Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan thành phố Hà Nội

Việc cửa khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng gia công và việc xuất khẩu hàng gia công của các doanh nghiệp thường qua cảng Hải Phòng. Các doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực dệt may đóng trên địa bàn thuộc sự quản lý của Hải quan Hà Nội, nếu có yêu cầu sẽ được chọn hoặc là làm thủ tục Hải quan tại Hải quan Hải Phòng, hoặc Hải quan Hà Nội, nhưng đã làm ở đâu thì phải làm trọn hợp đồng ở đó.

Nắm bắt được sự tăng nhanh về gia công xuất khẩu trên địa bàn, để tăng cường kiểm tra, giám sát năm 1997, Hải quan Hà Nội đã thành lập một phòng chuyên trách theo dõi quản lý loại hình xuất nhập khẩu gia công, đầu tư liên doanh, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại số 28 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là một nét riêng trong tổ chức quản lý mà chỉ ở Hải quan Hà Nội mới có, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng nhưng đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng gia công.

 

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển tiếp phải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, về đúng địa điểm đã được cập giấy phép công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu. Thực tế, trong các lô hàng chuyển tiếp về kho riêng của doanh nghiệp, khả năng có lô hàng không được đưa về đúng địa điểm, thời gian như đã thông báo Hải quan mà chủ hàng có thể cùng với cán bộ Hải quan áp tải hàng giải phóng hàng ngay trên đường để tẩu tán hàng lậu khi có cơ hội. 2.3.2. Địa điểm kiểm tra hàng hoá Thực hiện theo quy chế địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu ban hành kèm theo quyết định số 109/TCHQ - QĐ ngày 09/03/1995 của Tổng cục trưởng TCHQ nay được thay thế bằng quyết định số 197/TCHQ - QĐ ngày 03/06/1999 và công văn hướng dẫn số 3742/TCHQ tháng 07 năm 1999, HQHN đã tiến hành công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng nhập khẩu chuyển tiếp về các địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu nhập được Cục cấp giấy phép và hàng hoá xuất khẩu từ các địa điểm đó trên các cửa xuất khẩu. Từ năm 1995 đến 1998, HQHN đã tiến hành tốt việc cấp giấy phép công nhận kho riêng cho các chủ hàng có yêu cầu và có đủ điều kiện kho bãi để được kiểm tra hàng hoá tại kho riêng (năm 1999 đã bãi bỏ việc cấp giấy phép này). Các kho được giấy phép đảm bảo các yêu cầu theo quy định, có bờ rào tường bao bọc. Có các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, quản lý Hải quan. Năm 1995, đã cấp 284 giấy phép công nhận kho riêng. Năm 1996, đã cấp 344 giấy phép công nhận kho riêng. Năm 1997, đã cấp 236 giấy phép công nhận kho riêng. Năm 1998, đã cấp 291 giấy phép công nhận kho riêng. Nhìn vào số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng số kho riêng của các doanh nghiệp chịu sự quản lý của Cục Hải quan HN khá nhiều, địa bàn trải rộng, lượng hàng xin phép được kiểm tra, hoàn thành thủ tục tại các kho riêng lớn khiến công tác quản lý rất khó khăn. Để tăng cường quản lý chặt chẽ đối với hàng hoá hoá kiểm tra tại kho riêng, Hải quan Hà Nội đã rất chú trọng thực hiện tốt các mặt trong quy chế như: - Đảm bảo đối tượng: chỉ những hàng hoá đã được phép xuất khẩu nhưng chưa làm xong thủ tục Hải quan và hàng hoá được phép xuất khẩu đang trong quá trình giám sát, quản lý của Hải quan và có yêu cầu của chủ hàng mới được tiến hành kiểm tra. Các hàng hoá được phép nhập khẩu, xuất khẩu, hàng quá cảnh hoặc nhận uỷ thác cho nước ngoài; hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu, không được phép đưa vào để kiểm tra và làm thủ tục. - Tại các địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục Hải quan phải được niêm phong kẹp trì hoặc phải 6được cách biệt hoàn toàn với hàng hoá khác. - Việc kiểm tra hàng hoá được đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu nghiệp vụ của công tác kiểm hoá. - Ưu tiên trên bố trí đủ cán bộ kiểm tra những lô hàng, hàng đúng kiện để kết thúc thủ tục, giải phóng hàng một cách sớm nhất. - Trong quá trình kiểm tra hàng hoá, nếu có lý do đặc biệt phải tạm dừng thì toàn bộ lô hàng được niêm phong kẹp trì hoặc phải có cán bộ Hải quan giám sát liên tục. Việc vận chuyển hàng hoá đã được phép nhập khẩu về địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu hoặc hàng hoá được phép xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan từ địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu đến cửa khẩu để xuất đảm bảo thực hiện theo phương thức container, xe, thùng, kiện hàng có niêm phong Hải quan hoặc có nhân viên Hải quan áp tải. Hà Nội có lượng hàng xuất nhập khẩu lớn nhưng không qua cảng biển. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội 80% qua cảng Hải Phòng, 20 % qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và cảng ICD Gia Thuỵ. Hải quan sau khi tiếp nhận, áp tải vận chuyển lô hàng về đại điểm đã được phép kiểm tra hàng hoá, thì tổ chức việc giám sát, kiểm hoá, thu thuế kết thúc thủ tục, giải phóng theo đúng quy định và quy trình nghiệp vụ Hải quan như những lô hàng nhập khẩu khác. Trước đây, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội thường làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá tại cảng Hải Phòng. Theo quy định số 514/TCHQ - GSQL ra ngày 29/02/1996 TCHQ cho phép công ty phát triển Hàng Hải thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đưa địa điểm thông quan nội địa với 9920 m2 kho bãi tại Gia Thuỵ -Gia Lâm - Hà Nội vào hoạt động. Theo quyết định này, công ty phát triển Hàng Hải được phép trực tiếp đưa hàng hoá nhập khẩu chứa trong Container từ tàu tại cảng Hải Phòng về địa điểm ICD để làm thủ tục Hải Quan và trả cho chủ hàng, đồng thời được phép nhận hàng xuất khẩu để làm thủ tục Hải Quan tại ICD xếp vào Container và vận chuyển tới cảng Hải Phòng để xuất khẩu. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu ở Hà Nội đã có thể làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá ngay tại Hà Nội thông qua cảng thông quan nội địa ICD Gia Thuỵ. Việc ra đời ICD Gia Thuỵ không chỉ giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí cho mỗi lô hàng mà còn giúp doanh nghiệp đưa những lô hàng cồng kềnh, hay có độ chính xác cao đến thẳng chân công trình, tránh sự thiệt hại do bốc xếp nhiều lần. Hải Quan Hà Nội tiến hành quản lý địa điểm thông quan nội địa ICD Gia Thuỵ theo đúng quy chế Hải Quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua địa điểm thông quan nội địa ban hành theo quyết định 27/TCHQ - GSQL ngày 08/04/1996. cùng với các cơ quan khác, HQHN đã làm các thủ tục cần thiết để đưa hàng vào nội địa sử dụng, tạm lưu kho xuất thẳng. Tất cả phương tiện vận tải vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hoá được phép xuất nhập khẩu đều chịu sự giám sát của Hải quan khi ra, vào hoặc lưu tại ICD Gia Thuỵ. Theo thống kê của cục HQTP HN năm 1997, trị giá hàng xuất nhập khẩu qua ICD Gia Thuỵ đạt 41,5 triệu USD; năm 1998 đạt 57,3 triệu USD tăng 38% so với năm 1997 và đặc biệt năm 1999 đạt 170,7 triệu USD. Tăng 197,9% so với năm 1998, song vẫn ở mức thấp, do các doanh nghiệp được phép yêu cầu Hải quan kiểm tra hàng hoá tại kho riêng của mình hoặc xuất trực tiếp qua cảng Hải Phòng. Để tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, TCHQ đã có công văn số 2096/TCHQ - GSQL ngày 21/08/1998 quy định bắt đầu từ ngày 01/01/1999, hàng hoá có thuế xuất nhập khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu và một số địa điểm thông quan đã được chính phủ cho phép và TCHQ đã có quyết định thành lập. Địa điểm thông quan bên ngoài cửa khẩu theo công văn này là địa điểm để làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu kinh doanh (có thuế XNK) theo hợp đồng thương mại, được thành lập