Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút FDI cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và FDI. Sự cần thiết phải thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế của vùng. 2

I. Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2

1. Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2

II. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) 3

1. Khái niệm về nguồn vốn FDI 4

2. Đặc điểm và vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế 4

2.1. Đặc điểm của FDI 4

2.2. Vai trò của FDI 5

2.2.1. Đối với các nước đầu tư 5

1.2.2. Đối với các nước tiếp nhận đầu tư 7

III. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư FDI với phát triển kinh tế của vùng 8

1.Tác động của FDI tới phát triển kinh tế của vùng 8

1.1. Tác động tích cực 8

1.2. Tác động tiêu cực 9

2. Tác động của phát triển kinh tế tới việc thu hút FDI 10

IV. Sự cần thiết thu hút vốn FDI cho phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ 10

Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO VÙNG KTTĐ BẮC BỘ 12

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ 12

1. Nhân tố thuận lợi 12

1.1 Vị trí thuận lợi 12

1.1.1. Vị trí địa lý 12

1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 13

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 13

1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực của vùng 13

1.2.2. Cơ sở hạ tầng 14

1.2.3 Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước 14

2. Nhân tố không thuận lợi 15

II. Thực trạng thu hút FDI vào khu vực KTTĐ Bắc Bộ 16

1. Quy mô nguồn vốn FDI 16

2. Thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp 17

2.1. Cơ cấu nguồn vốn FDI theo lãnh thổ 17

2.2. Cơ cấu nguồn vốn FDI theo ngành 19

III. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI 20

1. Những kết quả đạt được. 20

1.1. Làm tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của vùng 20

1.2. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu ngành 22

1.3. Vùng sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở vật chất 23

2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế 25

2.1. Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ 25

2.2. Tình trạng tự phát trong công việc thu hút vốn đầu tư còn diễn ra khá phổ biến 26

2.3. Cơ cấu đầu tư trong các KCN còn nhiều bất cập 26

2.4. Thiếu lao động có trình độ cao 27

2.5. Quản lý và sử dụng đất trong vùng còn nhiều hạn chế 27

2.6. Cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ của vùng còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý. 28

2.7. Đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp còn khó khăn 28

CHƯƠNG III.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CHO VÙNG KTTĐ BẮC BỘ 29

I. Mục tiêu, định hướng thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2020. 29

1. Quan điểm thu hút đầu tư FDI vào vùng 29

2. Định hướng thu hút FDI của vùng đến năm 2020. 29

III. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư của vùng KTTĐ Bắc Bộ 30

IV. Các giải pháp 31

1. Giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong KTTĐ Bắc Bộ. 31

1.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN. 31

1.2. Tạo sự liên kết phát triển KCN trong phát triển kinh tế Vùng. 32

1.3. Tiếp tục xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, hình thành các khu đô thị vệ tinh bên cạnh các KCN. 33

1.4. Hướng tới tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN. 33

1.5. Tiếp tục đẩy mạnh thủ tục hành chính trong việc quản lý và cấp phép đầu tư. 34

1.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo sự rõ ràng, minh bạch trong việc ban hành các văn bản pháp quy. 34

1.7. Xây dựng các trường đào tạo nghề cho người lao động, tập trung vào đào tạo nghề bậc cao để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng và cho các vùng lân cân. 35

