Nhìn chung sự phát triển của các làng nghề mới chỉ ở mức nhằm tạo công ăn việc làm cho chính gia đình, làng mình, chỉ có làng dệt Thái Phương (Hưng Hà) là có thuê thêm lao động ngoài (hàng năm thuê thêm khoảng 1500 - 2000 lao động).
Một số làng nghề có khả năng tạo công ăn việc làm lớn như làng chiếu cói (Tân lễ - hưng Hà) có 96% lao động của làng làm nghề Dệt đũi (Nam Cao - Kiến Xương) 88% lao động làng làm nghề, thêu (Minh Lãng - Vũ Thư) có 82% lao động của làng.
- Trình độ lao động trong các làng nghề.
Có thể nói các làng nghề đã có những đóp góp tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân mà trực tiếp là những lao động nghề. Đối với lực lượng lao động trực tiếp làm nghề có khoảng 65% tốt nghiệp phổ thông cơ sở 30% tốt nghiệp THPT như vậy rõ ràng số người tốt nghiệp THPT ở làng nghề đã cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật do hầu hết các nghề là đơn giản nên lao động chủ yếu không được đào tạo hoặc chỉ được học tập qua những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Các làng nghề truyền thống chủ yếu đào tạo bằng hình thức truyền nghề.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luôn chiếm vị trí hàng đầu
Điều kiện văn hoá xã hội.
Thái Bình là một tỉnh đông dân theo thống kê 1999 Thái Bình có khoảng 1.787,903 người mật độ 1.163 người/km2 trong đó lao động nông nghiệp chiếm 83%, dân số sống ở nông thôn chiếm 94%. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp chỉ khoảng 0,06ha/người. Tình trạng thất nghiệp khá trầm trọng nhất là vào thời gian nông nhàn, từng đoàn người kéo ra các thành phố lớn để tìm việc kéo theo sự di cư tự do đó là hàng loạt những vấn đề mà các thành phố lớn phải giải quyết.
Bảng 6: Tỷ lệ thất nghiệp
1994
1995
1996
Tỷ lệ thất nghiệp chung (%)
3,1
2,78
2,29
Nông thôn (%)
2,74
2,42
1,91
Thành thị (%)
9,49
8,64
8,69
Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian vào sản xuất trong năm ở nông thôn chỉ khoảng 70% như vậy vẫn còn 30% thời gian lao động bị bỏ lãng phí.
Theo số liệu điều tra suy rộng 1998 và 1999 trình độ học vấn của những người lao động trong độ tuổi ở Thái Bình là:
Mù chữ: 0,27%
Cấp I: 23,89%
Cấp II: 55,32%
Cấp III: 20,52%
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Không bằng cấp chiếm: 79,83%
Sơ cấp chiếm: 3,30%
Công nhân kỹ thuật: 9,01%
Trung cấp: 4,73%
Cao Đẳng và Đại học: 3,02%
Trên đại học: 0,11%
Với những số liệu trên cho thấy lực lượng lao động Thái Bình tuy đông đảo về số lượng song chất lượng còn hạn chế. Mặc dù trong những năm gần đây công tác đầu tư cho giáo dục đã đặc biệt được quan tâm nhưng tỷ lệ người học hết trung học phổ thông vẫn còn ít, đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu trầm trọng đây sẽ là một khó khăn cơ bản trên con đường CNH HĐH.
Trong quá trình phát triển tất yếu phải đi lên một xã hội công nghiệp để đi từ nông nghiệp lên công nghiệp đối với nước ta có những bước dịch chuyển dần lao động từ nông nghiệp - công nghiệp mà một trong những bước trung gian quan trọng đó là phát triển công nghiệp nông thôn.
II. Thực trạng về phát triển các làng nghề:
Lược sử quá trình hình thành và phát triển.
Cho tới ngày nay các làng nghề ở Thái Bình đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển một số làng nghề đã có hàng trăm năm tồn tại như chạm bạc Đông Xâm (trên 300 năm) dệt Nam Cao, mây tre đan Thượng Hiền....
