầu xác minh Công ty Polaris Group (có địa chỉ tại Hoa Kỳ) dự định đầu tư tại Nghệ An theo yêu cầu của địa phương. Tiềm lực tài chính công ty được quảng bá rất uy tín, làm ăn hiệu quả tại nhiều nước. Thế nhưng kết quả xác minh thông qua Interpol Mỹ cho thấy, tại địa chỉ đã cung cấp không hề tồn tại Công ty Polaris Group.
Vụ Công ty Thành Hà đã làm giả hồ sơ của nhiều tổ chức, doanh nghiệp quốc tế, nhiều cơ quan chức năng của nước ngoài (trong đó có một số ngân hàng của Mỹ, Anh, Moldova…) để lừa đảo tại Việt Nam, Văn phòng Interpol phối hợp với Cảnh sát Mỹ, Ban Tổng thư ký Interpol xác minh làm rõ về các hồ sơ của công ty này, có cơ sở kết luận gian dối, lừa đảo.
Đáng chú ý, trong vụ này, đối tượng làm giả 6 bộ hồ sơ, tài liệu tiếng Anh có con dấu và chữ ký của ngân hàng và cơ quan chức năng nước ngoài xác nhận việc chuyển về Việt Nam cho đối tượng số tiền gần 99 triệu USD để xây dựng khách sạn, văn phòng cao cấp, các dự án cung cấp quần áo cho nước ngoài, thậm chí có cả di chúc chuyển quyền thừa kế...
Thủ đoạn đánh vào lòng tham của doanh nghiệp cần mua nguyên, vật liệu giá rẻ cũng là chiêu nhiều đối tượng lợi dụng. Dạng lừa đảo này đang có dấu hiệu gia tăng.
Mới đây là vụ lợi dụng doanh nghiệp trong nước thiếu thông tin về thị trường, giá cả, một số doanh nghiệp nước ngoài chào bán hàng giá rẻ với các chiêu hấp dẫn. Trong khi giá phân bón nhập khẩu từ Ukraine trên 235 USD/tấn, doanh nghiệp trong nước được họ mời chào với giá chỉ có 100 - 110 USD/tấn từ những công ty ở Mỹ. Thế nhưng, kèm giá chào hàng thấp là phương thức thanh toán hết sức ngặt nghèo mà khi trả tiền xong, phân bón theo hẹn không thấy còn người bán cũng mất dạng.
Thông thường, đối với dạng lừa đảo trên, công ty nước ngoài sẽ cấu kết với một số nhân viên hãng tàu biển để lập chứng từ giao hàng giả. Ngoài ra, thủ đoạn đánh tráo hàng khi giao cũng xảy ra không ít. Đã có một số vụ lừa đảo xảy ra dạng này như mua thức ăn gia súc, khách Malaysia chào mẫu 90% protein nhưng sau đó hàng mà doanh nghiệp Việt Nam nhận được chỉ toàn trấu. Hay có công ty chào bán tôm đông lạnh nhưng khi đưa container về nước, mở ra thì toàn bộ container là tôm hỏng!...”(4)
Do hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều khe hở,do hiểu biết và năng lực cá nhân,doanh nghiệp còn kém nên tôi phạm quốc tế ngày càng gia tăng.Điều này đã trở thành điềm báo rủi ro cho các doanh nghiệp nước ta khi tham gia vào mối quan hệ mậu dịch thế giới Người mua (doanh nghiệp nhập khẩu) có thể gặp rủi ro do không được giao hàng theo hợp đồng, bị giao hàng muộn, thiếu hàng, hàng giả, lừa đảo, kém phẩm chất và không đúng quy cách. Thậm chí, cả khi ngân hàng được uỷ nhiệm chiết khấu hay nhờ thu không thực hiện đúng quy cách quốc tế.
