Lời mở đầu
Chương I. Một số vấn đề lý luận chung về nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại
I. Ngân hàng Thương mại và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
1. Ngân hàng Thương mại
1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại
1.2 Các loại hình Ngân hàng Thương mại
1.3 Chức năng của Ngân hàng Thương mại
1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng
1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán
1.3.3 Chức năng tạo vốn
2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
2.1 Vốn là cơ sở để Ngân hàng Thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
2.2 Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác
2.3 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính
2.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại
II. Vốn và huy động vốn của Ngân hàng Thương mại
1. Vốn của Ngân hàng Thương mại
1.1 Vốn chủ sở hữu
1.2 Vốn huy động
1.3 Vốn đi vay
1.4 Vốn khác
2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Thương mại
2.1 Huy động vốn theo thời hạn
2.2 Huy động vốn theo đối tượng
2.3 Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách hàng
2.4 Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam – Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sách Marketing: Ngân hàng phải có các chính sách tuyên truyền, quảng cáo…thu hút khách hàng, để khách hàng biết đến thương hiệu của ngân hàng mình.
* Chính sách khách hàng: Là những chính sách ưu đãi của ngân hàng dành cho khách hàng của mình. Đối với những khách hàng có quan hệ lâu năm, giao dịch thường xuyên với ngân hàng, có số dư tiền gửi lớn thì ngân hàng sẽ có chính sách lãi suất ưu đãi đối với tiền gửi cũng như tiền vay của khách hàng hoặc kỳ hạn của khoản vay. Bên cạnh đó ngân hàng còn có các chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà cho mọi đối tượng khách hàng.
2. Nhân tố khách quan.
* Sự phát triển của nền kinh tế: Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Với một nền kinh tế phát triển cao và lành mạnh thì đồng nghĩa với thu nhập của người dân cũng như các tổ chức kinh tế sẽ khá hơn, khi đó sẽ có nhiều khoản tiền nhàn rỗi được gửi vào ngân hàng.
* Chính sách của Nhà nước: Đây là yếu tố thuộc tầm vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các ngành kinh tế. Đặc biệt, NHTM là tổ chức chịu sự tác động lớn nhất bởi các chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế – xã hội…Khi các chính sách này thay đổi thì sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Nhu cầu về vốn của nền kinh tế: Đây cũng là nhân tố khách quan khá quan trọng, vì NHTM là trung gian tài chính tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế. Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thì mức độ huy động vốn của ngân hàng cũng giảm theo.
Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam - Techcombank.
I. Tổng quan về Techcombank.
1. Sự ra đời và phát triển của Techcombank.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập và đăng ký hoạt động tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Techcombank được Ngân hàng Nhà nước ( NHNN )cấp giấy phép hoạt động số 0040/ NH – GP có hiệu lực từ ngày 6/8/1993 trong thời gian 20 năm. Đến ngày 27/09/1993 Techcombank chính thức đi vào hoạt động. Được sự chấp thuận của NHNN, thời gian hoạt động của ngân hàng đã được gia hạn lên 99 năm theo quyết định số 330/QĐ - NH5 ngày 8/10/1997 của NHNN.Techcombank ( tên giao dịch tiếng Anh là Viet Nam Technological and Commercial Joint Stock Bank ) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và có trụ sở ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến năm 1998 trụ sở chính được chuyển sang toà nhà 15 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2. Chức năng nhiệm vụ của Techcombank.
a. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
- Vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức tài chính trong nước theo quy định của NHNN.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN.
b. Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
c. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
1. Bảo lãnh: Techcombank cung cấp cho khách hàng các loại hình bảo lãnh đáp ứng được các đòi hỏi của khách hàng, bao gồm các đối tượng sau: Cho cá nhân, cho hộ kinh doanh cá thể, cho các doanh nghiệp…
2. Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối.
