CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 4
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước 4
2. Nội dung Ngân sách Nhà nước 4
3. Nguyên tắc của Ngân sách Nhà nước 6
4. Vai trò của Ngân sách Nhà nước 7
5. Chức năng của Ngân sách Nhà nước 9
6. Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam 10
7. Niên độ Ngân sách Nhà nước 10
8. Phân cấp Ngân sách Nhà nước 10
8.1. Nguyên tắc phân cấp Ngân sách 10
8.2. Nội dung phân cấp Ngân sách 10
II NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 10
1. Sự tồn tại khách quan của Ngân sách huyện 10
2. Vai trò Ngân sách huyện 11
3. Nhiệm vụ Ngân sách huyện 13
3.1. Về thu Ngân sách 13
3.1.1 Các nguồn thu Ngân sách địa phương hưởng 100% 13
3.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 14
3.1.3 Thu bổ sung cân đối Ngân sách 14
3.2 Về chi Ngân sách 14
3.2.1 Chi đầu tư phát triển 15
3.2.2 Chi thường xuyên 15
3.3.3 Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới 17
4. Nội dung quản lý Ngân sách huyên. 17
4.1 Lập dự toán Ngân sách huyện 17
4.1.1 Yêu cầu của việc lập dự toán 17
4.1.2 Căn cứ lập dự toán Ngân sách huyện 18
4.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong quá trình lập dự toán Ngân sách 20
4.1.4 Phân bổ, giao dự toán Ngân sách huyện 21
4.1.5 Điều chỉnh dự toán Ngân sách 22
4.2 Chấp hành Ngân sách huyện 22
4.3 Kế toán và Quyết toán Ngân sách 26
4.3.1 Tổ chức bộ máy Kế toán Ngân sách 27
4.3.2 Khoá sổ kế toán Ngân sách 27
4.3.3 Quyết toán Ngân sách 28
5. Sự cần thiết phải tăng cường Ngân sách Huyện Trong điều kiện hiện nay 29
5.1 Xuất phát từ điều kiện kinh tế nước ta 29
5.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý Ngân sách huyện trong thời gian qua 29
III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003 - 2006) 30
1. Tổng quan về đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý Ngân sách huyện Than Uyên 30
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Than Uyên 31
1.1.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp 33
1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 34
1.1.3 Giao thông, xây dung cơ sở hạ tầng 34
1.1.4 Công tác tài chính, tín dụng, thương mai, dịch vụ 35
1.1.5 Công tác Giáo dục - Đào tạo 36
1.1.6 Công tác dân số, gia đình, trẻ em 36
1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội 37
1.2 Khái quát tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên 37
2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyện trong thời gian qua (2003-2006) 41
2.1 Về công tác thu ngân sách trên địa bàn 42
2.2 Về công tác chi ngân sách trên địa bàn 43
2.3 Một số đánh giá chung về công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên trong những năm qua (2003-2006) 43
2.3.1 Trong công tác lập dự toán ngân sách 43
2.3.2 Chấp hành dự toán Ngân sách huyện 45
2.3.3 Kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước 53
CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN THAN UYÊN THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 55
I MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 55
1 Thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương 55
2 Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ 55
2.1 Khâu xây dung, lập dự toán Ngân sách phải chính xác, sát thực tế 55
2.2 Tăng cường công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước theo đúng luật Ngân sách Nhà nước 56
2.3 Tăng cường đôn đốc, rà soát các nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chi tiêu tại các đơn vị 59
2.4 Tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu 63
3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền 64
4. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ 64
5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Ngân sách 65
II. KIẾN NGHỊ: 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t phải được củng cố, tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng cường nội lực bằng tài chính, nâng cao hiệu quả chi của Nhà nước để đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại đất nước, làm cho quỹ tài chính công được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền cấp huyện trong việc nâng cao hiệu quả của những nguồn thu đáp ứng cho các khoản chi, mỗi đồng chi đều tiết kiệm nhưng có hiệu quả, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức.