(4) Báo Công An Nhân Dân ngày 30/4/2009
“…Theo những kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu của HSBC, các doanh nghiệp cần đặc biệt cảnh giác với các hợp đồng chào bán với giá quá rẻ hoặc có cước phí vận chuyển rẻ bất ngờ. Bởi những hàng hoá giá quá rẻ thường có chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng. Những doanh nghiệp vận tải giá rẻ thường không đảm bảo uy tín trong việc giao hàng đúng và đủ như thoả thuận. Họ phần nhiều là những doanh nghiệp không có bảo hiểm, tài chính không lành mạnh...”(5)
2.3.2 Rủi ro về kỹ thuật
Có khá nhiều trường hợp,các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam không nhận được tiền thanh toán vì nguyên nhân là bộ chứng từ có sai sót,không giống với thư tín dụng.Mà suy cho cùng là do lỗi kỹ thuật như :chưa am hiểu rõ về UCP,incoterm,thư tín dụng…Ngoài ra,còn do lỗi đánh máy của nhân viên văn thư, thiếu thận trọng xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá như thông tin về công ty giao nhận, ngân hàng mở L/C, bảo hiểm tín dụng... nhằm đảm bảo hạn chế và phòng tránh được rủi ro.
Theo VietNamNet - Cứ khoảng 10 doanh nghiệp giao dịch xuất nhập khẩu qua ngân hàng HSBC thì 7 phải chỉnh sửa lại L/C (thư tín dụng). Trao đổi với VietNamNet bên lề Hội thảo "Thanh toán quốc tế và các biện pháp quản lý rủi ro" vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Bùi Tường Minh Anh - Giám đốc thanh toán quốc tế của ngân hàng HSBC - đã nhận xét về các DN xuất nhập khẩu Việt Nam:
"Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá...".
Theo bà Minh Anh, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.(6)
2.3.3 Rủi ro về chính trị
Kể từ sau giải phóng năm 1975,nước ta hoàn toàn thống nhất,Bắc-Nam sum vầy và có một nền độc lập,hòa bình vững mạnh.Về mặt chính trị nước ta là khá ổn định,ít bạo động,khủng bố hay chiến tranh.Thế nhưng,hệ thống pháp luật vẫn còn non trẻ,chưa nhất quán và thường xuyên thay đổi…do nước ta đang ở trong quá trình đổi mới và hòa nhập với xu thế chung của thế giới.Vì vậy,đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải linh hoạt và ứng phó kịp thời trước những rủi ro do cơ chế chính sách và pháp luật trong nước
(5) Thông tin từ VietNamNet,Trích từ VietShip,nguồn
(6) Thông tin từ Vietnamnet
Đối với việc giao thương quốc tế,doanh nghiệp nước ta vẫn chưa hiểu rõ về tình hình kinh tế chính trị của đối tác.Do vậy,những rủi ro về pháp luật,chính sách của nước bạn có thể xảy ra như: đảo chánh,khủng bố,bạo động..có thể làm thiệt hại đến doanh nghiệp
“Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. "Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính sách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro. Cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế"(7)
Với người bán (doanh nghiệp xuất khẩu) các rủi ro thường gặp là khả năng tài chính, hàng hoá không được chấp nhận, chiến tranh hoặc bạo động ở nước xuất khẩu, ngoại tệ thanh toán biến động, các luật lệ, quy định của các nước nhập khẩu không phù hợp với hàng hoá
2.3.4 Rủi ro do các trường bất khả kháng
Trong quá trình xuất nhập khẩu,rủi ro về điều kiện tự nhiên luôn tác động và ảnh hưởng đến hoạt động mua bán.Nhất là mua bán quốc tế,phương tiện vận tải phải chổ hàng hóa từ nước này đến nước kia,trong một khoảng cách địa lý khá xa.Trên đường đi,những rủi ro do thiên tai,gió bão làm phương tiện vận chuyển mất tích,đắm tàu,tàu mắc cạn,hoặc cháy nổ hỏa hoạn…Tuy nhiên,với cộng nghệ hiện đại thời nay,người ta có thể dự báo thời tiết,nên rủi ro cũng giảm đi phần nào.Loại rủi ro này,xảy ra rất ít đối với doanh nghiệp nước ta.Tuy ít,nhưng cũng phải có những biện pháp phòng ngừa trước những thảm họa này
