Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hải Dương

Lời mở đầu 1

Chương I 3

mộT Số VấN Đề Lý LUậN CHUNG 3

I. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển 3

1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 3

2. Vai trò của đầu tư phát triển 5

2. 1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu 5

2. 2. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 7

2. 3. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8

2. 4. Đầu tư ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ 9

2. 5. Đầu tư với sự phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 9

II. Nguồn vốn đầu tư. 10

1. Bản chất của nguồn vốn đầu tư. 10

1.1. Nguồn vốn huy động trong nước 11

1. 2. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài 13

Bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp 13

1. 3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. 14

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư. 16

2.1 Sự phát triển của nền kinh tế. 16

2.2. Các nguồn lực và tiềm năng phát triển. 18

2.3. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. 20

2.4. Các chính sách khuyến khích đầu tư. 21

3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. 21

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp, có một số ít dự án từ nguồn ODA, JBIC...nhưng không nhiều. Trong nước bao gồm từ các nguồn như; nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, vốn huy động trong dân...Cơ cấu đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo nguồn vốn trong những năm qua như sau: Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư vào Hải Dương phân theo nguồn vốn đầu tư đơn vị: triệu đồng Năm Tổng vốn đầu tư Vốn đầu tư Cơ cấu (%) Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài 1996 1.315.510 675.516 440.000 67,5 33,5 1997 1.826.530 1.064.350 780.000 57,3 42,7 1998 1.783.940 1.113.940 670.000 62,4 37,6 1999 4.036.980 1.924.280 2.112.000 47,7 52,3 2000 4.696.550 2.131.550 2.554.000 45,6 54,4, 2001 4.395.434 2.100.125 2.295.309 47,8 52,2 2002 3.404.805 1.446.449 1.958.356 42,5 57,5 Nguồn: Kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000, UBND tỉnh Hải Dương. Nhìn chung về cơ cấu đầu tư, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh, từ chỗ chỉ chiếm 33,5% vào năm 1996 đã tăng lên 57,5% năm 2002. Tính chung cho cả thời kì, đầu tư nước ngoài chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh- một tỉ lệ cao so với mức bình quân của cả nước. Xem xét cụ thể từng nguồn vốn như sau: 2.2.1.1 đầu tư trong nước. Đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu từ nguồn ngân sách và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, sự tham gia của các nhà đầu tư riêng lẻ chủ yếu vẫn bị giới hạn ở các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thông qua bảng cơ cấu đầu tư trên, có thể thấy rằng tổng mức đầu tư luôn có mức tăng trưởng dương kể từ 1996 đến 2000. Đầu tư trong nước, đặc biệt là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Chỉ tính riêng 5 năm 1996-2000, toàn tỉnh đã giành gần 5000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và một số công trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hiện nay ở Hải Dương cũng đã có một số doanh nghiệp nhà nước lớn và làm ăn có hiệu quả như: Công ti vật tư chất đốt Hải Dương, công ti may II, nhà máy sản xuất và chế tạo bơm..., các doanh nghiệp này cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách hàng năm của tỉnh trong thơì gian qua. Xét về cơ cấu vốn đầu tư trong nước theo phân cấp quản lý có thể thấy được như sau: Bảng 4: Vốn đầu tư trong nước vào Hải Dương phân theo cấp quản lý Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu Vốn đầu tư Cơ cấu (%) Năm 96-97 98-00 2001 2002 96-97 98-00 2001 2002 ĐP quản lý 894 2046 680 771 33,86 22,44 18,3 29,2 TWquản lý 1748 7072 3039 1959 66,14 77,56 81,7 71,8 Tổng số 2462 9118 3720 2730 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư theo Nghị quyết TW4 Khoá 8 Nhìn chung, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước trên địa bàn giai đoạn 1998 – 2000, 2001,2002 có mức tăng cao, so với năm 1997, tăng bình quân 39,4%/năm. Song lại có sự mất cân đối lớn về cơ cấu vốn đầu tư theo cấp quản lý, phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn trung ương (66,14% giai đoạn 1996 – 1997; 77,56% giai đoạn 1998 – 2000, 81,7% năm 2001 và 71,8% năm 2002), trong khi nguồn vốn địa phương hạn hẹp, huy động khó khăn, dẫn đến tình trạng bị động trong việc đầu tư xây dựng, cân đối vốn đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm, thiết yếu; nhân dân không có khả năng để bỏ vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, nhất là các vùng sâu, xa, kinh tế khó khăn. Với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, trong thời gian qua, các doanh nghiệp của cả nhà nước và tư nhân đã tích cực đầu tư vào địa bàn Hải Dương. Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đòi hỏi vốn và công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, như: Công nghiệp may mặc,, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến hàng nông sản xuất khẩu... Chỉ tính riêng năm 2001, tổng số dự án của các doanh nghiệp trong nước đầu tư trên địa bàn tỉnh được chấp thuận đầu tư là 42 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 169.981 triệu đồng, các doanh nghiệp tư nhân là 130.040 triệu đồng. Tuy với số vốn gần 40 tỉ đồng, song số dự án của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh chỉ là 3 dự án: Công ti vật tư chất đốt Hải Dương, công ti may II, viện nuôi trồng thuỷ sản I với số vốn lần lượt là 3.200, 12.741, 21.000 triệu đồng. Các dự án của các doanh nghiệp tư nhân hầu hết là các dự án nhỏ, có số vốn từ 1-3 tỉ đồng, chỉ có một số dự án có số vốn lớn như: Công ti trách nhiệm Sơn Hà sản xuất hàng may thêu xuất khẩu với số vốn 21.390 triệu đồng, công ti trách nhiệm hữu hạn Thành Long, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp máy cơ khí nông nghiệp với số vốn 8.300 triệu đồng... Các doanh nghiệp này hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như: May mặc, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Ngành công nghiệp may mặc luôn là nơi thu hút nhiều lao động, giải quyết được một phần lớn lao động dôi dư tại các vùng nông thôn. Trong năm 2001, đã có 2 dự án thuộc ngành may mặc được chấp thuận đầu tư với số vốn 22.490 triệu đồng. Hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu hướng ra thị trường xuất khẩu, cùng với một số doanh nghiệp đã được hình thành từ trước trên địa bàn , tạo nên một trong những thế mạnh trong sản xuất hàng xuất khẩu của tỉnh, bao gồm các mặt hàng : Sản phẩm may mặc, quần áo, giày dép, vải tơ tằm xuất khẩu... Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án chủ yếu dừng lại ở mức vốn trên 3 tỉ đồng, đều là các dự án sản xuất xi măng và clinker. Riêng đối với ngành nông sản thực phẩm, do Hải Dương là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và hình thành các vùng sản xuất tập trung nên các dự án đầu tư khá nhiều vào chế biến nông sản thực phẩm. Tuy quy mô của các dự án này chỉ trên dưới 2 tỉ đồng, song hiệu quả mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh không phải là nhỏ. Hình thức doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, sản xuất ở quy mô gia đình. Về cơ cấu theo nguồn huy động vốn, bằng các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp để kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Giai đoạn 2001-2002, tổng nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế này đạt gần 2000 tỉ đồng, giai đoạn 1998- 2000 là 1.200 tỷ đồng (giai đoạn 1996- 1997 khoảng 542 tỷ đồng), trong đó, vốn tự có (vốn dân) 1.096 tỷ đồng, chiếm 53,7% nguồn vốn địa phương và bằng 12% so với tổng nguồn vốn đầu tư. 2.2.1.2. Đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Dương trong kế hoạch 1996-2000 đạt 2140 tỉ đồng, trong đó giành 270 tỉ đồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu vào hệ thống cấp thoát nước và bưu chính viễn thông, còn lại chủ yếu đầu tư vào cơ sở sản xuất kinh doanh. Về hình thức đầu tư, chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp, có một số ít dự án từ nguồn ODA, viện trợ của JBIC nhưng không đáng kể. Vì vậy, những tác động của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội chủ yếu được xét đến từ nguồn đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương bắt đầu từ những năm đầu của thập kỉ 90 và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm 1995, 1996, 2001. Hiện nay, trên địa bàn Hải Dương đã có 30 dự án đã và đang triển khai đầu tư, phân bố cả vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cụ thể như sau: Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo khu vực kinh tế Chỉ tiêu Ngành Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Cơ cấu theo dự án (%) Cơ cấu theo vốn đăng kí (%) Nông, lâm, thuỷ sản 3 7,0 10 1,4 Công nghiệp- xây dựng 22 462,9 73,3 90,9 