Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3

1.1. Cơ sở lý luận về vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ 3

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ 3

1.1.2. Các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ 4

1.2. Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp 7

1.2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ: 7

1.2.2. Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp 8

1.2.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. 9

1.3. Kinh nghiệm một số nước nhằm tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. 11

1.3.1 Kinh nghiệm từ một số quốc gia 11

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA. 20

2.1. Tổng quan về môi trường chính sách và thực trạng công nghệ hiện nay của doanh nghiệp. 20

2.1.1. Về môi trường chính sách 20

2.1.2. Thực trạng công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ hiện nay của doanh nghiệp. 23

2.2. Thực trạng các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian qua. 30

2.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước. 30

2.2.2. Vốn tự có của Doanh nghiệp. 36

2.2.3. Vốn vay Ngân hàng, huy động tín dụng. 39

2.3. Đánh giá chung 42

2.3.1. Những kết quả đạt được và tác động. 42

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 43

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI. 45

3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến khả năng tăng cường các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. 45

3.1.1. Bối cảnh quốc tế. 45

3.1.2. Bối cảnh trong nước. 46

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn. 48

3.2. Định hướng và mục tiêu nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. 49

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới. 52

3.3.1. Tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ. 52

3.3.3. Huy động vốn từ phía Doanh nghiệp 56

3.4. Một số kiến nghị 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KH&CN, CGCN; - Ưu đãi về tín dụng cho các doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Luật Đầu tư và các văn bản đi kèm: - Ưu đãi, miễn thuế nhập khẩu cho lô hàng dùng để góp vốn là bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ liên qaun đến CGCN; - Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giame thuế thu nhập doanh nghiệp; - Hỗ trợ đầu tư và một số ưu đãi khác. Quỹ phát triển KH&CN QUốc gia và mộy số quỹ khác: - Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động KH&CN được hưởng một số ưu đãi khi vay vốn, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng - Tài trợ một phần cho việc thực hiện các đề tài tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề được bộ, tỉnh ưu tiên khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức khác; - Cho vay với lãi suất thấp đối với cá dự án ĐMCN, chú trọng đến CNC công nghệ sạch, công nghệ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao; Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế: - Vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với doanh thu. - Các chính sách liên quan tới huy động vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp ban hành khá nhiều, nhưng phân tán. - Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ NSNN cho đầu tư đổi mới công nghệ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. - Cơ chế xin – cho, quy chế hỗ trợ vốn chưa minh bạch, rõ ràng. - Doanh nghiệp chưa tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, Ngân hàng một cách thuận lợi. - Các chính sách chậm triển khai trên thực tế. 2.1.2. Thực trạng công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ hiện nay của doanh nghiệp. Theo điều tra doanh nghiệp năm 2001, hiện trạng máy móc ở các doanh nghiệp ở mức trung bình chiếm đến hơn 85%. Doanh nghiệp siêu nhỏ, công nghệ ở mức trung bình chiếm tới 90% xét theo quy mô. Nếu xét theo hình thức sở hữu thì DNTN, công nghệ ở mức trung bình chiếm tới 88%. Bảng 2.2: Trình độ máy móc thiết bị doanh nghiệp năm 2001 ( Đơn vị : %) Hạng mục Chung Phân theo qui mô Phân theo sở hữu DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn DNNN DNTN FDI Tiên tiến 11 6 10 17 22 17 8 41 Trung bình 85 90 85 78 75 76 88 58 Lạc hậu 4 4 5 5 3 7 4 0 Số DN trả lời 37.533 18.220 10.341 2.684 6.288 4.607 31.157 1.769 Nguồn: Tính toán từ GSO,2001 (Ghi chú: DN lớn là trên 300 lao đông, DN vừa từ 50-300 lao động, DN nhỏ từ 10 - 50 lao động, DN siêu nhỏ là dưới 10 lao động.) Công nghệ tiên tiến tập chung chủ yếu ở các DN lớn chiếm 22% theo quy mô và DN FDI 41% theo hình thức sở hữu. Đặc biệt là DN FDI hầu như không có doanh nghiệp nào ở mức công nghệ lạc hậu. Công nghệ ở mức trung bình thì thấp nhất trong các nhóm những vẫn cao ở mức 58%. Giữa các ngành và địa phương trình độ công nghệ rất khác nhau. Trong ngành Thuỷ sản thì doanh nghiệp công nghệ trung bình chiếm 95%. Cao nhất trong tất cả 10 ngành trên. Như vậy số lượng doanh nghiệp ngành thuỷ sản chủ yếu là trình độ công nghệ trung bình là một điều đáng để lưu ý trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay. Một số ngành mũi nhọn của nền kinh tế như nông - lâm nghiệp cũng chủ yếu là doanh nghiệp có trình độ công nghệ trunh bình, chiếm 76% trong ngành. Trong số 10 nhóm nghành có ngành sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính là khả quan nhất với 60% là doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến. Nhưng số doanh nghiệp tham gia ngành này vẫn còn rất ít. Một số nhóm ngành công nghiệp nặng thì cũng chủ yếu là các DN có công nghệ trunh bình chiếm khoảng 60 - 70% trong ngành. Bảng 2.3: Trình độ máy móc thiết bị của DN theo nghành (Đơn v ị: %) Ngành Tiên tiến Trung bình Lạc hậu Số DN điều tra Nông - Lâm nghiệp 15 76 9 1,472 Thuỷ sản 3 95 2 2,454 Khai thác mỏ 8 84 8 404 Hoá chất 23 71 6 427 Thuỷ tinh, vật liệu xây dựng 14 69 17 1,006 Sản xuất kim loại 17 76 7 118 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 60 20 20 5 Hoạt động KHCN 0 75 25 4 Dịch vụ khác 10 87 3 23916 Nguồn: GSO năm 2004 Giữa các địa phương cũng có sự khác nhau về trình độ công nghệ. Hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh thì số doanh nghiệp có trình độ máy móc chủ yếu lớn là trung bình chiếm hơn 80%. Đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Vĩnh Phúc số lượng doanh nghiệp có trình độ máy móc thiết bị trung bình chiếm tới 82%. Nổi lên là tỉnh Sơn La với 21% doanh nghiệp có trình độ khoa học tiên tiến. Bảng 2.4: Trình độ máy móc thiết bị của DN theo địa phương.(Đơn vị: %) Tỉnh/TP Tiên tiến Trung bình Lạc hậu Số DN điều tra Hà Nội 17 80 3 4740 Hải Phòng 15 80 4 743 Hà Giang 9 82 9 359 Phú Thọ 10 87 3 119 Vĩnh Phúc 12 82 6 273 Sơn La 21 75 4 126 TP.Hồ Chí Minh 13 84 3 6297 Bà Rịa-Vũng tàu 7 91 2 658 Nguồn: GSO,2004 Với thực trạng lạc hậu về công nghệ như vậy cùng với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường và sự gia tăng nhận thức về vai trò của công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư đổi mới công nghệ thông qua đầu tư máy móc thiêt bị, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai thời gian qua có nhiều chuyển biến. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê GSO 3 năm 2001, 2002, 2004: Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị chủ yếu tập chung là doanh nghiệp lớn 20% năm 2001 và 38% năm 2004. Theo sở hữu, DNN có tỷ trọng đầu tư đổi mới máy móc là lớn nhất 40%, trong khi đó tỷ trọng này ở DN có vốn đầu tư nước ngoài là 25% và DNTN là 14 năm 2004. Trong tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu triển khai có xu hướng giảm xuống từ 2002 đến 2004. Đồ thị 2.1: Tỷ trọng doanh nghiệp có đầu tư cho R&D Nguồn: GSO, 2002 - 2004 Xét trên tổng thể thì năm 2002, tỷ trọng đầu tư cho R&D của doanh nghiệp là khoảng 5% thì đến năm 2004 chỉ còn 2.8%. Nếu xét theo hình thức sở hữu thì DNNN có tỷ trọng đầu tư cho R&D là cao nhất 13.9% năm 2002 và 24.8% năm 2004. Đối với các doanh nghiệp lớn thì lại giảm từ 12% năm 2002 xuống còn 9.8% năm 2004. Từ đồ thị chúng ta có thể thấy xu hướng đầu tư cho R&D các DN đang có xu hướng giảm dần. Điều nàu cho thấy việc đầu tư cho R&D chưa chú trọng và đề cao. Tỷ trọng R&D /Doanh thu (R&D/DT) giữa các loại hình doanh nghiệp cũng có sự khác nhau rõ rệt. Xét trên tổng thể tỷ trọng R&D/DT có xu hướng tăng từ 2.2% năm 2002 lên 2.5% năm 2006. Đặc biệt là DNV&N lại có tỷ trọng cao nhất từ 4.3% năm 2002 lên 8.7% năm 2004 và 5.2% năm 2006. DN Lớn và DNNN có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Điều này cho thấy việc đầu tư cho R&D ở các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức khoảng từ 1-3% hàng năm. Như vậy có thể thấy hầu như các doanh nghiệp theo thành phần hay quy mô vẫn chưa chú trọng và đề cao đầu tư vốn cho đổi mới công nghệ. Bảng 2.5: Mức độ đầu tư cho R&D của DN (Đơn vị: %) Hạng mục Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi R&D/DT (1) Số DN trả lời (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) Chung 2.2 266 3 233 2.6 536 2.5 578 Theo sở hữu DNNN 1.7 197 1 147 2.1 342 2.2 356 DNTN 1.8 56 6.9 74 5.6 124 5.5 157 FDI 0.3 13 0.38 12 0.6 70 0.4 65 Theo quy mô DN Lớn 1.6 204 1.2 177 2.1 412 2.0 439 DNV&N 4.3 62 8.7 56 4.8 124 5.2 139 Nguồn: Tính toán từ Bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp (GSO) năm 2006, 2007 và Kết quả Nghiên cứu của nhóm tư vấn dự án BSPS-CIEM năm 2008. Qua phân tích và nghiên cứu, thực trạng đầu tư cho đổi mới công nghệ mới tập chung chủ yếu vào đổi mới máy móc và thiết bị, đầu tư cho nghiên triển khai và cải tiến thíêt bị công nghệ còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do chi phí cho nghiên cứu triển khai tốn kém về chi phí và thời gian. Vì vậy việc nhập khẩu công nghệ sẽ đáp ứng được cả về thời gian và chi phí. Nhờ nhập khẩu thiết bị mới DN có thể nâng cao năng suất và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nếu xét về dài hạn nếu không đầu tư và chú trọng cho R&D, cải tiến máy móc và làm chủ máy móc thì DN cũng không thể nâng cao được khả năng cạnh tranh. Điều này cũng một phần lý giải vì sao trong những năm qua nhiều DN nhập khẩu máy móc công nghệ mới về nhưng không phát huy được hiệu quả, tốn kém chi phí. Bên cạnh đó việc đổi mới dây chuyền máy móc kéo theo