2.4 Nguyên nhân về sự hình thành rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ
Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp nhập khẩu
Việc thanh toán của ngân hàng sẽ căn cứ vào nội dung của thư tín dụng mà không thực tế kiểm tra hàng hóa.Ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu khi họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng.Trên thực tế,nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận và xuất trình bộ chứng từ giả mạo phù hợp với nội dung của thư tín dụng thì họ vẫn được ngân hàng thanh toán tiền.Do đó,các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải gánh chịu những thiệt hại và tổn thất lớn khi họ không nhận được hàng hóa hoặc nhận hàng hóa không đúng với những điều khoản đã quy định trong hợp đồng và mong muốn của mình
(7) Thông tin từ Vietnamnet
Rủi ro do người xuất khẩu không giao hàng(bạn hàng ảo)
Trước tiên,ta phải kể đến những bạn hàng ảo là những đối tác không cung cấp hàng hóa.Họ xuất trình những chứng từ giả mạo và gửi đến ngân hàng để được ngân hàng thanh toán tiền nhưng trên thực tế họ không giao hàng cho nhà nhập khẩu.Trường hợp này thường bắt gặp ở những doanh nghiệp sản xuất,họ cần gấp những nguyên nhiên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất nên vội vàng trong việc ký kết hợp đồng và nhanh chóng chuyển tiền theo thư tín dụng mà chưa đề cập rõ ràng những điều khoản và nội dung cụ thể của thư tín dụng.Hoặc chỉ quen biết nhau qua mạng mà chưa tìm hiểu những thông tin cụ thể về đối tác của mình.Dẫn đến những trường hợp đáng tiếc là không nhận được hàng hóa mà phải thanh toán cho người xuất khẩu,gây thiệt hại không ít đến công ty
Rủi ro do người xuất khẩu xuất trình chứng từ giả mạo mâu thuẫn với nội dung hàng hóa
Những rủi ro xuất phát từ những chứng từ giả mạo khi người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán.Sự khác biệt giữa hàng hóa và bộ chứng từ không được đảm bảo bởi ngân hàng.Vì ngân hàng không có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa hay sự phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng thương mại,mà ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung và tín hợp lệ của bộ chứng từ khi người xuất khẩu xuất trình đến ngân hàng.Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm lừa đảo,mà xuất trình những chứng từ không đúng với nội dung thực tế hàng hóa thì dẫn đến hiện trạng là hàng hóa không đúng như hợp đồng và mong muốn của người mua,mà người nhập khẩu vẫn phải thanh toán.Ngoài ra sự mâu thuẫn giữa hàng hóa và bộ chứng từ cũng rất nghiêm trọng,cơ quan hải quan sẽ tịch thu hàng hóa khi hàng hóa không giống với bộ chứng từ
Ngoài ra,Irrevocable Confirmed L/C thì đây là hình thức hoàn toàn bất lợi cho nhà nhập khẩu,ta không nên dùng hình thức này.Nhưng trong thực tế thì các nước xuất khẩu tại châu Âu không tin vào Việt Nam nên khi bán hàng thường ép các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam dùng hình thức này để đảm bảo an toàn.Khi ta đồng ý với hình thức này thì người bán chỉ cần mang bộ chứng từ xuất trình trong thời hạn L/C tại ngân hàng bên bán thì ngân hàng mở L/C đã phải chuyển tiền bằng điện cho khách hàng mà không cần biết là bộ chứng từ có hoàn hảo hay không và không biết người nhập khẩu có nhận được hàng hoặc nhận đúng hàng hay không.Và nhà nhập khẩu còn mất phí confirm cho ngân hàng Việt Nam nữa.Thực sự càng rủi ro cho nhà nhập khẩu. Thông thường, doanh nghiệp Việt Nam thường hay mắc phải trong khâu chọn phương thức thanh toán phù hợp với ngành hàng của mình nên khi đàm phán với đối tác nước ngoài, chúng ta thường bị đối tác áp đặt chọn phương thức, trong khi quyền đó là của chúng ta.
