Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây

Lời nói đầu 1

Phần I. Lý luận chung về đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư và hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đâù tư phát triển. 3

I. Đầu tư và nguồn vốn đầu tư phát triển: 3

I. 1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển. 3

I. 1.1. Khái niệm đầu tư 3

I. 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển: 4

I.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển: 4

I. 2.Vốn và nguồn vốn đầu tư: 6

I. 2.1.Nguồn vốn đầu tư: 6

I.2.2. Vốn và vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế . 7

I. 3.Vai trò hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế. 9

I.3.1. Vai trò của hoạt động huy động vốn: 9

I.3.2 Vai trò của hoạt động sử dụng vốn: 9

II. Ngân hàng đầu tư trong quá trình huy động vốn và sử dụng cho vốn đầu tư phát triển. 10

II.1.Vai trò và định hướng của ngân hàng đầu tư trong công cuộc đầu tư phát triển kinh tế . 10

II.1.1.Vai trò của ngân hàng đầu tư. 10

II.1.2. Định hướng của ngân hàng đầu tư: 10

II.2. Hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Ngân hàng đầu tư phát triển. 11

II. 2.1.Sự cần thiết của công tác huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát triển. 11

II.2.2. Các nguồn vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát triển cho đầu tư phát triển : 11

II.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng. 12

II.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn. 13

II.3.Hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển. 14

II.3.1.Vai trò của hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển. 14

Phần II. Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Tây: 17

I. Tổng quan về ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 17

I.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 17

I.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 17

I.2.1. Thuận lợi: 17

I.2.2. Khó khăn: 17

II. Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 17

II.1. Thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn nói chung của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 17

II.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng. 17

II.2.1. Thực trạng huy về huy động vốn. 17

II.2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . 17

II.3. Tình hình sử dụng vốn và đánh giá tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 17

II.3.1. Tình hình hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 17

II.4. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây : 17

Phần III. Giải pháp và kiến nghị để tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây. 17

I. Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới: 17

I.1. Nhận thức về vị trí của ngân hàng trong phục vụ đầu tư phát triển: 17

I.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây đối với phục vụ đầu tư phát triển trong thời gian tới: 17

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây; 17

II.1. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển: 17

II.1.1. Mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá hình thức huy động: 17

II.1.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý: 17

II.1.3. Các biện pháp khác: 17

II.2.Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng: 17

II.2.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn: 17

II.2.2. Giám sát khách hàng vay: 17

II.2.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn: 17

II.2.4. Tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cho vay đầu tư hợp lý: 17

II.2.5. Thực hiện biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn. 17

II.3. Các giải pháp chung đối với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng: 17

