LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 3
I- HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ( NHTM) 3
1- Khái niệm và đặc điểm hoạt động NHTM 3
1.1- Khái niệm 3
1.2- Đặc điểm của hoạt động NHTM 3
2- Các hoạt động chủ yếu của NHTM 4
2.1- Các hoạt động trong bảng tổng kết tài sản: 5
2.1.1- Huy động vốn 5
2.1.2 Sử dụng vốn: 7
2.1.3-Hoạt động môi giới trung gian 8
2.2- Các hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản: 9
II- CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1- Huy động từ chủ sở hữu: 10
2- Huy động tiền gửi 12
2.1-Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán) 12
2.2- Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội 13
2.3- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng 14
3- Vốn đi vay 15
3.1- Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá: 15
* Trái phiếu: 18
3-2 - Vay vốn các tổ chức tín dụng 19
* Vay từ nước ngoài: 21
III- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM. 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN -BẮC HÀ NỘI 26
I- TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN -BẮC HÀ NỘI 26
1- Lịch sử hình thành và phát triển 26
2- Các hoạt động chính: 27
2.2- Hoạt động Tín dụng 28
2.3- Hoạt động Đầu tư 30
2.4-Hoạt động dịch vụ khác 31
II- THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT BẮC HÀ NỘI ( TỪ 2001-2004) 32
1- Vốn từ chủ sở hữu: 33
2- Nguồn huy động tiền gửi: 35
3- Vốn vay 35
III- ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 36
1- Những thành tựu đã đạt được đạt được: 37
2- Những hạn chế: 38
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG 41
HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ 41
PHÁT TRIỂN - BẮC HÀ NỘI 41
I- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI. 41
1- Định hướng huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội: 41
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT - BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 42
1- Chú trọng công tác phân tích nguồn vốn 42
1.1- Phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn 42
1.2- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý 43
2-Nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo các tiện ích cho khách hàng 44
3- Nâng cao trình độ cán bộ và đổi mới công tác quản lý 45
4- Đa dạng hoá các hình thức huy động 46
5- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo 48
III- CÁC KIẾN NGHỊ 48
1- Kiến nghị đối với Nhà nước 48
2- Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 50
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
58 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và dài hạn tại một NHTM. Bằng cộng cụ này, các NHTM có thể chủ động tạo được một khối lượng vốn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách đầu tư cho các công trình lớn của quốc gia.
3-2 - Vay vốn các tổ chức tín dụng
Khi cần vốn thì các NHTM có thể đi vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng nước ngoài, từ công ty mẹ,... Nhưng dù vay ở nguồn nào thì nhìn chung chi phí cho các khoản vay trực tiếp thường cao hơn chi phí phải trả cho các hình thức huy động vốn khác.
ở Việt Nam, nguồn vay vốn của NHTM cũng khá phong phú. Một NHTM có thể vay ở một số nguồn chính như: Vay từ NHNN và Bộ Tài chính (BTC), vay từ các NHTM khác và tổ chức tín dụng, từ nước ngoài.
* Vay từ NHNN và BTC:
- Vay từ NHNN: Trong quan hệ giữa NHTM và NHNN thì NHNN có tư cách là Ngân hàng củ các Ngân hàng, là “ Người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM. Thông thường các NHTM chỉ đươch vay NHNN để bù đắp những thiếu hụt ngắn hạn, tạm thời dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, NHNN vẫn cho NHTM vay để cho vay lại nền kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước với một mức lãi suất ưu đãi. Nhưng khoản vay này thường bị hạn chế số lượng, đặc biệt là khi chính sách tiền tệ quốc gia đang thắt chặt.
- Vay từ Bộ Tài chính: Mặc dù đã có Tổng cục đầu tư phát triển nhưng Bộ tài chính vẫn có sự hỗ trợ cho các chương trình tín dụng Ngân hàng. Hàng năm, các địa phương được phân bổ một số vốn trung và dài hạn cho các công trình phục vụ các mục tiêu quốc kế dân sinh. Nguồn này sẽ được Bộ Tài chính chuyển sang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hoặc của NHTM quốc doanh khác dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi. Nhưng cũng có những dự án thuộc danh mục Chính phủ chỉ định nhưng NHTM sẽ lo vốn đầu tư toàn bộ. Do đó NHTM có thể vay một phần từ Bộ Tài chính để tài trợ cho các dự án này, Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền để cấp bù phàn chênh lệch giữa lãi suất cho vay trung và dài hạn của NHTM là lãi suất ưu đãi để NHTM không bị lỗ trong kinh doanh.