nhằm tránh ùn tắc tại cửa khẩu. Hàng hoá xuất nhập khẩu kinh doanh có thuế chủ yếu làm thủ tục Hải quan ở cửa khẩu xuất cuối cùng và cửa khẩu nhập đầu tiên. Công văn này cũng quy định đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc loại không có thuế, hàng hoá thiết bị đồng bộ nhập khẩu để phục vụ công trình trọng điểm; nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu thụ trong nước; bán gia công, hàng đầu tư liên doanh thuộc nguồn vốn ODA; hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt (như hàng tươi sống, hàng cần bảo vệ ở nhiệt độ thích hợp, thuốc chữa bệnh cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vacxin, huyết thanh) nếu chủ hàng có yêu cầu thì được làm thủ tục Hải quan và kiểm tra tại nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng theo từng lô/chuyến hàng và sẽ được hoàn thành thủ tục ngay khi hàng được chuyển đến, không để gián đoạn thời gian. Trên địa bàn Hà Nội có các điểm thông quan sau: - Số 100 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. - Địa điểm thông quan hàng hoá phi mậu dịch và hàng triển lãm, quảng cáo tại Giảng Võ. - Số 55 đường Láng - Cảng ICD Gia Thuỵ - Gia Lâm. Tại các địa điểm thông quan bên ngoài cửa khẩu có tổ chức Hải quan hoạt động như một đơn vị Hải quan cửa khẩu. Thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại các địa điểm thông quan thực hiện theo đúng quy trình thủ tục Hải quan hiện hành; hàng hoá xuất nhập khẩu di chuyển giữa địa điểm thông qua từ cửa khẩu xuất (nhập) thực hiện theo quy chế về hàng hoá xuất nhập khẩu đựợc phép chuyển tiếp. Việc chuyển tiếp hàng hoá xuất nhập khẩu về các địa điểm thông quan chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ hàng. Hàng hoá qua các điểm thông ở Hà Nội chủ yếu được chuyển tiếp từ cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài về hai địa điểm 100 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm và 55 đường Láng được nhận hàng nhập khẩu chuyển từ sân bay Nội Bài, như vậy còn được coi như hai điểm kéo dài của trạm trả hàng. Hàng hoá chuyển tải này không được coi là loại hình chuyển tiếp nhưng thủ tục Hải quan được áp dụng như đối với một lô hàng chuyển tiếp. Việc chuyển tải này do cơ quan hàng không phân theo vùng hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Cục Hải quan Hà Nội đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, quản lý chặt chẽ việc chuyển tải này, đến nay chưa vi phạm gì xảy ra. 2.4. Công tác kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá gia công xuất nhập khẩu Gia công xuất nhập khẩu là hình thức tạm nhập khẩu nguyên phụ liệu để tạo ra sản phẩm và tái xuất khẩu sản phẩm đã gia công (nhập bán thành phẩm, nguyên liệu-xuất thành phẩm). Tất cả hàng hoá gia công từ khi nhập khẩu nguyên phụ liệu cho đến khi xuất khẩu sản phẩm phải chịu sự kiểm tra, giám sát và quản lý của Hải quan. Trên địa bàn Hải quan Hà Nội quản lý hiện có khoảng 120 doanh nghiệp gia công xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng may mặc. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng gia công chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 å Kim ngạch XNK (Tr USD) 593 1317,7 1654 1516 1407 Trị giá hàng gia công XNK (Tr USD) 149 185 253,4 264 307,1 Tỷ trọng GC hàng XNK/å kim ngạch 25% 14% 15,3% 17,4% 21,83% Tốc độ tăng trưởng 24,2% 36,9% 4,2% 16,32% (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Cục hải quan Hà Nội các năm 1995 - 1999) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng kim ngạch hàng hoá gia công xuất nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng ở mức cao, năm 1995 là 25% từ năm 1996 đến năm 1998 nằm trong khoảng từ 14 - 17% năm 1999 là 21,83%, như vậy vẫn đang có xu hướng tăng so với các loại hình xuất nhập khẩu khác. Còn về tốc độ tăng trưởng, trong hai năm 1996, 1997 có sự tăng trưởng rất nhanh đạt 24,2 và 36,9%. Năm 1998 có sự tụt