Dịch vụ 5 39,3 16,7 7,7 Tổng số 30 509,2 100 100 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Có thể thấy rằng, vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực này tập trung hầu hết cả về số dự án và số vốn. Khu vực nông lâm nghiệp có 3 dự án, chiếm 10% nhưng lại chỉ chiếm 1,4% về số vốn, chứng tỏ các dự án đầu tư vào đây hầu hết là các dự án nhỏ, mặc dù Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp song vấn đề lại ở chỗ đặc trưng của ngành này thường đem lại lợi nhuận thấp hơn và tính ổn định trong sản xuất không cao, hơn nữa đầu ra cho sản phẩm vẫn còn là vấn đề nan giải khi mà ngành chế biến nông sản thực phẩm chưa thực sự phát triển. Tuy dịch vụ là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh và đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng chỉ có 5 trong 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực này (chiếm 16,7% số dự án) chứng tỏ thị trường các hoạt động dịch vụ tại Hải Dương chưa thực sự tỏ ra hấp dẫn các nhà đầu tư. Cả tỉnh có một khu đô thị trung tâm là thành phố Hải Dương, ngoài ra các huyện còn có các thị trấn, thị tứ nhưng thực sự đây chỉ là các khu đô thị mới và nhỏ, thành phố Hải Dương là một thành phố mới, các hoạt động dịch vụ chưa thể phát triển như một số khu đô thị lớn khác. Trong số 22 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng, chủ yếu được đầu tư vào ngành sản xuất chất khoáng phi kim loại (281 triệu USD), sản xuất xe có động cơ (chỉ có một dự án nhưng có số vốn tới 102,7 triệu USD), ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống (5 dự án với số vốn 31,9 triệu USD) và sản xuất trang phục (5 dự án với 16,6 triệu USD). Theo báo cáo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, riêng năm 2001, tổng doanh thu của các doanh nghiệp này đạt 73,4 triệu USD, trong đó doanh thu từ xuất khẩu 14,7 triệu USD (So với doanh thu năm 2000 là 52,9 triệu USD trong đó doanh thu từ xuất khẩu là 14,2 triệu USD). Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2001 đạt 5,7 triệu USD, trong đó thuế nhập khẩu là 3,3 triệu USD, thu hút trên 3000 lao động làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp và hàng trăn lao động gián tiếp khác. Hiện nay ở Hải Dương có sự có mặt của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có một số đối tác đầu tư lớn như Đài Loan, Mỹ, Nhật... Cụ thể như sau (tính đến hết 31/12/2000): Bảng 6: Đầu tư trực tiếp vào Hải Dương phân theo một số đối tác đầu tư Tên nước đầu tư Số dự án Vốn đăng kí (Triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) Hà Lan 1 3,2 2,0 Đài Loan 9 310,2 101,7 úc 2 14,7 4,5 Bỉ 1 1,6 0,6 Mỹ 2 109,7 78,5 Hồng Kông 1 4 1,5 Singapore 1 7,8 2,8 Nhật 3 35,1 20,8 Hàn Quốc 2 4,4 1,4 Trung Quốc 2 0,5 0,3 Nguồn: niên giám thống kê 2001, cục thống kê Hải Dương Hiện nay, tuy một số công ti mẹ tại các nước này đang gặp khó khăn nên nguồn vốn đầu tư có giảm sút hoặc không tăng, nhưng đó chỉ là do ảnh hưởng của chu kì kinh tế thế giới và đó là thực trạng chung tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, những động thái trong một năm trở lại đây cho thấy sự phục hồi của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ hứa hẹn một triển vọng lớn hơn cho FDI vào Hải Dương nói riêng. Dòng vốn đầu tư vào địa phương trong những năm qua vừa tập trung chủ yếu vào lĩnh vực có khả năng đem lại lợi nhuận cao và các sản phẩm chủ yếu hướng ra thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm của ngành nông, lâm, thuỷ sản, lấy ví dụ như trong năm 2001, tổng doanh thu của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này đạt 0,9 triệu USD thì giá trị xuất khẩu cũng đúng bằng 0,9 triệu USD (theo niên gíam thống kê 2001). Với quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu hút đầu tư nước ngoài thể hiện ở chỗ nó tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề và sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng; hiệu quả xã hội thể hiện ở vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; hiệu quả tài chính thể hiện ở việc tăng nguồn thu ngân sách, còn hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài là làm cho các doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và sớm có lợi nhuận, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hải Dương thời gian qua về cơ bản đã đi đúng hướng và mục tiêu đề ra, đang ngày càng có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội địa phương. 