* Vay từ các NHTM và Tổ chức tín dụng khác
Ngoài nghiệp vụ vay từ NHNN và Bộ Tài chính thì các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau hoặc vay từ các Công ty Bảo biểm để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc:
- Các NHTM phải hoạt động hợp pháp
- Thực hiện việc đi vay và cho vay theo hợp đồng tín dụng.
- Vốn vay phải được bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố hay xin bảo lãnh của NHNN.
Nguồn vay mượn này thường có chi phí cao, kỳ hạn trung hạn là chủ yếu, phụ thuộc nhiều vào quan hệ cũng như uy tín của NHTM đi vay.
* Vay từ nước ngoài:
Theo tinh thần Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 thì các NHTM có thể vay vốn ở Ngân hàng nước ngoài để cho vay lại trong nước. Các NHTM Việt Nam hiện có quan hệ đại lý và quan hệ thanh toán rộng rãi với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nên nghiệp vụ này tiến hành cũng khá thuận lợi. Lãi suất vay được áp dụng theo lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới. Tuy nhiên, khi vay thì các NHTM Việt Nam phải chấp hành một hạn mức tín dụng do nước ngoài quy định. Hạn mức này phải được Chính phủ hoặc NHNN Việt Nam bảo lãnh. Theo Nghị định 90/CP, thì mức bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho một tổ chức tín dụng không quá 6 lần vốn tự có của tổ chức đó. Nhưng hạn mức trên phải trừ đi số nợ trước chưa trả đến thời điểm đến thời điểm vay mới. Như vậy muốn tận dụng hạn mức tín dụng của nước ngoài, các NHTM Việt Nam phải thực hiện tốt khâu hoàn trả.
Các khoản vay từ Ngân hàng nước ngoài của các NHTM Việt Nam đều do NHNN trực tiếp kiểm soát và quản lý. Vì vậy, các hồ sơ vay vốn đều phải quan NHNN xét duyệt. Các NHTM được quyền chủ động tìm kiếm các nguồn vay từ nước ngoài, qua đó góp phần quan trọng trong việc tài trợ các hoạt động kinh doanh ngân hàng.
III- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM.
* Nhân tố khách quan:
- Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định nên gửi tiền vào Ngân hàng, tích trữ vàng, USD hay mua sắm các tài sản khác. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại NHTM. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu.
- Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “ Để tạo vốn cho đầu tư phát triển, giải pháp cơ bản và lâu dài là làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm kể cả trong chi tiêu của Nhà nước, trong sản xuất kinh doanh và trong tiêu dùng của dân cư”. Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này được thoả mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng các dân cư. Họ có thể đem gửi Ngân hàng, giữ tiền mặt, vàng, ngoại tệ hoặc mua các tài sản khác.
Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư thì nguồn tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế- xã hội cũng rất quan trọng. NHTM có thể huy động nguồn vốn này thông qua nghiệp vụ phát hành trái phiếu. Do đó để NHTM thực hiện tổ chức năng trung gian tài chính, phục vụ đầu tư phát triển thì đòi hỏi các tổ chức, cá nhân và cả nhà nước phải có chính sách tiết kiệm hợp lý và coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu.
- Chính sách của Nhà nước:
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của các NHTM. Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các NHTM sẽ có các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại, khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển.
Hiện nay, Nhà nước ta đã thấy được sự cần thiết của việc huy động vốn và đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các NHTM ngày càng mở rộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
- Nhu cầu vốn của nền kinh tế:
Nền kinh tế đòi hỏi nhiều vốn cho đầu tư phát triển, ngoài vốn ngắn hạn còn rất nhiều vốn. Song tự bản thân nó không thể đáp ứng đủ lượng vốn cần thiết, NHTM với vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn đã góp phần cung cấp một nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế. ở nước ta, thị trường chứng khoán mở ở dạng sơ khai do đó việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM vẫn chiếm vị trí quan trọng và cấp thiết.
- Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý:
ở những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động được nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi.