việc đổi mới cách quản lý và đổi mới cả sản phẩm. Cuộc điều tra trên 7850 doanh nghiệp công nghệ của Tổng cục Thống kê trong năm 2005 cũng cho thấy, chỉ có 3.86% trong 293 doanh nghiệp đầu tư vào R&D, tỷ lệ này giảm sút 2 lần so với năm 2002 (chiếm 6.14%). Cũng theo điều tra của Bộ KH&ĐT, kết quả phân tích trên 41000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố cho biết, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin khoa học và công nghệ, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt trình độ tiên tiến. Đồ thị 2.2: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp. Nguồn: CIEM; UNDP Công nghệ được sử dụng ở các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là máy móc thiết bị từ những năm 80 (39%) và 90 (57%). Hiện nay chỉ còn 10% các doanh nghiệp sử dụng thiết bị từ những năm 70 và rất ít doanh nghiệp sử dụng những thiết bị nhập từ thập niên 60. Việc đổi mới từng khâu, từng phần trong quá trình sản xuất là khá phổ biến ở các doanh nghiệp, bên cạnh việc sử dụng những dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị mới được đầu tư, một số doanh nghiệp vẫn đồng thời sử dụng các máy móc thiết bị cũ từ những thập niên trước. Xét theo hình thức sở hữu thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ khá hiện đại, chủ yếu là công nghệ những năm 90, chiếm 72.7%. Tương ứng với doanh nghiệp nhà nước là 60.0% và doanh nghiệp tư nhân là 46.5%. Từ năm 2001 tới nay tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ và mức độ ưu tiên thực hiện cho từng hoạt động khá cao. Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và triển khai là 67%, cải tiến quy trình sản xuất hiện có là 91%. Bảng 2.6: Tỷ lệ DN tiến hành đổi mới công nghệ và mức độ ưu tiên thực hiện cho từng hoạt động. Các hoạt động đổi mới công nghệ Tỷ lệ (%) R&D 67 Cải tiến quy trình sản xuất hiện có 91 Cải tiến sản phẩm 78 Áp dụng quy trình sản xuất mới 75 Thiết kế hoặc đưa ra sản phẩm mới 73 Các hoạt động khác 0 Nguồn: CIEM; UNDP Việc đánh giá kết quả của quá trình đổi mới công nghệ chỉ mang tính tương đối, vì quá trình đổi mới công nghệ có thể kéo dài nhiều năm. Nhận thức được vai trò của khoa học công nghệ cũng như việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cũng đã tích cực và chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghệ và đã đạt được một số kết quả. Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành R&D khoảng trên 50% với 58% có đề tài được nghiệm thu. Cải tiến quy trình sản xuất hiện có là 91% và có 66% có quy trình sản xuất cải tiến được áp dụng. Bảng 2.7: Kết quả của quá trình đổi mới công nghệ. Các hoạt động ĐMCN Tỷ lệ DN tiến hành Tỷ lệ thu được kết quả R&D 55 58% đề tài được nghiệm thu Cải tiến quy trình sản xuất hiện có 91 66% có quy trình sản xuất cải tiến được áp dụng Cải tiến sản phẩm 78 63% có sản phẩm cải tiến Thiết kế hoặc đưa ra các sản phẩm mới 73 51% có sản phẩm mới Nguồn: CIEM 2.2. Thực trạng các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian qua. 2.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước. Việc doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ và đào tạo. NSNN hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí đào tạo, chuyển giao công nghệ và cho vay tín dụng. Tuy nhiên việc các DN tiếp cận nguồn hỗ trợ này còn rất hạn chế. Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường chiếm khoảng 2% tổng quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm từ 2000 đến nay.. Bảng 2.8: Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường. Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Chi SNKH và môi trường 1,243 1,852 1,853 2,362 2,584 2,540 Tổng chi NSNN 108,961 148,208 181,183 214,176 262,697 308,058 Nguồn: Niên giám thống kê 2007 Xét theo hình thức sở hữu thì DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất dao động từ 80 - 90% tổng hỗ trợ của Nhà nước năm 2002 đến năm 2006. % DN được hỗ trợ cũng như % của các nguồn vốn trong số DN được hỗ trợ thì DNNN và DN Lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Bảng 2.9: Doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ NSNN từ 2002 - 2006 STT Năm 2004 Năm 2002 %DN được hỗ trợ Trong số DN được hỗ trợ %DN được hỗ trợ Trong số DN được hỗ trợ NSNN Vốn tự có DN Vốn khác NSNN Vốn tự có DN Vốn khác Chung 100 71 28 2 100 65 26 10 Chia theo sở hữu DNNN 86 71 27 2 89 65 25 10 DNTN 13 69 29 3 11 61 31 8 FDI 1 24 76 0 0 0 0 0 Chia theo quy mô lao động DN siêu nhỏ 1 56 44 0 1 100 0 0 DN nhỏ 6 71 22 6 8 86 14 0 DN vừa 6 73 28 0 8 65 31 4 DN lớn 87 71 28 2 83 62 26 0 Năm 2005 Năm 2006 Chung 100 72 25 3 100 73 26 1 Chia theo sở hữu DNNN 84 73 24 2 81 78 21 1 DNTN 15 71 27 2 18 23 76 1 FDI 1 19 81 0 1 12 88 0 Chia theo quy mô lao động DN siêu nhỏ 2 48 52 0 3 96 4 0 DN nhỏ 4 80 20 0 4 82 18 0 DN vừa 10 78 26 6 14 72 23 5 DN lớn 84 76 22 2 79 81 19 0 Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ 2003-2007 Đối với nguồn tín dụng ưu đãi, số lượng DN đổi mới công nghệ được tiếp cận còn ít hơn rất nhiều. Mặt khác do thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp khiến cho việc tiếp cận các nguồn vốn của DN gặp rất nhiều khó khăn. Một phần do nguồn vốn hỗ trợ quá ít, không đủ để DN có thể đầu tư đổi mới đã làm cho các DN không mặn mà với việc chủ động tiếp cận nguồn vốn. Một nguyên nhân do khung quy định của chính sách: Với DN được hỗ trợ vốn thì phải có 70% vốn đối ứng. Đây là một trở ngại, hay đúng hơn là một rào cản rất lớn đối với DNV&N. Năm 2003, 2006 đầu tư từ NSNN cho KHCN chiếm 2% tổng chi NSNN. Ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ trên tổng GDP mới chỉ chiếm 0.5 đến 0.6% hàng năm. Bảng 2.10: Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN theo giá hiện hành Nội dung 2003 2004 2005 2006 Tổng chi KHCN(tỷ đồng) 3,180 3,727 3.987 4.126 Tăng trưởng (%) 21.30 17.2 18.2 19.6 Tổng chi NSNN (tỷ đồng) 158,020 182,875 210,12 231,6 Chi KHCN/NSNN (%) 2 2 2 2 GDP (tỷ đồng) 605,568 713,000 812,45 921,56 NSNN chi KHCN/GDP (%) 0.52 0.52 0.75 0.61 Nguồn:Tổng hợp Báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ VN 2003 đến 2006 Cơ cấu vốn đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành gồm có chi cho SNKH và Đầu tư phát triển. Vốn đầu tư cho SNKH có xu hướng tăng dần đều qua các năm tuy nhiên mức tăng cũng như tỷ lệ tăng không đáng kể. Chi cho SNKH năm 2003 là 2012 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 2560 tỷ đồng chiếm 64.06% tổng chi NSNN cho KHCN. Bảng 2.11: Cơ cấu đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành Nội dung 2003 2004 2005 2006 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) SNKH 2012 64.7 2296 61.6 2471 66.55 2560 64.06 Vốn đầu tư phát triển 1168 36.7 1431 38.4 1242 33.45 1436 35.84 Tổng đầu tư 3180 100 3727 100 3713 100 3996 100 Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và