Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây

Lời nói đầu 1

Phần I: Lý luận chung về đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư và hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư phát triển. 3

I. Đầu tư và nguồn vốn đầu tư phát triển: 3

I. 1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển. 3

I. 1.1. Khái niệm đầu tư 3

I. 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển: 4

I.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển: 4

I. 2.Vốn và nguồn vốn đầu tư: 6

I. 2.1.Nguồn vốn đầu tư: 6

I.2.2. Vốn và vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế . 8

I. 3.Vai trò hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế. 9

II. Ngân hàng đầu tư trong quá trình huy động vốn và sử dụng cho vốn đầu tư phát triển. 10

II.1.Vai trò và định hướng của ngân hàng đầu tư trong công cuộc đầu tư phát triển kinh tế . 10

II.1.2. Định hướng của ngân hàng đầu tư: 11

II.2. Hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Ngân hàng đầu tư phát triển. 12

II. 2.1.Sự cần thiết của công tác huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát triển. 12

II.2.2. Các nguồn vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát triển cho đầu tư phát triển : 12

II.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng. 13

II.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn. 14

II.3.Hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển. 16

II.3.1.Vai trò của hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển. 16

II.3.2 Các loại hình cho vay và đặc điểm của hoạt động của hoạt động cho vay vốn dầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư. 16

II.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển. 18

Phần II: Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Tây: 27

I. Tổng quan về ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 27

I.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 27

 

 

I.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 28

I.2.1. Thuận lợi: 28

I.2.2. Khó khăn: 29

II. Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 30

II.1. Thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn nói chung của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 30

II.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng. 33

II.2.1. Thực trạng về huy động vốn. 33

II.2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . 37

II.3. Tình hình sử dụng vốn và đánh giá tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 38

II.3.1. Tình hình hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 38

II.3.2 Thực trạng cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây : 42

II.3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây trong thời gian qua: 47

II.3.3.1. Đánh giá chung: 47

II.3.3.2. Đánh giá công tác đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 47

 II.3.3.2.1 Công tác thẩm định .47

A. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 48

B. Dự án minh hoạ: 52

 C. Đánh giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . 61

 II.3.3.2.2 Công tác quản lý món vay và khách hàng vay vốn.64

 II. 3.3.2.3 Công tác thu thập và xử lý thông tin.65

 II. 3.3.2.4 Đường lối và chính sách của ngân hàng đối với hoạt động cho vay đầu tư .66

 II.3.3.2.5 Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây.67

 II.4. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây .69

Phần III: Giải pháp và kiến nghị để tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây. 71

I. Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới: 71

I.1. Nhận thức về vị trí của ngân hàng trong phục vụ đầu tư phát triển: 71

I.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây đối với phục vụ đầu tư phát triển trong thời gian tới: 71

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây; 73

II.1. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển: 73

II.1.1. Mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá hình thức huy động: 73

II.1.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý: 75

II.1.3. Các biện pháp khác: 77

II.2.Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng: 78

II.2.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn: 78

.II.2.2. Giám sát khách hàng vay: 82

II.2.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn: 83

II.2.4. Tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cho vay đầu tư hợp lý: 83

II.3. Các giải pháp chung đối với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng: 85