Rủi ro do chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định,…
Vận chuyển hàng hóa cũng là một vấn đề quan trọng mà các nhà nhập khẩu cần nên quan tâm.Trong trường hợp để cho đối tác lựa chọn hãng tàu vận chuyển, thì rủi ro có thể xảy ra như: hãng tàu chuyên chở những hàng hóa không đáng tin cậy,vận chuyển hàng cấm,hàng phi pháp hoặc hàng chưa kê khai hải quan.Nhất là hình thức vận chuyển hàng hóa tàu chợ,mà theo đó người chuyên chở chỉ dành một phần của chiếc tàu để chở hàng hóa của người thuê chở.Do đó,một chiếc tàu có thể chứa nhiều loại hàng hóa khác nhau và hỗn tạp.Khi các loại hàng hóa vi phạm bị bắt giữ,thì hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ chịu chung số phận với những hàng hóa vi phạm.Cơ quan hải quan sẽ tịch thu hàng hóa vi phạm cùng với hàng hóa của doanh nghiệp.Cho dù,hàng hóa mà người nhập khẩu mua đã đăng ký thủ tục hải quan và hợp pháp.Ta thấy rằng,rủi ro này gây rắt rối đến doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp sản xuất, chu trình sản xuất sản phẩm luôn diễn ra liên tục theo một khoảng thời gian nhất định.Nếu doanh nghiệp gặp phải rủi ro này,thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ gây tổn thất và dẫn đến tình trạng khó khăn do không sản xuất được sản phẩm.Lấy ví dụ: Một doanh nhiệp cần nhập khẩu bột mì để sản xuất bánh kem để phục vụ cho mùa Giáng Sinh.Nhưng khi hàng hóa đến cảng thì bị cơ quan hải quan bắt giữ với lý do là hãng tàu vận chuyển hàng bạch phiến.Với hình thức tàu chợ,trên tàu người chuyên chở chứa nhiều loại hàng hóa,thực giả lẫn lộn.Cơ quan hải quan bắt giữ hãng tàu thì đồng nghĩa bột mì cần cho giai đoạn sản xuất bánh kem cũng bị bắt giữ.Kết quả là doanh nghiệp không thể sản xuất bánh hoặc khi hàng hóa được thả ra thì doanh nghiệp vẫn không thể sản xuất bánh kem kịp cho mùa Giáng Sinh,gây ảnh hưởng đến lợi nhuận
Hơn nữa,nếu đối tác chọn lựa những hãng tàu không uy tín thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ gặp khá nhiều rắc rối như:tàu giao hàng chậm trễ so với thời gian giao hàng đã được hai bên thỏa thuận.Chưa kể đến việc tàu quá già,tàu hư hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến hiện trạng hàng hóa như:hàng hóa bị hỏng hóc,hư hại không còn như lúc ban đầu,hay giảm chất lượng do việc bao bì đóng gói và bảo quản không đúng quy cách
Rủi ro do không kiểm tra kỹ bộ chứng từ trước khi thanh toán
Vì hàng hóa có thể sẽ không giống với những gì đã giao kết.Và đương nhiên,nếu bộ chứng từ có sai lệch cộng với sự chủ quan của người nhập khẩu mà không kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ,mà đã đồng ý ký chấp nhận hối phiếu thì rủi ro tổn thất về đối với người nhập khẩu là rất lớn.Nguyên nhân của rủi ro là do sự chủ quan và sự tin tưởng của người mua đối với ngân hàng mở L/C cho mình và người xuất khẩu
Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Rủi ro do doanh nghiệp xuất khẩu thiếu thông tin về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành thư tín dụng
Trong quá trình ký kết hợp đồng,các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta thiếu thông tin cũng như không biết rõ về những ngân hàng phát hành thư tín dụng cho người nhập khẩu.Ví dụ như :khả năng về tài chính,quy mô hay sự tín nhiệm.Điều này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến doanh nghiệp khi ngân hàng phát hành thư tín dụng mất hoặc không đủ khả năng thanh toán do phá sản hay khủng hoảng tài chính.Bên cạnh đó,người xuất khẩu không đo lường trước những rủi ro khi ký kết hợp đồng và quy định điều khoản thanh toán,cũng như họ chưa được tư vấn kỹ lưỡng nên chọn ngân hàng nào thì an toàn và hợp lý
Nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
Rủi ro do sai sót trong quá trình lập chứng từ
Những doanh nghiệp hoạt động bán chuyên nghiệp,không được tổ chức tốt,ít hiểu biết về các văn bản như là UCP,ISBP,Incoterm,..cũng như không nắm vững được phương thức và quá trình diễn biến giao dịch qua thư tín dụng và ít được tập huấn chuyên môn về xuất nhập khẩu,dẫn đến những sai sót trong khâu lập chứng từ.
Sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in ấn và được biết đến là “sai lầm 3C” bao gồm các lỗi như: lỗi không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete); lỗi không nhất quán (not consistant).