công nghệ Việt nam 2003 đến năm2007. Tỷ lệ giữa đầu tư cho KHCN phân theo địa phương từ trung ương đến địa phương có xu hướng tăng qua các năm. Khu vực Trung ương năm 2003 là 1,536 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 1,980 tỷ đồng. Địa phương năm 2003 là 476 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 580 tỷ đồng. Bảng 2.12: Tỷ lệ đầu tư cho KHCN phân theo địa phương. Năm 2003 2004 2005 2006 Khu vực Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ dồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ dồng) Tỷ lệ (%) Trung ương 1,536 76.3 1732 75.4 1,924 77.86 1,980 77.34 Địa phương 476 23.7 564 24.6 547 22.14 580 22.66 Tổng 2,012 100 2,296 100 2,471 100 2,560 100 Nguồn: Tổng hợpBáo cáo Bộ Khoa học và công nghệ Việt nam 2003 đến 2007 Năm 2006, kinh phí sự nghiệp khoa học của các tỉnh, thành phố là 580 tỷ đồng, chiếm 22.7% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học, tăng 104 tỷ so với năm 2003. Giữa các loại hình kinh tế thì tỷ lệ hỗ trợ cũng có sự khác nhau rõ rệt. Từ năm 2002 đến 2006 có 53 đề tài nhà nước TW được hỗ trợ vốn, chiếm 55.8%. Đáng lưu ý là doanh nghiệp nhà nước ở địa phương có số đề tài được hỗ trợ ít nhất, con số mới chỉ khiêm tốn ở mức 5 đề tài. Tới năm 2006 thì không còn có đề tài của doanh nghiệp nhà nước địa phương được hỗ trợ. Bảng 2.13: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo loại hình kinh tế. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số Số % Số % Số % Số % Số % DNNN TW 5 42 16 62 14 67 12 57 6 40 53 DNNN địa phương 2 16 0 0 1 4 2 10 0 0 5 DN ngoài nhà nước 5 42 10 38 6 29 7 33 9 60 37 Tổng số đề tài 12 100 26 100 21 100 21 100 15 100 95 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Vụ Tài Chính-Kê hoạch, Bộ KH&CN Phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp kỹ thuật có tổng số đề tài được hỗ trợ lớn nhất từ 2002 đến 2006 là 71 đề tài, chiếm 74.8% tổng số đề tài được hỗ trợ. Xu hướng phát triển bền vững nhưng con số khiêm tốn mới chỉ có 2 đề tài Môi trường và các lĩnh vực khác trong suốt 5 năm. Bảng 2.14: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số Số % Số % Số % Số % Số % Kỹ thuật 8 67 17 65 16 76 18 82 12 80 71 Nông lâm ngư 3 25 7 27 5 24 3 13.5 1 7 19 Y dược 0 0 2 8 0 0 0 0 2 13 4 Môi trường và các lĩnh vực khác 1 8 0 0 0 0 1 4.5 0 0 2 Tổng số đề tài 12 100 26 100 21 100 22 100 15 100 95 Nguồn: Tổng hợp số liệu Vụ Tài Chính-Kế hoạch, Bộ KHCN. Lĩnh vực nông lâm ngư trong 5 năm mới chỉ có 19 dự án, đề tài trong tổng số 95 đề tài. Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế. Việc hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu vẫn còn ở con số khiêm tốn. Tỷ lệ kinh phí hỗ trợ so với tổng kinh phí dự kiến thực hiện cao nhất là 18% năm 2005, thấp nhất là năm 2003 chỉ có 8%. Năm 2003 có số đề tài nhiều nhất với 26 đề tài, tổng số kinh phí dự kiến thực hiện hơn 300 tỷ đồng nhưng tổng kinh phí mà nhà nước hỗ trợ chỉ hơn 23 tỷ chiếm 8%. Đây là năm có tỷ lệ thấp nhất trong các năm. Nếu xét tổng thể trong 5 năm tỷ lệ mới chỉ ở mức 13%, như vậy tỷ lệ hỗ trợ kinh phí của nhà nước cho các doanh nghiệp vẫn còn ở mức khiêm tốn. Doanh nghiệp phải tự huy động phần vốn còn lại. Đây cũng là một tín hiệu rất tốn thể hiện khả năng chủ động cũng như tìm kiếm nguồn vốn của các DN. Bảng 2.15: Tình hình hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp theo NĐ 119. Năm