* Nhân tố chủ quan:
- Uy tín của NHTM: khi xa rời vốn liếng một thời gian dài để gửi vào NHTM, người gửi thường lo sợ trước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế. Do đó họ thườg có sự cân nhắc và lựa chọn Ngân hàng nào được họ thừa nhận là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với gười gửi tiền. Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ bản như: Sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ,... Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của mình, từng bước thoả mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền. Khi đã tin tưởng vào một NHTM nào đó, tất yếu họ sẽ tạm xa rời vốn liếng của mình để gửi vào Ngân hàng hưởng lãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta có câu tục ngữ “ Chọn mặt gửi vàng”, và trong hoạt động ngân hàng chữ “Tín” và “Lòng tin” là rất quan trọng.
- Chính sách lãi suất cạnh tranh:
Bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay. Đây là một chính sách quan trọng của NHTM, nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi , đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Thông thường, quy mô của tiền gửi vào ngân hàng biến động tỷ lệ thuận đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ. Chẳng hạn khi lãi suất huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt giá thì vốn huy động của ngân hàng vẫn có thể tăng lên. Như vậy có thể nói lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào NHTM, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu,... Từ đó dân chúng sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không? Gửi bao nhiêu và dưới hình thức nào?...
Đối với các tổ chức kinh tế- xã hội thì ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất mà NHTM huy động mà họ quan tâm nhiều tới công nghệ ngân hàng, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất và tính tiện ích cũng như thanh khoản của trái phiếu ngân hàng cũng được các tổ chức này đặc biệt quan tâm.
- Chính sách sản phẩm:
Đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng đã khó, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn lại càng nan giải hơn. Tuy nhiên, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại như: Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,... với sự phong phú về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Qua đó từng bước đã thu hút được nhiều khác hàng hưởng ứng. Một NHTM có sự đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn trong nền kinh tế, thoả mãn được nhu cầu của người gửi tiền; một sản phẩm phù hợp sẽ làm họ quan tâm và thúc dục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm kiếm các hình thức đầu tư khác. Vì vậy đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốn có thể coi là” cuộc chạy đua” không có đích cuối cùng của các NHTM hiện nay.
- Công tác cân đối vốn của Ngân hàng:
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong cùng thời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn đó chính là công tác cân đối vốn của Ngân hàng. Trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tình hình công tác cân đối vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ NHTM nào. Thông qua cân đối vốn, NHTM sẽ biết được thực trạng và có những dự đoán nhu cầu biến động vốn trong tương lai. Từ đó có thể đưa ra chính sách huy động thích hợp về số lượng cũng như là về loại tiền và kỳ hạn huy động. Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của NHTM trong công tác huy động vốn.
- Chính sách quảng cáo:
Chính sách quảng cáo đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành trong thời đại ngày nay, trong đó không loại trừ ngành Ngân hàng. Để tạo được hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng thì NHTM cần phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố. Trong đó không chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như: Quảng cáo trên tạp chí, Panô, láp phích, Internet,... mà còn cần có sự kết hợp với các chính sách như: Chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm,... Việc tuyền truyền, quảng cáo để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết về các thông tin là rất cần thiết. Trên cơ sở hiểu biết công tác huy động của Ngân hàng thì dân chúng mới có thể nhiệt tình hưởng ứng.
- Ngoài một số chính sách sơ bản trên, nghiệp vụ huy động vốn của NHTM còn chịu sự tác động của một số chính sách như: Chính sách khách hàng, các dịch vụ ngân hàng,... Trong đó các dịch vụ huy động vốn như: Tư vấn, chiết khấu,... kèm theo nghiệp vụ huy động vốn có vai trò hỗ trợ quan trọng. Qua đó nhằm tạo ra những tiện ích hấp dẫn khách hàng và có thể tăng sức cạnh tranh trong công tác huy động vốn n của NHTM.
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta, việc tạo lập và tập trung mọi nguồn lực để phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước là rất cấp bách.. Với vai trò là “ cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã hội, thông qua các nghiệp vụ huy động vốn của mình, các NHTM đã góp phần quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu tín dụng, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội và thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia.
chương II
Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển -bắc hà nội
I- Tổng quan về chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển -bắc hà nội
1- Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực gia lâm được thành lập vào ngày 31/10/1963 .Tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia lâm là từ phòng cấp 3,sau đó chuyển thành chi điếm với tên gọi là chi điếm 3 ngân hàng Kiến Thiết thành phố Hà Nội thuộc ngân hàng kiến thiết Việt Nam–Bộ tài chính.Khi đó Chi điếm 3 gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn cho 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh.