Làng nghề trạm bạc Đồng Xâm hiện thờ vị tổ nghề Nguyễn Kim Lâu, ông vốn làm nghề vàng bạc ở Cao Bằng, khoảng năm 1689 ông tới xứ Đông Xâm và lập ra 12 phường để truyền nghề. Buổi đầu là nghề hàn đồng, gõ thùng châụ, chữa khoá...về sau mới làm kim hoàn chuyên sâu về chạm bạc. Đây là một làng nghề tiêu biểu cho nhóm nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ của Thái Bình mà là cả nước. Bởi những giá trị độc đáo của sản phẩm,của những quy định chặt chẽ về truyền nghề, giữ bí mật nghề. Đến nay mỹ thuật của nghề chạm bạc không còn là độc quyền của thợ Đồng Xuân nữa nhưng một số thủ pháp nghệ thuật tinh xảo vẫn được giữ bí truyền.
Trải qua hàng tăm năm tồn tại các làng nghề Thái bình đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, suy thoái có giai đoạn nghènh nghề thịnh vượng nhưng cũng có giai đoạn người thợ phải bỏ nghề thậm chí bỏ làng ra đi tìm con đường sống
Giai đoạn 1986 - 1987 các làng nghề cả nước nói chung và ở Thái Bình nói riêng đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt hàng triệu đô la, thị trường lúc này chủ yếu là các nước Đông Âu, Liên Bang Nga nơi có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công mỹ nghệ. Các làng nghề được mở rộng trong toàn tỉnh, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh ra đời, lao động chuyên và không chuyên nghề tăng lên nhanh chóng.
Giai đoạn 1990-1992 thị trường Đông Âu và Nga giảm mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ta đứng trước thách thức lớn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm nghiêm trọng tình trạng hàng sản xuất ra không tiêu thụ được xảy ra phổ biến nhiều làng nghề bị xa sút có nơi rơi vào bế tắc.
Từ 1993 lại đây đã bắt đầu hồi phục và khởi sắc do chuyển hướng được thị trường sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Số làng nghề tăng lên từ 40 làng (1994) lên 59 làng năm 1995 và 82 làng năm 1996.
Đặc biệt sự phát triển của ngành nghề nông thôn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7
Trước 1989
1989 - 1992
1993 - 1996
- Số hộ chuyên nghề
15.000
25.000
66.767
- Cơ sở chuyên nghề
150
237
404
Nguồn:Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái bình
Số lao động làm nghề tăng lên nhanh chóng từ 4,7 vạn năm 1991 tăng 11,3 vạn năm 1996. Các nghề truyền thống lan rộng trong toàn tỉnh như nghề thêu trước đây chỉ có ở Vũ Thư nay đã có ở trên 50 xã trong tất cả các huyện thị nghề ươm tơ ở Vũ Thư, Hưng Hà nay phát triển sang Thái Thuỵ, Thị xã. số xã trắng nghề giảm số hộ kiêm nghề có xu hướng tăng nhanh. Huyện Hưng Hà số hộ kiêm nghề chiếm 40%, các huyện Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương chiếm 30 - 35%.
- Các hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề hiện nay:
Sau khi các xí nghiệp quốc doanh, các HTX làm ăn thô lỗ bị giải thể cùng với cơ chế quản lý kinh tế mới phần lớn các hộ gia đình trở thành hình thức sản xuất chủ yếu trong các làng nghề. Một số tư nhân cá thể có trình độ quản lý có vốn...đã đứng lên thành lập các Công ty tư nhân, tiến hành sản xuất hoặc dịch vụ cung ứng vật tư bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình làm nghề thủ công.
Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hình thành ngày một nhiều trong các làng nghề. Đây là một hướng đi đúng nhưng mang tính tự phát rõ rệt. Theo chúng tôi những Công ty TNHH hoặc những hộ lớn đã và đang tồn tại qua thử thách của thương trường là những nhân tố mới rất đáng khích lệ. Nhà nước nên giúp đỡ, hỗ trợ cho họ và từ hoạt động của họ rút kinh nghiệm để nhân rộng thêm. Để thuận tiện cho việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thông tin...cũng cần có chính sách khuyến khích thành lập các HTX kiểu mới ở các làng nghề.
Thực trạng của các làng nghề.
Số lượng
Hiện nay, Thái Bình có 82 làng nghề theo tiêu chuẩn quy định. Trong đó huyện Kiến Xương có15, Đông Hưng 8, Vũ Thư 11, Quỳnh Phụ 10, Thái Thuỵ 7, Hưng Hà 16, Tiền Hải 14, Thị Xã 1.