giảm tốc độ này chỉ với 4% nhưng đến năm 1999 với 16,32% là một điều đáng mừng. Điều đó cho chúng ta thấy hoạt động gia công xuất khẩu có vai trò lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Nội, bên cạnh đó cộng với những đặc thù riêng của hoạt động này đòi hỏi Hải quan Hà Nội có hình thức quản lý chặt chẽ hoạt động gia công. 2.4.1. Phân cấp làm thủ tục hải quan cho hàng gia công Việc cửa khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng gia công và việc xuất khẩu hàng gia công của các doanh nghiệp thường qua cảng Hải Phòng. Các doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực dệt may đóng trên địa bàn thuộc sự quản lý của Hải quan Hà Nội, nếu có yêu cầu sẽ được chọn hoặc là làm thủ tục Hải quan tại Hải quan Hải Phòng, hoặc Hải quan Hà Nội, nhưng đã làm ở đâu thì phải làm trọn hợp đồng ở đó. Nắm bắt được sự tăng nhanh về gia công xuất khẩu trên địa bàn, để tăng cường kiểm tra, giám sát năm 1997, Hải quan Hà Nội đã thành lập một phòng chuyên trách theo dõi quản lý loại hình xuất nhập khẩu gia công, đầu tư liên doanh, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại số 28 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là một nét riêng trong tổ chức quản lý mà chỉ ở Hải quan Hà Nội mới có, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng nhưng đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng gia công. Trong công tác này, HQHN tập trung vào kiểm tra nguyên phụ liệu cho sản xuất và thanh khoản hợp đồng gia công, sử dụng sổ gia công để theo dõi. Trong sổ gia công có ghi số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu, số thành phẩm gia công xuất khẩu, và cuối cùng được dùng để Hải quan và doanh nghiệp thanh khoản hợp đồng gia công. Nhờ đó Hải quan Hà Nội quản lý được từng hợp đồng gia công và biết đựơc doanh nghiệp xuất bao nhiêu sản phẩm theo định mức đã đăng ký. 2.4.2. Kiểm tra, giám sát định mức nguyên phụ liệu làm hàng gia công Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu là quy định được thống nhất giữa doanh nghiệp nước ngoài (bên thuê gia công) và doanh nghiệp Việt Nam (bên nhận gia công) về mẫu mã, quy cách, chủng loại, kích cỡ, nguyên phụ liệu phụ kiện để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Còn đối với Hải quan, đây là cơ sở để tiến hành thanh khoản hợp đồng gia công khi hợp đồng đã thực hiện xong. Cơ quan Hải quan căn cứ vào định mức nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm, căn cứ vào tổng số nguyên phụ liệu nhập khẩu để tính số sản phẩm xuất khẩu, nguyên sản phẩm gia công hư hỏng, thừa thiếu. Căn cứ vào bảng định mức, cơ quan Hải quan sẽ giám sát, quản lý được doanh nghiệp gia công hàng xuất nhập khẩu có xuất khẩu số lượng tương ứng với số nguyên vật liệu đã nhập khẩu hay không. Khi đăng ký làm thủ tục Hải quan đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu gia công, doanh nghiệp gia công phải trình tờ cơ quan Hải quan bản hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng đã được Bộ thương mại duyệt, trong đó có mẫu mã và bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Sở dĩ phải quản lý chặt chẽ định mức gia công vì theo luật thuế xuất nhập khẩu thì nguyên phụ liệu gia công được miễn thuế nhập khẩu. Bởi vậy, trong thực tế, một số doanh nghiệp đã lợi dụng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu gia công hòng gian lận thương mại. Thứ nhất, doanh nghiệp thông đồng với chủ hàng khai tăng định mức so với thực tế, nhập thừa nguyên phụ liệu để đem tiêu thụ trong nước nhằm trốn thuế nhập khẩu. Thứ hai, nếu mẫu mã mà nguyên phụ liệu của hàng gia công không được quản lý chặt chẽ, các doanh nghiệp sẽ nhập nguyên phụ liệu của nước ngoài nhưng bán ra thị trường nội địa và mua nguyên phụ liệu trong nước để làm hàng gia công xuất khẩu. Như vậy, định là vấn đề cốt lõi trong quản lý hoạt động gia công xuất nhập khẩu hiện nay. Có kiểm tra giám