Đến năm 1981 ,Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Chi nhánh ngân hàng ĐầuT ư và Xây Dụng khu vực 3 thành phố Hà Nội thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam.Đến năm 1990,Chi nhánh đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát triển huyện Gia Lâm thuộc ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hà Nộitháng 8 năm 2000 lai chuyển đổi trực thuộc Sở Giao Dịch I Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngày 15 tháng 10 năm 2002,Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lâm chính thức tách khỏi sở Giao Dịch 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ,trở thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội.Trải qua 40 năm hoạt động với bao nhiêu thăng trầm ,sau nhiều lần đổi tên và bổ sung nhiều chức năng ,nhiệm vụ song về bản chất thì chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội vẫn là một ngân hàng quốc doanh đóng vai trò phục vụ cho sự nghiệp đầu tư và phát triển của đất nước.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội có trụ sở tại 558 đường Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm-Hà Nội ở xa khu dân cư và thương mại tập trung, vị trí lại bị che khuất. Ngay tại địa bàn hoạt động có 4 ngân hàng và 2 quỹ tín dụng nhân dân. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các đơn vị xây lắp, do đó nhu cầu vốn rất lớn. Do địa điểm không được thuận lợi nên việc huy động vốn rất khó khăn.
Trải qua quá trình phát triển hiện nay Chi nhánh có 70 cán bộ, công nhân viên:
+ Ban giám đốc: 2 người.
+ Phòng kế toán: 9 người.
+ Phòng tín dụng: 9 người.
+ Phòng nguồn vốn: 5 người.
+ Phòng tổ chức hành chính và các bộ phận trực thuộc: 13 người.
+ Tổ kiểm tra nội bộ trực thuộc ban giám đốc: 2 người.
+ 5 bàn tiết kiệm trải rộng 4 quận, huyện: 20 người.
Trước sự chuyển biến của đất nước, ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội nói riêng đang thực sự đóng vai trò là đòn bẩy tích cực của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chi nhánh đang từng bước khẳng định vị trí của mình đối với nền kinh tế. Là một chi nhánh có bề dày hoạt động đầu tư, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi nhánh đã có những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư, cùng với công nghệ ngân hàng chặt chẽ, hoạt động có bài bản, chi nhánh đã và đang hoà nhập với nền kinh tế thị trường tạo lập được niềm tin với khách hàng. Sự phát triển và thành công của chi nhánh luôn gắn với các doanh nghiệp, các ngân hàng bạn. Do vậy chi nhánh đã đạt một số thành tựu đáng kể.
2- Các hoạt động chính:
NHĐT&PT - chi nhánh Bắc Hà Nộôảtng thời gian gần đây đã đạt được 1 số kết quả đáng khích lệ trong các mặt hoạt động : huy động vốn, sử dụng vốn, các dịch vụ ngân hàng và phát triển khách hàng. Cụ thể như sau :
2.1- Huy động vốn:
Với tầm quan trong của nguồn vốn huy động trong hoạt động kịnh doanh của ngân hàng,chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội. đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn.
Nguồn vốn huy động trong năm qua đã tăng trưởng một cách nhanh chóng và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 746.526 triệu đồng tăng 16,05 % so với năm 2002 (số tuyệt đối là 140.612 triệu đồng).
Mặc dù chi nhánh đặt ở vị trí xa trung tâm thương mại và dân cư. Vị trí trụ sở không thuận lợi cho công tác giao dịch. Nhưng chi nhánh đã có những chủ trương huy động vốn phù hợp, sử dụng các biện pháp tuyên truyền vận động kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ để tăng huy động vốn theo chiều hướng tích cực. Chi nhánh đã đẩy mạnh và đổi mới phương thức huy động vốn bằng các chính sách như ưu đãi tiền gửi, ưu đãi cho vay…ngân hàng huy động vốn từ các nguồn vốn chủ yếu: tài khoản tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các cơ quan, tổ chức kinh tế và tư nhân, phát hành trái phiếu kì phiếu. Với những chính sách đó, chi nhánh bắc hà nội_ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam đã thu hút được nhiều khách hàng, tạo lập được uy tín trên thị trường. Số lượng khách hàng đến giao dịch, thanh toán, quan hệ với ngân hàng ngày càng tăng. Cụ thể tính đến cuối tháng 12/2004 đã có khoảng 300 đơn vị và tổ chức kinh tế mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh, tăng 17% so với năm 2003.