3. Dịch vụ chuyển tiền nhanh: Với hệ thống mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước, được kết nối nội bộ với nhau qua hệ thống phần mềm hiện đại Globus cũng như với các ngân hàng khác qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Techcombank cung ứng cho khách hàng các dịch vụ thanh toán, chi trả gấp theo yêu cầu của khách hàng với thời gian ngắn nhất và mức phí cạnh tranh.
4. Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng, nhận cất giữ, cho thuê két sắt, chiết khấu các loại giấy tờ có giá…
5. Đầu tư, góp vốn vào các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác; đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
3. Bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động.
Bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động của Techcombank bao gồm : Ban Tổng Giám đốc, 13 phòng, ban nghiệp vụ và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố.
Ban tổng giám đốc: Gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó Tổng giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Bốn phó Tổng giám đốc làm nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ của Tổng giám đốc.
1. Trung tâm Thẻ: Quản lý và phát hành các loại thẻ: ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…
2. Trung tâm Thanh toán Quốc tế và Ngân hàng đại lý: Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế như thanh toán chuyển tiền bằng điện đi nước ngoài để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu, thanh toán nhờ thu chứng từ, thanh toán thư tín dụng chứng từ ( L/C ), mua bán trao đổi ngoai tệ…
3. Phòng Kiểm soát Nội bộ: Chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, các quy định của NHNN nhằm đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của ngân hàng.
4. Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, quản trị rủi ro tín dụng.
5. Phòng Kế toán Tài chính: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu từ các chi nhánh, lập các báo cáo tài chính hàng năm của toàn hệ thống, xây dựng các chỉ tiêu tài chính cho năm kế hoạch. Quyết toán các kế hoạch thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng các quỹ nghiệp vụ của ngân hàng.
6. Phòng Quản lý Nguồn vốn, Giao dịch tiền tệ và Ngoại hối: Quản lý nguồn vốn, cân đối điều hoà nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Quản lý nguồn tiền tệ, các giao dịch tiền tệ và nguồn ngoại hối.
7. Phòng Quản lý Nhân sự: Quản lý và theo dõi nhân sự, chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên cho ngân hàng, thực hiện các chế độ về bảo hiểm, trợ cấp…đối với người lao động.
8. Phòng Quản lý Tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch tín dụng, đánh giá, thẩm định các dự án tín dụng, phân loại nợ, tìm biện pháp hạn chế tối thiểu nợ quá hạn, kiểm tra đôn đốc sát sao việc thu nợ.
9. Phòng Tiếp thị, Phát triển sản phẩm và Chăm sóc Khách hàng: Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá thương hiệu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của ngân hàng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng như trao quà khuyến mãi, tư vấn miễn phí cho khách hàng…
10. Văn phòng: Là nơi thu thập các giấy tờ tài liệu cần thiết cho mọi hoạt động của ngân hàng, làm công tác hành chính, văn thư, lưu trữ…
11. Ban Đào tạo: Có nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, ngoài các lớp đào tạo nội bộ còn phối hợp đào tạo cán bộ với các Trung tâm đào tạo uy tín ở bên ngoài, để ngày càng năng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ của ngân hàng.
12. Ban Phát triển Sản phẩm - Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp như : dịch vụ mở tài khoản, tín dụng doanh nghiệp, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế…
13. Ban Quản lý Chất lượng: Triển khai và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 20002.
14. Các chi nhánh Techcombank: Làm nhiệm vụ huy động vốn từ các thành phần kinh tế, cho vay, mở tài khoản và cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng.
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Techcombank.
Công tác quản lý và điều hành vốn.
Hoạt động huy động vốn.
Techcombank là một ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động rất năng động và hiệu quả.Trong những năm gần đây công tác huy động vốn của Techcombank đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong 2 năm 2004 và 2005.Trong năm 2004 số vốn Techcombank huy động được là 5.150 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm 49,4%, tiếp đến là khu vực dân cư chiếm 32%, sang đến năm 2005 thì số vốn huy động được tăng khá cao đạt 6.195,072 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng lớn nhất là khu vực dân cư chiếm 59,6%.