2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư. Với tổng số vốn thu hút được, Hải Dương đã thực hiện đầu tư vào xây dựng cơ bản và phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, ở tất cả các ngành, lĩnh vực, cụ thể: 2.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản: Bảng 7: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương giai đoạn 1996-2001 đơn vị: triệu đồng Năm Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nông, lâm thuỷ sản 120543 166258 204936 238634 256342 197787 Xây dựng 63015 23857 20456 17225 46586 44477 Công nghiệp khai thác 4394 12976 400 1051 5260 9723 Điện, nước 3899 46235 898224 3998548 3429067 985923 Vận tải và thông tin 218 156455 211875 210412 175941 257105 Tài chính tín dụng 85 - 700 758 7238 12350 Nghiên cứu khoa học 498 600 - 406 1948 3331 Văn hoá- y tế- giáo dục 76807 76949 59995 53242 53825 74013 Nguồn: Niên giám thống kê 2001, cục thống kê Hải Dương Số còn lại được đầu tư vào các ngành khác như hoạt động quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hoạt động thương mại và tư vấn. Là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp 101.062 ha, và có những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua, Hải Dương đã tiến hành nhiều dự án để nâng cấp hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng hệ thống sân phơi, nhà kho phục vụ sản xuất, hệ thống kênh mương tưới cho các đơn vị sản xuất giống lúa, đồng thời đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng đàn giống gia súc gia cầm, như: Nạc hoá đàn lợn, sind hoá đàn bò. Từng bước hoàn thiện hệ thống các trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, đưa các bác sĩ thú y về tận cấp xã. Về lâm nghiệp, tuy không phải là một tỉnh miền núi, nhưng với diện tích đất rừng 13.975ha, trong đó rừng tự nhiên là 2398ha, đến nay, Hải Dương đã cơ bản phủ xanh đất trống đồi núi trọc thông qua các chương trình như: chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Toàn tỉnh đã đầu tư trồng mới được 6763,4 triệu ha rừng tập trung, hơn 5500 ha rừng đồi, xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng tập trung ở hai huyện miền núi chí Linh và Kinh Môn. Để có thể phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống nhân dân nói chung, trong những năm qua, hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nâng cấp đáng kể. Hệ thống đê điều được tu bổ áp trúc và có hệ thống gia thăng đảm bảo nên đã cơ bản được giữ vững trong mùa mưa lũ, không có lũ lụt lớn xảy ra, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. Hệ thống trạm bơm được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nên đã mở rộng diện tích tưới tiêu, giải quyết tình trạng ngập úng trong vụ mùa. Chương trình kiên cố hoá kênh mương bước đầu được thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Hải Dương cũng đã chú trọng tới phát triển hệ thông giao thông, coi đó là bước quan trọng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của tỉnh. Hiện nay, hệ thống giao thông nông thôn đã được cải thiện rõ rệt, thay vì đường đất, đá, hầu hết các xã trong tỉnh đã có đường nhựa vào trung tâm xã, bê tông hoá đường trong thôn xóm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Cùng với nó, hiệu quả và chất lượng các tuyến đường được nâng lên rõ rệt, một số tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào lĩnh vực quản lý và xây dựng giao thông. Về hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh, hiện nay mạng lưới đường điện đã đến 100% số xã và tất cả các thôn xóm. Điện thương phẩm cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt không ngừng tăng. Phụ tải công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện. Hệ thống điện chiếu sáng ở các khu đô thị, thị trấn, thị tứ cũng được từng bước cải thiện, góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị. Đến năm 2000, toàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp 6550m2 nhà một số bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 5700m2 trạm xá xã, đưa tỉ lệ diện tích kiên cố ở các bệnh viện tỉnh đạt 86%, bệnh viện huyện đạt 85%. Hệ thống vật chất kỹ thuật ngành y tế từ tỉnh xuống cơ sở được củng cố, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Tổng số giường bệnh đạt 3450 giường, trong đó tuyến tỉnh là 1140 giường, tuyến huyện 1260 giường và tuyến xã là 1050, bình quân 1000 dân/bác sĩ. Công tác giáo dục ngày càng được toàn xã hội chăm lo. Tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục như: kiên cố hoá phòng học, nâng cao trình độ giáo viên, xây dựng