Tóm lại, công tác huy động vốn trong những năm qua đã đạt được một số kết quả bước đầu, hoàn thành kế hoạch đề ra, từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, an toàn, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2- Hoạt động Tín dụng
Trong những năm gần đây, chi nhánh NHĐT&PT - Bắc Hà Nội luôn khẳng đinh được vị trí của mình trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư phát triển nói riêng với doanh số cho vay tăng đều đặn trong đó tập trung chủ yếu cho đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng.. Bảng số liệu dưới đây là một minh chứng cho sự thành công này
Quy mô hoạt động Tín dụng (2002-2004).
(đv : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2002
2003
2004
Dư nợ
0,712.008
0,767.48
0,859.32
Cho vay
0,40.208
0,809.64
0,967.02
Thu nợ
0,675.838
0,744.11
0,824.18
Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh NHĐT&PT - Bắc Hà Nội
Qua bảng số liệu trên ta có thể thâý :
+Tổng doanh số cho vay: doanh số cho vay năm 2003 là 808.646 triệu đồng tăng 9,38% so với năm 2002 (số tuyệt đối là 69.438 triệu đồng) Doanh số cho vay năm 2004 là 907.020 triệu đồng tăng 12,03% so với năm 2003 (số tuyệt đối là 97.374triệu đồng).
+Tổng doanh số thu nợ năm 2003 là 744.177 triệu đồng tăng 10,11% so với năm 2002 (số tuyệt đối là 68.339triệu đồng). Tổng doanh số thu nợ năm 2004 là 824.180 triệu đồng tăng 10,75% (số tuyệt đối là 80.003 triệu đồng ). Chính nhờ công tác thu nợ đạt kết quả tốt nên nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ lệ nhỏ(khoảng dưới 0,5%).
+ Dư nợ cho vay: Tổng dư nợ cho vay tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng dư nợ năm 2003 là 767.480 triệu đồng tăng 7,79% so với năm 2002. Tổng dư nợ năm 2004 là 859.320 triệu đồng tăng 11,97% so với năm 2003.
Để có được kết quả như trên trước tiên phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo sít sao của ban lãnh đạo chi nhánh đồng thời chi nhánh có một đội ngũ cán bộ tín dụng tận tuỵ, năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, luôn bám sát các doanh nghiệp đảm bảo cho vay và thu nợ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích. Với sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo, sự cố gắng của cán bộ tín dụng chắc chắn rằng công tác tín dụng của chi nhánh bắc hà nội_ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam sẽ đạt được những kết quả tốt trong những năm tới.
2.3- Hoạt động Đầu tư
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cũng ngày càng được chi nhánh chú trọng. Các chứng khoán đầu tư hiện nay của chi nhánh là chứng khoán của Chính phủ ( Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc). Đây là các chứng khoán có độ an toàn cao và mang lại lợi nhuận cho chi nhánh NHĐT&PT - bắc Hà Nội.Đồng thời nó còn là dự trữ thứ cấp của chi nhánh.
Ngoài đầu tư vào chứng khoán của Chính phủ, chi nhánh Bắc Hà Nội còn mở rộng các hoạt động góp vốn như: Góp vốn liên doanh VID, , Góp vốn liên doanh Qbe, Góp vốn Quỹ TDND... Nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời. Trong giai đoạn từ năm 2002 - 2004, hoạt động đầu tư của chi nhánh Bắc Hà Nội đã có những bước tiến quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Quy mô hoạt động đầu tư của chi nhánh Bắc Hà Nội ( 2002- 2004)
Đơn vị: tỷ đồng
Đầu tư
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chứng khoán
177
815
797
Góp vốn liên doanh
122
223
230
Tổng cộng
299
1.038
1.027
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh - chi nhánh Bắc Hà Nội
2.4-Hoạt động dịch vụ khác
Mở rộng dịch vụ khác là giải pháp an toàn và phù hợp với xu hướng hoạt động của ngân hàng hiện đại. Bằng uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, chi nhánh Bắc Hà Nội đã triển khai tốt các hoạt động dịch vụ khác:
* Kinh doanh tiền tệ: Hoạt động này đang từng bước được củng cố và nhất quán theo mục tiêu quản lý và kinh doanh của Ngân hàng trong từng giai đoạn. Nếu như năm 2002 doanh số đầu tư tiền gửi nước ngoài đạt 2,5 tỷ USD thì năm 2003 đã lên tới 3,8 tỷ USD, tăng 52% và vượt 8% so với kế hoạch. Tổng trong năm 2003, doanh số bán ngoại tệ qui đổi ra USD là 5,3 tỷ USD vượt 179% so với số thực hiện năm 2002 và 112% sơ với kế hoạch, lãi thu được từ hoạt động này là 22 tỷ đồng, tăng gần 60% so với năm 2002.