Bảng 1:Tình hình huy động vốn của Techcombank
Đơn vị tính : Tỷ Đồng
S TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng số
Tỷ trọng %
Tổng số
Tỷ trọng%
%
2004/
2003
Tổng số
Tỷ trọng %
%
2005/
2004
Tổng nguồn vốn
4.600,097
5.150
+11,9
6.195,072
+20,3
1
Phân theo kỳ hạn
4.600,097
100
5.150
100
+11,9
6.195,072
100
+20,3
TG không kỳ hạn
1.506,446
32,8
1.849,998
36,0
+22,8
1.448,4
23,4
-21,7
TG kỳ hạn <12 tháng
964,363
21,0
803,313
15,6
- 16.7
855,118
13,8
+6,5
TG kỳ hạn >12 tháng
2.129,288
46,2
2.496,689
48,4
+17,2
3.891,554
62,8
+55,9
2
Phân theo TP KT
4.600,097
100
5.150
100
+11,9
6.195,072
100
+20,3
TG dân cư
2.129,29
46,3
1.646
32,0
-22,7
3.691,55
59,6
+24,3
TG tổ chức kinh tế
1.096
23,8
958
18,6
-12,6
1.381,972
23,3
+44,2
TG các TCTD
1.374,807
29.9
2.546
49,4
+85,3
1.121,55
18,1
-52,4
3
Phân theo loại tiền
4.600,097
100
5.150
100
+11,9
6.195,072
100
+20,3
Nội tệ
3.066,572
66,7
3.525,36
68,4
+14,
4.369,663
70,53
+23,9
Ngoại tệ ( * )
1.533,525
33,3
1.624,64
31,6
+5,9
1.825,409
29,47
+12,3
( Nguồn Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005 )
Ghi chú ( * ) : Ngoại tệ đã quy đổi ra VNĐ.
1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn năm 2004 đạt 1.849,998 tỷ đồng, chiếm 36% trong tổng nguồn vốn, tăng 22,8% so với năm 2003. Tuy nhiên, sang đến năm 2005 thì lại giảm xuống còn 1.448.4 tỷ đồng, chiếm 23,4% trong tổng nguồn vốn, giảm 21,7% so với năm 2004.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, năm 2004 đạt 803,313 tỷ đồng, chiếm 15,6% trong tổng nguồn vốn, giảm 8,3% so với năm 2003. Sang năm 2005, con số này bắt đầu tăng trở lại tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn thấp, đạt 855,118 tỷ đồng, chiếm 13,8% trong tổng nguồn vốn, tăng 6,5% so với năm 2004.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, năm 2004 đạt 2.496,689 tỷ đồng, chiếm 48,4%, tăng 17,2% so với năm 2003. Năm 2005, con số này tiếp tục tăng mạnh, đạt 3.891,554 tỷ đồng, chiếm 62,8% trong tổng nguồn vốn, tăng 55.9% so với năm 2004. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, điều đó cho thấy Techcombank là một ngân hàng làm ăn có uy tín, do đó luôn có những khách hàng tin cậy.
1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.
* Huy động từ tầng lớp dân cư.
Tiền gửi từ khu vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn, tăng nhanh qua các năm. Điều này thể hiện chính sách thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư của Techcombank là rất tốt. Techcombank luôn áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn so với các ngân hàng khác, tạo thế cạnh tranh, bên cạnh đó còn có các chương trình tiết kiệm dự thưởng dành cho mọi đối tượng khách hàng. Năm 2004, huy động được1.646 tỷ đồng, chiếm 32% trong tổng nguồn vốn, giảm 22,7% so với năm 2003. Tuy nhiên, sang đến năm 2005 tổng số vốn huy động từ khu vực dân cư tăng gấp đôi so với năm 2004, đạt 3.691,55 tỷ đồng, chiếm 59,6% trong tổng nguồn vốn, và tăng 124,3% so với năm 2004, đây quả là một con số rất ấn tượng.
