Chương I: Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai 1
I. Lý luận chung về khu công nghiệp 1
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. 1
1. Các nhân tố vĩ mô. 1
1.1. Các nhân tố kinh tế-xã hội trong nước. 2
a. Kinh tế 2
b. Chính trị-xã hội. 4
c. Chính sách, luật pháp 4
d. Điều kiện tự nhiên, xã hội. 5
1.2. Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế. 6
2. Các nhân tố vi mô. 7
II. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. 8
1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế. 8
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8
3. Xuất-nhập khẩu. 9
4. Thu chi ngân sách. 10
5. Phát triển các ngành kinh tế 11
6. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp 13
7. Phát triển các lĩnh vực xã hội. 14
8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. 14
9. Đầu tư phát triển. 15
III. Giới thiệu về các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 15
1. Khu công nghiệp Biên Hòa 1 16
2. Khu Công nghiệp Biên Hòa 2 16
3. Khu Công nghiệp Gò Dầu 17
4. Khu Công nghiệp Amata 18
5. Khu Công nghiệp Loteco 19
6. Khu Công nghiệp Hố Nai 20
7. Khu Công nghiệp Sông Mây 21
8. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 1 22
9. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 2 22
10. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3 23
11. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 5 24
12. Khu Công nghiệp Dệt may 25
13. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 6 25
14. Khu Công nghiệp Tam Phước 25
15. Khu Công nghiệp An Phước 26
16. Khu Công nghiệp Long Thành 26
17. Khu Công nghiệp Định Quán 27
18. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II - Nhơn Phú 28
19. Khu công nghiệp Nhơn trạch II - Lộc Khang 28
20. Khu công nghiệp Thạnh Phú 28
21. Khu công nghiệp Xuân Lộc 29
22. Khu công nghiệp Bàu Xéo 29
23. Khu công nghiệp Tân Phú 29
24. Khu công nghiệp Agtex Long Bình 30
IV. Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai 30
1. Vai trò của các khu công nghiệp ở Đồng Nai. 30
d. Góp phần đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa nông thôn: 33
e. Giải quyết việc làm và đào tạo lao động: 34
2. Những tồn tại trong việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua. 36
Chương II: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 39
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh ĐồngNai 39
1.1. Dân số 39
1.2. Lao động 40
a. Lao động trong toàn tỉnh Đồng Nai 40
b. Lao động trong khu vực công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 41
Lao động trong các ngành công nghiệp chủ lực của Đồng Nai trong thời gian gần đây. 46
- Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm 46
- Ngành công nghiệp cơ khí: 47
- Ngành công nghiệp dệt may, giày dép 47
- Ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic 47
- Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 47
- Ngành công nghiệp điện và điện tử 48
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ 48
- Ngành công nghiệp giấy 48
2. Nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. 48
3. Thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 52
3.1. Hiện trạng đội ngũ lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. 52
• Đặc điểm chung của lao động trong các khu công nghiệp Đồng Nai. 52
3.2. Thu nhập và đời sống người lao động trong các khu công nghiệp Đồng Nai hiện nay. 55
a. Thu nhập của người lao động 55
b. Đời sống của người lao động. 56
3.3. Thực trạng thiếu lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai. 58
Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 64
1. Dự báo về nguồn nhân lực ở Đồng Nai trong thời gian tới 64
a. Dự báo về dân số. 64
b. Dự báo về lao động. 64
2. Dự báo về nhu cầu sử dụng lao động ở Đồng Nai. 64
Bảng 7: dự báo nhu cầu sử dụng lao động ở Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 64
3. Một số giải pháp. 65
1. Cải thiện thu nhập, tăng phúc lợi cho người lao động. 65
2. Đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng ít lao động 65
3. Về quan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động. 65
4. Vấn đề nhà ở cho người lao động. 66
6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 69
6. Phát triển thị trường lao động 72
7. Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Nai. 73
8. Đề xuất chính sách đối với lao động nhập cư tại các khu công nghiệp: 74
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn 2001-2005, công nghiệp duy trì được tốc độ phát triển nhanh với giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006.