5.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý ngân sách huyện thời gian qua.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước nói chung và thu, chi ngân sách huyện nói riêng đã có những đóng góp tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo cho chính quyền cấp huyện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Trong công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị do điều kiện khó khăn, trình độ hạn chế, công tác quản lý còn bị buông lỏng... nên việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện chưa được chú ý đúng mức, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao.
Công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém nhất định. Hạn chế cơ bản là có quá nhiều sự lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi ngân sách chưa được chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế phải kể đó là chính quyền cấp huyện và các cơ quan ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thu và bố trí chi hợp lý; chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa được phát huy mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Trước yêu cầu đòi hỏi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đứng trước thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện, cần thiết phải có những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện, góp phần hoàn chỉnh cơ chế quản lý ngân sách huyện, đảm bảo cho ngân sách huyện có thể chủ động đáp ứng được yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003-2006).
1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Than Uyên. (1)
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên.
Than Uyên, là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, huyện cách trung tâm tỉnh lỵ trên 95 km. Phía đông Đông Bắc giáp huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp với huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La, phía Đông giáp với huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc giáp huyện Tam Đường và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 169.095,731 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 22,33%; đất lâm nghiệp chiếm 18,7%; đất bố trí dân cư chiếm: 0,95%; đất khác chưa sử dụng chiếm 58,02% diện tích (phần lớn là đất đồi núi đá, sông, suối...). Than Uyên có hai tuyến Giao thông trọng yếu là hai quốc lộ chạy qua, quốc lộ 32 và quốc lộ 279; quốc lộ 32 được nối liền từ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai chạy qua xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và qua địa phận các xã của huyện Than Uyên 75 km là (xã Mường Khoa, trị trấn Nông Trường, xã Thân Thuộc, xã Pắc Ta, Mường Than, thị trấn huyện Than Uyên, xã Nà Cang, xã Mường Kim) sang huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Quốc lộ 279 được nối liền từ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai chạy qua địa phận của huyện Than Uyên là các xã; (xã Mường Than, thị Than Uyên, xã Nà Cang, Tà Hừa) dài trên 40 km sang huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Than Uyên có hệ thống sông suối dày đặc bắt nguồn từ những cánh rừng già nguyên sinh. Đặc biệt có con sông Nậm Mu được nối liền từ huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu chảy qua các địa phận của huyện Than Uyên gồm các xã: xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, chiều dài gần 200 km xuyên sang huyện Mường La tỉnh Sơn La, Với hệ thống sông suối như vậy Than Uyên có một tiềm năng phát triển kinh tế về thuỷ điện nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Về tài nguyên, khoáng sản huyện Than Uyên còn có mỏ Than nằm ở địa phận tiếp giáp giữa xã Mường Than và xã Mường Mít. Qua thăm dò ban đầu cho thấy đây là mỏ than có trữ lượng tương đối lớn, hiện nay tỉnh và huyện đang mở đường vào để tổ chức khai thác. Huyện Than Uyên có tổng số dân là 94.750 người gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống là; Dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Lự, dân tộc Giáy, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Cao Lan, dân tộc Mường. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số tới 70%. Bố trí ở 15 xã và 2 thị trấn là xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, thị trấn Than Uyên, thị trấn Nông Trường, xã Nậm Cần, xã Nậm Sỏ, xã Hố Mít, xã Pắc Ta, xã Mường Mít, xã Mường Than, với sự đa dạng về dân tộc do vậy sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Than Uyên cũng là một tiềm năng để phát triển về du lịch văn hoá.
Với điều kiện tự nhiên và xã hội như đã đề cập, thực hiện Nghị quyết số: 22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 từ ngày 21/10 đến ngày 26/11/2003, về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Than Uyên từ tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý. Huyện Than Uyên được chính thức bàn giao về Lai Châu từ ngày 11/01/2004, huyện được tỉnh Lai Châu đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sau khi được tỉnh Lai Châu quản lý cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất định, đặc biệt là do cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển, gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh Lai Châu. Huyện Than Uyên cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Lai Châu nói riêng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư các Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661), các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh uỷ Lai Châu, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá XIV nhiệm kỳ 2000 - 2005, Đảng bộ huyện Than Uyên luôn đoàn kết, thống nhất, tập trung trí tuệ, phát huy nội lực, khơi dậy mọi tiềm năng thế mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên tục tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng GDP hàng năm đều đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng.
