Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty chứng khoán Kim Long

MỤC LỤC

 Trang

Danh mục các chữ cái viết tắt

Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ .

Phần mở đầu 1

Chương 1 - Lý luận chung về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 2

1.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 2

1.1.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 2

1.1.2.1. Các chỉ tiêu định lượng 3

1.1.2.2. Các tiêu chí định tính 4

1.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 5

1.2.1. Khái niệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 5

1.2.2. Sự cần thiết của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đối với công ty chứng khoán 5

1.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 7

1.2.3.1. Đầu tư vào nguồn nhân lực 7

1.2.3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 9

1.2.3.3. Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị và công nghệ 10

1.2.3.4. Đầu tư khác 10

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK 12

1.2.4.1. Các chỉ tiêu định lượng 12

1.2.4.2. Các chỉ tiêu định tính. 15

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK 18

1.2.5.1. Những nhân tố thưộc về môi trường vĩ mô : 18

1.2.5.2. Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô của doanh nghiệp: 19

1.3. Kinh nghiệm trong việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty chứng khoán hàng đầu 20

Chương 2 - Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty chưng khoán Kim Long giai đoạn 2006-2008 23

2.1. Giới thiệu về công ty chứng khoán Kim Long 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCK Kim Long 23

2.1.2. Mục tiêu, phương châm hoạt động của Kim Long 25

2.1.3. Vị thế của công ty 26

2.1.3.1. Qui mô vốn 26

2.1.3.2. Cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh 26

2.1.3.3. Nhân lực 26

2.1.3.4. Thị phần nghiệp vụ 27

2.1.4. Cơ cấu tổ chức 27

2.1.5. Chức năng, nghiệp vụ của CTCK Kim Long 28

2.1.5.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 28

2.1.5.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 29

2.1.5.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 31

2.1.5.4. Nghiệp vụ tư vấn doanh nghiệp 35

2.2. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long giai đoạn 2006-2008. 39

2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Kim Long giai đoạn 2006-2008 29

2.2.1.1. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 42

2.2.1.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 44

2.2.1.3. Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, công nghệ. 47

2.2.1.4. Đầu tư khác. 49

2.2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS giai đoạn 2006-2008 52

2.2.2.1. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng 52

2.2.2.2. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính 60

2.2.2.3. Tóm tắt những đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS 72

2.2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế. 74

Chương 3 - Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long 75

3.1. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Kim Long 75

3.1.1 Triển vọng của TTCK Việt Nam đến năm 2015 75

3.1.2. Phân tích SWOT của KLS 75

3.1.2.1. Strengths ( Điểm mạnh ) 75

3.1.2.2. Weaknesses ( Điểm yếu ) 76

3.1.2.3. Opportunities ( Cơ hội ) 77

3.1.2.4. Threats ( Đe dọa ) 79

3.1.3. Mục tiêu của KLS đến năm 2015. 80

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS. 81

3.2.1. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS 81

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lý hơn. 82

3.2.3. Coi trọng công tác lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư. 84

3.2.4. Sử dụng vốn có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí. 84

3.2.5. Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 85

3.2.6. Tăng cường đầu tư vào marketing 87

3.2.7. Cần có một phòng, ban riêng đảm nhận công tác đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 89

Kết luận 91

Danh mục các tài liệu tham khảo

 