Nếu chia theo nhóm nghề ta có như sau:
Nghề dệt may ươm tơ 11 làng.
Cơ khí 5
Chế biến lương thực phẩm 10
Dệt chiếu cói 10
Chạm bạc 5
Mây tre đan 13
Nghề sản suất đồ gỗ 2
Ngề khác 26
Một số nghề trong thời gian gần đây phát triển mạnh như: thêu, dệt, ươm tơ.
Bảng8: Số hộ, cơ sở chuyên ngành nghề chia theo nhóm ngành toàn tỉnh.
Tổng số
Chế biến N-L-TB
CN, TTCN, XD
Dịch vụ
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
1. Số hộ chuyên ngành nghề (hộ)
66767
39644
59,38
20313
30,42
6810
10,2
2. Cơ sở chuyên
404
35
8,66
166
41,09
203
50,25
Nguồn:Sở NN& PTNT tỉnh Thái Bình
Theo các số liệu thống kê ở Thái Bình hộ chuyên ngành nghề chiếm khoảng 10% hộ kiêm trong những năm qua có bước phát triển khá đạt 28%, vẫn còn tới 62% số hộ thuần nông. Phần lớn số hộ nghèo đều nằm trong số hộ thuần nông này.
Lao động:
Bảng9: số hộ chuyên và lao động trong các làng nghề ở Thái Bình
Số làng
Hộ dân cư (bộ)
Lao động (lđ)
Tổng
Hộ có nghề
%
Tổng
Lđ nghề
%
1. Thị xã
1
382
280
73
650
470
72
2. Hưng Hà
16
37278
8820
25
54075
23942
44
3. Thái Thuỵ
7
11578
4279
37
17242
9192
53
4. Vũ Thư
11
13936
9259
66
23342
15717
67
5. Đông Hưng
8
15047
6991
46
27552
13890
51
6.Tiền Hải
15
7578
5586
74
19583
10295
53
7. Kiến Xương
14
22718
14240
63
40684
23322
57
8. Quỳnh Phụ
11
5087
3437
68
20861
13753
66
Tổng
82
113667
52892
46
203989
110581
54
Như vậy trung bình 1 làng nghề có 1386 hộ trong đó 645 hộ có nghề chiếm 46%, số lao động trung bình một làng là 2487 người trong đó lao động làm nghề là 1348 người.
Nhìn chung sự phát triển của các làng nghề mới chỉ ở mức nhằm tạo công ăn việc làm cho chính gia đình, làng mình, chỉ có làng dệt Thái Phương (Hưng Hà) là có thuê thêm lao động ngoài (hàng năm thuê thêm khoảng 1500 - 2000 lao động).
Một số làng nghề có khả năng tạo công ăn việc làm lớn như làng chiếu cói (Tân lễ - hưng Hà) có 96% lao động của làng làm nghề Dệt đũi (Nam Cao - Kiến Xương) 88% lao động làng làm nghề, thêu (Minh Lãng - Vũ Thư) có 82% lao động của làng.
Trình độ lao động trong các làng nghề.
Có thể nói các làng nghề đã có những đóp góp tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân mà trực tiếp là những lao động nghề. Đối với lực lượng lao động trực tiếp làm nghề có khoảng 65% tốt nghiệp phổ thông cơ sở 30% tốt nghiệp THPT như vậy rõ ràng số người tốt nghiệp THPT ở làng nghề đã cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật do hầu hết các nghề là đơn giản nên lao động chủ yếu không được đào tạo hoặc chỉ được học tập qua những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Các làng nghề truyền thống chủ yếu đào tạo bằng hình thức truyền nghề.
Tuy nhiên do các làng nghề phát triển ngày càng mạnh một số lao động đã tách ra tham gia vào đội ngũ các cán bộ quản lý. Hầu hết những người này qua các lớp bồi dưỡng một số có trình độ đại học. Mặc dù vậy trình độ lao động nhìn chung vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Một số làng nghề hoạt động theo hình thức gia công là chủ yếu đã dẫn đến việc làm hạn chế khả năng sáng tạo của người thợ. Việc hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn trong việc quản lý lao động cũng như những thông tin về thị trường là vô cùng quan trọng nó quyết định sự phát triển ổn định lâu dài của các làng nghề.