1.1.1 Sản xuất Nông - Lâm nghiệp.
Với tỷ lệ về diện tích đất sử dụng và kinh tế ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện. Tổng diện tích trồng cây lương thực là 10.460 ha, trong đó diện tích lúa nước là 8.802 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 38.504 tấn, bình quân lương thực năm 2005 là: 424 kg/người/năm. Phương thức sản xuất của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng sâu vùng xa của huyện còn lạc hậu, điều này dẫn tới mức sống của nhân dân còn thấp. Để cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Than Uyên đang tận dụng sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh từ các chương trình mục tiêu, chương trình hỗ trợ giá, giống cây trồng vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thực hiện đề án nâng hệ số sử dụng ruộng đất, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diên tích canh tác, nhân rộng diện tích cánh đồng thâm canh, đặc biệt là đầu tư vào cánh đồng Mương Than, cánh đồng rộng thứ ba trong khu vực tây bắc, phấn đấu đạt mức 50 triệu/ha từ 300 - 500 ha.
Về sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè với tổng diện tích 1.555,3 ha; sản lượng chè búp tươi 8.000 tấn.
Chăn nuôi có bước chuyển đổi theo hướng tập trung, hàng năm bán ra thị trường gần 3.000 con trâu, bò, dê; 800 tấn thịt lợn.
Huyện đã thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy quyền sử dụng đất cho nhân dân, năm 2005 đã giao 20.670 ha đất lâm nghiệp để dân tự trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2006 ước đạt khoảng 30.800 triệu đồng, bình quân tăng so với năm trước 15,4%.
Như đã đề cập ở trên huyện Than Uyên có sông Nậm Mu chảy qua, đây là nguồn tài nguyên lớn cho huyện Than Uyên khai thác cả hiện tại cũng như tương lai. Năm 2005 đã được Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng 2 công trình thuỷ điện lớn đó là: đầu tư xây dựng hai dự án Thuỷ điện Bản Chát và Huổi Quảng với thiết kế:
Công suất: 520 MW.
Cao trình: 370 m.
Điện lượng trung bình hàng năm: 1.868 triệu KWh.
Tổng mức đầu tư: 9.788,572 tỷ đồng (VND)
Thời gian hoàn thành công trình đưa vào vận hành: năm 2010.
Hai công trình trên từ khởi công đến khi khánh thành đi vào sử dụng, sẽ tạo điều kiện làm thay đổi diện mạo của huyện Than Uyên cả về kinh tế, chính trị và xã hội một cách nhanh chóng và ổn định.
1.1.3 Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cùng với sự đầu tư của Nhà nước cho cơ sở hạ tầng, trong huyện đã thi đua Thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn. Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư 65 tỷ đồng để phát triển đường giao thông. Trong đó nhân dân đóng góp 8,5 tỷ đồng, làm được 243,5 km đường liên xã, liên thôn bản. Trong huyện đã 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng các trung tâm cụm xã, các công trình kết cấu hạ tầng bằng nhiều kênh vốn, dự án của Nhà nước đã đầu tư 168,83 tỷ đồng. Tạo ra cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.4 Công tác tài chính - tín dụng, thương mại - dịch vụ.
Do có sự tăng trưởng về kinh tế cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa trong nhiều lĩnh vực, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về tăng cường biện pháp điều hành ngân sách Nhà nước nên các chỉ tiêu thu, chi ngân sách trên địa bàn hàng năm đều tăng và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện đã đề ra, mức tăng bình quân hàng năm từ 10% trở lên thể hiện qua những số liệu sau:
Năm 2003: + Thu ngân sách địa phương: 53.868,1 triệu đồng.
+ Chi ngân sách địa phương: 53.731,0 triệu đồng.
Năm 2004: + Thu ngân sách địa phương: 67.218,2 triệu đồng.