sát chặt chẽ vấn đề định mức thì cơ quan Hải quan mới quản lý được hoạt động hàng gia công xuất khẩu, mới theo dõi được các doanh nghiệp có chấp hành tốt pháp luật hay không, đồng thời từ đó có thể đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trước khi bỏ giấy phép chuyến nhập khẩu theo Nghị Định 89/CP của Chính phủ ngày 15/12/1995, Bộ thương mại xét duyệt hợp đồng gia công và duyệt định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, Hải quan chỉ dựa vào giấy phép do Bộ thương mại duyệt để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Từ sau khi có nghị định 89/CP và theo thông tư 07/TM-TCHQ của liên bộ Thương mại - TCHQ ngày 13/04/1996 thì giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong hợp đồng gia công trình Bộ TM. Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra lại định mức do doanh nghiệp xuất trình đối với những mặt hàng có thể kiểm tra lại định mức được ( hàng may, hàng dệt...) hoặc có căn cứ không chấp nhận định mức của hợp đồng ( điều 10 quy chế về quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu ban hành theo quyết định số 126/TCHQ - QĐ ngày 08/04/1995 của Tổng cục Hải quan). Theo đó thực chất Bộ thương mại chỉ duyệt định mức một cách chung chung về số lượng, chủng loại, quy cách nguyên phụ liệu nhập khẩu, việc kiểm tra cụ thể được giao cho ngành Hải quan trên cơ sở định mức do doanh nghiệp đưa ra khi tiến hành xuất nhập khẩu. Như vậy, tuy đã có các cải cách trong quản lý hàng gia công nhưng các doanh nghiệp gia công xuất khẩu vẫn phải chịu sự quản lý của hai cơ quan, Bộ TM cấp giấy phép và còn Hải quan tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu. Theo nghị định số 57/1998/NĐ-CP của chính phủ ngày 31/07/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, trong đó hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài được tạo thuận lợi, thông thoáng hơn rất nhiều. Đối tượng làm hàng gia công được mở rộng gồm thương nhân Việt Nam thuộc tất cả các thành phần kinh tế từ doanh nghiệp, tổ hợp, gia đình và không hạn chế về số lượng, chủng loại hàng gia công. Thủ tục đối với hoạt động này cũng được cải tiến theo hướng bỏ chế định phê duyệt hợp đồng tại Bộ thương mại, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng gia công dựa trên hợp đồng hai bên đã ký kết, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong hoạt động gia công xuất khẩu đã được nâng cao hơn so với trước. Điều đó đặt ra cho công tác Hải quan là vai trò quản lý sẽ tăng lên rất nhiều. Mặc dù Bộ thương mại không phê duyệt hợp đồng gia công như trước đây, sau khi đến làm thủ tục Hải quan, doanh nghiệp vẫn phải xuất trình hợp đồng để cơ quan Hải quan đối chiếu xem xét và có cơ sở theo dõi quản lý toàn bộ hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu, xuất khẩu thành phẩm và thanh khoản sau này. Cùng theo Nghị định trên, doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về định mức sử dụng nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm, tỷ lệ tiêu hao, việc nhập khẩu máy móc thiết bị, thanh khoản hợp đồng... Cơ quan Hải quan chỉ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu và thanh khoản hợp đồng trên cơ sở định mức do doanh nghiệp xuất trình. Qua thực tế, việc cho phép doanh nghiệp tự xác định định mức là hợp lý, giải quyết tình trạng cán bộ Hải quan phải trực tiếp đo từng mét vải để kiểm tra định mức, các doanh nghiệp không phải mất thời gian xuất trình định mức nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm mà mỗi hợp đồng gia công thường có nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau. Nhưng qua công tác của cục Hải quan Hà Nội trong những năm qua cho thấy hầu hết định mức hàng may mặc của doanh nghiệp đưa lên, khi Hải quan Hà Nội kiểm tra đều cao hơn so với thực tế, đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp gia công may mặc cho nước ngoài. Bên cạnh đó việc tiến