Đạt được thành tựu phát triển như trên là nhờ có đóng góp rất to lớn của các KCN. Trong các năm qua, các doanh nghiệp KCN đã tạo ra sản lượng hàng hóa xuất khẩu rất lớn và đóng góp nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Tổng doanh thu hàng hóa của các doanh nghiệp KCN hàng năm tăng đều đặn: năm 2001 đạt trên 2 tỷ USD đến năm 2005 đạt 4,2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu từ năm 1998 đã đạt trên 1 tỷ USD và đến năm 2005 đã vượt lên đạt gần 2 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đã đạt hơn 5 tỷ USD; doanh thu đạt hơn 4,4 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 135 triệu USD.
c. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp:
Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Kinh tế của Đồng Nai từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo chiếm trên 50% GDP, qua từng năm cùng với tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các Khu công nghiệp, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, Đồng Nai đã từng bước giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 1995, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP là 38,7%, ngành dịch vụ là 29,5%, ngành nông nghiệp là 31,8% thì đến nay (2007) tỉnh đã hình thành cơ cấu kinh tế mới: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng 57,7%, 30,2%, 12,1%. Sự ra đời của các khu công nghiệp cũng đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tăng nhẹ tỷ trọng khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp; năm 1995, tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh là 52,9%, khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 39,3%, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh là 7,9% thì đến năm 2007, các con số tương ứng là 16,8%, 70,6%, 12,6%.
d. Góp phần đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa nông thôn:
Phát triển Khu công nghiệp cũng đã góp phần quan trọng vào công nghiệp hóa nông thôn. Với hơn 10.000 ha đất nông nghiệp được quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp, các Khu công nghiệp Đồng Nai đã tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp nhanh và rõ nét. Nhơn Trạch được coi là điển hình về công nghiệp hóa nông thôn qua hình thức phát triển Khu công nghiệp. Với 8 Khu công nghiệp đang hoạt động và 1 Khu công nghiệp đang lập thủ tục thành lập, Nhơn Trạch đã chuyển mình từ một huyện thuần nông trở thành một thành phố công nghiệp với các khu đô thị, khu thương mại lớn, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ước năm 2007 đạt 6.873 tỷ đồng, tăng 20,2% so năm 2006. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tiếp xếp thứ 2 sau thành phố Biên Hoà và chiếm tỷ trọng 10,82% so toàn ngành công nghiệp.
Quá trình công nghiệp hóa nông thôn thông qua vai trò của Khu công nghiệp cũng đã được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục triển khai thực hiện ở các huyện miền núi như: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ. Với sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách, cộng với một số chính sách ưu đãi đặc thù, quá trình phát triển của Khu công nghiệp miền núi bước đầu đã có kết quả tốt, tiếp tục góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa nông thôn trên địa bàn.
Từ năm 1996 đến nay dân số đô thị tăng bình quân trên 2,3% trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 1,8%.
e. Giải quyết việc làm và đào tạo lao động:
Các KCN Đồng Nai cũng là nơi giải quyết việc làm cho người lao động, không chỉ lao động địa phương mà cả lao động từ các tỉnh khác trong cả nước. Năm 2006, các khu công nghiệp Đồng Nai đã thu hút khoảng 270.000 lao động, trong đó có hơn 3000 chuyên gia và lao động người nước ngoài. Tính đến cuối năm 2007, tổng số lao động trong 24 khu công nghiệp Đồng Nai khoảng 301.133 người, trong đó lao động người nước ngoài là 3.839 người. Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, các khu công nghiệp cũng tạo thêm việc làm gián tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp. Trong vòng 10 năm (1995-2005), lao động phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động tăng từ 46% lên 54,3%; giai đoạn 2001-2005, trung bình mỗi năm lao động phi nông nghiệp tăng thêm được 2,6% trong cơ cấu lao động.
Cùng với sự phát triển các KCN, đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước qua thực tiễn đã nâng tầm quản lý lên một mức phù hợp về: ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp,… đáp ứng yêu cầu đổi mới năng động từ các doanh nghiệp.
Các KCN cũng là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ, kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản lý của quốc tế vào quá trình sản xuất. Do đó, đây cũng chính là nơi người lao động được đào tạo để tiếp thu tốt nhất công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ quản trị tiên tiến. Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc, giúp người lao động thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đội ngũ lao động này chính là động lực góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Quá trình phát triển các KCN Đồng Nai cũng chính là quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội nhằm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tập trung khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế.
f. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hoá cách thức quản lý sản xuất.
KCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp đã được áp dụng tại các khu công nghiệp. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để Đồng Nai thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với dòng vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như: công ty TNHH Schaeffler với tổng vốn đầu tư là 116,7 triệu USD, ngành nghề sản xuất các loại thép hợp kim, thép không gỉ và các loại thép hình; công ty TNHH Y.S.P với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD, ngành nghề sản xuất dược phẩm, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, dụng cụ y khoa…; công ty THNN Olympus với tổng vốn đầu tư là 43 triệu USD sản xuất và lắp ráp ống kính, các loại thấu kính, phụ kiện dùng trong máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị điện tử khác.
2. Những tồn tại trong việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua.
Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chưa thực sự hợp lý, chưa tính tới khả năng thu hút đầu tư và dự báo xu hướng đầu tư trên các địa bàn thuộc tỉnh. Các khu công nghiệp tập trung quá đông tại một số địa bàn như thành phố Biên Hoà, huyện Long Thành và Nhơn Trạch dẫn tới tình trạng quá tải nhu cầu về lao động, nhà ở và dịch vụ cho người lao động. Trong khi một số huyện có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn cần được chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp như huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu nhưng chưa thực sự được chú trọng phát triển các khu công nghiệp. Tính bình quân đến nay tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 63%. Nếu so sánh với các địa phương khác thì kết quả đó là khả quan, tuy nhiên các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp giữa các khu công nghiệp là không đồng đều. Một số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tốt như: khu công nghiệp Biên Hoà I, II (100%), Loteco (100%), Nhơn Trạch III (100%), Tam Phước (100%), Định Quán (100%), Gò Dầu (98,68%), trong khi đó một số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp chưa cao như: khu công nghiệp Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Nhơn Trạch VI, An Phước, Tân Phú hiện chưa có đơn vị thuê; khu công nghiệp Long Thành (45,15%), Xuân Lộc (46,07%), Thạch Phú (47,59%).
Mặc dù công tác bảo vệ môi trường và xử lý nước thải đã từng bước được chú trọng, việc đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn về xử lý chất thải rắn chưa được thực hiện triệt để, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp khu công nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa tự giác thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, chỉ thực hiện chống chế khi có các cơ quan chuyên ngành thanh tra, kiểm tra. Trong năm 2006, các đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường của Bộ tài nguyên và Môi trường và Sở tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai đã phát hiện 94 doanh nghiệp khu công nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ở các mức độ khác nhau. Thực trạng trên dẫn tới hậu quả là khu vực sông Đồng Nai và Thị Vải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải từ các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và nguồn nước sinh hoạt của dân cư khu vực này.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp còn chưa thực hiện tốt, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài ở một số nơi, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp và giao đất cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Công tác bồi thường, giải toả ở các khu công nghiệp Sông Mây, Tam Phước, Amata, Hố Nai, Long Thành, Nhơn Trạch-Nhơn Phú và Nhơn Trạch VI được thực hiện chậm, chưa kiên quyết. Việc xây dựng các khu tái định cư tại các khu công nghiệp Hố Nai, Amata, Sông Mây chậm tiến độ ảnh hưởng đến công tác giao đất cho các nhà đầu tư.
Việc xây dựng các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào tại một số khu công nghiệp vẫn chưa được thực hiện đồng bộ để kết nối với các hạng mục bên trong các khu công nghiệp. Việc xây dựng các hạng mục ngoài hàng rào khu công nghiệp như hạ tầng giao thông, thoát nước tại khu công nghiệp Hố Nai và một số khu công nghiệp tại huyện Nhơn Trạch chưa theo kịp tiến độ xây dựng các công trình bên trong khu công nghiệp là một bất cập, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào các doanh nghiệp này.
Chương II: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh ĐồngNai
1.1. Dân số
Đồng Nai là vùng đất có lịch sử khai phá và phát triển lâu đời, cộng đồng dân cư hiện có trên 30 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm 91,5%, còn lại là dân tộc Hoa và các dân tộc khác chiếm 8,5%.
Đồng Nai là tỉnh có quy mô dân số lớn đứng thứ 6 trong cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây với dân số trung bình năm 2007 khoảng 2.405.112 người. Mật độ dân số của Tỉnh năm 2007 là 408 người/Km2. Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 760.015 người, chiếm 31,6% tổng dân số; Nông thôn là: 1.645.097 người, chiếm 68,4% tổng dân số.
+ Phân theo giới tính: Nam là: 1.183.316 người, chiếm 49,2% tổng dân số; Nữ là: 1.221.796 người, chiếm 50,8% tổng dân số.
Tỷ lệ giảm sinh năm 2007 là 0,04 ‰.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là: 1,19%.