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty chứng khoán Kim Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định giá trị doanh nghiệp - Xác định cấu trúc tài chính và cơ cấu vốn tối ưu - Hoàn tất hồ sơ chuyển đổi - Hỗ trợ hoàn tất các công việc sau khi phương án chuyển đổi được chấp thuận. * Tư vấn đăng ký doanh nghiệp đại chúng và lưu ký chứng khoán tập trung KLS cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký đại chúng theo Luật định, bao gồm các dịch vụ sau: - Xây dựng hồ sơ đăng ký đại chúng  - Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đăng ký đại chúng - Đăng ký lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. * Tư vấn quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, KLS đưa ra dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp về mặt quản trị, bao gồm:     - Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán - Xây dựng các quy chế điều chỉnh hoạt động của HĐQT, Ban Giám Đốc, Ban Kiểm Soát - Xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc công bố thông tin đại chúng theo luật định - Tư vấn tổ chức Đại hội đồng cổ đông và những vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp cổ phần... * Các dịch vụ tư vấn khác Nhằm đem đến dịch vụ tư vấn trọn gói và phù hợp nhất cho khách hàng, với kinh nghiệm và năng lực của một công ty chứng khoán chuyên nghiệp, KLS sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý sổ cổ đông, tổ chức Đại hội đồng cổ đông và các dịch vụ khác theo yêu cầu. 2.2. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long giai đoạn 2006-2008. 2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Kim Long giai đoạn 2006-2008 Vốn đầu tư của công ty trong giai đoạn 2006-2008 được đầu tư vào 4 nội dung chính đó là: đầu tư vào nguồn nhân lực; đầu tư vào cơ sở hạ tầng; đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ, phần mềm; và đầu tư khác. KLS đã có sự quan tâm hầu hết các nội dung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường chứng khoán đầy biến động. Ngoại trừ nội dung đầu tư vào cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư tăng mạnh trong năm 2007 thì vốn đầu tư vào ba nội dung còn lại đã liên tục tăng trong các năm 2006, 2007, và 2008. Điều này được thể hiện qua bàng sau: Bảng 2.1: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phân cho các nội dung. Đơn vị : Tỷ đồng ` Nguồn : Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN Bảng 2.1 cho thấy vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS đã tăng từ 13.38 tỷ đồng năm 2006 lên 34.22 tỷ đồng năm 2008 và giảm xuống còn 20.58 tỷ đồng năm 2008. Sở dĩ như vậy vì năm 2007 vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của KLS tăng mạnh do công ty hoàn thiện việc xây trụ sở chính. Mặc dù năm 2008 số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã giảm rất mạnh từ 28. 4 tỷ đồng xuống còn 1.33 tỷ đồng song tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS cũng vẫn ở mức cao 20.58 tỷ đồng là vì có sự tăng vốn đầu tư vào ba nội dung còn lại, đặc biệt là đầu tư vào máy móc thiết bị, thiết bị, công nghệ tăng từ 3.25 tỷ đồng năm 2007 lên 18.33 tỷ đồng năm 2008. Xét về cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì tỷ lệ vốn đầu tư vào bốn nội dung luôn luôn chênh lệch nhau rất lớn, trong khi nội dung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ luôn luôn chiếm tỷ trọng cao thì đầu tư vào nguồn nhân lực và vốn đầu tư khác lại luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong giai đoạn 2006-2008. Chúng ta có thể thấy điều này rất rõ qua bảng sau: Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phân bổ theo các nội dung. Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy rõ cơ cấu, tỷ lệ đầu tư vào các nội dung trong từng năm 2006, 2007, 2008. Qua đó chúng ta có thể thấy điểm nôi bật là trong 2 năm đầu 2006, 2007 do phải xây dựng trụ sở chính trên đường Thành Công nên tỷ lệ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất cao so với các nội dung khác, sang năm 2008 do chỉ phải tu bổ và hoàn thành nốt một phần còn lại của trụ sở chính nên tỷ lệ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã giảm đi đáng kể ( năm 2006 là 86.70 % sang năm 2007 là 82.99 % và giảm xuống chỉ còn 6.46 % năm 2008 ). Tuy nhiên ta lại có thể thấy tỷ lệ vốn đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ lại tăng lên đột biến trong năm 2008, do trong năm này công ty đã thực hiện việc mua mới và hiện đại hóa các máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị và phần mềm ( năm 2006 tỷ lệ này là 6.20 % sang năm 2007 tăng lên 9.50 % và năm 2008 tăng đột biến lên 89.07 % ). Sau đây chúng ta sẽ đi cụ thể vào thực trạng đầu tư từng nội dung: 2.2.1.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực luôn là một trong những điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào. Một trong những vấn đề mấu chốt luôn được quan tâm hàng đầu của các công ty chứng khoán chính là vấn đề nhân lực, đã có những lúc trên TTCK các CTCK đua nhau tuyển nhân lực, dùng các biện pháp để lôi kéo nhân lực của nhau, khiến cho nghề chứng khoán trở thành nghề cực hấp dẫn đối với các bạn sinh viên muốn tìm việc làm. Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh luôn được coi trọng, như vậy đồng nghĩa với việc công ty cần có một nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm ngày càng lớn, không chỉ đối với KLS mà đó còn là nỗi lo chung của các công ty chứng khoán hiện nay. Trước đây luật qui định các nhân viên làm trong các công ty chứng khoán phải có đủ ba chứng chỉ hành nghề, và hiện nay luật đã nâng số chứng chỉ hành nghề bắt buộc này lên từ bốn đến bảy chứng chỉ hành nghề. Không những vậy luật pháp cũng qui định mỗi nghiệp vụ kinh doanh phải có ba nhân viên đã được cấp chứng chỉ hành nghề, không bao gồm giám đốc. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với các công ty chứng khoán. KLS ra đời vào năm 2006, khá muộn so với các công ty chứng khoán khác, và để có thể phát triển được như hiện nay là nhờ một phần rất lớn của đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. KLS luôn luôn xác định đầu tư vào nguồn nhân lực là đầu tư một cách đúng đắn nhất cho sự phát triển lâu dài và bền vững đối với công ty. Biểu đồ 2.2 : Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vào nguồn nhân lực của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN Biểu đồ 2.1 cho ta thấy rằng cùng với sự phát triển của công ty thì vốn đầu tư vào nguồn nhân lực của KLS qua các năm không ngừng gia tăng. Năm 2006 khi mới thành lập vốn đầu tư cho nguồn nhân lực là 0.76 tỷ đồng, năm 2007 vốn đầu tư này đã tăng lên 1.86 tỷ đồng, và năm 2008 tăng lên 1.97 tỷ đồng. Năm 2006, do mới thành lập qui mô vốn còn hạn hẹp nên KLS chỉ có thể đầu tư 0.76 tỷ đồng vào nguồn nhân lực, tuy nhiên sang các năm 2007, 2008 qui mô vốn công ty đã phát triển cộng thêm lợi nhuận để lại do kinh doanh có hiệu quả KLS đã tăng số vốn đầu tư vào nguồn nhân lực lên một cách đáng kể 1.86 và 1.97 tỷ đồng. Số tiền đầu tư vào nguồn nhân lực qua các năm được thực hiện vào các nội dung chính: tuyển dụng, đào tạo nhân viên, các chi phí liên quan đến việc chăm lo cho đời sống nhân viên, chi phí thưởng cho nhân viên nhằm làm tăng mối gắn kết của nhân viên với công ty cũng như làm tăng tinh thần làm việc, khả năng cống hiến của các nhân viên lên một cách tốt nhất. Do luật qui định các nhân viên làm việc trong các công ty chứng khoán phải có đủ từ bốn đến bảy chứng chỉ hành nghề nên KLS đã cử các nhân viên chưa có đủ số chứng chỉ hành nghề cần thiết đi học với chi phí công ty sẽ tài trợ. Thêm vào đó các ngày nghỉ lễ công ty luôn tổ chức các cuộc hội thảo và tham quan cho nhân viên có cơ hội tăng sự đoàn kết gắn bó vì sự phát triển chung của công ty. Năm 2007 và năm 2008 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho KLS, số vốn đầu tư vào nguồn nhân lực đã tăng lên 1.86 và 1.97 tỷ đồng, công ty đã tuyển thêm nhiều nhân viên mới với trình độ chuyên môn cao đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, chứng khoán trong nước và nước ngoài. Cũng trong hai năm này công ty đã ứng dụng nhiều phần mềm mới hiện đại, sử dụng rất phức tạp vì vậy công ty đã cử các nhân viên làm việc trực tiếp liên quan đến các phần mềm này đi đào tạo tại nước ngoài. 2.2.1.