Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

Mở Đầu 1

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế 3

1.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế 3

1.4. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế 5

1.5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát 7

Chương II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay 10

2.1. Thực trạng và đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay 10

2.2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua 25

2.3. Những nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ 2006 đến nay 34

Chương III: Giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam 36

3.1 Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam và một số dự báo về tình hình lạm phát 36

3.2.Các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam 46

3.3. Một số kiến nghị 47

Kết luận 53

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng 25,9%; khai thác đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng tăng khá, trong đó: cá nuôi đạt 837,7 nghìn tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước; tôm nuôi 125,7 nghìn tấn, tăng 3,6%. Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do những tháng cuối năm 2007 giá cá tra và một số thuỷ sản tăng cao nên nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích nuôi, trong đó An Giang 1392 ha, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2007; Cần Thơ 1189 ha, tăng 22,1%; Vĩnh Long 450 ha, tăng 13,2%; Bến Tre 363 ha, gấp 5 lần. Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 989,8 nghìn tấn, giảm 0,5% (cá 751,7 nghìn tấn, giảm 0,4%; tôm 50,1 nghìn tấn, giảm 4,8%). Hiện nay, hoạt động của ngành thủy sản đang đứng trước một số khó khăn lớn là: sản lượng cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long đang còn khoảng 120 nghìn tấn đã tới thời kỳ thu hoạch nhưng các doanh nghiệp chế biến chưa ký hợp đồng thu mua; mặc dù Chính phủ đã có chủ trương cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vay 1 nghìn tỷ đồng để thu mua cá tra tồn đọng, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn sử dụng nguồn vốn này vì các mặt hàng cá tra xuất khẩu của nước ta đang bị giảm giá trên thị trường thế giới và lãi suất vay liên tục tăng cao; đối với khai thác, nhất là khai thác biển, tuy thời tiết thuận lợi hơn năm trước nhưng giá xăng dầu, chi phí nhân công và nhiều chi phí khác tăng cao nên số lượng tàu thuyền nằm bờ vẫn còn nhiều. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2008 ước tính đạt 5,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2007. Tính chung 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 29,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 11,3 tỷ USD, tăng 27,4%; dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng 49%. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng cao một phần do khối lượng xuất khẩu của nhiều hàng hoá tăng, mặt khác do giá xuất khẩu của những mặt hàng chủ lực liên tục tăng. Bình quân 6 tháng đầu năm 2008 giá dầu thô xuất khẩu tăng 69,5%; giá than đá tăng 68,4%; giá gạo tăng 88%; giá cà phê tăng 40,4%; giá cao su tăng 33,7%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng xuất khẩu trên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng khoảng 3,8 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng 15,1%. Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm 2007, trong đó 8 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là: dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước; hàng dệt may đạt 4,1 tỷ USD, tăng 17,7%; giày dép đạt 2,3 tỷ USD, tăng 16,9%; thủy sản đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14%; gạo đạt 1,5 tỷ USD, tăng 99%; sản phẩm gỗ đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,4%; điện tử máy tính đạt 1,2 tỷ USD, tăng 32,4%; cà phê đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,1%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 6/2008 ước tính đạt 6,8 tỷ USD, giảm 11,3% so với tháng trước và tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 30,6 tỷ USD, tăng 69,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, tăng 42,7%. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao ngoài yếu tố do tăng khối lượng nhập khẩu còn do yếu tố tăng giá. Trong 6 tháng đầu năm giá xăng dầu nhập khẩu tăng 61,8%, giá sắt thép tăng 29,8%, giá phân bón tăng 96%, giá giấy tăng 11,8%, giá chất dẻo tăng 15,4%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng này đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng thêm trên 4,1 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 14,9% so với kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng 45,7%. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là máy móc thiết bị; nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng ước tính đạt 7 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu 6,8 triệu tấn, tương đương 5,9 tỷ USD, tuy chỉ tăng 4,4% về lượng nhưng do giá tăng 61,8% nên kim ngạch tăng 68,9%; sắt thép đạt 4,6 tỷ USD, tăng 118,1%, trong đó phôi thép 1,3 tỷ USD, tăng 181%; vải 2,3 tỷ USD, tăng 20,3%; điện tử, máy tính và linh kiện 1,8 tỷ USD, tăng 43%; chất dẻo 1,5 tỷ USD, tăng 38,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 1,2 tỷ USD, tăng 16,2%; phân bón 1 tỷ USD, tăng 130,9%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1 tỷ USD, tăng 84,1%; hoá chất 930 triệu USD, tăng 41%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 594 triệu USD, tăng 24%; giấy 403 triệu USD, tăng 44,9%. Riêng lượng ô tô nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay tuy tăng 413,9% về lượng và tăng 354,5% về kim ngạch nhưng đã có xu hướng giảm do thuế nhập khẩu tăng. Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây nhập siêu đã giảm nhanh, từ mức nhập siêu 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,91 tỷ USD trong tháng 5 và 1,3 tỷ USD trong tháng 6. Mặt khác, nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên vật liệu từ thị trường các nước trong khu vực, còn đối với các thị trường khác như EU, Mỹ nước ta vẫn duy trì được mức xuất siêu. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nước ta xuất siêu sang thị trường EU 1,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với xuất siêu 6 tháng đầu năm 2007; xuất siêu sang thị trường Mỹ 3,3 tỷ USD, tăng 10%. Xuất, nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 7,8 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2007, gồm có xuất khẩu dịch vụ 3,4 tỷ USD, tăng 16,1%; nhập khẩu dịch vụ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 30%. Thâm hụt thương mại (tính theo giá f.o.b) đến cuối năm nay dự kiến sẽ lên đến 20% GDP. Đây là mức thâm hụt lớn, dù tính theo bất kì thước đo nào. Có dấu hiệu cho thấy năm 2008 là một năm bất thường nhiều hơn chứ đây không phải là sự khởi đầu của một xu hướng mới. Thâm hụt thương mại đạt đỉnh điểm vào tháng 12/2007, rồi giảm mạnh vào tháng 6/2008, điều này có thể phản ánh tác dụng của các biện pháp hành chính tình thế nhằm kiềm chế nhập khẩu, rồi sau đó đã giảm thấp hơn so với xu hướng chung kể từ tháng Tám. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đã tạo ra nhu cầu nhập khẩu lớn trong ngắn hạn nhưng ngược lại cũng tạo khả năng xuất khẩu về trung hạn. Nguồn kiều hối về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trong các năm qua do người Việt Nam ở nước ngoài đã tăng cường đầu tư vào các cơ hội trong nước. Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực Nhà nước đạt 106,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 40% tổng số vốn thực hiện và tăng 15,2%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 80 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,1% và tăng 15,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,9% và tăng 37,7%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 39,1 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% kế hoạch năm; vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do trung ương quản lý đạt 11,9 nghìn tỷ đồng, bằng 35,9% kế hoạch năm, trong đó Bộ Giao thông Vận tải 1907,2 tỷ đồng, bằng 30,4%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 952,2 tỷ đồng, bằng 57,1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 495,3 tỷ đồng, bằng 44,2%; Bộ Y tế 391,8 tỷ đồng, bằng 42%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 173,3 tỷ đồng, bằng 39,3%; Bộ Công Thương 104,1 tỷ đồng, bằng 43,9%; Bộ Xây dựng đạt 63,5 tỷ đồng, bằng 18,1%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 27,2 nghìn tỷ đồng, đạt 41,8% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh 3,1 nghìn tỷ đồng, đạt 35,4% kế hoạch năm; Hà Nội 2,3 nghìn tỷ đồng, đạt 38,4%; Đà Nẵng 1,3 nghìn tỷ đồng, đạt 53,3%; Bà Rịa-Vũng Tàu 1,0 nghìn tỷ đồng, đạt 51,8%; Nghệ An 658 tỷ đồng, đạt 47,3%; Hải Phòng 554 tỷ đồng, đạt 39,3%; Lâm Đồng 538,9 tỷ đồng, đạt 68,3%; Quảng Trị 512,9 tỷ đồng, đạt 66,4%. Thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu tư XDCB và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, tính đến ngày 28 tháng 5 năm 2008 đã có 28 Bộ, Ngành, 43 địa phương, 8 tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước tiến hành rà soát các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đã đình hoãn và ngừng triển khai 618 dự án với tổng số vốn kế hoạch năm 2008 là 1450 tỷ đồng, giảm tiến độ thực hiện 377 dự án với tổng số vốn 2533 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2008 tiếp tục tăng cao. Tính từ đầu năm đến 20/6/2008 có 478 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với số vốn đăng ký 30,9 tỷ USD, tuy giảm 29,5% về số dự án nhưng tăng 324,3% về số vốn so với cùng kỳ năm 2007. Nếu tính cả 661,2 triệu USD cấp bổ sung của 158 lượt dự án đã được cấp phép trước đây thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm đạt 31,6 tỷ USD, gấp hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt xa con số 21,3 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của cả năm 2007. Số vốn đăng ký cao chủ yếu do nhiều dự án lớn được cấp giấy phép như: Dự án Công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa do tập đoàn Formosa của Đài Loan có số vốn đăng ký gần 7,9 tỷ USD; dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn-Thanh Hoá của Nhật Bản và Cô-oét liên doanh có số vốn đăng ký 6,2 tỷ USD; dự án Hồ Tràm của Ca-na-đa trên 4,2 tỷ USD. Mức vốn đăng ký bình quân một dự án đạt 64,7 triệu USD, cao hơn cùng kỳ năm trước 53,9 triệu USD một dự án. Trong số 478 dự án mới được cấp phép, khu vực công nghiệp và xây dựng có 298 dự án với số vốn đăng ký 17,2 tỷ USD, chiếm 62,3% tổng số dự án và chiếm 55,4% tổng vốn đăng ký; khu vực dịch vụ 155 dự án với 13,6 tỷ USD, chiếm 32,4% tổng số dự án và chiếm 44% tổng số vốn; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 25 dự án với 167,3 triệu USD, chiếm 5,3% số dự án và chiếm 0,6% tổng số vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép mới, trong đó Hà Tĩnh có số vốn đăng ký lớn nhất với 7,9 tỷ USD, chiếm 25,5% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, chiếm 20%; Bà Rịa-Vũng Tàu 5,6 tỷ USD, chiếm 18%; thành phố Hồ Chí Minh 3,4 tỷ USD, chiếm 11%; Đồng Nai 1,8 tỷ USD, chiếm 5,8%; Kiên Giang 1,6 tỷ USD, chiếm 5,3%; Bắc Ninh 1 tỷ USD, chiếm 3,3%; Hà Nội 661,5 triệu USD, chiếm 2,1%; Cần Thơ 539,2 triệu USD, chiếm 1,7%; Bình Dương 485 triệu USD, chiếm 1,6%. Trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan dẫn đầu về vốn đăng ký với 8,2 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Nhật Bản với 7,1 tỷ USD, chiếm 23%; Ca-na-đa 4,2 tỷ USD, chiếm 13,7%; Xin-ga-po 3,6 tỷ USD, chiếm 11,5%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 2,7 tỷ USD, chiếm 8,8%; Ma-lai-xi-a 1,6 tỷ USD, chiếm 5,1%; Hoa Kỳ 1,4 tỷ USD, chiếm 4,4%. Tổng số vốn ODA được ký kết tính đến ngày 19/6/2008 đạt 1313 triệu USD, bằng 71% cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn vay 1217 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 96 triệu USD. Giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1100 triệu USD, bằng 58% kế hoạch năm, bao gồm: vốn vay 970 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 130 triệu USD. Trong số các dự án sử dụng vốn vay, các dự án thuộc ngành điện, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn có tiến độ giải ngân nhanh hơn tiến độ của các dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. 2.2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng (giai đoạn trước 1992). Năm Tốc độ tăng GDP (%) Lạm phát (%) 1987 3.6 223.1 1988 6.0 349.4 1989 4.7 36.0 1990 5.1 67.1 1991 5.8 67.5 1992 8.7 17.5 1993 8.1 5.2 1994 8.8 14.4 1995 9.5 12.7 1996 9.3 4.5 1997 8.2 3.6 1998 5.8 9.2 1999 4.8 0.1 2000 6.8 -0.6 2001 6.9 0.8 2002 7.1 4.0 2003 7.3 3.0 2004 7.8 9.5 2005 8.4 8.4 2006 8.2 6.6 2007 8.5 12.6 Báo cáo nhận định, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình. Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. Việc có phải chính sách vĩ mô đã gây ra tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam hiện nay là một câu hỏi gây tranh cãi. Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Để chống lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong đó có tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất cho vay cơ bản lên mức 12%. Các chuyên gia của Merrill Lynch bình luận, mức độ phản ứng của Ngân hàng Nhà nước chứng tỏ, để chống lạm phát, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phải trả một cái giá nhất định. Đồng thời, những lo ngại ban đầu về lạm phát đã trở thành những lo ngại trên phạm vi lớn hơn về bất ổn kinh tế vĩ mô. Năm 2007 lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức hai con số 12,63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn. Bước sang Quý I/08 lạm phát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của Quý I/07 và bằng khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007. Đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại đây. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao? Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau: * Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu: Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng. Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới - là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực - thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút. Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá dầu và giá lương thực - thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ 3,0%-4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm. Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm 2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007. Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với lạm phát của Việt Nam? Vậy, mức lạm phát của Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua ngoài những yếu tố thế giới thì còn những nguyên nhân nào khác? * Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam: Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao. Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007 và Công văn số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như thuỷ hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong QI/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong khi nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu tác động làm CPI tăng mạnh. Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua. Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng. Báo cáo nhận định Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ cho biết, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình. Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. Việc có phải chính sách vĩ mô đã “gây ra” tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam hiện nay là một câu hỏi gây tranh cãi. Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Để chống lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong đó có tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất cho vay cơ bản lên mức 12%. Các chuyên gia của Merrill Lynch bình luận, mức độ phản ứng của Ngân hàng Nhà nước chứng tỏ, để chống lạm phát, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phải trả một cái giá nhất định. Đồng thời, những lo ngại ban đầu về lạm phát đã trở thành những lo ngại trên phạm vi lớn hơn về bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo báo cáo này, những biểu hiện của một “cú sốc” lạm phát bao gồm: Thứ nhất, lạm phát tăng mạnh, khiến ngân hàng trung ương phải phản ứng mạnh bằng chính sách tiền tệ. Thứ hai, thanh khoản thắt chặt, lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng xấu đi. Thứ ba, giá cả của những mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tâm lý, như chứng khoán và bất động sản giảm nhanh; đồng nội tệ có thể lên giá hoặc xuống giá. Và thứ tư, đồng nội tệ có thể lên giá hoặc xuống giá. Nếu chính sách tiền tệ được thắt chặt từ từ và thị trường vẫn tin tưởng vào chính sách vĩ mô, đồng nội tệ có thể lên giá. Nhưng nếu bất ổn xảy ra, triển vọng tăng trưởng xấu đi và dòng vốn ngoại chảy ra, đồng nội tệ sẽ mất giá mạnh. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát. Một số ví dụ khác bao gồm Trung Quốc hồi mùa xuân năm 2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu 2008, Indonesia mùa hè 2005 Báo cáo cho rằng, kinh tế Việt Nam có nhiều điểm giống như kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn cả hai nước đều mới gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng cao nhờ xuất khẩu và đầu tư Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là cuộc chiến chống lạm phát ở Việt Nam căng thẳng hơn nhiều. Vấn đề cốt lõi - theo báo cáo nhận định - là Việt Nam đã tiếp nhận một lượng vốn lớn hơn rất nhiều so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Merrill Lynch cho rằng, trong cuộc chiến chống lạm phát, nhìn chung Việt Nam có những điểm khác biệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6106.doc
Tài liệu liên quan