Ngoài 82 làng nghề trên được thống kê theo tiêu chuẩn còn nhiều làng xã mà người nông dân sản xuất phân tán quy mô nhỏ lẻ chưa thoả mãn yêu cầu tiêu chuẩn làng nghề. Tuy nhiên nó cũng đã góp phần quan trọng trong việc hạn chế thất nghiệp ở những vùng này. Tính đến năm 2000 hầu hết các xã trong tỉnh đều có ngành nghề TTCN và dịch vụ chủ trương của tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong thời gian tới là tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của những làng nghề đã có, tích cực học hỏi du nhập nghề mới từ nơi khác với mục tiêu mỗi năm thành lập mới từ 10 - 15 làng nghề. Đây là một chủ trương lớn phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của người nông dân. theo số liệu ước tính tổng số lao động tham gia sản xuất CN - TTCN toàn tỉnh hiện nay khoảng 16 vạn người chiếm 20% lao động. Trong đó ở 82 làng nghề là 11,3 vạn lao động. Khả năng tận dụng lao động trong các làng nghề là tương đối lớn bởi nó không chỉ sử dụng lao động trong độ tuổi mà còn tận dụng được cả những người ngoài độ tuổi tham gia
Bảng10: Lao động và sử dụng lao động.
Đơn vị
Cơ sở chuyên
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Chế biến N-L-TS
CN và XD
Dịch vụ
Chung
Chế biến N-L-TS
CN và XD
Dịch vụ
Chung
Chung
Trong đó cho ngành nghề
1. LĐ thường xuyên
Người
28,17
129,85
38,52
61,01
2,87
6,09
2,05
3,57
2,6
1,37
2. LĐ thuê ngoài
Người
-
-
-
-
0,74
4,28
0,28
1,67
0,1
0,09
3. Chất lượng LĐ
Trình độ văn hoá
+ Chưa tốt nghiệp cấp I
%
0,49
-
-
0,09
-
-
-
-
1,34
1,02
+ Tốt nghiệp cấpI
%
8,68
0,18
-
1,79
7,58
5
3,54
5,33
12,1
11,51
+ Tốt nghiệp C II
%
60,06
58,38
40,58
57,94
74,24
68,21
55,75
67,05
70,16
71,61
+ Tốt nghiệp C III
%
30,77
41,44
45,58
40,24
18,18
26,79
40,71
27,62
15,4
15,86
- TĐ chuyên môn
+ KHông có chuyên môn
%
17,26
28,11
17,21
24
69,7
52,14
81,42
62,86
75,67
61,64
+ Công nhân kỹ thuật
%
69,13
64,37
59,42
64,31
22,73
46,07
8,85
31,19
20,7
35,55
*Thợ giỏi
%
4,54
22,1
6,35
15,8
6,06
7,14
-
5,33
2,28
4,35
*Nghệ nhân
%
-
0,12
-
0,07
-
-
-
-
-
-
+ Tốt nghiệp trung cấp
%
2,37
5,45
13,27
6,37
3,03
0,71
3,54
1,9
1,08
1,53
+ Tốt nghiệp CĐ, ĐH, trên ĐH
%
11,24
2,07
10,1
5,32
4,55
1,07
6,19
3,05
2,55
1,28
Nguồn "ngành nghề nông thôn Việt nam" Bộ NN và PT NT
Qua biểu trên ta có thể nhận thấy rõ vai trò quan trọng của việc phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Bình quân một cơ sở chuyên ngành nghề tạo việc làm cho 61,01 lao động, một hộ chuyên nghề cũng tạo ra từ 3-4 chỗ làm việc thường xuyên. Về chất lượng lao động cũng thấy hơn hẳn mặt bằng chung của tỉnh số người tốt nghiệp cấp I, II đều tăng đặc biệt tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá hết cấp III cao từ 30 - 40% ở các cơ sở lao động chủ yếu có trình độ chuyên môn là công nhân kỹ thuật còn trong các hộ chuyên, hộ kiêm lao động không có chuyên môn chiếm tỷ lệ chủ yếu 60 - 70%.