II.3.1. Tổ chức tốt hệ thống thu thập thông tin về khách hàng: 17

II.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 17

II.3.3 Áp dụng công nghệ hiện đại: 17

II.3.4. Công tác thông tin quảng cáo: 17

III. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp trên: 17

III.1. Kiến nghị đối với Nhà nước: 17

III.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam: 17

Kết luận 17

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h độ sản xuất phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Do vậy ngân hàng cần phải đáp ứng nhu cầu của các doạn nghiệp và cần đảm bảo an toàn và hiệu quả . Mặt khác đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực phấn đấu để làm ăn hiệu quả và có thể đảm bảo chi trả đúng hạn cho các khoản nợ của ngân hàng. Có như vậy ngân hàng mới tồn tại và phát triển được. Tóm lại : Việc cân đối dữa huy động nguồn và sử dụng vốn nói chung và vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng là rất khó cho sự đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Do vậy đòi hỏi ngân hàng phải đề ra đựoc những giải pháp hưu hiệu trong cả huy động vốn và sử dụng vốn nhằm phục vụ tốt hơn cho đầu tư phát triển. Để thấy rõ hơn và đề ra những giải pháp cho huy động vốn và sử dụng vốn cho đàu tư và phát triển đòi hỏi ta phải xem xét cụ thể thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng. II.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng. II.2.1. Thực trạng huy về huy động vốn. Như phần trên đã đề cập, việc huy động vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng thường phải là những nguồn vốn có thời gian tương đối dài ít nhất là một năm hay còn gọi là vốn trung và dài hạn . Đối với ngân hàng đầu tư phát triển với mục đích chủ yếu phục vụ cho đầu tư phát triển thì nguồn vốn này đóng một vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Thực tế trong những năm qua nguồn vốn có thời gian dài cho đầu tư phát triển của ngân hàng cũng có nhiều thay đổi , ảnh hưởng đến chi phí huy động và và hiệu quả của ngân hàng . Hiện nay vốn dành cho đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây gồm có 4 nguồn vốn chính sau: nguồn đi vay ngân hàng đầu tư phát triển TW, nguồn huy động bằng kì phiếu và trái phiếu, nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư, nguồn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư > 1năm. Cụ thể của các nguồn này được thể hiện Bảng 2: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây : Đơn vị: triệu đồng Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Vay ngân hàng ĐT& PT Việt nam. 38.222 32% 35.471 36% 36.213 39% 2. Kì phiếu – Trái phiếu.(> 12 tháng) 12.422 12% 14.689 15% 14.892 16% 3. Nhận tài trợ uỷ thác đầu tư. 38.862 36% 36.350 37% 33.271 36% 4. Tiền gửi TCKT, Dân cư,(> 12 tháng) 18.369 17% 11.043 12% 7.264 9% Tổng 107.875 100% 97.373 100% 91.69 100% Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . Đối với nguồn vay từ ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Theo bảng trên ta thấy khoản đi vay trung và dài hạn cho đầu tư của ngân hàng đầu tư và phát triển TW qua các năm xét về mặt giá trị có phần tăng lên chút ít trong các năm. Từ năm 1998- 2000 tương ứng là 38.222(32%) triệu đồng, 35.471(36%) triệu đồng, 36.213(39%) triệu đồng, điều này cho thấy ngân hàng đầu tư phát triển Việt nam vẫn đang là một cơ quan chủ quản cung cấp một phần vốn cho đầu tư phát triển của chi nhánh. Nhưng đây là nguồn có chi phí cao , ngân hàng chỉ sử dụng trong trường hợp thiếu vốn do vậy xu hứng chung là nên giảm nguồn này cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nếu xét chung cả cơ cấu vốn vay từ nguồn vay ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thì tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn vay còn nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ. Điều này là tất yếu bởi ngân hàng đầu tư phát triển mục tiêu chủ yếu là phục vụ đầu tư và phát triển nên nguồn vay này tăng. Tóm lại: Ngân hàng sử dụng hình thức để đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển của mình trong trường hợp huy động nguồn vốn có thời gian dài cho đầu tư phát triển còn thiếu . Tuy nhiên nếu ngân hàng sử dụng hình thức này nhiều khi không có hiệu quả bằng hình thức tự huy động do lãi suất trả cho hình thức này cao hơn hình thức tự huy động . Do