hành kiểm tra định mức của Hải quan Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ Hải quan không được hướng dẫn cụ thể phương pháp làm việc, những vấn đề liên quan đến định mức, kỹ thuật kiểm tra cơ bản, những thông tin về sản phẩm gia công. Việc áp dụng kiểm tra định mức đối với hàng gia công may mặc đều do cán bộ Hải quan tự mày mò nghiên cứu học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế. Hiện nay Hải quan Hà Nội mới chỉ xây dựng được phương pháp kiểm tra định mức đối với hàng gia công may mặc, còn các loại hàng gia công xuất nhập khẩu khác như da giầy, điện tử, vẫn chưa kiểm tra được. ở những ngành hàng này, hầu hết Hải quan phải chấp nhận định mức do doanh nghiệp đưa ra. Kiểm tra, giám sát thanh khoản hợp đồng gia công Thanh khoản hợp đồng gia công là công đoạn kết thúc của một hợp đồng gia công được tiến hành giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Căn cứ vào số lượng và định mức tiêu hao nguyên phụ liệu nhập khẩu, số thành phẩm thực tế đã xuất khẩu khi hợp đồng kết thúc, cơ quan Hải quan tiến hành thanh khoản hợp đồng. Việc thanh khoản hợp đồng gia công xuất nhập khẩu là biện pháp quản lý chặt chẽ của cơ quan Hải quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu. Có thanh khoản hợp đồng kịp thời thì cơ quan Hải quan mới biết được số nguyên liệu nhập khẩu có phục vụ đúng mục đích gia công hay không? Số sản phẩm xuất khẩu có tương ứng với số nguyên phụ liệu nhập khẩu hay không? Đồng thời không để nguyên phụ liệu và sản phẩm thuộc hàng gia công xuất khẩu tuồn vào nội địa. Như phần trên đã trình bày, việc chậm trễ trong thanh khoản hợp đồng dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng: thứ nhất, vì được miễn thuế các doanh nghiệp có thể lợi dụng nhập nguyên phụ liệu vào Việt Nam nhưng lại không sản xuất hàng gia công cho nước ngoài hoặc xuất sản phẩm đi rất ít, còn lại bán ở thị trường nội địa. Thứ hai, doanh nghiệp có thể nhập nguyên phụ liệu cao cấp của nước ngoài, nhưng lại đem bán ở thị trường nội địa (dùng sai mục đích) rồi mua nguyên phụ liệu trong nước để gia công xuất khẩu. Những việc làm trên nhằm trốn thuế nhập khẩu, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, vi phạm chính sách quản lý Nhà nước trong hoạt động gia công xuất khẩu. Thông tư số 72A-TC/TCT ngày 30/08/1993 của Bộ Tài Chính và điều 13 trong Quy chế quản lý hàng gia công xuất khẩu ban hành theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ ngày 08/04/1995 quy định: Trong vòng 45 ngày kể từ khi hợp đồng hết hiệu lực, chủ hàng phải thực hiện xong việc thanh khoản, nếu quá thời hạn mà chưa thanh khoản thì Hải quan được phép ngừng làm thủ tục xuất nhập khẩu những lô hàng tiếp theo và truy thu thuế xuất nhập khẩu. Song thực tế, hơn 300 hợp đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã hết hạn gấp nhiều lần thời gian cho phép là 45 ngày nhưng Hải quan Hà Nội không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế trên. bởi vì vào thời điểm bỏ giấy phép xuất nhập khẩu theo Nghị định 89/CP ban hành ngày 15/12/1995 có hiệu lực từ 01/02/1996 của Chính Phủ, một trong những nguyên nhân gây ùn tắc hàng gia công xuất nhập khẩu là do các doanh nghiệp không thanh khoản hợp đồng gia công đã thực hiện từ các năm trước bị Hải quan cưỡng chế. Để giải trả sự ách tắc này và tạo công ăn việc làm cho người lao động, TCHQ đã chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không thực hiện cưỡng chế nữa. Vì thế trong năm 1996, Hải quan Hà Nội chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với các doanh nghiệp chưa thanh khoản hợp đồng gia công kịp thời. Đây là một trong những lúng túng của công tác quản lý hàng gia công. Một khó khăn nữa trong công tác thanh khoản hợp đồng gai công các năm qua là ngoài điều 13 trong quy chế hàng gia công xuất nhập khẩu ban hành theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ ngày 