- Thực trạng về vốn
Qua điều tra về nhu cầu về vốn các làng nghề ở 150 cơ sở chuyên và 500 hộ chuyên và kiêm nghề ta có kết quả như sau:
Bảng11 : Thực trạng về vốn trong các làng nghề:
Đơn vị
Cơ sở chuyên
Hộ chuyên
Hộ kiêm
1. Vốn SX hiện có bình quân.
1000đ
275543
4350
1500
2. Tỷ lệ phải đi vay vốn
%
69,66
49,09
54,13
3. Tỷ lệ vốn vay theo nguồn
- Vay từ NH
76,9
20,5
16,7
- Vay từ chương trình Nhà nước
%
3,2
-
-
- Vay từ nguồn tài trợ nước ngoài
%
0,01
-
-
- Vay của tư nhân
%
15,3
65,3
70,2
- Vay của tư nhân
%
4,59
14,2
13,1
Nguồn :Kết quả điều tra nghành nghề nông thôn Bộ NN&PTNT.1997
So với các làng nghề trong cả nước ở Thái Bình mức vốn đầu tư bình quân không lớn lắm. Ngoài một số nghề có vốn đầu tư lớn như nghề gốm sứ, chạm bạc, cơ khí còn lại chủ yếu là các nghề có mức đầu tư không lớn như: Nghề mây tre đan, dệt chiếu, đan nón, thêu ren...
Tỷ lệ hộ/cơ sở phải đi vay vốn chiếm từ 50 - 70% trong đó đối với cơ sở chuyên nghề tỷ lệ vay từ ngân hàng chiếm tỷ lệ cao 76,9% so với 20,5% hộ chuyên và 16,7% hộ kiêm. Như vậy tỷ lệ vay vốn từ ngân hàng còn rất thấp đối với hộ gia đình có hoạt động ngành nghề nguồ vốn từ các chương trình Nhà nước không đáng kể, mặc dù phát triển làng nghề là 1 trong 5 chương trình kinh tế lớn của tỉnh Thái Bình song xem ra còn thiếu những biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ vốn cho người sản xuất. Tỷ lệ vốn vay của tư nhân chiếm tỷ lệ cao 65,3% đối với hộ chuyên và 70,2% đối với hộ kiêm. Những con số trên cho thấy sự chưa hiệu quả của thị trường tài chính Nhà nước đối với hộ nông dân. Phần lớn vốn vay từ Nhà nước tài chính phi chính thức với lãi xuất cao hoặc dựa vào quan hệ của huyện tộc làng xã. Vốn đầu tư ban đầu cho các ngành nghề ở Thái Bình thường không cao đây là một thuận lợi trong việc mở mang phát triển nghề. Tuy nhiên để sản phẩm của các làng nghề có chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thì chúng ta còn phải đầu tư nhiều hơn.
Bảng12: Vốn đầu tư ban đầu cho một chỗ làm việc
Nghề SX
Vốn đầu tư toàn bộ (tr đ)
Trong đó thiết bị
Nguyên liệu
Số lao động
VĐT ban đầu/LĐ
1.Thêu ren
0,5
0,2
0,3
1
0,5
2Dệt chiếu
1,2
0,8
0,4
1
1,2
3. Dệt đũi
4,5
1,5
3
3
1,5
4. Mây tre đan
0,2
0,12
0,08
1
0,2
5.Làm bún
1,5
1
0,5
2
0,75
6. Mộc
5,8
4
1,8
3
1,9
Nguồn: Nguyễn văn Đại, Trần văn Luận . Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.1997
Trong số vốn đầu tư cho trang thiết bị sản xuất không tính đầu tư cho nhà xưởng ở các hộ vì hầu hết ở các làng nghề người ta lấy nhà ở làm nơi sản xuất trừ một số nghề như gốm sứ (Điệp nông - Hưng Hà) cơ khí (Việt Hùng - Vũ Thư)...
- Công nghệ trong các làng nghề:
Chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công một số do đặc tính của sản phẩm một số do thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên ngày càng có nhiều máy móc được đưa vào sử dụng để thay thế sức lao động của con người đặc biệt là những hâu nặng nhọc độc hại.