* Huy động từ các tổ chức kinh tế.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhưng cũng tăng trưởng khá tốt. Năm 2004, đạt 958 tỷ đồng, chiếm 18,6% trong tổng nguồn vốn, giảm 12,6% so với năm 2003. Sang đến năm 2005, con số này bắt đầu tăng mạnh, đạt 1.381,972 tỷ đồng, chiếm 23,3%, tăng 44,25% so với năm 2004.
* Huy động từ các tổ chức tín dụng.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của Techcombank, cụ thể năm 2004 huy động được 2.546 tỷ đồng, chiếm 49,4% tổng nguồn vốn, tăng 85% so với năm 2003. Sang đến năm 2005, cơ cấu nguồn vốn huy động có sự thay đổi, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là khu vực dân cư, tiếp đó là các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng giảm chỉ còn 1.121,55 tỷ đồng.
1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền.
* Nội tệ.
Qua bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2004 đạt 3.525,36 tỷ đồng, chiếm 68,4% tổng nguồn vốn, tăng 14,95% so với năm 2003. Sang năm 2005 tiếp tục tăng mạnh, đạt 4.369,663 tỷ đồng, chiếm 70,53% tổng nguồn vốn, tăng 23,9% so với năm 2004.
* Ngoại tệ.
Đồng ngoại tệ huy động chủ yếu là USD, chiếm khoảng 1/3 trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2004 đạt 1.624,64 tỷ đồng, chiếm 31,6%, tăng 5,94% so với năm 2003. Sang năm 2005, đạt 1.825,409 tỷ đồng, chiếm 29,47% trong tổng nguồn vốn, tăng 12,36% so với năm 2004. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ tăng trưởng của đồng ngoại tệ có xu hướng tăng nhanh và sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động.
1.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Bảng 2 : Tình hình cho vay của Techcombank
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Mức tăng
2004 - 2003
Mức tăng
2005 - 2004
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng dư nợ
2.296,506
3.465,540
5.380,036
1.169,034
+150,9
1.914,496
+155,2
Doanh số cho vay
2.243,923
3.424,990
5.293,062
1.118,067
+152,6
1.868,072
+154,4
Doanh số thu nợ
2.156,42
3.308,953
5.194,623
1.152,533
+153,4
1.885,67
+156,9
( Nguồn Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005 )
Tình hình sử dụng vốn của Techcombank tăng rõ rệt qua các năm, bởi đây là phương châm của ngân hàng, huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để cho vay lấy lãi.
Năm 2003, doanh số cho vay là 2.243,923 tỷ đồng, sang đến năm 2004 tăng lên 3.424,990 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 152,6% so với năm 2003 tức là tăng 1.118,067 tỷ đồng. Có thể nói, năm 2005 là năm khởi sắc của Techcombank về doanh số cho vay. Con số này đạt 5.293,062 tỷ đồng, tăng 154,4% so với năm 2004, tức là tăng 1.868,072 đồng so với năm 2004.
Tổng dư nợ và doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2003 dư nợ là 2.296,506 tỷ đồng, sang năm 2004 tăng lên 3.465,540 tỷ đồng và cho đến cuối tháng 12/2005 tăng lên 5.380,036 tỷ đồng, tức là tăng 1.914,496 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2004, và tăng 155,2% so với năm 2004.
Doanh số thu nợ của Techcombank nhìn chung khá cao và tăng dần đều qua các năm. Năm 2004 đạt 3.308,953 tỷ đồng, tăng 1.152,533 tỷ đồng so với năm 2003. Sang năm 2005 tăng vọt đến 5.194,623 tỷ đồng, tức là tăng 1.885,67 tỷ đồng so với năm 2004.
2. Chất lượng hoạt động sử dụng vốn.
2.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ.
* Phân theo thời hạn vay
Năm 2003, dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.605 tỷ đồng, chiếm 70% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 691,506 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ.
Năm 2004, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng gần gấp đôi so với năm 2003, đạt 2.498,398 tỷ đồng, chiếm 72,1% tổng dư nợ, tăng 56,7% so với năm 2003. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 967,142 tỷ đồng, chiếm 27,95 tổng dư nợ, tăng 39,8% so với năm 2003.