Số đề tài được hỗ trợ Tổng kinh phí dự kiến thực hiện (triệu đồng) Tổng kinh phí mà nhà nước hỗ trợ (triệu đồng) Tỷ lệ kinh phí hỗ trợ/Tổng kinh phí dự kiến(%) Tổng số đề tài % so với đơn đề nghị(%) 2002 12 18 23,140 8,880 11 2003 26 40 304,952.2 23,140 8 2004 21 18 128,771.7 17,450 14 2005 21 28 117,871.7 21,200 18 2006 15 18 149,000.0 20,963 14 Tổng 95 723,734.0 91,633.0 13 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Vụ Tài Chính-Kế hoạch, Bộ KH&CN Theo đánh giá có thể nhận thấy việc hỗ trợ kinh phí cho Doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu KH&CN đã trở thành đòn bẩy để các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới KH&CN, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tổng kinh phí hỗ trợ từ NSNN cho các DN qua 5 năm qua không lớn (khoảng 90 tỷ, chiếm 13% tổng nhu cầu kinh phí) những đã tạo tiền đề để các DN huy động thêm trên 630 tỷ đồng để thực hiện 95 đề tài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó cũng góp một phần thực hiện chủ trương của Nhà nước về đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN. 2.2.2. Vốn tự có của Doanh nghiệp. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đứng trước xu thế phát triển và áp lực cạnh tranh khi Việt nam gia nhập WTO, doanh nghiệp nhận thức rõ được sự cần thiết của việc đổi mới khoa học công nghệ để duy trì tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Năm 2002, số doanh nghiệp đầu tư vốn cho R&D và đổi mới công nghệ là 444/7323 doanh nghiệp, ciếm 6.14%. Trong đó có 40.9% DNNN, 5.9% DN ngoài quốc doanh và 53.1% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đều tăng trong 3 năm 2001, 2002, 2003. Năm 2001, tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ là 310.5 tỷ đồng, đến năm 2003 tăng lên 562.7 tỷ đồng. Tính trên tổng doanh thu, tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ trung bình trong 3 năm khoảng 3%. Đồ thị 2.3: Tổng doanh thu và tổng đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Nguồn: CIEM; UNDP Xét theo hình thức sở hữu, tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ trên doanh thu của các DNNN bằng với tỷ lệ này ở các DNTN, đạt xấp xỉ 3.0%. Trong khi đó, các DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao nhất, đạt 3.32%. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại rất khác biệt đối với từng DN tuỳ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Bảng 2.16: Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ trong 3 năm qua tính trung bình cho các DN chia theo loại hình sở hữu. Loại doanh nghiệp DNNN DNTN DN có vốn ĐTNN Số DN tiến hành ĐMCN 35 42 22 Tỷ lệ DN cung cấp thông tin tài chính về ĐMCN 94% 76 73 Vốn đầu tư cho ĐMCN tính trung bình 1 DN (tỷ đồng) 8.5 2.6 5.1 Tỷ lệ trên tổng doanh thu trung bình (2001;2002;2003) 2.98% 2.96% 3.32% Nguồn: CIEM, UNDP Cơ cấu nguồn vốn của từng loại hình doanh nghiệp rất khác nhau. Nguồn vốn NSNN được phân bổ chủ yếu cho DNNN. Trong tổng số vốn đầu tư cho KHCN của các doanh nghiệp chỉ có 8% cho nghiên cứu khoa học, phần dành cho đổi mới công nghệ chiếm tỉ lệ cao (92%) chủ yếu đổi mới trang thiết bị kỹ thuật với phần không nhỏ là nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài. Bảng 2.17: Cơ cấu đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ của DN Nội dung đầu tư Tỷ lệ (%) NCPT 8 Đổi mới công nghệ 92 Tổng 100 Nguồn: Khoa học và công nghệ Việt nam 2004 Năm 2004, Nhà nước dành 25 tỷ đồng (tăng 5% tỷ đồng so với năm 2003), trong đó dành 6.94 tỷ đồng cho 26 đề tài chuyển tiếp và 18.06 tỷ đồng cho 36 đề tài mới. Xu hướng đang diễn ra hiện nay là doanh nghiệp lớn có xu hướng bỏ vốn đầu tư nhiều hơn so với doanh nghiệp quy mô nhỏ. Điều này cho thấy tiềm lực về vốn của các doanh nghiệp quy mô nhỏ còn quá ít Đồ thị 2.4: Tỷ trọng doanh nghiệp có đầu tư cho đổi mới công nghệ theo quy mô Nguồn: GSO, 2002 và 2004. 