Bảng13: Công nghệ một số ngành nghề ở Thái Bình
(%)
Ngành nghề
Thủ công
Cơ khí
Tiên tiến
Trung bình
Lạc hậu
1. Rèn
80
10
10
2. Dệt
60
40
3. Ươm tơ
70
30
4. Thêu
90
10
5. Chế biến thực phẩm
55
45
Sở dĩ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp làm thủ công chủ yếu vì: các hình thức tổ chức sản xuất ở dạng cá thể là chủ yếu quy mô nhỏ, vốn ít không năng động trong đầu tư cải tiến công nghệ chỉ có một số nghề như dệt may, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm là có tỷ lệ cơ khí hoá cao hơn.
- Thị trường
+ Thị trường cung ứng nguyên vật liệu
Nguồn nguyên liệu cung ứng chủ yếu cho hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn là tại địa phương, đặc biệt là các hộ làm ngành nghề có giá trị nguyên liệu mua vào tại địa phương chiếm tới 80,84%. Phạm vi cung ứng nguyên vật liệu cho các cơ sở ngành nghề rộng hơn nhiều so với các hộ ngành nghề (43,2% giá trị nguyên vật liệu mua từ các địa phương khác trong nước và 2,38% từ nhập khẩu).
Bảng14: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu (%)
Chỉ tiêu đánh giá
Cơ sở chuyên
Hộ làm ngành nghề
1. Cơ cấu giá trị NVL mua vào (%)
- Tại địa phương
54,42
80,87
- Tại địa phương khác trong nước
43,2
19,12
- Từ nước ngoài
2,38
0,07
2. Cơ cấu cơ sở có đi mua NVL: mức độ đáp ứng
- Về số lượng + Đảm bảo
92,64
96,67
+ Không đảm bảo
7,63
3,33
- Về tính lập thời + Đảm bảo
92,31
95,58
+ Không đảm bảo
7,69
4,62
- Về chất lượng + Đảm bảo
92,64
97,06
+ Không đảm bảo
7,36
2,94
3. Tỷ lệ cơ sở gặp khó khăn về NVL
- Do vận chuyển
25,0
13,24
- Giá cao
51,55
14,53
- Thuế cao
4,63
13,73
- Cơ chế quản lý
8,80
2,77
- Khác
28,70
6,82
Nguồn: cục chế biến nông lâm , Bộ NN&PTNT
Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình cung ứng nguyên vật liệu là tương đối thuận lợi mặc dù vẫn còn một số khó khăn. Nhìn chung cho tới nay hầu hết các đơn vị sản xuất đều ít hoặc không có quan hệ chặt chẽ với người cung ứng nguyên liệu chính vì thế thị trường này thường kém ổn định. Nhiều nghề thường xuyên phải mua bù nguyên liệu từ ngoài vào như Dệt bao đay (Đông Quang - Đông Hưng), dệt chiếu (Quỳnh Phụ), chạm bạc (Kiến Xương). Để tình hình nguyên liệu được cung ứng bảo đảm hơn cần phải thiết lập quan hệ giữa người cung cấp nguyên liệu với người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm
Cùng với chiến lược phát triển các làng nghề chúng ta cũng cần phải xem xét quy hoạch những vùng nguyên liệu có như vậy thì mới có thể sản xuất ổn định lâu dài. Việc khai thác tối đa khả năng cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cho các đơn vị sản xuất. Giá cao là nguyên nhân khá rõ chiếm 51,85% gây nên khó khăn đối với hộ và 14,53% đối với cơ sở nghề.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Thái Bình.
Thị trường là một nhân tốt có vai trò quyết định sự phát triển của bất kỳ một hoạt động sản xuất, một ngành nghề nào thị trường có rộng lớn thì sản phẩm mới tiêu thụ được nhiều đem lại doanh thu lớn và ngành nghề đó mới phát triển được. Tuy nhiên thị trường luôn biến động không ngừng và khác nhau đối với từng nghề một. Thị trường của một loại sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng là giá cả, chất lượng mẫu mã sản phẩm.