08/04/1995 thì TCHQ không có văn bản nào hướng dẫn về quy trình thanh khoản hợp đồng cụ thể, khiến cho việc áp dụng vào thực tế thiếu thống nhất. Hải quan Hà Nội đã khắc phục những khó khăn này bằng cách tự xây dựng quy trình thanh khoản hợp đồng để hướng dẫn doanh nghiệp, gồm các bước như: tổng hợp nguyên phụ liệu nhập, tổng hợp sản phẩm sản xuất, tổng hợp cân đối chung, đồng thời hướng dẫn cán bộ Hải quan chuẩn bị tiếp nhận hồ sơ thanh khoản và tiến hành kiểm tra đối chiếu. Nghị định 57/1998/NĐ-CP ra ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương Mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài đã khai thông được những vướng mắc trong quản lý hàng gia công, đặc biệt là trong công tác thanh khoản hợp đồng, tạo điều kiện cho quản lý hàng gia công hiện nay. Nếu như trước đây, việc thanh khoản hợp đồng dựa trên cơ sở những mẫu biểu thống kê cụ thể về nguyên phụ liệu vật tư nhập khẩu, sản phẩm gia công xuất khẩu, định mức sử dụng và tỉ lệ trên hao nguyên phụ liệu. Thời hạn thanh khoản hợp đồng được kéo dài từ 45 ngày trước kia thành 90 ngày (3 tháng). Về quy trình thanh khoản hợp đồng gia công, TCHQ đã ban hành Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày 29/08/1998, trong đó có hướng dẫn rõ thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công, làm cơ sở thống nhất về nghiệp vụ cho các đơn vị Hải quan. Có hiệu lực từ ngày 30/08/1998 Nghị định 57/CP đã được Cục Hải quan Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định mới. Tính đến ngày 31/03/2000, đã có 51 hợp đồng thanh khoản, 34 hợp đồng hết hiệu lực đang nằm trong thời hạn thanh khoản, đang được đôn đốc và tiến hành thanh khoản theo quy định và còn 47 hợp đồng đã qua thời hạn thanh khoản từ 1 tháng đến 10 tháng những doanh nghiệp chưa lập bảng quyết toán thanh khoản, Hải quan Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục đôn đốc thông báo và ấn định thời gian để thanh khoản dứt điểm số hợp đồng này. 2.5. Kiểm tra, giám sát Hải quan với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu Những năm gần đây việc Việt Nam tham gia vào nhiều Tổ chức kinh tế Thế giới, mở rộng buôn bán với các nước mà trong hoạt động xuất nhập khẩu đã xuất hiện thêm loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất tiêu thụ trong nước, những doanh nghiệp tìm được thị trường tiêu thụ xuất khẩu và đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu. Trong các năm từ 1995 đến 1999, trị giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hải quan Hà Nội quản lý luôn chiến tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá làm thủ tục Hải quan tại HQHN. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 å Kim ngạch HH XNK (Tr USD) 593 131,7 1654 1516 1407 Nguyên liệu NK SX XK (Tr USD) 77 254 263,8 228 309,5 Tỷ trọng nguyên liệu NK SX hàng XK trong tổng kim ngạch XNK (%) 13% 18,6% 16% 15% 22% (Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Cục HQHN các năm 1995-1999) Nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là hình thức mua đứt, bán đoạn: doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên phụ liệu đó. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoãn thuế tương ứng với tỉ lệ xuất khẩu thành phẩm. Theo quy định của Quy chế về quản lý Hải quan đối với hàng gia công - nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 126/TCHQ - QĐ ngày 08/04/1995 thì thời hạn hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu là 90 ngày. Theo quy định mới thì thời hạn hoàn thuế đã được mở rộng là 275 ngày tính từ ngày nhập khẩu nguyên liệu. Hải quan quản lý với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu từ khi nhập cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đến khi làm thủ tục Hải quan không yêu cầu phải có ngay hợp đồng xuất khẩu sản phẩm; các doanh nghiệp phải thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC
Tài liệu liên quan