Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Hầu hết các xã ở huyện Sóc Sơn đều có diện tích mặt nước đầm, ao, hồ và diện tích đất công. Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sach các xã, thực hiện tổ chức quản lý tốt khoản thu này sẽ đem lại cho ngân sách xã một nguồn thu ổn định. Năm 2006 số thực thu từ hoa lợi công sản và quỹ đất công đạt 3.952,387 triệu đồng chiếm 61,4% trong tổng thu xã hưởng 100%, năm 2007 khoản thu này là 4.888,198 triệu đồng chiếm 55,7% trong tổng thu xã hưởng 100%, năm 2008 số thu này là 5.150,208 triệu đồng chiếm 52% trong tổng thu xã hưởng 100%, số thu từ nguồn này năm sau cao hơn năm trước

docx30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chi lập dự trù nhu cầu chi. Ban tài chính xã phối hợp với đội thu thuế tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn. Ban tài chính xã cân đối, lập dự toán thu, chi ngân sách xã trình Uỷ ban nhân dân xã sau đó báo cáo Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã xem xét và có quyết định. * Quyết định dự toán NSX. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân Huyện, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán NSX theo từng lĩnh vực trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Dự toán NSX sau khi được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân Huyện, Phòng tài chính vật giá huyện, đồng thời thông báo công khai cho nhân dân biết theo qui chế công khai tài chính về NSNN. * Điều chỉnh dự toán NSX (nếu có). Khi có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với định hướng chung. Khi có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi, Uỷ ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân Huyện. Dự toán điều chỉnh sau khi được duyệt là dự toán ngân sách chính thức của xã trong năm kế hoạch. * Yêu cầu khi lập dự toán NSX. Lập dự toán NSX phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới. Phải đảm bảo thực hiện đúng các qui định của Nhà nước về NSNN và NSX. 2. Chấp hành dự toán NSX. Căn cứ vào dự toán NSX cả năm do Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ … Tổ chức chấp hành dự toán … Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán thu, chi quý. Dự toán thu, chi quý gắn liền … Việc lập dự toán thu, chi quý cũng phải chấp hành đúng chế độ quy đinh.. Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán thu, chi quý gửi KBNN nơi giao dịch… * Tổ chức thu. - Ban tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế tổ chức giám sát, … - Đối tượng phải nộp ngân sách có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào KBNN thì lập giấy nộp tiền và … - Mọi khoản thu phải có biên lai, nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách. - Khi phải thoái thu NSX KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX để ban tài chính làm căn cứ thoái thu. - Việc luân chuyển chứng từ thu phải đảm bảo: … - Số thu bổ sung của NSX, phòng tài chính Huyện căn cứ vào dự toán số bổ sung đã giao cho từng xã, … * Thực hiện chi: Việc thực hiện chi phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Chi phải đảm bảo các điều kiện đã được ghi trong … - Cấp phát NSX chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền. - Các khoản thanh toán từ NSX qua KBNN cho các đối tượng … - Các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, ban tài chính xã phối hợp với KBNN định kỳ ghi thu… + Về chi thường xuyên: + Về chi đầu tư phát triển: + Về hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động của NSX: 3. Kế toán và quyết toán NSX. Quyết toán NSX là việc tổng kết lại … Ban tài chính xã có trách nhiệm thực hiện … Thời gian chỉnh lý báo cáo qyết toán NSX là hết ngày 31/01 năm sau. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán NSX: Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn báo cáo quyết toán NSX được lập thành 05 bản: - Một bản gửi cho Hội đồng nhân dân xã. - Một bản gửi cho Uỷ ban nhân dân xã. - Một bản gửi cho Phòng Tài chính vật giá huyện. - Một bản lưu tại ban tài chính xã. - Một bản thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. Ban tài chính xã lập báo cáo quyết toán, Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, … Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu, chi NSX, … Chương 2 Thực trạng về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn ( 2006 - 2007 – 2008 ) I. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 1.Điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn Sóc Sơn là một huyện ngoại thành phía Bắc Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 30.651 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 13.112 ha, diện tích canh tác là: 12.226 ha. Về đặc điểm địa hình là một huyện trung du rất phức tạp, … 2. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn thời gian qua. Sóc Sơn là một huyện nghèo nằm ở phía Bắc của thành phố, nhưng mấy năm trở lại gần đây được sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước huyện đã được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhìn chung … Nhìn chung, huyện có nhiều tiềm năng và triển vọng cho phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong cơ cấu kinh tế nói chung, các ngành có mối quan hệ lẫn nhau, sự phát triển của ngành này là tiềm năng cho sự phát triển của ngành khác. Tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong ngành nông lâm thuỷ sản, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 217 tỷ đồng, chiếm 97% tổng giá trị sản xuất của cả ngành nông lâm thuỷ sản. Năm 2008 đạt 253,8 tỷ đồng chiếm 97%. Kết quả này là do có sự đóng góp của ngành trồng trọt, chăn nuôi đã làm cho tốc độ tăng giá trị sản xuất của toàn bộ ngành nông nghiệp tăng trưởng tương đối cao vơí mức 4,67%/năm. Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, chủ yếu là nhờ một số cơ sở công nghiệp liên doanh và Trung ương mới hình thành trên địa bàn. Nhìn tổng thể toàn ngành công nghiệp của Sóc Sơn, giai đoạn 2004-2008 có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 21,36% cao hơn nhiều so với tốc độ chung của Thành phố Hà Nội (17,45%). Các Doanh nghiệp Nhà nước do Trung Ương quản lý đóng góp tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Năm 2004 giá trị sản xuất của bộ phận này chiếm 29,15%, đến năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 27,34%. Doanh nghiệp do huyện quản lý chiếm vị trí thấp chỉ có 2,53% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2004 và ngày càng giảm dần, đến năm 2008 chỉ còn 1,69%. Sự bất ổn này là do sự lúng túng trong việc lựa chọn mặt hàng, lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, sự lạc hậu, sự thiếu đồng bộ của công nghệ. Các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng còn thấp, ngành vận tải, bưu điện chỉ chiếm 8,78% tổng giá trị toàn ngành dịch vụ năm 1998, năm 2002 chiếm 7,7%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm còn thấp (2,38%/năm) chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của dân cư. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Là một huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội, song tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất còn cao hơn cả nước (cả nước đạt tỷ lệ 24%) trong khi đó năm 2004 huyện Sóc Sơn đạt tỷ lệ là 30,87%, năm 2008 tỷ lệ này là 25,55%. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ còn quá thấp so với chỉ tiêu của cả nước, năm 2008 giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 28,06% …. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng khá, tuy nhiên giá trị tuyệt đối vẫn còn nhỏ bé … 3. Tình hình xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian qua. Về hệ thống giáo dục. Toàn huyện hiện có 108 trường học ở các bậc học và dậy nghề, với tổng số 2.298 lớp học đạt bình quân 23 lớp/1 trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường có hơn 30 lớp, … Mặc dù vậy, hệ thống giáo dục huyện Sóc Sơn còn gặp nhiều khó khăn cần có biện pháp để tháo gỡ những khó khăn bất cập đó. - Do điều kiện tự nhiên xã hội huyện Sóc Sơn, dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông… - Mặc dù mạng lưới trường học đã được quan tâm đầu tư xây dựng … -Do đặc trưng về dân cư và địa hình của huyện Sóc Sơn… Về hệ thống y tế: Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn gồm: - Khu nhà làm việc của trung tâm với diện tích 30 ha, bệnh viện trung tâm với đầy đủ các khoa và 130 giường bệnh...Tổng số có 150 cán bộ, trong đó có 37 bác sỹ. - Trung tâm có 2 phòng khám khu vực: Phòng khám Trung Giã, với 12 giường lưu, hiện đang được sửa chữa và xây dựng thêm. Phòng khám Kim Anh với 30 giường lưu. - Có 25 xã, mỗi xã có một trạm xá đều được đầu tư xây dựng kiên cố, với … Trung tâm y tế huyện có 3 chức năng chủ yếu: - Phòng bệnh: … - Chữa bệnh: … - Quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn:... Tuy nhiên mạng lưới y tế huyện Sóc Sơn vẫn còn những khó khăn tồn tại: - Số cán bộ y tế cấp xã còn thiếu… - Đa số các trạm xá tuy đã có nhà kiên cố, nhưng trang thiết bị cho khám … - Số giường bệnh ở trung tâm còn thiếu… - Ngoài ra, các hoạt động khác như … II. Thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn ( 2006 – 2007 ). Sóc Sơn là một huyện nằm xa trung tâm thủ đô Hà Nội, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên công tác quản lý NSX trên địa bàn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót… 1. Lập dự toán NSX. Việc xây dựng dự toán, quản lý thu NSX theo dự toán đã được các xã quan tâm và thực hiên… Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân còn tồn tại nên công tác lập dự toán NSX vẫn chưa đạt được hiệu quả cao… 2. Chấp hành dự toán NSX. Hàng năm xã phải tổ chức chấp hành dự toán NSX theo đúng qui định của điều khoản về luật NSNN và các thông tư hướng dẫn chấp hành dự toán NSX… Với đặc thù xã vừa là đơn vị ngân sách vừa là đơn vị thụ hưởng (tự quyết định, tự chuẩn chi) có nhiều khoản thu lẻ tẻ, ít tiền, chi tiêu nhiều việc đột xuất, tạp vụ, tiếp khách, hội nghị... Dựa trên cơ sở chính sách thu NSNN và chế độ phân cấp nguồn thu chính quyền xã trên địa bàn hàng năm tổ chức thực hiện đúng chính sách, chế đọ qui định… Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số xã chưa thực sự quan tâm chú trọng khai thác nguồn thu từ xã, trong quản lý còn kém năng động chưa biết tạo nguồn thu mới và khai thác tận dụng… 2.1. Tình hình tổ chức và quản lý thu NSX trên địa bàn huyện. NSX là nguồn thu lớn của huyện, thu ngân sách xã trên địa bàn xã đảm bảo chi ngay tại địa phương, Luật NSNN ra đời và sự phân cấp quản lý thì xã là một cấp ngân sách trong chu trình quản lý thu chi NSNN. Do đặc điểm về vị trí địa lý của các xã có sự khác nhau nên thu ngân sách trên địa bàn mỗi xã có sự khác nhau… Mặc dù đời sống người dân ở các xã còn nhiều khó khăn nhưng chính quyền xã luôn luôn quan tâm và xác định rõ nhiệm vụ của … Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy sự biến động của thu NSX trong những năm qua như sau: Năm 2006 khoản thu ngân sách xã hưởng 100% đạt 6.440,464 triệu đồng chiếm 25% trong tổng thu NSX, năm 2007 lên đến 8.783,782 triệu đồng chiếm 30% trong tổng thu NSX, năm 2008 khoản thu này lên đến 9.887,233 triệu đồng chiếm 33% trong tổng thu NSX. Khoản thu hưởng theo tỷ lệ phần trăm phân chia với ngân sách cấp trên đạt cao năm 2006 thu được 1.496,270 triệu đồng chiếm 6% trong tổng thu NSX, năm 2007 số thu là 814,064 triệu đồng chiếm 3% trong tổng thu NSX, năm 2008 khoản thu này là 1.861,232 triệu đồng chiếm 6% trong tổng thu NSX… Các khoản thu xã hưởng 100%. Các khoản thu xã hưởng 100% bao gồm các khoản thu theo luật định do chính quyền xã tổ chức thu và được phép sử dụng toàn bộ số thu đó. Có thể nói đây là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách xã, nhưng số xã quan tâm và biết tổ chức khai thác nguồn thu này là chưa nhiều. Ta có thể thấy được sự biến động của các khoản thu này qua biểu đồ 2. Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy, so với năm 2006, năm 2008 nguồn thu xã hưởng 100% tăng lên đáng kể. Năm 2006 tổng thu 100% là 6.440,464 triệu đồng chiếm 25% trong tổng thu NSX, năm 2007 tổng thu 100% là 8.783,782 triệu đồng chiếm 30% trong tổng thu NSX, năm 2008 nguồn thu 100% là 9.887,233 triệu đồng đạt 33% trong tổng thu NSX… Theo quy định của luật NSNN thì nguồn thu xã hưởng 100% của ngân sách xã được hình thành từ các khoản thu khác nhau, tỷ trọng và tốc độ tăng của các khoản thu này cũng có nhiều điểm khác nhau. Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy trong tổng thu xã hưởng 100% thì đáng kể nhất là khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, khoản thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân, khoản thu kết dư ngân sách năm trước. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguồn thu xã hưởng 100% này ta lần lượt đi vào xem xét sự biến động của một số khoản thu cụ thể cấu thành nên nó: - Khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản. Hầu hết các xã ở huyện Sóc Sơn đều có diện tích mặt nước đầm, ao, hồ và diện tích đất công. Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sach các xã, thực hiện tổ chức quản lý tốt khoản thu này sẽ đem lại cho ngân sách xã một nguồn thu ổn định. Năm 2006 số thực thu từ hoa lợi công sản và quỹ đất công đạt 3.952,387 triệu đồng chiếm 61,4% trong tổng thu xã hưởng 100%, năm 2007 khoản thu này là 4.888,198 triệu đồng chiếm 55,7% trong tổng thu xã hưởng 100%, năm 2008 số thu này là 5.150,208 triệu đồng chiếm 52% trong tổng thu xã hưởng 100%, số thu từ nguồn này năm sau cao hơn năm trước… Những năm gần đây, xã đã đẩy mạnh việc huy động các nguồn thu do nhân dân đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở xã như trạm xá, xây dựng sửa chữa phòng học, làm đường liên thôn, xây dựng khu văn hoá thể thao của xã. Đặc biệt năm 2006-2007 có chương trình kiên cố hoá kênh mương và xáo phòng học tạm, phòng học ca ba, khoản thu này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và vì thế mà số thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân đã tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu xã hưởng 100% của NSX. Thực hiện phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm", chính quyền và đoàn thể quần chúng đã tuyên truyền, vận động thuyết phục để mọi người dân, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã cùng đóng góp… Năm 2006 thu từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân là 799,860 triệu đồng chiếm 12,1% trong tổng thu xã hưởng 100%, năm 2007 khoản thu này là 1.093,636 triệu đồng chiếm 12,5% trong tổng thu xã hưởng 100%, năm 2008 khoản thu này lên đến 1.213,803 triệu đồng chiếm 12,3% trong tổng thu xã hưởng 100%... Trong thực tế thu từ nguồn này còn cao hơn nữa, do có những khoản đóng góp bằng công lao động mà không thể hạch toán đầy đủ, chính xác... - Khoản thu kết dư ngân sách năm trước. Theo luật NSNN toàn bộ số kết dư ngân sách xã năm trước được chuyển thành thu ngân sách xã năm sau… Như vậy qua xem xét và đánh giá một số khoản thu cụ thể trong tổng thu xã hưởng 100% ta thấy tuy thực tế những năm qua tỷ trọng của các khoản thu xã hưởng 100% so với tổng thu NSX có tăng đôi chút song ảnh hưởng của số thu này trong việc