II.3.1. Tổ chức tốt hệ thống thu thập thông tin về khách hàng: 85

II.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 85

II.3.3 Áp dụng công nghệ hiện đại: 86

II.3.4. Công tác thông tin quảng cáo: 86

III. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp trên: 86

III.1. Kiến nghị đối với Nhà nước: 86

III.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam: 90

Kết luận 92

Danh mục tài liệu tham khảo 93

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thấy tổng nguồn vốn cho vay đầu tư tính đến cuối năm: Nếu không tách riêng phần cho vay tài trợ đầu tư của TW ra ta thấy tổng nguồn cho vay đầu tư tương đối ổn định qua các năm năm 1999 (là 115.141 triệu), năm 2000(105.821 triệu ) và năm 2001 là 107.312 triệu đồng. Nếu tách riêng phần tín dụng tài trợ thì tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm như sau: Năm 1999: 75.879 triệu chiếm 65% so với tổng nguồn cho vay đầu tư tính đến cuối năm. Năm 2000: 75.608 triệu đồng chiềm 72% so với tổng nguồn cho vay đầu tư tính đến cuối năm. Năm 2001: 78.456 triệu đồng chiềm 75% so với tổng nguồn cho vay đầu tư tính đến cuối năm. Như vậy ta thấy trong tổng cho vay do ngân hàng tự lo đã có tỷ trọng tăng lên trong các năm. Điều này thể hiện ngân hàng ngày càng chủ động trong hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mình. Nhưng là một chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển thì tỷ trọng tín dụng cho đầu tư như vậy còn rất nhỏ. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng này cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, và trở thành một chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển với đúng nghĩa của nó. Mặt khác cũng nhìn vào bảng 3 ta thấy Năm 2000 doanh số cho vay đầu tư chỉ bằng 91% (bằng 105.821 triệu đồng) so với năm 1999 nhưng đó là do bộ phận tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm đáng kể trong năm này cụ thể năm 1999 là 40.262 triệu đồng thì đến năm 2000, 2001 còn tương ứng là 30.213 triệu đồng và 28.859 triệu đồng việc cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và khả năng tìm kiếm các dự án cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất nhiều hạn chế trong giai đoạn này trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho thành phần kinh tế này là rất lớn.Việc cho vay vốn vẫn chỉ dựa và kế hoạch nhà nước giao, việc tự tìm kiếm khách hàng và dự án hiêu quả để cho vay còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đẩy mạnh việc cho vay đối với các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả của ngân hàng đã có xu hướng tăng lên qua các năm do vậy đến năm 2001 tuy vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm xuống thì vốn cho vay đầu tư nói chung của ngân hàng tăng 3,8% so với năm 2000( tương đương 78.456 triệu đồng năm 2001). Như vậy trong thời gian tới ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây cần đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và việc tìm kiếm khách hàng hiệu quả và dự án vay vốn hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng đem lại lợi ích cho ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế Nhưng việc cho vay sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu không thu được nợ. Do vậy để đánh giá tình hình cho vay đầu tư ta cần xem xét tình hình thu nợ cho vay đầu tư. Việc thu nợ đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây luôn được chú ý, ngân hàng đã thực hiện việc giao kế hoạch thu nợ đến các phòng ban cụ thể của ngân hàng với các biện pháp tích cực và hợp lý các đơn vị vay vốn đã cùng ngân hàng tìm mọi cánh khắc phục nợ quá hạn trả lãi và nợ đến hạn kịp thời. Năm 1999 thu nợ đầu tư đạt 84.279 triệu đồng, năm 2000 là 85.289 triệu đồng và năm 2001 thu nợ cho vay đầu tư như sau: VNĐ: là 78.821 triệu đồng đạt kế hoach trung ương giao là 120%. USD: là 937,5 Ngàn đạt kế hoạch trung ương giao là 103%. Có được thành tích thu nợ tín dụng đầu tư năm 2001 vượt mức trung ương giao như vậy là nhờ có sự phối kết hợp, tạo điều kiện của các bạn hàng. Năm 2001 có 23/ 25 đơn vị hoàn thành kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, có những đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch trả nợ ngân hàng như công ty xi măng Tiên Sơn, Công ty may Hưng Thịnh, Công ty Chè Long phú... Điều đó đã minh chứng cho công tác thu nợ tín dung đầu tư