Dân cư tập trung đông tại các khu vực thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom; tại các khu vực thuộc các huyện như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch dân cư ít hơn, cá biệt như huyện Vĩnh Cửu do chủ yếu là đất rừng và đất lòng hồ Thuỷ điện Trị An nên mật độ dân cư rất thưa.
Năm 2007 tổng số học sinh toàn tỉnh đang theo học tại các bậc (Mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT) phổ thông là 544.995 học sinh. Có 21 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, tổng số học viên, sinh viên đang theo học khoảng 23000 học sinh, sinh viên.
Tháp tuổi dân số của Đồng Nai khá trẻ cộng với quá trình phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trên địa bàn tạo sức hút mạnh di dân cơ học đến tỉnh, trong vòng 12 năm trở lại đây dân số của tỉnh tăng rất nhanh; Quy mô dân số năm 2007 gấp khoảng 1,3 lần năm 1995.
1.2. Lao động
a. Lao động trong toàn tỉnh Đồng Nai
Tỉnh có nguồn lao động trong độ tuổi khá lớn so với quy mô dân số do trong thời kỳ vừa qua di dân đến tỉnh phần lớn là trong độ tuổi lao động. Năm 2006, Đồng Nai có dân số là 2.362.554 triệu người, trong đó có khoảng 1.2 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 50% dân số. Trong đó:
+ Ngành Nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 416.228 người;
+ Ngành Thuỷ sản: 11.123 người
+ Công nghiệp khai thác: 5.368 người.
+ Công nghiệp chế biến: 311.929 người.
+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: 5.342 người.
+ Xây dựng: 60.011 người.
+ Thương nghiệp và sửa chữa xe động cơ: 137.865 người.
+ Khách sạn, nhà hàng: 31.031 người.
+ Vận tải, thông tin: 42.064 người.
+ Tài chính, tín dụng: 2.892 người.
+ Khoa học và Công nghệ: 166 người.
+ Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản: 3.503 người.
+ Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng: 15.483 người.
+ Giáo dục và Đào tạo: 34.579 người.
+ Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội: 9.064 người.
+ Văn hoá - thể thao: 2.588 người.
+ Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội: 4.913 người.
+ Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: 14.798 người.
+ Hoạt động làm thuê hộ gia đình: 3.229 người.
Công tác giải quyết việc làm được thực hiện tốt, năm 2007 đã tạo việc làm cho khoảng 85.380 lao động (vượt mục tiêu kế hoạch đề ra), trong đó lao động nữ là 51.228 người. Trong năm toàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 54.200 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36% (trong đó lao động nữ: 21,6%). Lao động phần lớn đã tốt nghiệp phổ thông nhưng đa phần chưa qua đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Chất lượng lao động vì vậy còn thấp nhất là trong nông nghiệp và một số ngành công nghiệp như: dệt may, da dày, chế biến nông lâm sản. Song do lao động phần lớn ở độ tuổi trẻ, sung sức vì vậy nếu được tổ chức đào tạo tốt sẽ nhanh chóng nâng cao chất lượng trở thành nguồn lao động có đủ sức đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá trong thời kỳ tới.
b. Lao động trong khu vực công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp Đồng Nai phát triển nhanh chóng. Đội ngũ công nhân Đồng Nai phát triển mạnh về số lượng và chất lượng cả hai khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với quá trình phát triển đất nước và phát triển các ngành nghề khác tham gia vào sản xuất công nghiệp ngày càng đông. Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, tác động của chủ trương thu hút mạnh mẽ đầu tư của khu vực kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Nước ngoài, tỉnh Đồng Nai đã sớm nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh thu hút tốt vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp, từ đó tăng số lượng công nhân Đồng Nai với chất lượng ngày càng cao hơn trong các khu vực kinh tế, được thể hiện cụ thể qua quá trình hình thành và phát triển như sau:
Số lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế
Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 338.420 lao động công nghiệp, chiếm 30,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 230.400 người, chiếm 68,08%; lao động khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp) là 108.020 người chiếm 31,92%.
Cùng với sự tăng trưởng quy mô nền kinh tế, số lượng công nhân tăng trưởng nhanh theo xu hướng giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Nếu như tốc độ tăng trưởng số lượng công nhân giai đoạn 1986-1990 chỉ có 5,5%, chủ yếu khối kinh tế trong nước, đã tăng lên đến 14,76% ở giai đoạn 1991-1995, chính là nhờ kết quả thực hiện đường lối đổi mới kinh tế. Giai đoạn 1996-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 13,66% và tăng nhanh vào giai đoạn 2001-2005 đạt đến 19,11%.