Các doanh nghiệp xuất khẩu quá tin tưởng vào các doanh nghiệp nhập khẩu vì cho rằng:các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ quan tâm đến số lượng và chất lượng hàng hóa mà ít quan tâm đến bộ chứng từ,nên người xuất khẩu thường chủ quan trong quá trình lập chứng từ.Hơn thế nữa,nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn quan niệm rằng: “Trên thực thế,sự khác biệt giữa hàng hóa và bộ chứng từ là rất ít”,nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường tỏ thái độ xao nhãng,chủ quan.Bên cạnh đó,đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu cài một số điều khoản không khả thi để bắt lỗi chứng từ, làm cơ sở từ chối nhận hàng (do hợp đồng thương mại bị ký hớ), hoặc là cơ sở để giảm giá. Khi chứng từ có lỗi:
+Thứ nhất,người xuất khẩu không nhận được tiền ( nếu khách hàng không thiện chí và không nhận hàng) như vậy rủi ro cho doanh nghiệp rất nhiều.
+Thứ hai,tiền nhận được sẽ rất chậm và nếu là 1/3 vận đơn bản gốc(1/3 set of original B/L) mà gửi cho người nhập khẩu,thì người nhập khẩu sẽ nhận hàng trước và nếu họ không thiện chí trả tiền thì nhà xuất khẩu không nhận được tiền,nếu bộ chứng từ thanh toán là có lỗi.
Rủi ro từ quá trình kiểm tra thư tín dụng(L/C)
Trước hết phải xác định được điều khoản xuất khẩu theo giá gì FOB hay CIF... và trong chứng từ thanh toán thì 3/3 set of Original B/L hay là 2/3 set of Original B/L điều này rất quan trọng và trong các chứng từ thanh toán có bao nhiêu loại và nhà xuất khẩu có thể đáp ứng được bao nhiêu loại để có được bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo.Do đó,việc đọc kỹ L/C là rất là quan trọng.
Nhà xuất khẩu muốn đòi được tiền của khách hàng thì phải có bộ chứng từ thanh toán hoàn hảo gửi cho ngân hàng đúng thời hạn quy định trong thư tín dụng.Ta cũng nên lưu ý rằng: nếu mà nhà nhập khẩu(thiếu đạo đức kinh doanh) có trình độ về thanh toán L/C giỏi.Từ lúc,nhà nhập khẩu mở L/C,họ đã cài trong L/C để nhà xuất khẩu mắc bẫy và nhà xuất khẩu sẽ không có được bộ chứng từ hoàn hảo.Khi đó,người xuất khẩu sẽ trông chờ vào sở thích thanh toán của người nhập khẩu và có thể nhà nhập khẩu sẽ không bao giờ thanh toán,dù họ đã nhận hàng của nhà xuất khẩu.Trong sách vở hoặc trong các hợp đồng ngoại thương đều có điều khoản phạt và kiện tụng nhưng thực tế thì rất ít.Nếu nhà xuất khẩu quyết định kiện thì cũng không chắc thắng,nhưng nếu thắng thì nhà xuất khẩu đã phải ứng trước một số tiền án phí rất lớn,đeo đuổi vụ kiện rất mệt mỏi và không chắc lấy được tiền của khách hàng nên việc đọc và hiểu L/C đối với nhà xuất khẩu rất quan trọng.
Rủi ro do nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… để hoàn vốn hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu chịu tất cả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… Đây là những tổn thất khá nghiêm trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Rủi ro do doanh nghiệp xuất khẩu chậm giao hàng và thực hiện không đúng những quy định trong L/C
Xảy ra trong các trường hợp: là người bán không ước lượng được khoản thời gian giao hàng,hoặc không sản xuất,thu gom hàng hóa kịp.dẫn đến chậm giao hàng và vi phạm hợp đồng.Đây là rủi ro thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam.Nhất là đối với các doanh nghiệp mua hàng hóa của đối tác này,rồi lại bán hàng hóa mua được cho một đối tác khác,để tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào sự trên lệch giá trị mua bán.Khi đối tác bán hàng hóa không giao hàng kịp hoặc giao hàng không đủ thì doanh nghiệp cũng không có hàng hóa để bán lại cho bên đối tác kia,với vai trò người bán.Dẫn đến,tình trạng không giao hàng,chậm giao hàng và không thực hiện đúng những quy định đã cam kết trong L/C
Các loại rủi ro từ những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi
Mọi sự thay đổi về kinh tế,chính trị hay pháp luật của quốc gia đều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và khó thực hiện đúng nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.Ví dụ như:bạo động,đảo chánh,khủng bố…Những biến cố bất thường khó lường trước này,sẽ gây ảnh hưở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong 123.doc
- LOI NOI DAU_MUC LUC.doc