trang trải các khoản chi thường xuyên của xã hiện nay là rất lớn… NSX được hưởng tỷ lệ điều tiết một số khoản thu từ các sắc thuế theo quy định của thành phố Hà Nội trên cơ sở nguồn thu và nhiệm vụ chi trên địa bàn các xã thuộc huyện Sóc Sơn. Đây là nguồn thu mang lại nguồn thu tăng thêm cho NSX, mặt khác qua đây Nhà nước giao trách nhiệm quản lý kinh tế xã hội trên từng địa bàn xã. Để thấy được thực trạng quản lý nguồn thu này ta xem xét biểu đồ 3 sau: - Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sóc Sơn là một huyện nông nghiệp thuần tuý, dân cư sống chủ yếu bằng việc sản xuất nông nghiệp… - Thuế nhà đất. Ngoài thuế sử dụng đất nông nghiệp NSX còn có khoản thu điều tiết từ thuế nhà đất… Năm 2000 số thu từ thuế nhà đất của toàn huyện là 540,394 triệu đồng chiếm 36% trong tổng thu điều tiết, năm 2007 khoản thu này là 418,152 triệu đồng chiếm 51% trong tổng thu điều tiết, năm 2008 khoản thu này là 828,467 triệu đồng chiếm 45% trong tổng thu điều tiết. Đây là kết quả cao trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn toàn huyện. Mọi người dân đều hiểu rằng nộp đầy đủ các khoản đóng góp cho Nhà nước là nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích của mình… Chính quyền các xã đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn thu này, bên cạnh đó các cấp, các ngành cũng rất quan tâm đến việc thu nộp thuế đảm bảo nộp kịp thời vào KBNN. Cán bộ xã đã phối hợp với cán bộ thuế tổ chức, bố trí các địa điểm thu hợp lý, kịp thời …. Như vậy xét về tỷ trọng thu điều tiết trong tổng thu NSX thì từ năm 2006 đến nay nguồn thu này có chiều hướng tăng nhẹ chỉ riêng có năm 2007 là giảm do thất thu về các diện tích ao, … Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Hệ thống NSNN ta hiện nay gồm 4 cấp NS, đó là mối quan hệ dọc phụ thuộc. Nghĩa là ngân sách cấp trên nắm giữ các nguồn thu chủ yếu và đảm nhận những nhiệm vụ chi quan trọng hơn ngân sách cấp dưới, sự phụ thuộc của ngân sách cấp dưới thể hiện ở chỗ khi nguồn thu được phân cấp không đủ đáp ứng nhu cầu chi được giao thì được cấp bổ sung. Để có thể hiểu rõ hơn về khoản thu này ta đi xem xét biểu đồ 4 sau: -Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. Năm 2006 số thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên là 7.900,778 triệu đồng chiếm 45% trong tổng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, năm 2007 khoản thu này là 8.514,071 triệu đồng chiếm 44% trong tổng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên… - Thu bổ sung cân đối có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. Năm 2006 số thu bổ sung cân đối có mục tiêu từ ngân sách cấp trên là 9.680,758 triệu đồng chiếm 55% trong tổng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, năm 2007 khoản thu này là 11.009,193 triệu đồng chiếm 56% trong tổng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, năm 2008 khoản thu này là 9.028,969 triệu đồng chiếm 50% … Như vậy con số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên của địa bàn cho thấy sự trông chờ ỷ lại ở ngân sách cấp trên còn lớn… 2.2. Tình hình tổ chức và quản lý chi NSX trên địa bàn huyện. Chi NSX là quá trình phân phối và sử dụng nguồn thu tập trung được của NSX nhằm … Nhìn vào biểu đồ 5 ta thấy tình hình chi NSX trong những năm qua, nhìn chung ở trong tình trạng chi vượt dự toán được duyệt. Nguyên nhân của tình trạng … Qua các số liệu này cho thấy nhu cầu chi thực tế luôn đòi hỏi ở mức độ cao dần qua các năm… *Chi thường xuyên NSX. Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối… Những năm qua chi thường xuyên NSX liên tục tăng với qui mô năm sau cao hơn năm trước… Năm 2006 chi NSX cho chi thường xuyên là 12.518,9 triệu đồng chiếm 105% so với dự toán được duyệt (số dự toán 11.962,217 triệu đồng), năm 2007 khoản chi này là 13.840,826 triệu đồng chiếm 100% so với dự toán được duyệt (số dự toán 13.899 triệu đồng), năm 2008 khoản chi này là 17.802,658 triệu đồng chiếm 102% so với dự toán được duyệt (số dự toán 17.453 triệu đồng). Như vậy, nhìn chung trong mấy năm qua tình hình chi thường xuyên ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước cụ thể năm 2007 số thực chi mới có 13.840,826 triệu đồng nhưng sang đến năm 2008 số thực chi đã lên đến 17.802,658 triệu đồng chứng tỏ các khoản chi thường xuyên ở xã ngày một tăng lên rõ rệt… *Chi đầu tư phát triển NSX. Huyện Sóc Sơn là một huyện nghèo của thành phố do vậy cơ sở hạ tầng còn thấp kém… Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc trong những năm qua NSX tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Chi đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn huyện nhu sau: Năm 2006 chi NSX cho đầu tư phát triển là 11.358,9 triệu đồng chiếm 95% so với dự toán được duyệt (số dự toán 11.902,923 triệu đồng), Năm 2007 chi NSX … Với mức chi như vậy đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho xã như xây trường học (… Chi xây dựng các trạm y tế xã, nhà hộ sinh cũng được quan tâm đầu tư... Ngoài ra hàng năm NSX còn được chi đầu tư xây dựng các trụ sở làm việc của uỷ ban, … 2.3. Về cân đối thu chi NSX. Theo quy định của luật NSNN, NSX phải đảm bảo thực hiện cân đối trên nguyên tắc tổng số chi không được vượt qua tổng số thu. Do Sóc Sơn là huyện nông nghiệp thuần tuý, nguồn thu của NSX chủ yếu từ nông nghiệp nhưng nguồn thu này lại bị ảnh hưởng của sự biến động giá nông sản thực phẩm nên số thu không ổn định, trong khi nhiệm vụ chi của NSX ngày càng tăng đã làm cho tình hình cân đối ngân sách của phần lớn các xã gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu thường xuyên NSX hạn hẹp chỉ để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên tại xã cho nên không có nguồn thu cho đầu tư phát triển nông thôn để đảm bảo bớt gánh nặng đóng góp của nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta đi xem xét biểu đồ 6 sau: Năm 2006 khoản thu thường xuyên là 7.936,734 triệu đồng khoản thu này không đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên tại xã là 12.518,9 triệu đồng,… Thực trạng thu chi không đồng đều như vậy quả là một vến đề đáng quan tâm đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục ngay… Trên đây chỉ là một số khái quát về tình hình thu chi NSX trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong 3 năm gần đây (2006-2007-2008)… 3. Công tác kế toán và quyết toán NSX. Để thực hiện tốt công tác khoá sổ và quyết toán NSX… Hàng tháng xã có báo cáo tình hình thu chi NSX, … Trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, quản lý NSX không ngừng hoàn thiện … III. Nguyên nhân yếu kém - khuyết điểm trong công tác quản lý NSX trong những năm qua. 1. Nguyên nhân khách quan. Do các văn bản chính sách, chế độ nhiều đã gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, nhất là cơ sở… Tham gia vào quản lý tài chính ngân sách ở xã vẫn còn có người chưa có trình độ chuyên môn ở mức tối thiểu… Thực tế các năm qua nhiệm vụ chi của xã lớn… 2. Nguyên nhân chủ quan. Các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến điều hành thu chi ngân sách... Công tác quản lý tài chính NSX chưa được coi là một nghề, thay vào đó lãnh đạo ở một số các cơ quan chính quyền xã coi nó hoàn toàn như một công cụ thuần tuý … Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính và NSX ở các cấp, các ngành tại địa phương chưa được tăng cường đúng mức về số lượng và chất lượng theo yêu cầu công việc… Một bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở các xã chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai ở các xã, … Một số cán bộ ban tài chính xã chưa xác định