Đối với ngành chế biến lương thực thực phẩm như sản xuất bún, bánh thị trường tiêu thụ tại chỗ là chủ yếu. Người sản xuất thường phải tự đem đi rao bán các sản phẩm của mình thị trường có hạn. Để mở rộng nhất thiết phải đa dạng hoá các loại sản phẩm. Các làng nghề như (Nguyên Xá - Đông Hưng), Tân Hoà (Hưng Hà) có thể tìm hiểu để sản xuất thêm các sản phẩm như bánh đa, miến, bánh chả có như thế mới có thể đưa sản phẩm của mình ra các tỉnh khác được. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay đời sống nhân dân, nhất là ở các đô thị về tăng nhanh chúng ta cần tập trung nguồn lực để sản xuất phục vụ những thị trường này.Thị trường cho các sản phẩm dệt đũi chủ yếu là xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch sang Lào, Thái Lan 95% khoảng 5% được tiêu dùng trong nươc.
Đối với làng thêu Minh Lãng (Vũ Thư) sản phẩm chủ yếu và có thị trường rộng lớn đó là các sản phẩm thêu hội hoạ. Những bức tranh về phong cảnh, con vật được người thợ thêu một cách khéo léo được ưa chuộng ở trong nước cũng như ngoài nước. Ngày nay, hầu hết các hộ không đứng bán hàng trực tiếp mà thường thông qua các cơ sở chuyên nghề ở nông thôn, các cơ sở này tìm kiếm thị trường thiết kế mẫu mã sau đó giao cho các cán bộ hộ gia đình tồn tại với tư cách là người gia công. Để thêu được những bức thêu thật đẹp đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao đặc biệt là phải có con mắt nghệ thuật để biết cách phối hợp màu sắc sao cho hài hoà nhất.
Đối với làng chạm bạc Đồng Xâm sản phẩm có thể chia thành 3 loại gồm đồ thờ cúng, đồ trang trức và đồ mỹ nghệ.
Đồ thờ cúng gồm các loại đinh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai, tượng các con vật linh thiêng....Hình mẫu cơ bản vẫn là các đồ thờ bằng đồng bằng gỗ trong các đền, miếu đình chùa. Nhưng do giá bạc khá đắt, các đồ thờ này được chế tác thu nhỏ lại và "biến tấu" đi chút ít. Loại hàng này không nhiều mà đa số là sản xuất đơn chiếc. Khách hàng, đặc biệt là khác nước ngoài hết sức thích thú loại đồ thờ này và coi chúng như là món đồ cổ quý gía.
Đồ trang sức bao gồm nhiều loại: dây chuyền, xà tích, hoa tai, nhẫn, vòng, trâm lắc, khánh.....bằng bạc. Mỗi loại có nhiều kiểu dáng khác nhau, xưa kia hàng trang sức bằng bạc được nhân dân ta sử dụng nhiều nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, người ta ít đeo bạc trừ miền múi.
Hàng mỹ nghệ: Đây là mặt hàng chiến lược đem lại nguồn thu nhập chính của thợ chạm bạc Đồng Xuân chúng được sản xuất với số lượng lớn nhất loại vật phẩm này vừa có giá trí sử dụng như các đồ gia dụng khác, đồng thời để trang trí, bày chơi trong các nhà khá giả. Không chỉ được người trong nước mà người nước ngoài cũng rất mếm mộ đó là các kiểu lọ hoa, ly rượu, bình trà, nậm, ấm chén bát đĩa, đũa, gạt tàn, khay đến các loại tượng, con giống tranh khác phù điêu....Có thể nói trên các sản phẩm này đã kết tinh mọi tài năng sáng tạo nghệ thuật cao nhất của những người chạm bạc Đồng Xuân.
Hàng chạm bạc Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm. Đặc trưng của sản phẩm là sự điều luyện tinh tế và hoàn hảo ở mức tối đa. Thị trường chính của làng chạm bạc Đồng Xâm hiện nay là Pháp, Nhật, Hồng Công, Canada, Đài Loan...
Theo đánh giá của chủ hộ/cơ sở ngành nghề nông thôn cơ cấu giá trị sản phẩm chia theo mức chất lượng tốt, trung bình, kém của cơ sở ngành nghề là 67,8%, 29,5% và 2,7% của các hộ ngành nghề tương ứng là 59%, 39% và 12%.
Trong một vài năm tới sau khi các rào cản trong quan hệ buôn bán giữa Việt nam và Liên Bang Nga bị xoá bỏ khả năng mở rộng thị trường đối với các sản phẩm TTCN là khả quan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có một chiến lược lâu dài về nâng cao chât lượng hàng hoá từ các làng nghề, nâng cao khả năng thu thập thông tin tìm kiếm thị trường..có như thế thì việc phát triển các làng nghề mới có thể đem lại kết quả cao được.