+ Chi ngân sách địa phương: 66.061,2 triệu đồng.
Năm 2005: + Thu ngân sách địa phương: 84.662,5 triệu đồng.
+ Chi ngân sách địa phương: 83.405,7 triệu đồng.
Năm 2006: + Thu ngân sách địa phương ước đạt: 101.704 triệu đồng.
+ Chi ngân sách địa phương ước đạt: 101.381 triệu đồng.
Sơ đồ Chi Ngân sách
Sơ đồ thu Ngân sách
Năm 2006 tổng thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc huyện ước đạt 102,2 tỷ đồng, chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 101,4 tỷ đồng.
Số dư nợ ngân hàng năm 2006 ước đạt 96,7 tỷ đồng. Hàng hoá dịch vụ đảm bảo lưu thông, cung ứng đủ cho các nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn huyện.
1.1.5 Công tác giáo dục đào tạo.
Cấp lãnh đạo của địa phương đã ưu tiên chi cho sự nghiệp giáo dục và thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá, xã hội hoá công tác giáo dục chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Chương trình kiên cố hoá trường lớp học, năm 2005 - 2006 đã có 795 phòng học đưa vào sử dụng, với trang thiết bị dậy và học tương đối đầy đủ; cơ bản đã xoá bỏ tình trạng nhà tranh tre lứa lá và học 3 ca; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi huy động ra lớp đạt 95% năm học 2006, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ ở 17 xã, thị trấn.
1.1.6 Công tác y tế, dân số, gia đình - trẻ em.
Với mạng lưới y tế được củng cố về cả tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ thầy thuốc, y, bác sỹ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh và chất lượng điều trị, chăm sóc sức khoẻ đã được nâng lên. Với 228 gường bệnh ở hai bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa khu vực đạt chuẩn quốc gia và số gường bệnh các trạm y tế đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số để giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được giảm nhanh qua các năm.
1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội.
Toàn huyện đã được phủ sóng phát thanh - truyền hình, 90% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã; các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao có bước phát triển mới, đa dạng, phù hợp với phong tục tập quán của các dân tộc miền núi, duy trì được nét đẹp văn hoá dân tộc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Không ngừng tăng cường công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chính sách xã hội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, triển khai thực hiện đồng bộ, thể hiện rõ qua tỷ lệ hộ đói nghèo được giảm dần qua các năm.
Từ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Than Uyên đã nêu trên cho thấy: Than Uyên là một huyện thuần nông, nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất hạn hẹp, chủ yếu trông chờ vào nguồn trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên. Chính vì vậy, cần phải tăng cường đẩy mạnh các giải pháp để khai thác nguồn thu cho ngân sách theo quy định, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân trong huyện được nâng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
1.2 Khái quát tổ chức bộ máy Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Than Uyên và sự quản lý về chuyên môn của Sở tài chính tỉnh Lai Châu, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm, 5 năm, 10 năm. . . Hiện nay Phòng có 13 cán bộ, trong đó có 12 biên chế chính thức, 1 cán bộ hợp đồng được bố trí theo các bộ phận sau:
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
BỘ PHẬN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI
BỘ PHẬN NGÂN SÁCH HUYỆN
BỘ PHẬN NGÂN SÁCH XÃ
BỘ PHẬN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, THẨM ĐỊNH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên
- Lãnh đạo phòng gồm 2 đồng chí.
+ 1 đồng chí Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành chung, phụ trách điều hành bộ phận ngân sách huyện, bộ phận thẩm định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Kiêm phó ban Thường trực Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, chủ tài khoản kinh phí nội bộ phòng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thường trực Huyện uỷ, Hội đồng nhân, Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lai Châu về quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực tài chính ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương.
+ 1 đồng chí phó phòng, được trưởng phòng giao phụ trách bộ phận xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật các dự án thuộc thẩm quyền của huyện, Tổng Đại lý cho Cty sổ xố kiến thiết Lai Châu, cấp phép đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, Hợp tác xã hoạt động trên địa bàn.