Năm 2005, cho vay ngắn hạn đạt 3.746,707 tỷ đồng, chiếm 69,6% tổng dư nợ, tăng 49,6% so với năm 2004. Cho vay trung và dài hạn là 1.633,329 tỷ đồng, chiếm 30,4% tổng dư nợ, tăng 68,8% so với năm 2004.
Bảng 3 : Chỉ tiêu tổng dư nợ
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng số
Tỷ trọng %
Tổng số
Tỷ trọng %
% 2004/ 2003
Tổng số
Tỷ trọng %
% so với 2004
1. Theo thời hạn vay
2.296,506
100
3.465,54
100
+50,9
5.380,036
100
+55,2
Ngắn hạn
1.605
70
2.498,398
72,1
+55,6
3.746,707
69,6
+49,9
Trung và dài hạn
691,506
30
967,142
27,9
+39,8
1.633,329
30,4
+68,8
2. Theo TPKT
2.296,506
100
3.465,54
100
+50,9
5.380,036
100
+55,2
DNNN
220,717
10
367,823
10,7
+66,6
393,230
7
+10,6
Cty TNHH
1.262,431
55
2.147,000
62
+70,1
3.220,835
60
+50,1
DN có vốn ĐTNN
140,281
6
10,470
0,3
-92,5
205,055
4
+95,8
Cá nhân, hộ gia đình
673,077
29
940,247
27
+42,6
1.560,916
29
+66,1
3. Theo ngành KT
2.296,506
100
3.465,54
100
+50,9
5.380,036
100
+55,2
Nông, lâm nghiệp
86,112
4
70,007
2
-18,7
289,901
5
+41,4
Thương mại, SX, CB
1.809,582
79
1.620,756
47
-10,4
2.334,029
43
+44,1
Xây dựng
108,630
5
163,607
5
+50,6
253,256
5
+54,7
Vận tải, truyền thông
53,418
2
134,679
4
+52,1
97,098
2
-27,9
Khách sạn
48,303
2
140,322
4
+90,5
369,335
7
+63,2
Ngành khác
192,461
8
1.336,169
38
+94,2
2.036,417
38
+49,5
4. Theo loại tiền tệ
2.296,506
100
3.465,45
100
+50,9
5.380,036
100
+55,2
Nội tệ
1.620,004
70,5
2.351,340
68
+45,1
3.672,599
68
+56,1
Ngoại tệ ( * )
476,502
29,4
1.114,200
32
+33,8
1.707,437
32
+53,2
( Nguồn Báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005 )
Ghi chú ( * ) : Ngoại tệ đã quy đổi ra VNĐ
* Phân theo thành phần kinh tế.
Năm 2004, dư nợ cho vay đối với các DNNN là 367,823 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng dư nợ, tăng 66,6% so với năm 2003. Cho vay các công ty TNHH là 2.147 tỷ đồng, chiếm 62% tổng dư nợ, tăng 70,1% so với năm 2003. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 10,470 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ, giảm 92,5% so với năm 2003. Khu vực dân cư đạt 940,247 tỷ đồng, chiếm 27% tổng dư nợ, tăng 42,6% so với năm 2003.
Năm 2005, dư nợ cho vay đối với các DNNN là 393,230 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ, tăng 10,6% so với năm 2004. Các công ty TNHH là 3.220,835 tỷ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ, tăng 50,1% so với năm 2004. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 205,055 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ và tăng 95% so với năm 2004. Khu vực dân cư cũng chiếm tỷ trọng khá cao, đạt 1.560,916 tỷ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 66,1% so với năm 2004.