Bảng 2- LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: người
Chỉ tiêu
1990
1995
2001
2005
Tổng số
39.181
77.996
168.133
338.420
1.Khu vực có VĐTNN
-
23.027
93.510
230.400
2.Khu vực KT. trong nước
39.181
54.969
74.623
108.020
- Kinh tế Nhà nước
22.375
29.163
28.147
27.270
- Kinh tế ngoài quốc doanh
+ Kinh tế tập thể
+ Kinh tế tư nhân
+ Kinh tế cá thể
+ Kinh tế hỗn hợp
16.806
-
-
-
-
25.806
328
5.568
17.384
2.526
46.476
813
8.899
19.425
17.339
80.750
900
17.500
26.450
35.900
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê Đồng Nai
Bảng 3- TỶ TRỌNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở TỈNH ĐỒNG NAI
ĐVT: %
Chỉ tiêu
CƠ CẤU
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
1990
1995
2001
2005
1995/1990
2001/1995
2005/2001
Tổng số
100
100
100
100
14,76
13,66
19,11
1.Khu vực có VĐTNN
-
29,52
55,62
68,08
282,9
26,31
25,28
2.Khu vực KT. trong nước
100
70,48
44,38
31,92
7,00
5,23
9,69
- Kinh tế nhà nước
57,11
37,39
16,74
8,06
5,44
-0,59
-0,79
- Kinh tế ngoài quốc doanh
+ Kinh tế tập thể
+ Kinh tế tư nhân
+ Kinh tế cá thể
+ Kinh tế hỗn hợp
42,89
-
-
-
-
33,09
0,43
7,13
22,29
3,24
27,64
0,48
5,29
11,55
10,32
23,86
0,27
5,17
7,81
10,61
8,96
-
-
-
-
10,30
16,33
8,13
1,87
37,86
14,81
2,57
18,42
8,02
19,95
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê Đồng Nai
Qua b ảng ta nhận thấy:
- Số lượng công nhân tăng trưởng nhanh trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế trong nước tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn, chủ yếu tăng trưởng ở thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, thành phần kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tăng thấp còn kinh tế nhà nước không tăng mà còn giảm sút.
- Công nhân khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành từ năm 1992 với 400 người làm việc trong 4 dự án đầu tư nước ngoài. Cùng với tăng nhanh thu hút đầu tư nước ngoài, hình thành các khu công nghiệp tập trung đã thu hút lao động trẻ từ mọi miền đất nước, nhất là các tỉnh miền Bắc, duyên hải miền Trung, các tỉnh miền Tây Nam bộ hội tụ về Đồng Nai kiếm việc làm nên số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1995 có 23.027 người, năm 2001 có 93.510 người và đạt 230.400 người vào năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990 - 1995 là 282,96%/năm; giai đoạn 1996 – 2000 đạt 26,31% năm, giai đoạn 2001-2005 đạt 25,28% năm.
- Công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước tăng 5,44% năm giai đoạn 1990 - 1995; giai đoạn 1996 - 2000 do quá trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa thu hút vốn đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, tăng hiệu quả hoạt động, phù hợp với tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường, lao động của khu vực kinh tế nhà nước giảm sút 0,59% năm, và giai đoạn 2001 – 2005 tiếp tục giảm sút 0,79%.
- Kinh tế tập thể tuy được giữ vững về số lượng nhưng quy mô, tỷ trọng lao động tham gia khu vực kinh tế này còn nhỏ bé, chiếm chưa đến 0,5% tổng lao động, giai đoạn 1996 - 2000 tăng trưởng 16,33% do ít nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, nhưng giai đoạn 2001 – 2005 khu vực kinh tế này cũng không thu hút thêm nhiều lao động, tốc độ tăng trưởng lao động cũng chỉ đạt 2,57% năm.
- Khu vực kinh tế tư nhân, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đã thu hút đầu tư phát triển nhanh khu vực kinh tế dân doanh làm tăng số lượng công nhân trong khu vực kinh tế này. Số lượng công nhân tăng trưởng nhanh đạt 8,13% giai đoạn 1996 – 2000 và đạt 18,42% vào giai đoạn 2001-2005.