2. Một số giải pháp định hướng chung tăng cường thu hút vốn đầu tư 35

2.1. Chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN. 35

2.2. Chính sách tài chính, thuế. 36

2.3. Chính sách ngân hàng, tiền tệ, quản lý ngoại hối. 37

2.4. Xây dựng và ban hành luật KCN. 38

3. Ma trận SWOT 39

KẾT LUẬN 40

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút FDI cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu để sản xuất gốm sứ, chiếm 40% trữ lượng cả nước. Đặc biệt, vùng còn có mỏ dầu khí với trữ lượng lớn ở ngoài khơi Hải Phòng vừa được phát hiện, làm phong phú thêm nguồn khoáng sản của vùng. Ngoài ra, còn có đá vôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, chiếm 20% trữ lượng cả nước. Tất cả khoáng sản trong vùng đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển vào vùng đặc biệt là vốn FDI. Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực của vùng Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nguồn nhân lực càng dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào vùng. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có thế mạnh nổi trội về nguồn nhân lực, tập trung lượng dân khá đông, nguồn nhân lực dồi dào. Vùng là nơi có nguồn nhân lực có trình độ cao nhất cả nước.. Số lao động đã qua đào tạo của vùng chiếm 35% lao động cả nước và tập trung nhiều nhất các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề được coi là cao nhất trong 3 vùng KTTĐ, lao động của vùng được coi có trình độ cao hơn so với các vùng khác. Nguồn nhân lực của vùng chiếm khoảng 16.34% dân số cả nước. Trong đó, Hà Nội là thành phố đông dân nhất, trên 3 triệu dân. Tám tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ có nguồn nhân lực dồi dào, năng suất lao động khá cao, chất lượng đào tạo nhân lực cao nhất cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, giúp vùng có khả năng thu hút vốn đầu tư FDI. Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ của 3 vùng KTTĐ Đơn vị: % Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ Miền Trung Vùng KTTĐ phía Nam Cả nước Trung học chuyên nghiệp 23,4 6,6 12,6 100 Cao đẳng, ĐH và trên ĐH 30,5 8,5 22,6 100 1.2.2. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của vùng vừa thể hiện mức độ phát triển của vùng nhưng đồng thời cũng tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng bao gồm những yếu tố thuộc về tài sản vật chất như: đường sá, cầu cống, trường trạm, khu chế xuất, khu công nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất Giao thông trong vùng rất phát triển. Vùng có sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi, sân bay ở Quảng Nin; đường quốc lộ lớn: quốc lộ 1A, quốc lộ 5các cảng biển lớn như: cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân hoạt động với công suất lớn giúp cho việc vận chuyển hàng hóa nhanh nhất và chi phí thấp nhất, làm giảm chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất và tạo lợi nhuận lớn. 1.2.3 Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Hiện nay xu thế mà các quốc gia đang hướng đến là hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển. Khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại sẽ được đẩy mạnh, đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Xu thế này sẽ làm dịch chuyển nguồn vốn đầu tư từ nước này sang nước khác, từ vùng này sang vùng khác. Việc nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế mà đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO có tác động mạnh mẽ đến tình hình thu hút vốn đầu tư vào nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng. Khi trở thành viên của WTO thì các khuôn khổ chính sách đầu tư sẽ có tính bền vững hơn, bên cạnh đó là một thị trường mở góp phần làm cho hệ thống chính sách cũng như luật pháp của nước ta phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đây chính là điều mà các nhà đầu tư mong muốn và họ sẽ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời việc gia nhập WTO cũng làm đa dạng hóa các nhà đầu tư vào vùng cũng như đa dạng hóa các ngành nghề, và lĩnh vực thu hút đầu tư vào vùng. Vùng sẽ thu hút đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng mà trước đây chưa khuyến khích các nhà đầu tư như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng 2. Nhân tố không thuận lợi Bên cạnh những nhân tố thuận lợi, vùng còn tồn tại những điểm hạn chế và chính những điều này đã làm hạn chế khả năng thu hút FDI vào phát triển kinh tế của vùng Thứ nhất, mặc dù vùng tập trung nguồn lao động khá đông, nhưng vẫn diễn ra tình trạng lao động thiếu tay nghề cao, phong cách và thói quen làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Người lao động vẫn chưa thực sự làm quen với tác phong công nghiệp, tư tưởng và phương thức làm việc vẫn mang nặng tư tưởng của nông dân. Thứ hai, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thô sơ chưa xứng với yêu cầu phát triển của vùng.Vùng còn thiếu nhiều các đường cao tốc nối liền Hà Nội với các tỉnh lân cận. Ví dụ, 6 trục giao thông xuyên tâm của Hà Nội còn kém, chưa có trục nào là đường cao tốc, các cửa ngõ ra vào thành phố liên tục bị ùn tắc. Hệ thống cảng biển phục vụ xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Cảng Hải Phòng mỗi năm bốc xếp 14 triệu hàng hóa, đã đạt đến ngưỡng và hoạt động hết công suất. Trong tương lai, khi nhu cầu tăng lên hàng chục, hàng trăm triệu tấn mỗi năm thì hệ thống cảng biển hiện nay của vùng sẽ trở nên quá tải. Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng có những tác động bất lợi tới khả năng thu hút vốn FDI vì nó đặt nền kinh tế trước sự cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trong khu vực và các nước thành viên của WTO. Do vậy, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải có những thay đổi và tạo mới các chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư. Nhưng sự thay đổi này không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà là cả một quá trình và cần có thời gian. Điều này tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư trong việc tạo ra quyết định đầu tư trong thời gian có sự thay đổi lớn trong chính sách. Thực trạng thu hút FDI vào khu vực KTTĐ Bắc Bộ 1. Quy mô nguồn vốn FDI Nước ta là một nước đang phát triển, chính vì vậy mà nguồn nội lực để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế. Vậy nên nguồn vốn đầu tư huy động trực tiếp từ nước ngoài là bổ sung cần thiết và quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển vùng. Từ 1988 – 2005 toàn vùng đã thu hút được 1543 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 18049,1 triệu $ chiếm 27,8% so với cả nước, trong đó vốn pháp định FDI là 6378,6 triệu $ chiếm 26,2 % so với cả nước. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc là những địa phương có nhiều dự án FDI nhất trong vùng, trong đó Hà Nội có 816 dự án (FDI: 4248,6 triệu $); Hải Phòng 232 dự án ( 820,2 triệu $); Quảng Ninh 125 dự án (363,4 triệu $); Vĩnh Phúc 111 dự án (275,5 triệu $). Trong thời gian qua, nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng đã có những biện pháp nhắm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, mà tình hình huy động nguồn vốn này trong thời gian qua ở Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể. Lượng FDI thu hút vào vùng liên tục tăng qua các năm. Điều đó thể hiện rõ nét qua bảng sau: Bảng 2: Quy mô nguồn vốn FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2001-2005 2006 2007 Cả nước TĐBB Cả nước TĐBB Cả nước TĐBB Tổng số 240,44 52,93 398,9 78,6 466,71 90,19 Vốn ĐTNN 39,9 11,12 57,6 17,3 67,5 21,69 % 16,6 21 14,44 22 14,46 24,05 Nguồn: Bộ Kế hoach đầu tư Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, lượng FDI bình quân giai đoạn 2001-2005 của vùng chỉ là 11,12 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,87% tổng lượng FDI thu hút vào cả nước thời kỳ này, và chiếm 21% so với tổng lượng vốn thu hút vào vùng. Nhưng 2006, lượng vốn này tăng lên 17,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% tổng lượng vốn đầu tư vào vùng, tức là tăng 55,58% giai đoạn 2001-2005 tương ứng là 6,8 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2007, lượng vốn FDI tăng đột biến, lượng FDI vào vùng là 21,69 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,05 trong tổng nguồn vốn đầu tư của vùng và chiếm 32,13% tổng lượng vốn FDI của cả nước.Tức là tăng 25,38% so với 2006, tương ứng là 4,39 nghìn tỷ đồng. Tốc độ FDI của vùng giai đoạn 2006-2007 tăng cao hơn tốc độ tăng của cả nước. Việc gia tăng của nguồn vốn FDI này không những khắc phục được tình trạng sụt giảm tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài của cả nước ( giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ FDI của cả nước là 16.6%, năm 2006 là 14,44%; 14,46% năm 2007 ). Mà còn bổ sung được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển của vùng. 2. Thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp Giai đoạn qua, số lượng doanh nghiệp trong vùng tăng lên nhanh chóng khoảng 17%/năm. Nhiều doanh nghiệp ở các địa phương đang dần lớn mạnh, mở rộng quy mô sản xuất, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế và ngân sách của tỉnh và thành phố. Đến năm 2005, toàn vùng có 23426 doanh nghiệp đang hoạt động ( chiếm 25,5% tổng số doanh nghiệp trong cả nước). Tổng số vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp trong vùng là 378,5 nghìn tỷ đồng ( chiếm 19,3% so với cả nước). Doanh thu thuần của các doanh nghiệp là 451,1 nghìn tỷ đồng. Địa phương có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất là Hà Nội (15068 DN); Hải Phòng (2625 DN); Hà Tây(1260 DN); Quảng Ninh (1202 DN). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn hơn 200 tỷ đồng tập trung chủ yếu là Hà Nội ( 241 DN); Hải Phòng (43 DN); Quảng Ninh (29 DN). 2.1. Cơ cấu nguồn vốn FDI theo lãnh thổ Tuy các tỉnh và địa phương trong vùng có những điểm tương đồng nhất định về điều kiện kinh tế - xã hội nhưng mỗi tỉnh lại có tiềm năng thế mạnh riêng nên khả năng thu hút FDI vào mỗi tỉnh là khác nhau. Nguồn vốn này tập trung vào một số tỉnh, địa phương có điều kiện thuận lợi. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh được thể hiện qua bảng: Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư vào vùng phân theo tỉnh giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ $ Số DA Vốn FDI % so với vùng Hà Nội 949 4,6 61,7 Vĩnh Phúc 134 0,35 4,7 Bắc Ninh 67 0,161 2,14 Hà Tây 76 0,47 6,3 Hải Dương 135 0,47 6,3 Hải Phòng 266 0,89 11,93 Hưng Yên 88 0,14 18,8 Quảng Ninh 135 0,38 5,1 Tổng 1850 7,46 100 (Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê 2001-2006) Vùng KTTĐ Bắc Bộ, tính đến năm 2006 có 1850 DA có vốn FDI còn hiệu lực với tổng vốn FDI thu hút vào là 7,46 tỷ $. Tuy nhiên khả năng thu hút giữa các tỉnh là khác nhau. Từ bảng số liệu ta thấy, Hà Nội là tỉnh đứng đầu về thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn qua, với 949 DA, thu hút 4.6 tỷ $, chiếm 61,6% so với toàn vùng. Và đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng là Hưng Yên, với 88 DA, và rất khiêm tốn chỉ chiếm 5,1% trong toàn vùng Tại Hà Nội, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố có xu hướng gia tăng. Dự kiến trong quý I/2008, Hà Nội thu hút được 72 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 584,8 triệu $, trong đó cấp mới là 67 dự án với vốn đăng ký là 542 triệu $ so với cùng kỳ năm ngoái, số dự án bằng nhau nhưng số vốn đầu tư tăng 162%. Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn FDI phân theo địa phương giai đoạn 2001-2006 Cơ cấu nguồn vốn FDI theo ngành Trong thời gian qua, FDI thu hút vào vùng được chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Lượng vốn đầu tư vào hai ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng. Cơ cấu đầu tư năm 2007 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn FDI theo ngành của vùng KTTĐ BB năm 2007 Đơn vị:% Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tỷ trọng 1,7 50,6 47,7 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Dựa vào bảng ta nhận thấy, lượng vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,6%), chủ yếu thông qua hình thức đầu tư vào các KCN – KCX. Kế đến là lượng vốn FDI đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ (47,7%), chủ yếu tập trung vào các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểmVà cuối cùng, thấp nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ chiếm 1,7% tổng lượng vốn đầu tư vào vùng. Chủ yếu ở lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản, hải sản. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI Những kết quả đạt được. Cùng với cơ chế quản lý đặc biệt và cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện nâng cấp, các khu công nghiệp đã thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp đầu tư vào vùng là các doanh nghiệp liên doanh liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng gia tăng. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các dự án đầu tư nước ngoài tập trung vào các ngành đòi hỏi nhiều lao động, và có tỷ lệ xuất khẩu cao như dệt may, công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là khu vực thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp cũng như trao đổi với các nước có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nên thu hút được nhiều dự án vào khu công nghiệp . Do vậy, trong thời gian qua, nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng đã có những biện pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, tình hình sử dụng nguồn vốn này trong thời gian qua đã đạt được những kết quả sau: Làm tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của vùng Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, nền kinh tế của vùng cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Về quy mô, vùng KTTĐ Bắc Bộ có quy mô đứng thứ hai trong cả vùng KTTĐ, là nơi có nền kinh tế - văn hóa phát triển của cả nước. Nền kinh tế của vùng không ngừng tăng trưởng. Quy mô kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ so với cả nước được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp vào GDP của vùng KTTĐ giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2001 2002 2003 2005 2006 2007 Cả nước 481,3 535,8 613,4 837,9 983,6 1076,5 Vùng KTTĐ BB 81,53 93,18 112,3 162,13 206,56 241,47 Tỷ trọng của vùng so với cả nước(%) 16,94 17,39 18,31 19,35 21 22,43 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư Trong thời gian qua, tỷ trọng đóng góp của vùng vào GDP của cả nước tăng đều qua các năm. Theo số liệu bảng trên, giai đoạn 1996-2001, tỷ trọng GDP của vùng so với cả nước chỉ đạt 14.39% nhưng sang giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này tăng lên đến 18.33%, tức là tăng 4.28% so với giai đoạn trước. Tỷ trọng này tăng lên đến 21% năm 2006 và đến 2007 là 22.43%. Năm 2007, GDP của vùng tăng 16.9% so với năm 2006, tương ứng là 34.91 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp của vùng vào GDP có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của vùng có sự tăng trưởng, các ngành kinh tế trong vùng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Đây là dấu hiệu của việc huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào vùng. Biểu đồ 2: Đóng góp GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ vào cả nước Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua, vùng đã có sự tăng trưởng nhanh, là động lực cơ bản cho nền kinh tế của cả miền Bắc. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt 8.6%/năm, bằng 1.06 lần so với tốc độ tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 1.15 lần so với cả nước. Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13.2%, gấp 1.5 lần so với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước. Như vậy, trong thời gian qua, quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng có thể nói là khả quan, sự phát triển của vùng đã góp phần tích cực cho sự phát triển chung của cả nước. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu ngành Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ, nhìn chung trong thời gian qua đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh hơn nhiều so với những vùng khác trong cả nước và đã tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực cho phát triển chung của cả miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Trong cơ cấu ngành, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Cơ cấu ngành kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ (2005-2006) Đơn vị: % Ngành KT 2005 2006 Công nghiệp 42 42,7 Nông nghiệp 12,6 11,3 Dịch vụ 45,4 46 Nguồn: Xử lý số liệu của Tổng cục Thống kê Công nghiệp của vùng đa dạng với các ngành nổi bật: lắp ráp điện tử bán dẫn, tin học, nhiệt điện, khai thác than, thép, cơ khí chế tạo, đóng và lắp ráp phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt, lắp ráp ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng cao cấp, dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm rượu bia Ngành dịch vụ của vùng cũng không ngừng phát triển, đi trước các vùng khác đặc biệt về dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng phát triển khá nhanh. Các dịch vụ khác như: dịch vụ vận tải hàng hải, dịch vụ hàng không, dịch vụ xây dựng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng đều có những bước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi kéo theo các ngành sản xuất khác cùng phát triển.Ví dụ, dịch vụ vận tải hàng hải sẽ kéo theo ngành sản xuất và lắp ráp tàu thủy, thuyền bè phát triển; dịch vụ khách sạn, nhà hàng phát triển sẽ kéo theo các ngành công nghiệp xây dựng Nông nghiệp của vùng thiên về sản xuất hàng hóa, cây công nghiệp, và cây ăn quả. Vùng có những nơi với những nông sản nổi tiếng, là đặc sản chung của vùng như: vải thiều( Hải Dương), nhãn lồng ( Hưng Yên), thâm canh có nơi dạt đến 40-50 triệu/ha. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian qua được coi là khả quan, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của một vùng phát triển, đó là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng. Vùng sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở vật chất Vùng KTTĐ Bắc Bộ có mạng lưới kết cấu hạ tầng tốt hơn so với các vùng khác ở miền Bắc, trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng của vùng đã được nâng lên đáng kể. Các trục giao thông liên vùng cơ bản đã được nâng cấp, xây dựng mới nhiều trục đường giao thông quan trọng, nhờ đó làm thời gian đi lai giảm nhiều so với trước đây. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển. Ví dụ, nhờ có đầu tư nâng cấp tuyến đường nối Hà Nội – Hải Phòng mà thời gian đi lại từ Hà Nội đến Hải Phòng giảm được khoảng 50%. Góp phần quan trọng vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người dân Trong điều kiện thất nghiệp ở Việt Nam còn cao và có xu hướng gia tăng như hiện nay, việc thu hút hàng chục vạn lao động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trong đó có một phần đáng kể là lao động nông thôn, lao động phổ thông là một đóng góp lớn về mặt xã hội Nhìn chung đời sống của nhân dân trong vùng phát triển hơn nhiều so với các vùng khác. Điều đó thể hiện một phần qua GDP/người. Tỷ lệ GDP/người của vùng KTTĐ Bắc Bộ so với các vùng khác được thể hiện rõ nét qua bảng sau: Bảng 7: GDP bình quân đầu người của vùng và cả nước giai đoạn 2001-2007 Đơn vị: Triệu đồng/người Năm Vùng KTTĐ BB Cả nước 2001 7,47 6,34 2002 7,96 6,72 2003 9,08 7,49 2004 10,35 7,79 2005 12,08 8,05 2006 14,1 9,25 2007 16,5 11,89 Nguồn: Xử lý số liệu của Tổng cục Thống kê Đời sống của người dân trong vùng ngày càng cao và cao hơn mức trung bình chung của cả nước, điều đó thể hiện qua GDP/ người không ngừng tăng qua các năm và cao hơn so với cả nước ở cùng thời điểm. Theo số liệu bảng trên, năm 2001 GDP/người của vùng là 7.47 triệu đồng, trong khi cả nước mới chỉ là 6.34 triệu đồng, gấp 1.2 lần so với cả nước. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người của vùng là 14.10 triệu đồng/năm, tăng 50.16% so với bình quân giai đoạn 2001-2005 tương ứng là 4.71 triệu đồng. Đến năm 2007, GDP/người tăng lên 16.5 triệu đồng, gấp 1.5 lần so với cả nước ( cả nước là 11.89 triệu đồng). GDP/người tăng 75.71% so với bình quân giai đoạn 2001-2005 và tăng 17.02% so với năm 2006. Tốc độ tăng của vùng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của cả nước(Tốc độ tăng bình quân của vùng là 12%/năm trong khi của cả nước là 4.59%/năm). Giai đoạn 2006-2007, GDP/người tăng cao hơn hẳn so với giai đoạn trước do nền kinh tế của vùng hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn. Đây cũng là dấu hiệu của việc gia tăng lượng vốn FDI huy động sử dụng vào các ngành sản xuất, dịch vụ trong vùng. Sự gia tăng tỷ lệ GDP/người phần nào phản ánh hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của vùng ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI của vùng còn nhiều bất cập và hạn chế Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ Trong thời gian qua, số lượng các KCN được thành lập tăng lên nhanh chóng, điều đó phản ánh tiềm năng thu hút đầu tư tại đây. Tuy nhiên đối chiếu với mục tiêu lâu dài của sự nghiệp CNH – HĐH của nước ta hiện nay chưa phải là nhiều. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là ở chỗ việc phân bổ các KCN giữa các vùng còn bất hợp lý, thành lập quá nhiều KCN trong một vùng trong khi khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nhiều địa phương còn chạy theo phong trào thành lập KCN và thu hút đầu tư vào KCN không phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng, quy hoạch phát triển KCN cả nước. Hơn nữa, công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa ăn khớp với nhau. Nhiều quy hoạch đã được phê duyệt, thậm chí đã đi vào xây dựng kết cấu hạ tầng thì địa phương lại thay đổi quy hoạch về diện tích, gianh giới, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước. Tình trạng tự phát trong công việc thu hút vốn đầu tư còn diễn ra khá phổ biến Hiện nay đang nổi lên một thực tế là các địa phương ra sức ganh đua, cạnh tranh để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN. Ở địa phương mình, nhiều địa phương đã ban hành những ưu đãi riêng “ xé rào” để thu hút đầu tư làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước, thậm chí còn dẫn đến tình trạng chen lấn, ngáng chân nhau, làm giảm hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX và không tận dụng được lợi thế của địa phương. Đại diện cho Bộ Thương mại, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch thống kê Nguyễn Văn Thụ cũng thừa nhận, mối liên kết ngang trong vùng (giữa các tỉnh với nhau) còn lỏng lẻo và tự phát. Ông cho VnExpress biết, 3 lĩnh vực quan trọng nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ là quy hoạch, thông tin và quản lý, nhưng các địa phương đều chưa làm được. Cơ cấu đầu tư trong các KCN còn nhiều bất cập Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư vào các KCN, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất cập. Hầu hết các dự án hoạt động trong các khu công nghiệp đều là các dự án công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, tiêu dùng như dệt may, sợi, da giầyCòn các dự án đầu tư vào những ngành công nghiệp nặng hay những ngành đòi hỏi công nghệ tiên tiến hiện đại như điện, điện tử, vật liệu mới còn quá ít. Đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm vì nếu không thu hút và phát triển được những ngành đòi hỏi công nghệ cao thì chúng ta mãi mãi là người tụt hậu, và gia công cho nước ngoài. Mặc dù, hiện nay đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào các KCN Việt Nam, nhưng phần lớn là châu Á ( chiếm gần 80%), còn những quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ thì lại khá khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân chính là chúng ta chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Thiếu lao động có trình độ cao Tuy nhiên, có một nghịch lý đó là: mặc dù đầu vào của các trường đại học, cao đẳng trong vùng luôn cao nhất trong cả nước, nhưng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp lại thất nghiệp tại vùng cao hơn và có thể nói là cao nhất trong cả nước. Ngoài ra, sau khi ra trường thì năng suất lao động của sinh viên trong vùng lại thấp hơn, mức độ năng động và sáng tạo trong công việc lại kém hơn so với sinh viên các trường phía nam. Đây có lẽ là một bài toán nan giải về bài toán giáo dục của Việt Nam, đào tạo rất nhiều sinh viên cử nhân, kỹ sư nhưng họ lại không có việc làm. Một dấu hỏi được đặt ra ở đây là cơ hội công việc rất nhiều thì tại sao họ lại thất nghiệp nhiều đến như vậy? Có thể giải thích rằng họ không thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, họ cần những cử nhân có trình độ chuyên môn vững , kỹ sư có tay nghề cao, nhưng sinh viên nhà ta lại không thể đáp ứng được. Vì vậy, đây cũng chính là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư còn chưa dám hoặc do dự đầu tư vào Việt Nam, đồng thời người lao động cũng mất đi cơ hội được tiếp cận kỹ thuật mới, hiện đại và nguồn thu nhập tương đối cao. Quản lý và sử dụng đất trong vùng còn nhiều hạn chế Trong các KCN ở nước ta hiện nay, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật vẫn được tiến hành theo hình thức Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng, thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc thuê cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp muốn đầu tư vào KCN phải thuê lại đất đã xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Do đó, giá thuê đất tại các KCN, bao gồm giá đất thô cộng với chi phí giải tỏa, chi phí đầu tư phát triển hạ tầng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó không tính được quyền cho thuê đất thô( của nhà nước) với quyền cho thuê hạ tầng( của doanh nghiệp phát triển hạ tầng), dẫn đến hiện tượng một số doanh nghiệp đầu cơ đất. Điều này làm cho nhà nước không thể chi phối được giá cho thuê đất, và khi nhà nước có chính sách thu hút bằng việc miễn, giảm tiền thuê đất thì khó có thể can thiệp một cách trực tiếp và cụ thể. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc giải phóng mặt bằng ở các KCN, trong thời gian qua còn nhiều bất cập và hạn chế. Vừa phức tạp, vừa tốn thời gian, tiền bạc nhiều KCN vừa phải mất 2-3 năm mới đền bù giải tỏa xong. Điều này đã đẩy chi phi xây dựng tăng lên, dẫn đến giá cho thuê đất tăng cao, làm giảm tính hấp dẫn của KCN. Mặt khác, tại các KCN không được xử lý tốt sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, sức khỏe con người lao động và nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, do sự phát triển các KCN, KCX không đúng quy hoạch, phát triển nóng, thậm chí cạnh tranh nhau không lành mạnh đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ở các KCN trở nên nhức nhối. Cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ của vùng còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý. Nhiều ngành, lĩnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5980.doc
Tài liệu liên quan