* Phân theo ngành kinh tế
Năm 2004, dư nợ cho vay đối với ngành nông, lâm nghiệp là 70,007 tỷ đồng, chiếm 2% tổng dư nợ, giảm 18,7% so với năm 2003. Ngành thương mại, sản suất và chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 1.620,756 tỷ đồng, chiếm 47% tổng dư nợ, tuy nhiên lại giảm 10,4% so với năm 2003. Ngành xây dựng là 163,607 tỷ đồng, chiếm 5% tổng dư nợ, tăng 50,6% so với năm 2003. Ngành vận tải, truyền thông là 134,679 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ, tăng 52,1% so với năm 2003. Ngành khách sạn, du lịch đạt 140,322 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ, tăng 90,5% so với năm 2003. Dư nợ các ngành kinh tế khác chiếm tỷ trọng khá cao, đạt 1.336,169 tỷ đồng, chiếm 38% tổng dư nợ, tăng 94,2% so với năm 2003.
Năm 2005, dư nợ cho vay ngành nông, lâm nghiệp tăng hơn 3 lần so với năm 2004, đạt 289,901 tỷ đồng, chiếm 5% tổng dư nợ, tăng 41,4% so với năm 2004. Ngành thương mại, sản xuất và chế biến cũng tăng gần gấp đôi năm 2004, đạt 2.334,029 tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ, tăng 44,1% so với năm 2004. Ngành xây dựng cũng tăng trưởng khá so với năm 2004, đạt 253,256 tỷ đồng, chiếm 5% tổng dư nợ, tăng 54,7% so với năm 2004. Ngành vận tải, truyền thông lại có xu hướng giảm so với năm 2004, đạt 97,098 tỷ đồng, chiếm 2% tổng dư nợ, giảm 27,9% so với năm 2004. Ngành khách sạn, du lịch tăng gấp đôi so với năm 2004, đạt 369,336 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ, tăng 63,2% so với năm 2004. Dư nợ các ngành kinh tế khác tăng trưởng khá so với năm 2004, đạt 2.036,417 tỷ đồng, chiếm 38% tổng dư nợ, tăng 63,2% so với năm 2004.
Để đạt được những kết quả như vậy Techcombank đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi khi khách hàng giao dịch với ngân hàng, phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được yêu thích nhất ở Việt Nam.
* Phân theo loại tiền tệ
Năm 2004, dư nợ cho vay của đồng nội tệ là 2.351,340 tỷ đồng, chiếm 68,% tổng dư nợ, tăng 45,1% so với năm 2003. Dư nợ đồng ngoại tệ là 1.114,200 tỷ đồng, chiếm 32% tổng dư nợ, tăng 33,8% so với năm 2003. Sang năm 2005, dư nợ đồng nội tệ tăng khá cao, đạt 3.672,599 tỷ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ, tăng 56,1% so với năm 2004. Đồng ngoại tệ lại tăng nhẹ so với năm 2004, đạt 1.707,437 tỷ đồng, chiếm 32% tổng dư nợ, tăng 53,2% so với năm 2004.
2.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng 4 : Chỉ tiêu nợ quá hạn
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Tổng dư nợ
2.296,506
3.465,540
5.380,036
+1.169,034
+1.914,496
Nợ quá hạn
87,503
116,037
98,439
+28,534
-17,598
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ %
3,81
3,34
1,83
- 0,46
- 1,51
( Nguồn Báo cáo thường niên 2003, 3004, 2005 )
Nợ quá hạn năm 2003 là 87,503 tỷ đồng, đến năm 2004 lại tăng lên 116,037 tỷ đồng chủ yếu là các khoản nợ quá hạn trên 1 năm. Năm 2005, số nợ quá hạn giảm xuống còn 98,439 tỷ đồng so với 116,037 tỷ đồng năm 2004.Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ lại giảm rõ rệt, đặc biệt là năm 2005. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2003 là 3,81%, giảm xuống còn 3,34% vào năm 2004, giảm mạnh xuống còn 1,83% vào năm 2005. Sử dĩ tỷ lệ nợ quá hạn giảm là do Techcombank đã có nhiều biện pháp tích cực đốc thúc thu nợ, giảm thiểu nợ quá hạn.