vậy, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và đem lại hiệu quả cho ngân hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng tốt các biện pháp tự huy động khác như phát hành kì phiếu và trái phiếu cho đầu tư và huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế cùng các nguồn khác... Huy động kỳ phiếu và trái phiếu: Kỳ phiếu và trái phiếu là hai công cụ quan trọng và có hiệu quả để huy động vốn cho đầu tư và phát triển. Do vậy trong những năm qua và những năm tới ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây vẫn và xẽ sử dụng công cụ này một cách hữu hiệu để huy động vốn cho đầu tư và phát triển. Hình thức huy động vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1994. Nhưng mãi đến năm 1998 hình thức này mới chú trọng cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Hiện nay hai công cụ này đang là phương tiện quan trọng cho công tác huy động vốn của ngân hàng nhằm giảm tính phụ thuộc nguồn vốn cho đầu tư và phát triển từ ngân hàng đầu tư và phát triển trung ương. Theo số liệu bảng 2 ta thấy nguồn vốn huy động bằng kì phiếu và trái phiếu cho đầu tư và phát triển của ngân hàng đã được tăng lên trong các năm cụ thể năm 1998 là 12.422(12%) triệu đồng, 14.689 (15%) triệu đồng,14.892(16%) triệu đồng. Tuy nhiên, đối với kì phiếu và trái phiếu do thời gian đáo hạn tương đối dài nên tuy lãi xuất của kỳ phiếu và trái phiếu có thể cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm nên rủ ro và bất tiện cho người mua kỳ phiếu và trái phiếu là rất lớn do hiện nay lãi suất trên thị trừng luôn biến động , và khi cần tiền mặt họ muốn chuyển từ kỳ phiếu và trái phiếu sang tiền mặt xẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy để tăng cường khả năng huy động nguồn này đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp thích hợp tạo điều kiện cho khách hàng. Tóm lại: Nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu và trái phiếu để tạo vốn cho đầu tư và phảt triển của ngân hàng là quan trọng, và đóng vai trò chủ chốt nhằm tạo tính chủ động cho ngân hàng , phát huy nội lực của bản thân ngân hàng trong phục vụ cho đầu tư và phát triển. Hy vọng rằng với đường lối, chiến lược huy động đúng đắn, chính sách và giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình và khả năng thì ngân hàng xẽ đạt được mức cao hơn về kỳ phiếu và trái phiếu. Nhận tài trợ uỷ thác đầu tư: Cũng qua số liệu của bảng 2 , ta thấy nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư có số vốn giảm đi qua các năm về số tuyệt đối. Cụ thể năm 1998 là 38.862 triệu đồng, năm 1999 là 36.350 triệu đồng và năm 2000 là 33.271 triệu đồng. Đây là nguồn vốn cung cấp vốn đầu tư trung và dài hạn cho đầu tư có chi phí thấp do ngân hàng chỉ làm đại lí cho nên không lo đầu ra và đầu vào của nguồn vốn, cũng không phải trả lãi cho người gửi mà được nhận một khoản phí từ công tác này. Tuy nhiên hiện nay nguồn này đang có xu hướng giảm đi vì hiện nay không chỉ có ngân hàng làm đại lí thanh toán và tài trợ uỷ thác đầu tư mà có rất nhiều ngân hàng và các tổ chức khác được tham gia nhận vốn uỷ thác, thực hiện việc giải ngân thu nợ các dự án đầu tư tài trợ . - Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư cho đầu tư phát triển. Tổ chức kinh tế và dân cư là hai nguồn vốn lớn để ngân hàng có thể huy động vốn . Nhưng thực tế tiền giử của các nguồn này có thời gian dài lớn hơn 1 năm là rất thấp. Cụ thể năm năm 1998 đến năm 2000 nguồn này giảm đáng kể tương ứng là.18.369 triệu đồng ( tương ứng 17%), 11.043 triệu đồng(12%), 7.264 triệu đồng(9%). Sở dĩ có vấn đề này là do trong những năm gần đây nhà nước luôn cắt giảm lãi xuất để kích thích đầu tư của các doanh nghiệp do vậy tiền gửi của các doanh nghiệp giảm xuống. Mặt khác người dân không ưa thích giửi tiền tiết kiệm có thời gan tương đối dài do họ sợ rủi ro do có các biến động về lãi suất,lạm phát...hoặc khi họ muốn rút khoản tiền này ra sử dụng cho việc gì đó xẽ gặp khó khăn. Tóm lại: Để có thể gia tăng được nguồn vốn huy động cho đầu tư và phát triển đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng và phát triển kinh tế thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ngân hàng để đưa ra được các giải pháp hữu hiệu cho huy động vốn . Để có thể đưa ra được các giải pháp cho đầu tư phát triển của ngân hàng đâu ta và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây ta cần xem xét thêm các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng. II.2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . Các chính sách huy động. Một trong những yếu tố chủ yếu hấp dẫn khách hàng của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây là sự đa dạng hoá của các hình thức huy động với nhiều loại kỳ hạn khác nhau như tiền gửi và tiền tiết kiệm các loại , kỳ phiếu các loại :3,6,9,12,24,.. tháng với lãi suất trả trước và lãi xuất trả sau. Huy động bằng VNĐ và ngoại tệ... Với các hình thức huy động này, ngân hàng vừa đáp ứng được nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng, vừa theo kịp và vượt các đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. Đặc biệt trong những năm vừa qua ngân hàng đã huy động được các đợt kỳ phiếu và trái phiếu lớn có thời gian tương đối dài như 1,2,3,4,5. năm. Hình thức huy động của ngân hàng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng giúp ngân hàng tăng được nguồn vốn huy động của mình. b. Nhân tố lãi suất huy động. Sau khi xây dựng một chiến lược vốn phù hợp và bắt đầu tiến hành huy động vốn thì lúc này lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn và cơ cấu huy động vốn của ngân hàng vì mục đích lớn nhất của người giủi tiền là hưởng lãi suất lãi xuất càng cao thì lượng vốn huy động vào càng nhiều, và lãi suất của các nguồn khác nhau có mức lãi suất khác nhau thì lượng tiền gửi vào khác nhau. Do vậy chính sách lãi suất luôn được sử dụng mềm dẻo, thường xuên được điều chỉnh cho phù hợp qua các kì. Để xem xét nhân tố lãi xuất ảnh hưởng đến huy động ta xem xét bảng sau: Bảng 2. Lãi suất trái phiếu của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây : Thời điểm 26/3/1998 14/5/1999 30/6/2000 12 Tháng 0.85 0.95 0.95 24 Tháng 1.0 1.05 1.05 ( Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây ) Như ta thấy lãi suất huy động trái phiếu kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng của ngân hàng năm 1998 và 1999 tăng lên chút ít điều đó đã tăng được đáng kể nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu của ngân hàng, cụ thể năm 1998 là 12.422 triệu đồng thì đến năm 1999 tăng lên là 14.689 triệu đồng và đến năm 2000 lãi suất vẫn dữ nguyên như cũ do vây khối lựng vốn huy động được không có sự biến động đáng kể so với năm 1999 ( năm 2000 là 14.892 triệu). Các hình thức tiếp thị cho huy động vốn của ngân hàng. Công tác quảng cáo tiếp thị có tác động rất lớn đến hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong thời gian qua . Nhờ đẩy mạnh công tác này ngân hàng đã góp phần tăng đáng kể nguồn vốn huy động qua các năm như đã phân tích. Như vậy, qua phân tích ở trên ta có thể nhận thấy công tác huy động vốn đã đạt được những thành tựu đáng kể đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây cần phải có được các giải pháp hữu hiệu cho công tác này. II.3. Tình hình sử dụng vốn và đánh giá tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. II.3.1. Tình hình hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. II.3.1.1. Thể lệ cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng. Nguồn vốn cho vay: + Vốn nhận từ nguồn do trung ương hỗ trợ. + Vốn uỷ thác tài trợ. + Vốn huy động trung và dài hạn để cho vay đầu tư. + Một phàn tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay đầu tư. Mục đích cho vay: Đáp ứng vốn cho đầu tư xây dựng các dự án mới, mở rộng cải tạo, khôi phục, đổi mới kĩ thuật, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Đối tượng cho vay: Là chi phí cấu thành tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo, khôi phục đối mới kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ... Phưong thức cho vay: Trước mắt ngân hàng thực hiện các phương thức: Cho vay dự án đầu tư. Cho vay từng lần sản xuất kinh doanh. Việc cho vay được đảm bảo bằng tài sản( Tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba, bằng tài sản hình thành từ vốn vay...) hoặc cho vay không bảo đảm theo địa chỉ của chính phủ. Mức cho vay: Mức cho vay của Nhu cầu vốn cần Vốn đầu tư Các nguồn Mức một dự án hay = thiết hợp lí của - tự có tham - huy động - vay một khách hàng dự án gia dự án khác NH khác Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước tham gia đầu tư là mức vốn thực có tại thời điểm vay, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân, hộ gia đình , mức vốn tự có tham gia đầu tư tối thiểu là 50% so với vốn đầu tư của dự án. Mức vay đối với một khách hàng tối đa khong quá 70% tổng tài sản có thế chấp. Thẩm định và quyết định cho vay: Thẩm định cho vay: + Cán bộ tín dụng là người trực tiếp quản lí theo dõi khách hàng, trực tiếp tiếp nhận hồ sơ vay vốn, chịu trách nhiệm trực tiếp trong thẩm định, có đề xuất ý kién rõ ràng về việc có đồng ý hay không đồng ý cho vay. + Trưởng phòng tín dụng thực hiện việc kiểm tra công tác thẩm định của các cán bộ tín dụng và có ý kiến rõ ràng về quyết định cho vay hay không cho vay. Sau đó trình hợp đồng tín dụng lên cho ban giám đốc chi nhánh. Quyết định cho vay: Giám đốc chi nhánh có quền quyết định cho vay trong phạm vi thẩm quyền. Vởi trường hợp ngoài thẩm quyền do tổng giám đốc ngân hàng Đầu tư & Phát triển quyết định. Thời hạn thẩm định và quyết định cho vay: + Các dự án do chi nhánh trực tiếp thẩm định xét duyệt cho vay thời gian không quá 30 ngày. + các dứan thuộc ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam quyết định thời gian thẩm định và quyết định cho vay không quá 45 ngày trong đó thời gian xét duyệt tại ngân hàng TW không quá 20 ngày. + Trường hợp không cho vay phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết trong đó phải nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Về phát tiền vay: Ngân hàng và đơn vị vay kí kết hợp đồng và làm thủ tục phát tiền vay theo quy định của ngân hàng. Ngân hàng phát tiền vay theo quy định của ngân hàng. Ngân hàng phát tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án . Về kiểm tra và giám sát vay vốn: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra , giám sát vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ vay của khách hàng. Hệ thống kiểm tra nội bộ thực hiện việc kiểm tra việc tuân thủ quy chế, quy định tín dụng, quá trình vay vốn theo quy định kiểm tra hoạt động tín dụng của toàn ngành và tại từng chi nhánh. Về trả nợ gốc và lãi: Đến kì hạn trả nợ đã thoả thuân, đơn vị vay phải chủ động trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Đơn vị vay trả lãi cùng với trả gốc theo kì hạn trả nợ đã được thoả thuận trước. Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn được dữ nguyên lãi xuất và lãi vay được tính cho đến ngày trả nợ thực tế và ngân hàng xẽ có các biện pháp ưu tiên khác. Về gia hạn nợ và điều chỉnh kì hạn nợ: Khi đến thời hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả hết nợ cho ngân hàng do nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị ra hạn nợ thì chi nhánh xem xét ra hạn nợ( thời gian ra hạn nợ cho vay đầu tư các món vay do chi nhánh xét duyệt cho vay không quá 12 tháng. Riêng các mốn vay của chi nhánh do Ngân hàng đầu tư phát triển trung ương cho vay thì do ngân hàng Đầu tư & Phát triển TW quyết định. Ngân hàng xem xét điều chỉnh nợ đối với các món vay không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị. Đối với những món vay do Ngân hàng đầu tư phát triển TW quyết định xét duyệt thì việc quyết định điều chỉnh gia hạn nợ do ngân hàng TW quyết định. Khai thác khách hàng, tìm kiếm dự án. Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. Điều tra thu thập thông tin về khách hàng và dự án vay vốn Quyết định định cho vay vốn. Kiểm tra,hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ Tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Kiểm soát trong khi cho vay, phát tiền vay. Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, theo dõi hoạt động của dự án. Thu hồi và sử lí nợ. Thanh lý hợp đồng vay vốn II.3.1.2. Quy trình cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. II.3.2 Thực trạng cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây : Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây hiện nay tuy đã hoạt động như một ngân hàng thương mại nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam vói sự phấn đấu đi lên của bản thân, ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế và xã hội của đất nước và của tỉnh Hà Tây. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển củn ngân hàng trong những năm qua ta xét bảng sau. Bảng 3: Thực trạng cho vay đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây ( 1998- 2000). Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Doanh số cho vay đầu tư phát triển trong năm. 36.128 26.389 35.569 2. Doanh số thu nợ đầu tư phát triển trong năm. 17.371 37.412 20.398 3. Tổng cho vay đầu tư phát triển còn tính đến cuối năm. 115.141 104.118 119.289 4. Trênh lệch dữa doanh số cho vay đầu tư và doanh số thu nợ đầu tư trong năm. - 18.757 11.023 - 15.171 (Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây .) Qua bảng 3 ta thấy doanh số cho vay đầu tư tương đối ổn định qua các năm. Năm 1999 doanh số cho vay đầu tư chỉ bằng 73% (bằng 26.389 triệu đồng)so với năm 1998 nhưng đó là do bộ phận tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm đáng kể trong năm này mặt khác việc cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này chủ yếu tẩp trung vào các doanh nghiệp nhà nước và khả năng tìm kiếm các dự án cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất nhiều hạn chế trong giai đoạn này trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho thàng phần kin tế này là rất lớn.Việc cho vay vốn vẫn chỉ dựa và kế hoạch nhà nước giao, việc tự tìm kiếm khách hàng và dự án hiêu quả để cho vay còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đẩy mạnh việc cho vay đối với các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả của ngân hàng đã có xu hướng tăng lên qua các năm do vậy đến năm 2000 tuy vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm xuống thì vốn cho vay đầu tư nói chung của ngân hàng tăng 35% so với năm 1999( tương đương 35.569 triệu đồng). Như vậy trong thời gan tới ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây cần đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và việc tìm kiếm khách hàng hiệu quả và dự án vay vốn hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng đem lại lợi ích cho ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế Nhưng việc cho vay sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu không thu được nợ. Do vậy để đánh giá tình hình cho vay đầu tư ta cần xem xét tình hình thu nợ cho vay đầu tư. Việc thu nợ đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây luôn được chú ý, ngân hàng đã thực hiện việc giao kế hoạch thu nợ đến các phòng ban cụ thể của ngân hàng với các biện pháp tích cực và hợp lý các đơn vị vay vốn đã cùng ngân hàng tìm mọi cánh khắc phục nợ quá hạn trả lãi và nợ đến hạn kịp thời .Cụ thể năm 2000 thu nợ cho vay đầu tư như sau: VNĐ: là 15.476 triệu đồng đạt kế hoach trung ương giao là 120%. USD: là 3380. Ngàn đạt kế hoạch trung ương giao là 103%. Có được thành tích thu nợ tín dụng đầu tư năm 2000 vượt mức trung ương giao như vậy là nhờ có sự phối kết hợp, tạo điều kiện của các bạn hàng. Năm 2000 có 23/ 25 đơn vị hoàn thành kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, có những đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch trả nợ ngân hàng như công ty xi măng Tiên Sơn, Công ty may Hưng Thịnh, Công ty Chè Long phú... Điều đó đã minh chứng cho công tác thu nợ tín dung đầu tư của ngân hàng đã được chú trọng. Việc thu nợ không những phản ánh hiệu quả và độ an toàn của đồng vốn cho vay mà nó còn là một nguồn để ngân hàng tiếp tục cho vay. Đây là một trong những giải pháp được ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chỉ đạo và được ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây thực hiện tốt, góp phần cùng với nguồn vốn TW hỗ trợ và nguồn vốn huy động để kịp thời cho các dự án đầu tư vay. - Đối với tổng nguồn vốn cho vay tính đến cuối năm: Nếu không tách riêng phần cho vay tài trợ đầu tư của TW ra ta thấy tổng nguồn cho vay đầu tư tương đối ổn định qua các năm năm 1998 (là 115.141 triệu), năm 1999(104.118 triệu ) và năm 2000 là 119.289 triệu đồng. Nếu tách riêng phần tín dụng tài trợ thì tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm như sau: Năm 1998: 75.682 triệu chiếm 65% so với tổng nguồn cho vay tính đến cuối năm. Năm 1999: 75.682 triệu đồng chiềm 73% so với tổng nguồn cho vay tính đến cuối năm. Năm 2000: 78.872 triệu đồng chiềm 66% so với tổng nguồn cho vay tính đến cuối năm. Như vậy ta thấy trong tổng cho vay do ngân hàng tự lo đã có tỷ trọng tăng lên trong các năm. Điều này thể hiện ngân hàng ngày càng chủ động trong hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mình. Nhưng là một chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển thì tỷ trọng tín dụng cho đầu tư như vậy còn rất nhỏ. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng này cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, và trở thành một chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển với đúng nghĩa của nó. Mặt khác ta thấy tỷ phần trên lệc dữa phần thu hồi vốn đầu tư và cho vay đầu tư của ngân hàng có giá trị âm năm 2000 là (- 15.171 triệu) điều này chứng tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển. Chỉ tiêu nợ quá hạn: Để đánh giá thêm hyệu quả của công tác sử dụng vốn cho đầu tư phát triển ta xem xét chỉ tiêu nợ qúa hạn và nợ khó đòi: + Các khoản nợ quá hạn: là các khoản nợ đã đến hạn thu hồi nhưng ngân hàng không thu được về và không được gia tăng thêm hạn. + Các khoản nợ khó đòi: là các khoản nợ quá hạn nhưng khả năng thu hồi về thấp. Như vậy, trong chỉ tiêu cho vay đầu tư phát triển bao gồm cả nợ quá hạn và trong số nợ quá hạn đó tồn tại một lượng nợ khó đòi, đó chính là rủi ro mà ngân hàng luôn gặp phải nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, điều đó có thể khẳng định chất lượng cho vay của ngân hàng đó là thấp Bảng 4. Tình hình nợ quá hạn cho vay đầu tư: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu: Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Nợ quá hạn 1.387 2.039 2.550 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.67% 0.85% 0.89% Nợ quá hạn cho vay đầu tư 891 1.687 2.154 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đầu tư trong tổng nợ quá hạn 65% 83% 85% Nợ qua hạn khó đòi cho vay đầu tư 543 1.063 1.421 Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trong tổng nợ quá hạn cho vay đầu tư 61% 63% 66% Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây Xem xét tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong những năm qua ta thấy ngân hàng luôn dữ được một mức nợ quá hạn được coi là lý tưởng chung <1%. Nhưng nếu xét riêng vềc cơ cấu cho vay trong tổng cơ cấu thì tỷ lệ này lớn hơn hẳn tỷ lệ chung và có su hướng tăng trong các năm cụ thể năm 1998 (là 65% trong tổng nợ quá hạn) thì đến năm 1999 tăng lên là 83% và năm 2000 tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng là 85% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Song điều đó là tất yêú vì tín dụng đầu tư có thời gian dài hơn nên khả năng rủi ro, bất trắc cũng lớn hơn. Nhưng xét chung tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong những năm qua vẫn luôn dữ ở mức dưới 1%. Tuy nhiên nợ quá hạn tín dụng của ngân hàng đang có hướng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đặc biệt năm 2000 trong khi dư nợ tín dụng vẫn dữ ở mức gần như cũ thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên từ 0.67% năm 1998 và 0,85% năm 1999 lên 0,89% năm 2000. Tuy con số 0,89% như vậy vẫn là một con số lí tưởng song ngay từ bây giờ ngân hàng cần phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn đặc biệt là nợ quá hạn trong tín dụng đầu tư bằng cách đề ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác thẩm định, quản lý vốn vay... Một chỉ tiêu nữa mà ta chưa đề cập đến đó là tỷ lệ nợ khó đòi. Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng đầu tư, và có su hướng tăng lên về cả số tuyệt đối và số tương đồi cụ thể năm 1998 là 61%( tương đương 543 triệu) trong tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đâù tư thì đến năm thì đến năm 1999 và năm 2000 tỷ lệ này tương ứnglà 63%(1.063 triệu đồng), 66% ( 1.421 triệu đồng).Do vậy ngân hàng cần phải có những giải pháp hữu hiệu để thu nợ và sử lí nợ qua hạn cũng như nợ khó đòi. Tóm lại: Hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn . Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn và các dự án vay vốn ngân hàng đều làm ăn hiệu quả , trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng , nộp ngấnách nhà nước và thu được nhiều lợi nhuận cho chính họ, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế và xã hội của đất nước và của địa phương. Năm 2000 mới chỉ tính phục vụ đầu tư cho 31 doanh nghiệp với tổng doanh số cho vay cả ngắn , trưng và dài hạn là 250 tỷ và doanh số thu nợ là 288 tỷ thì hiệu quả của đồng vốn mà ngân hàng cho vay đạt dược là: Giá trị sản lượng thực hiện là: 1.059 tỷ. Doanh thu : 922 tỷ. Nộp ngân sách: 39 tỷ. Lợi nhuận: 16 tỷ. Tạo việc làm cho: 9.385 người. Từ hoạt động trên đây ta có thể thấy hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0133.doc
Tài liệu liên quan