của ngân hàng đã được chú trọng. Việc thu nợ không những phản ánh hiệu quả và độ an toàn của đồng vốn cho vay mà nó còn là một nguồn để ngân hàng tiếp tục cho vay. Đây là một trong những giải pháp được ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chỉ đạo và được ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây thực hiện tốt, góp phần cùng với nguồn vốn TW hỗ trợ và nguồn vốn huy động để kịp thời cho các dự án đầu tư vay. Mặt khác ta thấy tỷ phần trênh lệch giữa phần thu hồi vốn đầu tư và cho vay đầu tư của ngân hàng có giá trị âm và giảm dần trong các năm cụ thể năm 1999, 2000 và 2001 tươmg ứng là - 30.862; -20.532; -14.841 triệu đồng điều này chứng tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển và bên cạnh đó việc thu nợ các dự án cũ đang được đẩy mạnh. Chỉ tiêu nợ quá hạn: Để đánh giá thêm hiệu quả của công tác sử dụng vốn cho đầu tư phát triển ta xem xét chỉ tiêu nợ qúa hạn và nợ khó đòi: + Các khoản nợ quá hạn: là các khoản nợ đã đến hạn thu hồi nhưng ngân hàng không thu được về và không được gia hạn thêm . + Các khoản nợ khó đòi: là các khoản nợ quá hạn nhưng khả năng thu hồi về thấp. Như vậy, trong chỉ tiêu cho vay đầu tư phát triển bao gồm cả nợ quá hạn và trong số nợ quá hạn đó tồn tại một lượng nợ khó đòi, đó chính là rủi ro mà ngân hàng luôn gặp phải. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, điều đó có thể khẳng định chất lượng cho vay của ngân hàng đó là thấp và ngược lại. Bảng 4. Tình hình nợ quá hạn cho vay đầu tư: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Nợ quá hạn 1.387 2.039 2.550 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.67% 0.85% 0.89% Nợ quá hạn cho vay đầu tư 891 1.687 2.154 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đầu tư trong tổng nợ quá hạn 65% 83% 85% Nợ qua hạn khó đòi cho vay đầu tư 543 1.063 1.421 Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trong tổng nợ quá hạn cho vay đầu tư 61% 63% 66% Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây Xem xét tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong những năm qua ta thấy ngân hàng luôn giữ được một mức nợ quá hạn được coi là lý tưởng chung <1%. Nhưng nếu xét riêng về cơ cấu cho vay đầu tư trong tổng cơ cấu thì tỷ lệ này lớn hơn hẳn tỷ lệ chung và có su hướng tăng trong các năm cụ thể năm 1999 (là 65% tổng nợ quá hạn) thì đến năm 2000 tăng lên là 83% và năm 2001 tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng là 85% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Song điều đó là tất yêú vì tín dụng đầu tư có thời gian dài hơn nên khả năng rủi ro, bất trắc cũng lớn hơn. Nhưng xét chung tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong những năm qua vẫn luôn giữ ở mức dưới 1%. Tuy nhiên nợ quá hạn tín dụng của ngân hàng đang có hướng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đặc biệt năm 2001 trong khi dư nợ tín dụng vẫn giữ ở mức gần như cũ thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên từ 0.67% năm 1999 và 0,85% năm 2000 lên 0,89% năm 2001. Tuy con số 0,89% như vậy vẫn là một con số lí tưởng song ngay từ bây giờ ngân hàng cần phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn đặc biệt là nợ quá hạn trong tín dụng đầu tư bằng cách đề ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác thẩm định, quản lý vốn vay... Một chỉ tiêu nữa mà ta chưa đề cập đến đó là tỷ lệ nợ khó đòi. Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng đầu tư, và có xu hướng tăng lên về cả số tuyệt đối và số tương đồi cụ thể năm 1999 là 61%( tương đương 543 triệu) trong tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đâù tư thì đến năm thì đến năm 2000 và năm 2001 tỷ lệ này tương ứnglà 63%(1.063 triệu đồng), 66% ( 1.421 triệu đồng). Do vậy ngân hàng cần phải có những giải pháp hữu hiệu để thu nợ và sử lí nợ quá hạn cũng như nợ khó đòi. Tóm lại: Hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn . Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn và các dự án vay vốn ngân hàng đều làm ăn hiệu quả , trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng , nộp ngấn sách nhà nước và thu được nhiều lợi nhuận cho chính họ, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế và xã hội của đất nước và của địa phương. Năm 2001 mới chỉ tính phục vụ đầu tư cho 31 doanh nghiệp với tổng doanh số cho vay cả ngắn , trưng và dài hạn là 250 tỷ và doanh số thu nợ là 288 tỷ, thì hiệu quả của đồng vốn mà ngân hàng cho vay đạt dược là: Giá trị sản lượng thực hiện là: 1.059 tỷ. Doanh thu : 922 tỷ. Nộp ngân sách: 39 tỷ. Lợi nhuận: 16 tỷ. Tạo việc làm cho: 9.385 người. Từ hoạt động trên đây ta có thể thấy hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây đã đã góp phần rất lớn cho việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của đất nước và cuả địa phương. thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây thì hoạt động này thì đã luôn theo đúng đường lối và chính sách của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, với phương châm phục vụ tốt hơn cho lĩnh vực đầu tư phát triển. Để có thể đưa ra được những giải pháp tăng cường khả năng sử dụng vốn cho đầu tư phát triển ta cần xem xet thêm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà tây. II.3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây trong thời gian qua: II.3.3.1. Đánh giá chung: Với thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư như đã nêu ở phần trước về các mặt doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, những thành tựu đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với tổng thể nền kinh tế cho ta những đánh giá chung nhất về chất lượng tín dụng cho đầu tư tại chi nhánh ngân hàng như sau: Nhìn chung chất lượng tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây thời gian qua là khá tốt. Tuy có một số hạn chế về quy mô, tỷ trọng cho vay đầu tư, phương thức cho vay còn đơn điệu, đối tượng khách hàng cho vay còn hạn chế, những rủi ro tiềm ẩn đang có xu hướng tăng lên nhưng có thể thấy chất lượng tín dụng đầu tư đạt được như vậy cũng là rất khả quan và kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng, lợi ích của khách hàng và của nền kinh tế. Có được những thành tựu đó trước hết là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, của ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tây và đặc biệt là ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của giám đốc ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng cũng như các khách hàng của ngân hàng. Trong thời gian tới ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển. II.3.3.2. Đánh giá công tác đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: Hiệu quả sử dụng vốn được hình thành và đảm bảo từ cả hai phía: ngân hàng và khách hàng. Nó được đảm bảo trong suốt quá trình cho vay. Để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây ta lần lượt xem xét việc nâng cao hiệu quả thông qua các công tác chính sau: II.3.3.2.1. Công tác thẩm định: Công tác thẩm định là khâu đầu tiên quyết định hiệu quả hoạt động cho vay vốn. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thẩm định ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây đã thực hiện khá tốt khâu này. Thẩm định là sự kiểm tra, phân tích đánh giá và kết luận các mặt về khách hàng vay vốn và dự án vay vốn để đi đến quyết định có cho vay hay không. Đây chính là khâu kiểm tra trước khi cho vay của ngân hàng. Hầu hết các khoản cho vay của ngân hàng đều được kiểm tra trước khi cho vay. Việc kiểm tra, phân tích, đánh giá hết các chi tiết tuân theo đúng các quy trình thẩm định do ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam hướng dẫn, ít gây phiền hà đối với khách hàng và đưa ra những ý kiến tham mưu cho ban lãnh đạo một cách cụ thể, rõ ràng. Ngân hàng đã đề cập, xem xét trên nhiều khía cạnh, tiến hành phân tích nhiều chỉ tiêu để đưa ra được những kết luận chung nhất về các khoản vay như tư cách - uy tín của khách hàng vay, khả năng tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tư cách pháp lý của dự án vay vốn và tính khả thi của dự án đó. Việc thẩm định dự án về mặt tài chính được chú trọng các chỉ tiêu cơ bản như: giá trị hiện tại thuần (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR). Ngân hàng ngoài việc xem xét đánh giá những mặt hiện tại có liên quan đến khách hàng và dự án vay vốn còn xem xét các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý... để đánh giá mức rủi ro tiềm ẩn của dự án. Qua khâu thẩm định ngân hàng đã phát hiện ra những điểm chưa hợp lý và tư vấn cho khách hàng làm ăn hiệu quả hơn. Tóm lại: Công tác thẩm định được ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây thực hiện khá tốt, giúp ngân hàng đưa ra được những quyết định cho vay đúng đắn. Tuy nhiên công tác thẩm định vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục có thể khái quát quá trình thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây như sau: A. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây - Mục đích thẩm định tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây . + Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư, khả năng hoàn vốn của dự án cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư. + Tham gia ý kiến với Nhà nước và chủ đầu tư có quyết định, chủ trương đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. + Phát hiện bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án, khắc phục hoặc hạn chế các yếu tố gây rủi ro. +Tạo các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án. +Rút ra kinh nghiệm và bài học để phục vụ tốt các yêu cầu của nghiệp vụ chung của ngành. - Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây : * Thẩm định các điều kiện pháp lý của dự án và đơn vị vay vốn: Hồ sơ do doanh nghiệp lập gửi tới ngân hàng Đầu tư và Phát triển để vay vốn đầu tư yêu cầu phải có các tài liệu sau: Các văn bản pháp lý của đơn vị vay vốn. Nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư dự án của các cấp có thẩm quyền, tổng dự toán công trình(là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình, được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công) văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình của cấp có thẩm quyền, giấy phép xây dựng. Nhiệm vụ của cán bộ thẩm định là phải kiểm tra các quyết định, giấy phép được cấp có đúng thẩm quyền và đầy đủ không. Yêu cầu đối với các giấy tờ đó là: chúng phải là bản chính hoặc bản sao nhưng được công chứng. * Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính như: Bảng tổng kết tài sản 3 năm gần đây nhất, bảng quyết toán lãi lỗ, báo cáo thu chi tiền mặt. Dựa vào những tài liệu trên, cán bộ tín dụng phải thực hiện những phân tích về vốn và tài sản, tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, công nợ... Những phân tích đó phải đưa ra được diễn biến qua các năm của các chi tiêu được đưa ra, xu hướng trong tương lai. Và cuối cùng là việc tính toán một số hệ số tác nghiệp như hệ số về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, an toàn tài chính, hệ số bù đắp, hệ số khả năng sinh lời, khả năng kinh doanh. * Kiểm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư. Tổng vốn cần thiết cho dự án gồm vốn cố định và vốn lưu động: Vốn cố định : bao gồm toàn bộ các chi phí cho quá trình đầu tư dự án: từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dụ án vào xây dựng. Vốn lưu động: nhằm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên huy động dự án vào sản xuất kinh doanh đạt công suất thiết kế bao gồm: Vốn sản xuất: chi phí nguyên vật liệu, điện, nước, nhiên liệu... Vốn lưu thông: sản xuất dở dang tồn kho, thánh phần tồn kho, hàng hoá bán chịu... Trong giai đoạn này, thẩm định dự án không chỉ là đánh giá mức độ chính xác trong việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư mà còn phải lưu ý đến các nguồn vốn bảo đảm cho đầu tư. Chúng có thể là vốn tự có, vốn góp, vốn ngân sách cấp, vốn kinh doanh. Những nguồn vốn cần đựoc xem xét về các căn cứ và biện pháp bảo đảm. Điều này hạn chế tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn trong quá trình thực hiện đầu tư. Hơn nữa, thông quá đó, ngân hàng mới tình toán mức vốn cần cho vay, hình thức cho vay và xác định lịch bỏ vốn. * Kiểm tra việc tính toán và xác định doanh thu, chi phí sản xuất. Việc kiểm tra và xác định doanh thu của từng năm được dựa trên công suất thiết kế của công trình, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, giá bán sản phẩm. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí lãi vay và các chi phí khác như: Khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu...chi phí về lãi tiền vay được tính theo công thức: Lãi tiền vay = dư nợ vay x lãi suất x thời gian vay . Khoản chi phí này phụ thuộc vào phương án nguồn vốn, tiến độ rút vốn và lịch trả nợ đối với các nguồn vốn vay để đầu tư. Cần chú ý rằng, lãi vay không chỉ phải trả đối với bản thân ngân hàng mà còn các tổ chức tài chính chung gian khác có tham gia vào quá trình đầu tư với tư cách là nhà tài trợ. Đối với các chi phí sản xuất khác, xác định tính chính xác thông qua kiểm tra các chỉ tiêu đưa vào tính toán chi phí sản xuất của dự án như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu, thời gian khấu hao và phương pháp trích khấu hao. Đây là công việc hết sức khó khăn. tuy ngân hàng đã có mức tính chi phí cho một số ngành nghề nhất định nhưng chỉ dựa vào kinh nghiệm tự tích luỹ qua nhiều năm. Thông tin về các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đối với cán bộ tín dụng là rất ít. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc tính toán chi phí. Phương pháp phân bổ chi phí cũng có nhiều nên 1 số doanh nghiệp không tuân thủ chế độ hạch toán kế toán do Bộ tài chính ban hành, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng. * Phân tích hiệu quả đầu tư. Thông thường, để đánh giá hiệu quả đầu tư người ta thường tính một hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Tại chi nhánh, người ta thưòng tính các chỉ tiêu sau: Thời gian hoàn vốn, NPV, IRR... * Phân tích khả năng trả nợ của dự án Xác định nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ dự án bao gồm nguồn từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án, khấu hao cơ bản hình thành từ dự án và các nguồn khác do doanh nghiệp huy động ngoài đầu tư như khấu hao cơ bản có sẵn, trích lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác. Đối với các nguồn khác, do tính bấp bênh, khó xác định nên ngân hàng luôn yêu cầu cán bộ thẩm định phải kiểm tra tính khả thi của chúng. Trên cơ sở nguồn trả nợ đã tính toán ở trên, lịch thu nợ và mức trả nợ vay hợp lý cũng được thiết lập trong giai đoạn này. Yêu cầu đối với lịch thu nợ, mức trả nợ là phải: + Xác định cụ thể cho từng loại vốn + Cân đối các nguồn trả nợ theo tỷ lệ tham gia của từng loại vốn vay trong nguồn vốn doanh nghiệp đã vay để đầu tư xây dựng công trình. + Đặt ra mức thu nợ hợp lý sao cho có thể thu nợ trong nước khi vốn vay nước ngoài đang trong thời gian ân hạn; Ưu tiên thu nợ vay bằng ngoại tệ và nợ trung hạn trước. Để đánh giá đúng khả năng trả nợ, ngoài việc cân đối nguồn dùng để trả nợ và nợ phải trả, phương pháp phân tích theo chỉ tiêu cũng được áp dụng. Hai chỉ tiêu quan trọng nhất là thời gian trả nợ từ hoạt động dự án và thời gian trả nợ từ hoạt động của doanh nghiệp. + Thời gian trả nợ: TTN = Tổng số vốn vay KHCB mỗi năm + LN dành để trả nợ + Thời gian trả nợ từ hoạt động của doanh nghiệp: TTN = Tổng số vốn vay KHCB mỗi năm + LN dành để trả nợ + nguồn khác của doanh nghiệp Nếu chúng mà nhỏ thì điều đó có nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp là tương đối cao. * Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn vốn vay: Trong từng trường hợp có thể yêu cầu các điều kiện bảo đảm sau: Doanh nghiệp chỉ rõ nguồn trả nợ có thể huy động được từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài dự án đầu tư để đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng thời hạn và mức trả đã cam kết. Yêu cầu bên thứ ba ký với ngân hàng Đầu tư Phát triển hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ đúng như cam kết. Trong trường hợp này, phải kiểm tra kỹ năng lực tài chính của người bảo lãnh để đảm bảo tính khả thi. Yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng Đầu tư Phát triển để làm nguồn trả nợ cho ngân hàng, đảm bảo số dư tối thiểu trên tài khoản bằng một kỳ hạn trả nợ trước mỗi kỳ hạn trả nợ. Yêu cầu doanh nghiệp cam kết sẽ chuyển toàn bộ tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ dự án vào tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng Đầu tư Phát triển khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. B. Dự án minh hoạ: * Giới thiệu dự án: - Tên dự án: Đầu tư chiều sâu thiết bị khoan khai thác nước ngầm. - Chủ dự án: Công ty xây dựng cấp thoát nước( Wasseenco). - Địa chỉ: 52 Quốc tử giám- Đống Đa - Hà Nội. - Chủ đầu tư xin vay ngân hàng 7.417.500.000 VNĐ với thời hạn 84 tháng ( 7 năm). - Ngân hàng đã ký hợp đồng vay vốn số 01/2001/HĐ Lãi suất vay: +Lãi suất trong hạn: 0,81%/ Tháng . +Lãi suất nợ quá hạn: 1,215%/ Tháng. Ngân hàng đã tiến hành thẩm định dự án đầu tư trên như sau: a. Về pháp nhân vay vốn: - Công ty cấp thoát nước (Wasseenco) là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân. - Chức năng sản xuất chính: Xây dựng nhà máy cấp nước và nước thải, đường ống cấp thoát nước, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, sản