2.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Bảng 5 : Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ( vòng/năm )
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vòng quay vốn tín dụng
0.93
0.95
0,97
Ngắn hạn
0,77
0,85
0,92
Trung và dài hạn
0,67
0,7
0,75
( Nguồn báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005 )
Vòng quay vốn tín dụng của Techcombank năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này thể hiện công tác tổ chức điều hành vốn của ngân hàng là rất tốt. Cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích… nên khả năng thu nợ cao làm tăng tốc độ vòng quay vốn tín dụng. Năm 2004 là 0,95 vòng/năm. Sang năm 2005 tiếp tục tăng nhẹ là 0,97 vòng/năm, tăng 2,1% so với năm 2004. Vòng quay ngắn hạn và trung hạn có nhiều sự thay đổi hơn, cụ thể năm 2004 vòng quay ngắn hạn là 0,85 vòng/năm, tăng lên 0,92 vòng/năm vào năm 2005, tức là tăng khoảng 8,2% so với năm 2004. Vòng quay trung và dài hạn có xu hướng tăng chậm hơn. Năm 2004 là 0,7 vòng/năm, tăng 4,4% so với năm 2003. Năm 2005 tiếp tục tăng đạt 0,75 vòng/năm, tức là tăng 7,1% so với năm 2004
3. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
Bảng 6.Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn
( Đơn vị tính: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Năm2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng nguồn vốn huy động
4.600,097
5.150
6.196,072
Tổng dư nợ cho vay
2.296,506
3.465,54
5.380,036
Tỷ lệ sử dụng vốn %
49,9
67,3
86,9
Phần dư
2.303,591
1.684,46
816,036
( Nguồn báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Techcombank rất tốt. Tỷ lệ sử dụng vốn tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, ngân hàng luôn duy trì một tỷ lệ dự trữ tuỳ theo thực tiễn kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ để đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng.
Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động là 4.600,097 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 2.296,506 tỷ đồng, tỷ lệ sử dụng vốn đạt 49,9%. Sang năm 2004, nguồn vốn huy động được là 5.150 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 3.465,54 tỷ đồng, tỷ lệ sử dụng vốn tăng đến 67,3%. Năm 2005 tỷ lệ sử dụng vốn tiếp tục tăng nhanh từ 67,3% tăng lên 86,9%. Cơ cấu nguồn vốn cho vay của Techcombank chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Đối tượng cho vay phần lớn là các công ty tư nhân, cá nhân, hộ gia đình.
Nhìn chung, cả tốc độ huy động vốn và sử dụng vốn của Techcombank đều tăng cao qua các năm. Nguồn vốn huy động đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng khi cần thiết.
III. một số nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank trong những năm qua.
1. Những kết quả đạt được.
Sau 13 năm hoạt động Techcombank đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, đặc biệt năm 2005 là năm đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Techcombank trên mọi mặt hoạt động : vốn huy động, vốn điều lệ, lợi nhuận, quản trị rủi ro, công nghệ, phát triển mạng lưới và sản phẩm.
Số vốn Techcombank huy động năm sau luôn cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu cho vay vốn của ngân hàng. Số vốn Techcombank huy động được năm 2003 là 4.600,027 tỷ đồng, sang đến năm 2004 thì tăng lên 5.150 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2005 đã tăng lên 6.195,072 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn, thì tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2003 chiếm 46,2%, đến năm 2004 tăng lên 48,4%, đặc biệt năm 2005 tăng đến 62,8%. Điều này thể hiện Techcombank có nguồn vốn huy động dài hạn rất ổn định, đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì huy động vốn ở khu vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng 50 – 60% ), tiếp đến là các tổ chức tín dụng ( khoảng 30 – 40% ). Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền thì đồng nội tệ chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm ( khoảng 60 – 70% ). Tuy nhiên, trong tương lai đồng ngoại ngoại tệ có xu hướng tăng dần và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Những con số này thể hiện những nỗ lực tuyệt vời của đội ngũ cán bộ, nhân viên Techcombank trong công tác huy động vốn những năm qua.
Với số vốn điều lệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0176.doc