Thị trường tiêu thụ trong nước còn hạn chế do mức thu nhập của người dân chưa cao lại bị cạnh tranh bởi một số hàng hoá nhập ngoại từ Trung Quốc. Nên chăng chúng ta cần có chính sách bảo hộ ở một mức độ nào đó đối với các sản phẩm của các làng nghề đồng thời có biện pháp khuyến khích các cơ sở ngành nghề ở nông thôn tham gia trực tiếp tìm kiếm thị trường xuất khẩu để tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn.
3. Những đóng góp của các làng nghề trong những năm vừa qua ở Thái Bình.
Trước hết các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào sự gia tăng giá trị sản phẩm của địa phương
Bảng15: Giá trị sản xuất của một số làng nghề tiêu biểu
Làng nghề
Sản phẩm SXKD chính
Số lượng
Giá trị sản xuất (tr. đ)
Tổng số
Từ nghề
Tỷ trọng %
1. Thái Phương (H Hà)
Dệt khăn
192 triệu cái
170.900
125.925
74
2. Tân Lễ(H Hà)
Chiếu cói
2,6 triệu lá
43.600
35.322
81
3. Vũ hội (Vũ Thư)
Cơ khí, bún, bánh
601.800 SP 770 tấn
36.130
23.796
66
4. Minh Lãng(Vũ Thư)
Thêu
100.000 sản phẩm
34.777
21.122
61
5. Việt Hùng (VT)
Rèn
50.000 sản phẩm
1.625
1.260
78
6. Thượng Hiền (KX)
Mây tre đan
400.000m2
14.923
6.899
46
7. Hồng Thái (KX)
Chạm bạc
-
14.049
7.671
55
8. Nam Cao (KX)
Dệt đũi
4 triệu m2
96.627
40.300
42
9. An Vũ (Q Phụ)
Chiếu cói
432000m2
6.856
4.320
63
10. An Mỹ (Q Phụ)
Bánh đa, chiếu
3000 tấn
6.000
5.000
83
Nguồn :Báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình
Nếu trong mấy năm qua giá trị sản xuất CN - TTCN toàn tỉnh đạt 1300 tỷ đồng thì khu vực ngoài quốc doanh chiếm 70 - 75% trong đó nghề và làng nghề chiếm 60 - 65% tỷ trọng chung toàn ngành một số làng nghề có giá trị sản xuất lớn như dệt Thái Phương đạt 126 tỷ đồng, dệt đũi Nam Cao đạt 40 tỷ đồng. Sự phát triển của các làng nghề đã được sự góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo xu hướng tăng cơ cấu ngành CN, dịch vụ quản lý trong ngành nông lâm ngư nghiệp góp phần bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng "Ly nông bất ly hương". Đặc biệt sự phát triển đó đã phá thế thuần nông tạo đà cho công nghiệp phát triển thúc đẩy quá trình CNH HĐH nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. ở rất nhiều làng nghề phát triển thu nhập từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tới 70 - 80% tổng thu nhập của toàn xã.
- Sự hồi phục và phát triển của các làng nghề đã và đang tạo thêm nhiều việc làm và góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
Bảng16: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở/hộ ngành nghề (1996).
VA / năm
VA/LĐ TX năm
TNBQ hộ/năm
LNBQ cơ sở/năm
TN/CP của hộ
LN/CP của cơ sở
TN của 1 LĐ của hộ
LNBQ/năm/LĐ của cơ sở
1.Cơ sởchuyên
533564
8745
-
72780
-
5,08
-
3095
- Chế biến N-L-TS
161945
5750
-
34594
-
3,06
-
2830
-Công nghiệp và XD
1098824
8463
-
73743
-
3,73
-
3102
- Dịch vụ
484732
12584
-
122767
-
9,32
-
3331
2. Hộ chuyên
16651
4662
9352
-
18,83
-
2618
-
- Chế biến NLTS
12900
4495
8708
-
22,21
-
3034
-
- CN và XD
26796
4304
11112
-
23,89
-
1826
-
- Dịch vụ
118
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12.doc