* Hoạt động thanh toán: Chất lượng công tác thanh toán của chi nhánh Bắc Hà Nội cũng được nâng cao, một mặt thực hiện điều hành vốn nhanh chóng kịp thời trong toàn hệ thống,một mặt tiết kiệm được nguồn vốn đáng kể trong thanh toán so với trước đây. Mạng lưới thanh toán quốc tế cũng ngày càng được mở rộng.
* Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh chi nhánh Bắc Hà Nội ngày càng được củng cố và mở rộng. Chi nhánh không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các dự án vay vốn thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế trên địa bàn mà còn mở rộn sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, môi trường... Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng đã phát triển mạnh các hình thức như bảo lãnh dự thầu thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành sản phẩm. Doanh số bảo lãnh năm 2002 đạt 4.311tỷ đồng, tăng trưởng 109% so với năm 2001. Năm 2003 doanh số bảo lãnh ước đạt 5000 tỷ đồng với mức phí thu được là 26 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2002.
Ngoài các hoạt động dịch vụ đã được đề cập, chi nhánh Bắc Hà Nội còn thực hiện một số loại hình dịch vụ khác như: Cho thuê tài chính, hoạt động trên thị trường chứng khoán... Tuy nhiên những hoạt động này mới được chi nhánh thực hiện trong những năm gần đây. Vì vậy nó cần được củng cố và từng bước hoàn thiện thêm.
II- Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHĐT&PT bắc hà nội ( từ 2001-2004)
Là 1 trong những chi nhánh ngân hàng có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển ở Việt Nam , chi nhánh Bắc Hà Nội luôn coi chính sách nguồn vốn là chính sách hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược phát triển của toàn hệ thống. Với sự nỗ lực và uy tín trong Kinh doanh, trong vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của ngân hàng luôn được giữ vững ở mức cao ( tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm)
Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội ( 2000-20003)
Qua biểu đồ ta thấy, tổng nguồn vốn của chi nhánh luôn được nâng cao. Nếu như năm 2001 tổng nguồn vốn là 22.870 tỷ đồng thì đến năm 2003 đã đạt tới 49.790 tỷ đồng ( tăng 118% so với năm 2002 và tăng 27% so với năm 2002). Theo dự kiến năm 2006 tổng nguồn vốn sẽ lên tới 62.000 tỷ đồng, tăng 25 % so với năm 2005.
Sự tăng trưởng trong tổng nguồn vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội thể hiện tiềm lực phát triển của chi nhánh ngày càng lớn. Đồng thời cũng biểu hiện khả năng tự chủ trong Kinh doanh của chi nhánh. Nếu phân chia theo hình thức huy động thì nguồn vốn chi nhánh Bắc Hà Nội bao gồm 4 nguồn chính là: Vốn từ chủ sở hữu, Nguồn huy động tiền gửi, Vốn vay, Nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư. Chúng ta sẽ phân tích từng nguồn đó trong tổng thể, dưới đây là bảng số liệu về nguồn vốn phân tổ theo hình thức huy động:
Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội ( từ 2002-2004)
(Đơn vị : tỷ đồng)
Khoản mục
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2002004
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
tỷ trọng
(%)
số dư
tỷ trọng
(%)
Vốn từ chủ sở hữu
4484
23,6
4376
19,5
4433
15,5
Nguồn huy động tiền gửi
4230
22,3
5100
22,7
7500
26,1
Vốn vay
6854
36,1
9637
43
13458
46,9
Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
3410
18
3321
14,8
3303
11,5
Tổng cộng
18978
100
22434
100
28694
100
Nguồn: Phòng nguồn vốn- Kinh doanh, chi nhánh Bắc Hà Nội
1- Vốn từ chủ sở hữu:
Đây là nguồn vốn mang tính chất nền tảng cho sự hình thành và phát triển của chi nhánh. Nếu phân chia theo nguồn hình thành thì nguồn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận chính cấu thành là: Vốn tự có và quỹ đầu tư phát triển. Giá trị của mỗi bộ phận được biểu hiện ở bảng sau:
Tình hình huy động vốn từ chủ sở hữu ( 2002-2004)
(Đơn vị: tỷ đồng)
* Vốn từ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0534.DOC