2.2.3. Vốn vay Ngân hàng, huy động tín dụng. a. Nguồn vốn vay tín dụng Đây là nguồn chủ yếu giúp DN đầu tư đổi mới máy móc thiết bị kèm theo công nghệ. Xét về mặt cung của nguồn vốn này, trong thời gian tới sẽ ngày càng nhiều hơn cho khu vực doanh nghiệp có hệ thống này đang được cải cách theo định hướng thị trường hơn và gia tăng mức độ tự do hoá. Nguồn vốn này dùng chủ yếu cho các dự án đổi mới máy móc, thiết bị. Còn đối với hoạt động nghiên cứu triển khai thì khó có thể tiếp cận được nguồn vốn này vì rất khó đánh giá và mức độ rủi ro cao. Mặt khác do quy định Ngân hàng không được cho vay quá 15% vốn của mình đối với một dự án và trên 70% tổng vốn của mỗi dự án đầu tư đã hạn chế việc doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính phủ thực hiện các giải pháp chống suy thoái kinh tế đang phát huy tích cực. Với gói kích cầu tài trợ lãi xuất đã mở cho cả các công ty tài chính, đồng thời đối tượng được hỗ trợ cũng đã mở rộng hơn. Đây là cơ hội rất lớn để đầu tư đổi mới công nghệ do giá thiết bị, công nghệ rẻ. Với tài trợ lãi suất 4%, là một cơ hội cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay để đổi mới công nghệ trong thời gian tới nhằm đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ trhuật, nhất là đối với các dự án công nghệ mới để tạo sản phẩm mới có tính cạnh trang cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. b. Các nguồn vốn khác Thực tế cho thấy ngoài vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tự có, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp cũng có thể huy động được các nguồn vốn khác cho đầu tư đổi mới công nghệ như: vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, vốn liên doanh liên kết với các đối tác kinh doanh, vốn có được từ thuê mua tài chính. Đặc biết là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những giải pháp để phát triển KH&CN. Nguồn vốn ODA cho KH&CN giai đoạn 1993 – 2005 biến động rất khác nhau qua các năm. Đồ thị 2.5: Biến động nguồn vốn ODA cho KH&CN qua các năm từ 1993 - 2005 (Đơn vị: Triệu USD) Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyên nhân hiện tượng này là có những năm nguồn vốn ODA có thể tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên khác. Nguồn vốn ODA cho KH&CN tuy được xác định là mục tiêu ưu tiên nhưng thực tế số vốn ODA cho lĩnh vực này còn rất nhỏ. Kể từ năm 1993-2005, số vốn nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam là 33.5 tỷ USD, trong đó số vốn đã giải ngân là 14.831 tỷ USD nhưng số tiền dành cho KH&CN chỉ chiếm chưa đến 1% tổng vốn ODA thực hiện. Bảng 2.18: Vốn ODA cho Việt Nam và cho KH&CN giai đoạn 1993-2008. Tổng ODA thực hiện ODA cho KH&CN Giá trị tuyệt đối (tr USD) 14,831 83.2 % 100 0.56 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư. Nguồn vốn ODA dành cho đổi mới công nghệ còn hạn chế và có xu hướng giảm dần xuất p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2038.doc
Tài liệu liên quan