hệ thống thư viện , phòng thí nghiệm, đáp ứng yêu cầu trong việc dạy và học. Được xác định là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, Hải Dương cũng đang có chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích sinh viên mới ra trừơng về tỉnh làm việc và có sự hỗ trợ cho các thạc sĩ, tiến sĩ khi về tỉnh. Về văn hoá thông tin, thể dục thể thao: Văn hoá thông tin là phương tiện để đưa đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước tới nhân dân, tuyên truyền các quan điểm của Đảng, xây dựng đời sống văn hoá. Nhận thức được vai trò đó, trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, Hải Dương đã tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống phát thanh truyền hình, không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh; Xây dựng hệ thống truyền thanh tại các xã, phường. Các di tích lịch sử cũng được chú ý đầu tư tôn tạo như; nâng cấp cơ sở hạ tầng khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí linh), khu An Phụ (Kinh Môn). Đầu tư cho thể dục thể thao được chú như đầu tư vào nâng cấp nhà thi đấu và phát triển một số môn thế mạnh của tỉnh. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng không thể bỏ qua hệ thống quản lý để vận hành và phát huy hiệu quả của các cơ sở đó. Trong những năm qua, Hải Dương đã từng bước đầu tư xây dựng và đổi mới điều kiện làm việc cho các cán bộ công chức Nhà nước, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà làm việc cho các huyện mới được tái lập. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, Hải Dương cũng đã đầu tư tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Khoa học công nghệ luôn được xác định là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của mọi lĩnh vực, trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, toàn tỉnh đã thực hiện triển khai 190 đề tài, dự án khoa học vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế văn hoá, môi trường và quản lý nhà nước. Chú trọng các đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống. Đồng thời tỉnh cũng đã đầu tư hàng tỉ đồng cho việc nạo vét sông hồ, trồng cây xanh ở thành phố Hải Dương và các khu đông dân cư, vệ sinh đô thị dần được cải thiện. Cùng với nó, hệ thống cấp thoát nước đô thị và nước sạch nông thôn cũng được chú ý đầu tư, tỉnh đã xây dựng trạm cấp nước của một số thị trấn như: Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành..., tập trung đầu tư xây dựng nhà máy nước Hải Dương với công suất 10.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp thoát nước được nâng cấp để cung cấp nước sạch cho khu vực đô thị và giải quyết một phần tình trạng ngập úng, nhất là ở thành phố Hải Dương. Riêng ở khu vực nông thôn, tỉnh đã đầu tư xây dựng được 12 trạm cấp nước nhỏ, đào được 227.000 giếng khơi và trên 100 giếng khoan, đảm bảo cấp nước hợp vệ sinh cho 1,2 triệu người đưa tỉ lệ hộ dân được cấp nước sạch lên 70% trong năm 2002. Để đạt được mục tiêu đến năm 2005, tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP là 30%, cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ bao gồm: thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng, tài chính, kho bạc đã được quan tâm đầu tư. Trong năm 2002, trung tâm thương mại Hải Dương đã đựoc củng cố và từng bước hoàn thiện, phấn đấu trong tương lai trở thành trung tâm giao dịch thương mại lớn nhất của tỉnh, cùng với hoạt động của các cửa hàng thương mại tại các huyện đảm bảo lưun thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hệ thống chợ đô thị, nông thôn đã đảm bảo được nhu cầu trao đổi hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng. Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ tại các khu du lịch , tuy còn nhiều vấn đề bất cập, song cũng đã có sự quy hoạch cụ thể, tránh phát triển tràn lan. Về dịch vụ vận tẩi hành khách, do hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp, hệ thống bến bãi được sắp xếp và quy hoạch hợp lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách, hàng hoá không ngừng phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành bưu chính viễn thông ngày càng tăng nhanh để có thể bắt nhịp cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, chủ yếu đầu tư cải tiến nâng cấp hệ thống trang thiết bị cho các trung tâm bưu điện tỉnh, huyện và xã, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của ngành bưu điện. Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng các trung tâm bưu điện văn hoá xã, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. Còn đối với hệ thống ngân hàng, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên ngành của hệ thống ngân hàng, tài chính, kho bạc ở các cấp tỉnh, huyện, thành phố, góp phần tích cực đối với sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội của tỉnh. Nói tóm lại, trong giai đoạn 1996-2002, cơ sở hạ tầng của Hải Dương đã thay đổi nhiều do được đầu tư hiệu quả từ các nguồn vốn: Vốn ngân sách dành cho dầu tư xây dựng cơ bản tập trung, vốn sự nghiệp kinh tế mang tính đầu tư, vốn đầu tư qua Bộ chuyên ngành, vốn huy động từ trong dân. Do có sự chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh và các cấp , ngành trong tỉnh, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đi đúng hướng và có trọng điểm, hầu hêt các công trình khi đưa vào sử dụng đã phát huy được những hiệu quả kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng được xây dựng trong những năm qua đã đóng góp tích cực cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong khi đó, cơ chế chính sách thu hút vốn cho đầu tư phát triển chưa thực sự tỏ ra hấp dẫn, đặc biệt là việc huy động vốn trong dân còn hạn chế, mà đây lại là nguồn tiềm năng rất lớn. Cho đến nay, toàn tỉnh Hải Dương vẫn chưa hình thành được cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Để khắc phục những tồn tại, tiến tới hoàn thành các mục tiêu đưa ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, riêng đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần có những đổi mới đồng bộ cả về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và cơ chế chính sách. 2.2.2.2. Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất Tổng vốn đầu tư trong nước cho phát triển sản xuất kinh doanh trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 là 7500 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương là 6600 tỉ đồng và vốn địa phương là 900 tỉ. Trong đó, nguồn vốn của trung ương cho phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu cho các doanh nghiệp trung ương dóng trên địa bàn. Hiện nay ở Hải Dương có 15 doanh nghiệp trung ương, trong đó có một số doanh nghiệp lớn như: Công ti xi măng Hoàng Thạch, công ti chế tạo bơm Hải Dương, công ti sứ Hải Dương..., đây cũng là các doanh nghiệp có mức đóng góp hàng năm cho ngân sách của tỉnh khálớn. Nguồn vốn đầu tư phát triển của địa phương cho nông- lâm nghiệp là 300 tỉ đồng, chủ yếu đầu tư chuyển dich cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa, tăng nhanh diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là diện tích cây ăn quả, tiến hành phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Ngành chăn nuôi cũng được chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trong các hộ gia đình, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. Đầu tư cho các doanh nghiệp quốc doanh tại địa phương là 250 tỉ đồng, chú trọng đầu tư cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, cơ khí sửa chữa...,giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn do thiếu thị trường tiêu thụ và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Trong 5 năm 1996-2000, tổng vốn đầu tư thực hiện cho công nghiệp ngoài quốc doanh đạt khoảng 450 tỉ đồng. Các doanh nghiệp này đã huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi, chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách của tỉnh. Trên đây là những kết quả cụ thể của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc thu hút các dự án đầu tư trong nước mới được tập trung phát triển từ vài năm trở lại đây, song tiến độ triển khai đầu tư còn chậm, quy mô và số lượng dự án thu hút được còn nhỏ. Các dự án chủ yếu là của các nhà đầu tư trong tỉnh, còn các dự án có quy mô sản xuất lớn, của các nhà đầu tư có uy tín từ các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ngoài chưa nhiều. Công tác quản lý sau khi cấp giấy phép đăng kí kinh doanh còn nhiều bất cập, chưa sâu sát, chặt chẽ, do vậy còn nhiều hạn chế trong việc tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp. 3. Đánh gía chung. 3.1. Những kết quả đạt được. Nhìn chung, hoạt động đầu tư trong thời gian qua đã có nhứng tác động tích cực tới phát triển kinh tế xã hội Hải Dương, điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu, đó là: Mức tăng trưởng GDP, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, mức tăng trưởng của từng ngành và mức thu ngân sách qua các năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0068.doc
Tài liệu liên quan