xuất cấu kiện bê tông, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư chuyên ngành cấp thoát nước, tư vấn. - Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 61/BXD/CSXD ngày 20/03/1998 của Bộ Xây Dựng. - Giấy phép hành nghề số 1535/QĐ/BNN-QLNN ngày 28/05/1999 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Đại diện doanh nghiệp: Ông Nghiêm Văn Bang- Được bổ nhiệm chức vụ giám đốc công ty theo quyết định số 676/VC-TCLĐ ngày 26/3/1998 Của chủ tịch hội đồng quản trị VINACONEX. Nhận xét của ngân hàng: Về tư cách pháp lý của doanh nghiệp vay vốn là đáp ứng được các yêu cầu về tư cách pháp lý của ngân hàng theo quy định hiện hành trong cho vay vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . b. Tình hình tài chính doanh nghiệp: Để tiến hành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn cán bộ ngân hàng đã tiến hành phân tích những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp. + Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000 của doanh nghiệp. + Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp trong năm 1999, 2000 (Đơn vị:Triệu đồng). Năm 1999 Năm 2000 Tổng doanh thu: 101.885 116.021 Doanh thu thuần: 98.642 111.871 Tổng lợi tức trước thuế: 5.252 6.896 Lợi tức sau thuế: 3.939 5.016 + Số liệu đến thời điểm xin vay (31/08/2001). Các khoản phải thu: 45.528 Các khoản phải trả: 31.777 Doanh thu: 59.644 ( Kế hoạch 2001 là 223.129 triệu đồng) Lợi nhuận: 1.599( Kế hoạch 2001 là 6.690 triệu đồng). Trên cơ sở đó ngân hàng đã tiến hành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp gồm các giai đoạn sau đây: + Thu thập thông tin bao gồm cả thông tin từ kế toán nội bộ và thông tin khác từ bên ngoài. + Xử lý thông tin và đánh giá các tỷ lệ tài chính. Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, Khả năng hoạt động và khả năng sinh lãi. + So sánh các tỷ lệ đó với các tỷ lệ trung bình ngành và đối chiếu dữa các năm để từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp. +Nêu ra những nguyên nhân và dự đoán tài chính đề ra các giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Bảng 6: Các tỷ lệ tài chính của Wasseenco năm 1999,2000. Chỉ tiêu 1999 2000 TLTC Đánh giá I. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán hiện hành( Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn) 1,28 1,29 1,2-2,0 TB 2. Vốn lưu động ròng( Vốn lưu động- Nợ ngắn hạn) 17.703 15.252 I. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn. Hệ số nợ( Tổng số nợ/ Tổng tài sản). 80,97% 77,14% 40- 50% Rất cao. II. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ(Tổng doanh thu của doanh nghiệp/Tổng giá trị TSCĐ). 19,96 19,88 >7 Rất cao 2. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản( Doanh thu tiêu thụ/ Tổng doanh thu) 1,70 1,51 2-4 Thấp III. Nhóm tỷ lệ khả năng sinh lãi. 1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm( Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu sản phẩm) 3,99% 4,48% >6% Thấp 2. Doanh lợi vốn đầu tư( Lợi nhuân sau thuế / Tổng tài sản) 6,78% 6,77% >10% Thấp 3. Doanh lợi vốn tự có( Lợi nhuận sau thuế/ Vốn tự có) 35,62% 29,59% > 17,5% Cao Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án, Ngân hàng đầu tư Phát triển Hà Tây. Ghi chú: Tỷ lệ tham chiếu sử dụng là tỷ lệ do NHĐT&PT VN đưa ra trong tài liệu tập huấn nghiệp vụ. - Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán: Ta thấy các tỷ lệ tính được thì có thể thấy rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tạm ổn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1,30 nằm trong khoảng tỷ lệ giới hạn do ngân hàng trung ương quy định. - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn: Tỷ lệ nợ là khá cao mặc dù có gảm suống trong năm 2000. Năm 1999 tỷ lệ này là 80,97%; năm 2000 tỷ lệ này là 77,14 cao hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của ngân hàng Đầu tư & Phát Việt Nam. Với tỷ lệ này các chủ nợ có thể gặp rủi ro khi cho doanh nghiệp vay vốn. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động: hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là tương đối cao và ổn định gần 20%. nhưng hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại rất thấp do các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Các khoản phải thu tăng trong khi đó doanh thu thuầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0093.doc
Tài liệu liên quan