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng luôn là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi công ty trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, cơ sở hạ tầng được biểu hiện dưới dạng nhà cửa, xí nghiệp, văn phòng, sân bãi trong mỗi công ty. Sức cạnh tranh của một công ty chứng khoán mặc dù không thực sự trực tiếp liên quan tới cơ sở hạ tầng của công ty đó, nhưng một cách gián tiếp cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại lại có tác động vô cùng to lớn. Cơ sở hạ tầng không chỉ là môi trường làm việc của các nhân viên mà còn thể hiện sự lớn mạnh phát triển của mỗi công ty chứng khoán. Một công ty chứng khoán có một trụ sở rộng lớn, khang trang hiện đại sẽ được đánh giá cáo hơn rất nhiều so với những công ty có trụ sở nhỏ, hay phải đi thuê văn phòng làm việc, và điều đó cũng giúp công ty thu hút được sự quan tâm của khách hang, qua đó nâng cao thị phần của công ty trong các lĩnh vực khác nhau. KLS được thành lập năm 2006, ban đầu công ty phải thuê văn phòng làm việc trên đường Kim Mã, nhưng ban lãnh đạo công ty đã có một bước đi đúng đắn là quyết định xây dựng trụ sở chính của công ty trên diện tích đất rộng 2000 m2 trên đường Thành Công. Trụ sở chính này bắt đầu được xây dựng vào năm 2006 tuy nhiên trong năm 2007 mới là giai đoạn xây dựng chính và hoàn thành của trụ sở, chính vì vậy mà vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã tăng mạnh từ 11.6 tỷ đồng năm 2006 lên 28.4 tỷ đồng năm 2007. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vào cơ sở hạ tầng của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN Cũng qua biểu đồ 3, ta có thể thấy vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng năm 2008 đã giảm đột ngột từ 28.6 tỷ xuống chỉ còn 1.33 tỷ, điều này không có gì khó hiểu vì cuối năm 2007 trụ sở chính của công ty đã gần như hoàn thành và đã đi vào hoạt động, sang năm 2008 công ty chỉ đầu tư thêm 1.33 tỷ đồng nữa nhằm hoàn chỉnh trụ sở chính ở một số bộ phận nhỏ nữa như sân sau công ty, nhà để xe,… Bảng 2.3: Tỷ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của KLS so với tồng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN Nhìn từ bảng 4 có thể thấy tỷ lệ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của KLS so với tổng vốn đầu tư lại giảm từ năm 2006 sang năm 2007 là 86.7% xuống 82.99%, mặc dù nguồn vốn này đã tăng đáng kể từ 13.38 tỷ đồng năm 2006 lên 34.22 tỷ đồng, không có gì là mâu thuẫn vì số vốn đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm 2007 đã tăng rất mạnh so với vốn đầu tư ban đầu năm 2006, nên mặc dù vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng năm 2007 tăng rất nhiều so với năm 2006 nhưng tỷ lệ VĐT vào cơ sở hạ tầng so với tổng VĐT lại giảm một chút. Mặc dù năm 2008 KLS đã có thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng do chi nhánh này đang hoạt động dựa vào việc đi thuê văn phòng nên số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng năm 2008 chỉ là 1.33 tỷ đồng. Hiện nay ban lãnh đạo KLS đang có kế hoạch trong một hai năm tới sẽ xây dựng tòa nhà cho chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh nhằm đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động của chi nhánh này không phải thuê văn phòng làm việc nữa. 2.2.1.3. Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, công nghệ. Máy móc, thiết bị, công nghệ của KLS đã tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm dịch vụ. Do tính chất đặc trưng của công ty chứng khoán là không sản xuất kinh doanh mà cung cấp các dịch vụ nên việc đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ lại trở nên quan trọng. Trong các phòng ban tùy theo tính chất nghiệp vụ và số lượng nhân viên mà công ty sẽ bố trí các trang thiết bị, máy móc, phần mềm cho phù hợp, ví dụ trong phòng giao dịch có các hoạt động nhận lệnh, đặt lệnh vì vậy tại đây sẽ trang bị máy tính nối với trụ sở chính, ngoài việc nhận lệnh bằng phiếu thì nhà đầu tư còn có thể đặt lệnh qua điện thoại được ghi âm nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ theo dõi bảng điện tử về phiên giao dịch, sử dụng máy tính miễn phí để đặt lệnh trên sàn giao dịch. Công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của