- Bộ phận tổng hợp và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gồm 2 đồng chí: 1 đồng chí tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội kiêm thẩm định báo các kỹ thuật các dự án thuộc thẩm quyền của huyện, 1 đồng chí chuyên quản các đơn vị trong việc xây dựng các kế hoạch của từng ngành, thu thập số liệu cho công tác tổng hợp kế hoạch. Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí phó phòng phụ trách, hàng tháng báo cáo lãnh đạo cơ quan và các cơ quan hưu quan cấp trên về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho toàn huyện, kiêm thẩm định báo cáo kỹ thuật các dự án thuộc thẩm quyền của huyện.
- Bộ phận ngân sách huyện gồm 3 đồng chí: 1đồng chí kế toán tổng hợp, 1 đồng chí kế toán nội bộ kiêm chuyên quản một số cơ quan đơn vị, 1 chuyên quản các đơn vị dự toán. Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí trưởng phòng. co trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm, hướng dẫn các cơ quan đơn vị trong việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách theo quy định của Nhà nước. Đồng thời làm công tác chi tiêu thanh quyết toán chi nội của cơ quan.
- Bộ phận ngân sách xã gồm 3 đồng chí: Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng và đồng chí kế toán tổng hợp trong việc hướng dẫn cấp phát thanh quyết toán ngân sách xã, thị trấn. Bộ phận này hàng tháng có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc lập dự toán thu chi của các xã, thị trấn hướng dẫn các đơn vị xã, thị trấn trong việc chấp hành và kế toán, quyết toán ngân sách xã hàng năm tổng hợp báo cáo cho đồng chí kế toán tổng hợp, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tháng, quý năm trình cơ quan hữu quan cấp trên theo quy định.
- Bộ phận Thẩm định, áp giá đền bù giải phóng mặt bằng và thẩm định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2 đồng chí. Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí trưởng phòng. Có trách nhiệm thẩm định các phương án đền bù do các chủ đầu tư trình và các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của huyện theo quy định.
- Văn thư, bảo vệ, lái xe 1 đồng chí (hợp đồng). chịu sự chỉ đạo của trưởng phòng, có trách nhiệm đưa nhận công văn, quét dọn, bảo vệ cơ quan, có trách nhiệm lái xe khi thủ trưởng đơn vị điều xe đi công tác.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên ngoài chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương còn có chức năng chủ yếu sau: Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn. lập phương án phân bổ ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.
Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt thuận lợi, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên còn gặp không ít những khó khăn, nguyên nhân chính vì huyện Than Uyên là một trong những huyện thuộc tỉnh Lai Châu, tỉnh nghèo nhất quốc gia, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, phương thức sản xuất còn lạc hậu, mang đậm nét sản xuất truyền thống của các đồng bào dân tộc, việc chính quyền cố gắng đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Từ những đặc thù của một huyện vùng sâu vùng xa dân đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn rất hạn hẹp, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương đạt ở mức độ thấp do hàng hoá của huyện sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của khối Tài chính về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực còn nhiều hạn chế, mới có 3 đồng chí đã học song đại học, 2 đồng chí chuẩn bị tốt nghiệp đại học, 3 đồng chí mới tham gia học được 2 kỳ đại học tại chức; còn 4 đồng chí có trình độ trung cấp; về trình độ lý luận chính trị mới có 1 đồng chí trình cao cấp và 1 đồng chí trình độ trung cấp, cho nên công tác quản lý điều hành thu, chi ngân sách gặp nhiều khó khăn. Song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Uỷ ban nhân dân huyện, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính Lai Châu và sự phối hợp cộng tác của các phòng ban, đơn vị có liên quan, các cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên phát huy ngày càng tốt công tác quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý ngân sách huyện nói riêng; kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, sai sót giúp cho các xã, các đơn vị dự toán của huyện làm tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Than Uyên thời gian qua (2003 - 2006).
Dựa trên đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cùng với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Than Uyên về công tác quản lý điều hành Ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện Than Uyên đã tập trung chỉ đạo, điều hành về mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách huyện đảm bảo đúng chính sách, chế độ và quy định của luật ngân sách Nhà nước.