- Khu vực kinh tế cá thể do chuyển đổi thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty theo Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nên số lượng công nhân trong khu vực này chỉ tăng 1,87% giai đoạn 1996 - 2000, tăng 8,02% giai đoạn 2001 - 2005.
- Khu vực kinh tế hỗn hợp tỏ ra hoạt động có hiệu quả, thu hút thêm nhiều lao động nên số lượng lao động tham gia khu vực này tăng trưởng nhanh giai đoạn 1996 - 2000 đạt 37,86%, tuy giảm sút nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng là 19,95% giai đoạn 2001 – 2005, cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động chung của nền kinh tế (19,11%).
Cơ cấu công nhân trong một số ngành sản xuất vật chất
Xét theo cơ cấu ngành sản xuất vật chất, số lượng công nhân ngành sản xuất công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Trong thời gian 1986-2000, số lượng công nhân ngành công nghiệp chế biến chiếm 72,50% vào năm 2000 tổng số lao động ngành sản xuất vật chất, đã tăng nhanh thời kỳ 2001-2005, chiếm 76,54% năm 2005. Lao động trong các ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, ngành xây dựng, ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện, mặc dù tăng về số lượng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn ngành công nghiệp nên giảm tỷ trọng lao động trong tổng số lao động ngành sản xuất vật chất. Lao động ngành sản xuất, phân phối điện, từ chỗ chiếm tỷ trọng 1,25% vào năm 1990, giảm còn 0,99% vào năm 1995, 1,05% năm 2000, chỉ còn 0,88% năm 2005. Lao động trong ngành xây dựng chiếm 13,84% năm 1990, còn 15,33% năm 1995, 15,13% vào năm 2000 và chiếm 13,19% vào năm 2005. Lao động trong ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện, từ chỗ chiếm 11,06% năm 1990, tăng lên 11,13% năm 1995, 11,32% năm 2000, giảm xuống còn 9,42% vào năm 2005 (xem bảng 5).
Bảng 4 - CƠ CẤU CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT VẬT CHẤT QUA CÁC THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2005
ĐVT: %
Ngành sản xuất vật chất
1990
1995
2000
2005
Toàn tỉnh
- Ngành công nghiệp
- Ngành SX phân phối điện khí đốt
- Ngành xây dựng
- Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện
100,00
73,78
1,25
13,84
11,06
100,00
72,55
0,99
15,33
11,13
100,00
72,50
1,05
15,13
11,32
100,00
76,54
0,88
13,19
9,42
Nguồn: Niên giám thống kê của Cục Thống kê Đồng Nai
Nhìn chung số lượng công nhân ở tỉnh Đồng Nai ngày càng đông, với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, chủ yếu tập trung ngành sản xuất công nghiệp. Chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân Đồng Nai không ngừng nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng nhiều lên, vị thế xã hội, vị trí vai trò của giai cấp công nhân Đồng Nai trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển giai cấp công nhân Đồng Nai, nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đặt ra nhiều vấn đề, như trong khi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế dân doanh tỏ ra thu hút nhanh chóng lực lượng lao động, thì khu vực kinh tế Nhà nước đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp giảm lực lượng lao động. Điều này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý Nhà nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có tăng lên nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, tốc độ tăng trưởng tuy cao nhưng chưa thật sự vững chắc, đời sống của công nhân còn nhiều khó khăn. Thực tế này cũng đặt ra nhiều vấn đề trong xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân, thực sự xứng đáng là giai cấp tiên phong lãnh đạo xã hội, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo cho công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đi đến thắng lợi.
Lao động trong các ngành công nghiệp chủ lực của Đồng Nai trong thời gian gần đây.
- Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm
Lao động của ngành đến năm 2005 có 34.393 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 8%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh, bình quân 8,2%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 1995 xuống 15,5% năm 2000 và còn 10,6% năm 2005, do các ngành thu hút nhiều lao động trong thời gian qua tăng nhanh.
- Ngành công nghiệp cơ khí:
Lao động của ngành đến năm 2005 có 29.809 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 17,6%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng từ 7,5% năm 1995 lên 7,6 năm 2000 và 9,2% năm 2005.
- Ngành công nghiệp dệt may, giày dép
Lao động của ngành đến năm 2005 có 148.278 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 17,7%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh, bình quân 18,8%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng lên từ 37,2% năm 1995 lên 42% năm 2000 và 45,7% năm 2005, do thời gian qua ngành có nhiều nhà đầu tư. Đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12082.doc