công ty bởi tính ứng dụng cao và những tiện ích mà nó mang lại. Công ty chứng khoán là một trong những công ty ứng dụng công nghệ nhiều nhất vì thế có KLS đã xác định đầu tư vào công nghệ là quan trọng nhất trong nội dung đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. Bên cạnh đó trong nội dung đầu tư này KLS cũng đã chi cho việc mua ô tô các loại đắt tiền nhằm mục đích đưa đón ban lãnh đạo và nhân viên trong các cuộc họp, các dịp tiệc tùng, tham quan. Trong ba năm 2006, 2007, và 2008 vốn đầu tư vào máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị và phần mềm của KLS không ngừng gia tăng theo đà phát triển của công ty. Ta có thể thấy rõ điều này qua biều đồ sau: Biểu đồ 2.4: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vào máy móc, thiết bị, công nghệ của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN Biểu đồ 4 cho thấy nguồn vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ đã tăng từ 0.83 tỷ đồng năm 2006 sang 3.25 tỷ đồng năm 2007 và tăng mạnh lên 18.33 tỷ đồng năm 2008. Sở dĩ có điều này là vì trong năm 2007 công ty đã có lợi nhuận lớn và ban lãnh đạo đã quyết định giữ lại một phần trong số lợi nhuận đó để tái đầu tư trong năm 2008 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ là quan trọng nhất năm 2008. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 5 khi mà tỷ lệ vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ năm 2008 là 89, 07 % một tỷ lệ rất lớn trong khi tỷ lệ này chỉ là 6.2% và 9.5% trong các năm 2006, 2007. Cụ thể số vốn này năm 2008 đã được đầu tư vào một số nội dung chính đó là: mua thêm 23 máy tính cá nhân cho nhân viên và sàn giao dịch, mua thêm 4 xe ô tô mới, mua thêm 2 màn hình lớn để giúp nhà đầu tư theo dõi diễn biến giá các mã chứng khoán trên sàn giao dịch, đặc biệt là một số tiền lớn được dùng để mua các phần mềm hiện đại, trong đó điển hình là một phần mềm mới mua từ Thái Lan với giá hơn 5 tỷ đồng, ngoài ra còn một số trang thiết bị, máy móc khác nữa. Bảng 2.4: Tỷ lệ VĐT vào máy móc, thiết bị, công nghệ so với tổng vốn đầu tư của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN 2.2.1.4. Đầu tư khác. Ngoài ba nội dung đầu tư chính đã đề cập thì KLS cũng chú trọng đầu tư vào một số nội dung khác không kém phần quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, bao gồm: đầu tư phát triển thương hiệu mở rộng thị trường, đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Trong đầu tư nhằm phát triển thương hiệu mở rộng thị trường công ty phải bỏ ra chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, chi phí cho những hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu, tên tuổi của công ty, ví dụ như trong năm 2007, 2008 KLS đã trao tặng một số suất học bổng cho các sinh viên trường đại học ngoại thương, mỗi suất học bổng trị giá 10 triệu đồng /một người/một năm. Hay công ty thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giữa các nhà đầu tư, các sinh viên và nhân viên trong công ty vào các ngày nghỉ nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, thêm vào đó công ty cũng có những chương trình tài trợ cho một số hoạt động của các sinh viên trường ngoại thương như hoạt động kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26-3, và một số hoạt động khác. Các hoạt động, chương trình này của KLS không những giúp ích cho các nhà đầu tư, các sinh viên là các khách hàng hiện tại và trong tương lai mà qua đó còn góp phần quảng bá thương hiệu cho công ty, giúp cho khách hàng thêm niềm tin đối với KLS. Đặc biệt trong bối cảnh TTCK hiện nay ngày càng có nhiều công ty chứng khoán ra nhập thị trường thì đầu tư vào marketing là một bước đi đúng đắn nhằm mang lại thị phần cho công ty trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh. Không chỉ dừng lại ở đầu tư vào marketing, nghiên cứu thị trường mà KLS luôn chú tâm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Công ty đã nhiều lân cử một số nhân viên giỏi sang các nước phát triển nhằm khảo sát, học hỏi về chất lượng dịch vụ của các CTCK hàng đầu tại đó, công ty cũng bỏ ra chi phí để mời một số chuyên gia là các thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài từng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong TTCK về tư vấn cho công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Mặc dù số vốn đầu tư cho nội dung này không lớn so với vốn đầu tư cho các nội dung khác song nó cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Trong ba năm 2006, 2007, 2008 số vốn đầu tư cho nội dung này không ngừng gia tăng, chúng ta có thấy rõ điều này qua biểu đồ sau đây: Biểu đồ 2.5: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh khác của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN Biểu đồ 5 cho ta thấy vốn đầu tư khác gia tăng qua các năm, năm 2006 là 0.19 tỷ đồng, năm 2007 là 0.71 tỷ đồng và năm 2008 tăng lên 0.98 tỷ đồng. Không những gia tăng về số lượng mà tỷ lệ vốn đầu tư khác so với tổng vốn đầu tư cũng gia tăng: năm 2006 là 1.42 %, năm 2007 là 2.07 % và năm 2008 tăng lên 4.76 %, điều này được thể hiện qua bảng 2.5. Năm 2008 số vốn đầu tư khác tăng lên tới 0.98 tỷ là vì năm 2007 công ty đã kinh doanh có lãi, do đó ban lãnh đạo và các cổ đông quyết định gia tăng đầu tư cho công ty với mục đích nâng cao sức cạnh tranh, sức khỏe cho công ty trước những biến động không ngừng của thị trường. Bảng 2.5: Tỷ lệ vốn đâu tư khác so với tổng vốn đầu tư của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN 2.2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS giai đoạn 2006-2008 2.2.2.1. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng a. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS giai đoạn 2006-2008 * Thị phần Thị phần là một chỉ tiêu phản ánh trực tiếp kết quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK. Nhìn chung sau 3 năm đi vào hoạt động thì thị phần của KLS đã gia tăng qua từng năm, điều này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5: Thị phần môi giới của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước Bảng 10 cho thấy nếu như năm 2006 do mới đi vào hoạt động nên thị phần của KLS trong lĩnh vực môi giới chỉ là 0.02 % so với toàn thị trường thì sang năm 2007 con số này đã tăng lên nhanh chóng là 0,88 %, và tiếp tục tăng lên 0.92 % trong năm 2008 cho dù năm 2008 công ty bị thua lỗ song đây là năm tất cả các công ty chứng khoán đều gặp khó khăn vì thế thị phần của KLS vẫn tăng so với năm 2008. Nhìn vào số thị phần tính trên vốn đầu tư của KLS giai đoạn 2006-2008 ta có thể thấy có dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển của công ty, khi mà năm 2008 dù vốn đầu tư đã giảm so với năm 2007 là 13.64 tỷ đồng song thị phần trong lĩnh vực môi giới của KLS lại tăng lên 0.04 % đây là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy hoạt động đầu tư của KLS đã phần nào đem lại hiệu quả và hiệu quả đó được tăng từ năm 2006 tới năm 2008. Tuy nhiên thị phần của KLS vẫn còn rất hạn chế so với các CTCK hàng đầu khác. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, tính đến hết quý II/2008, thị phần môi giới của các CTCK tuy vẫn tập trung mạnh ở các công ty lớn, mặc dù đang có sự dịch chuyển dần sang các CTCK mới hoạt động. Cụ thể, 3 công ty là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á châu (ACBS) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) hiện chiếm gần 55% thị phần. Trong đó, VCBS chiếm khoảng 22%, ACBS xấp xỉ 22% và SSI chiếm 10,92% thị phần; tiếp theo là nhóm Công ty Chứng khoán Bảo Việt với 3,7% thị phần; Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) nắm 4,82% thị phần.... Nhóm công ty mới hoạt động gồm Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) nắm 1%, Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) chỉ nắm 0,92% thị phần. Điều này còn thể hiện qua số doanh nghiệp lớn niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM và TTGDCKHN được KLS tư vấn còn quá ít, tiêu biểu chỉ có hồ sơ của Công ty Cổ phần Sông Đà 2, Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (Vinaconex 5). * Lợi nhuận sau thuế KLS bắt đầu hoạt động vào năm 2006 chính vì vậy mà lợi nhuận của KLS năm 2006 rất khiêm tốn chỉ có 4.46 tỷ đồng, một con số rất nhỏ so với các công ty cùng ngành khác Bảng 2.6: Lợi nhuận của KLS giai đoạn 2006-2008 Đơn vị : VNĐ TT Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu về hoạt động kinh doanh 6.354.729.646 193.897.632.871 Top of Form 302.016.814.924 Bottom of Form 2 Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán 1.289.595.519 64.364.851.613 Top of Form    642.423.888.535 Bottom of Form 3 Tổng lợi nhuận gộp 5.065.134.127 129.532.781.258 -340,407,073,611 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 606,292,009 3,514,135,368 7,263,111,020 5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 4,458,842,118 126,018,645,890 -347,670,184,631 6 Tổng lợi nhuận trước thuế 4,458,842,118 126,245,850,824 -347,442,933,183 7 Lợi nhuận sau thuế 4,458,842,118 126,245,850,824 -347,442,933,183 Nguồn: Các cáo tài chính của KLS trên trang web của TTGDCKHN giai đoạn 2006-2008 Năm 2008 do tác động từ khủng hoảng tài chính thế giới TTCK Việt Nam đi xuống rất mạnh, các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường, các doanh nghiệp hoãn không niêm yết, nên KLS cũng như hầu hết các công ty chứng khoán khác đều kinh doanh không có lãi. Tuy nhiên nhìn lại năm 2007 thì KLS đã có một bước tiến lớn trong hoạt động kinh doanh, khi mà lợi nhuận của KLS đã tăng mạnh so với năm 2006. Nếu như lợi nhuận năm 2006 chỉ là 4.46 tỷ đồng thì sang năm 2007 đã tăng lên tới 126.45 tỷ, tức là tăng gấp hơn 28 lần hay 2835.2 % một con số rất lớn. Mặc dù năm 2007 mới chỉ là năm thứ 2 công ty đi vào hoạt động tuy nhiên mức lợi nhuận đạt được đó so với các công ty cùng ngành khác lại không hề nhỏ chút nào. Xét trên tổng số gần 80 công ty chứng khoán hoạt động vào năm 2007 thì KLS số lợi nhuận này đứng thứ 21 trong số gần 80 CTCK, đây là một kết quả rất đáng khen, nó phần nào phản ánh hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS vào 2 năm đầu 2006, 2007 đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2008 KLS là một trong số những công ty chứng khoán lỗ lớn nhất trên TTCK Việt Nam. Mặc dù bối cảnh năm 2008 tất cả các CTCK đều gặp khó khăn song KLS lại đứng thứ ba trong danh sách các CTCK lỗ lớn nhất trên TTCK, điều phản ánh một phần nào kết quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS chưa tốt vì năm 2007 thì lợi nhuận đạt được rất ấn tượng tăng gần 28 lần so với năm 2006, song năm 2008 lại thua lỗ lớn tới -347 tỷ đồng. Trong đó phải kể đến doanh thu của nghiệp vụ tự doanh đã giảm rất mạnh và chi phí hoàn nhập dự phòng lại tăng lên, điều này chứng tỏ nguồn nhân lực mà cụ thể là các nhân viên làm việc trong phòng tự doanh đã không có những dự đoán, những chiến lược đầu tư khôn ngoan trong bối cảnh thị trường đi xuống, điều này cho thấy chất lượng nhân lực của KLS chưa tốt, đặc biệt lại rơi vào những nhân viên của nghiệp vụ tự doanh là nghiệp vụ có tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ba năm liền. Bảng 2.7 : Danh sách các công ty chứng khoán lỗ lớn nhất năm 2008 Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS giai đoạn 2006-2008 * Thị phần tính trên đơn vị vốn đầu tư Cùng với sự gia tăng thị phần giai đoạn 2006-2008 thì thị phần môi giới của KLS tính trên đơn vị vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS cũng gia tăng trong giai đoạn này. Điều này phản ánh một đồng vốn bỏ ra đã thu về hiệu quả tăng lên trong từng năm. Bảng 2.8: Thị phần môi giới tính trên đơn vị vốn đầu tư của KLS giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước. Bảng 2.7 cho thấy thị phần môi giới tính trên đơn vị vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS năm 2006 là 0.0015 sang năm 2007 tăng lên 0.0257 và năm 2008 tăng lên 0.0447. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS đã phần nào mang lại hiệu quả, mỗi đồng vốn bỏ ra đã làm cho số đơn vị thị phần tăng lên trong từng năm. Sở dĩ thị phần trong lĩnh vực môi giới không ngừng gia tăng trong ba năm trở lại đây là vì KLS đã có những đầu tư đúng đắn vào việc phát triển thương hiệu, điều này khiến cho số khách hàng biết đến tên tuổi của KLS ngày càng gia tăng, và số khách hàng tin dùng dịch vụ của KLS cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên nếu so sánh chỉ tiêu này với các CTCK hàng đầu hiện nay như Công ty Chứng khoán Ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21744.doc
Tài liệu liên quan