2.1. Về công tác thu Ngân sách trên địa bàn.
Trong những năm qua các chỉ tiêu thu Ngân sách trên địa bàn không ngừng được tăng lên, đã đạt và vượt so với kế hoạch tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện giao, cụ thể là:
Năm 2003: + Thu ngân sách địa bàn: 12.163,6 triệu đồng/7.770,0 triệu đồng đạt 156,5% Kế hoạch tỉnh giao/11.329,0 triệu đồng đạt 107,4% Kế hoạch Hội đồng nhân dân huyện giao.
Năm 2004: + Thu ngân sách địa bàn: 9.542,9 triệu đồng/6.450 triệu đồng đạt 148% Kế hoạch tỉnh giao/8.028 triệu đồng đạt 118,9% Kế hoạch Hội đồng nhân dân huyện giao.
Năm 2005: + Thu ngân sách địa bàn: 11.793,4 triệu đồng/7.095 triệu đồng đạt 166,2% Kế hoạch tỉnh giao/12.271 triệu đồng bằng 96,1% Kế hoạch Hội đồng nhân dân giao.
Năm 2006: + Thu ngân sách địa bàn ước đạt: 11.966 triệu đồng/10.745 đạt 111.4% kế hoạch tỉnh giao.
Từ năm 2003 đến nay các chỉ tiêu thu ngân sách địa bàn biến động chủ yếu là do các nguyên nhân như thu tiền sử dụng đất, thu khác ngân sách. Về thu khác ngân sách là do trên địa bàn có sự đầu tư của nhà nước cho nâng cấp quốc lộ 32 cho nên nguồn đền bù các công trình công cộng và công sở nộp vào ngân sách tăng đột biến. Tốc độ tăng trung trình trừ nguồn thu tiền sử dụng đất hàng năm tăng từ 12 - 15% năm. Cụ thể thu ngân sách trên địa bàn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
2.2. Về Công tác chi ngân sách trên địa bàn.
Trong những năm qua nhờ có sự tăng thu ngân sách trên địa bàn cùng với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn ngân sách của Trung ương và của tỉnh cho huyện, do vậy công tác chi ngân sách tại địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng chi tiêu thường xuyên được nâng lên. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo . . . thể hiện qua các năm như sau:
Năm 2003: Chi ngân sách địa phương: 53.731,0 triệu đồng.
Năm 2004: Chi ngân sách địa phương: 66.061,2 triệu đồng.
Năm 2005: Chi ngân sách địa phương: 83.405,7 triệu đồng.
Năm 2006: Chi ngân sách địa phương ước đạt: 101.381 triệu đồng.
Qua số liệu cho thấy mức tăng chi năm sau so với năm trước có sự tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu là do có sự đầu tư cho các chương trình dự án của Trung ương cùng với việc cải cách tiền lương chung.
2.3. Một số đánh giá chung về công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên trong những năm qua (2003-2006)
2.3.1. Trong công tác lập dự toán ngân sách.
Trong những năm qua hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức thụ hưởng ngân sách địa phương đã ý thức được tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách, trong đó đặc biệt là dự toán chi, vì huyện Than Uyên vẫn chưa tự cân đối được ngân sách, để đảm bảo được các khoản chi cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và chi thường xuyên vẫn chủ yếu vào trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Từ năm 2002 Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và các văn bản hướng dẫn thực hiện được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002 phê chuẩn, huyện Than Uyên đã thực hiện được việc giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số đơn vị dự toán. Cụ thể, toàn huyện có 17 xã, thị trấn, 28 đơn vị dự toán, trong đó có 18 trường tiểu học, 23 trường THCS, còn lại là các cơ quan hành chính sự nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các đoàn thể, các tổ chức hội.
Năm đầu thực hiện việc lập dự toán thu, chi ngân sách chi tiết, đầy đủ theo mục lục Ngân sách Nhà nước đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán đã không tránh khỏi lúng túng trong khi xây dựng dự toán. Nhưng đến nay công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị này đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm đã thuận lợi hơn.
Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, địa phương; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lập dự toán ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn nhiệm vụ thu và định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5362.doc