rõ chức năng nhiệm vụ của mình … Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian qua còn nhiều yếu kém… Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội trong những năm tới. I. Phương hướng - mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn Nhiệm vụ trọng tâm của huyện là đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế vững chắc với cơ cấu kinh tế tiến bộ, hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông lâm nghiệp sinh thái bền vững. Kết hợp phát triển nông nghiệp theo các khu tập trung để tạo động lực phát triển kinh tế vùng trên địa bàn với phát triển tiểu thủ công nghiệp phân tán để tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư… 2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Dự báo giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng 13%-14%/ năm trong giai đoạn 2001-2005 và 17%-18%/ năm trong giai đoạn 2006-2010. Dự báo về cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông lâm thuỷ sản trong đó công nghiệp chiếm 65%-75% tổng giá trị trên địa bàn, các ngành dịch vụ chiếm 18%-20%, nông nghiệp chiếm khoảng 10%-12%. Từ năm 2004 trở đi ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,1%/ năm, chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để tiếp nhận thêm số dân tăng cơ học theo đà phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Phấn đấu 100% số trẻ 5-6 tuổi ở các xã nghèo được hưởng giáo dục mầm non trước khi vào tiểu học, 100% trẻ trong độ tuổi qui định được phổ cập trung học cơ sở, 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được học tiếp trung học phổ thông. Phấn đấu 70% các trường tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. II. Những mục tiêu cơ bản về công tác quản lý NSX. Xã là bộ máy quản lý Nhà nước ở cơ sở, thực hiện quản lý kinh tế xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.Một ngân sách đủ mạnh mới đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội, ngược lại kế hoạch kinh tế xã hội được xây dựng trên cơ sở dự kiến về số thu và số chi ngân sách. Từ khi luật NSNN ra đời và được sửa đổi bổ sung cùng với phân cấp quản lý cho đến nay thì xã được xem là một cấp ngân sách, việc quản lý thu, chi NSX đều phải thực hiện đúng luật, phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển chung của huyện và thành phố. * Về thu NSX. Tiếp tục khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn nhằm tăng nguồn thu cho NSX … Phân định rõ ràng các khoản thu trên địa bàn… Hoạt động quản lý NSX gắn liền với các chính sách tài chính quốc gia, chính sách kinh tế của Nhà nước… Nguồn thu huy động đóng góp… Nuôi dưỡng phát triển nguồn thu: Cần tập trung khai thác thế mạnhphù hợp với từng xã… * Về chi NSX. Cũng phải thực hiện chi theo đúng luật NSNN, nội dung chi phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi phải đảm bảo chi đúng theo các khoản mục đã được ghi trong dự toán. Chi NSX phải đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm … Coi trọng chi cho giáo dục, chi cho sự nghiệp y tế nhằm nâng cao dân trí … Quan tâm đến việc tăng tỷ lệ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn… Chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái… Trong những năm tới, ngoài việc tăng cường đầu tư để hoàn thiện các công trình cơ sở vật chất của xã như: Trường học, trạm xá...nên tập trung vào những công việc trọng tâm, trọng điểm có tính cấp bách và một nhiệm vụ quan trọng của NSX là phải tiếp tục đầu tư để duy trì các công trình …. * Về công tác quản lý. Công tác quản lý NSX trong hệ thống NSNN thực hiện quản lý thu chi NSX qua KBNN. Tất cả các xã phải thực hiện mở tài khoản thu chi NSX, tài khoản thu các quĩ tại KBNN nơi giao dịch theo quyết định 827 của Bộ Trưởng Bộ Tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLYH51274.docx