Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện

 

Lời mở đầu 1

Chương 1 3

Những vấn đề lí luận chung 3

I. Lí luận chung về đầu tư. 3

1. Khái niệm và phân loại đầi tư. 3

1.1. Khái niệm. 3

1.2. Phân loại hoạt động đầu tư. 4

2. Vai trò của đầu tư phát triển. 7

3. Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư. 11

3.1. Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư . 12

3.2. Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư. 13

3.3. Mục tiêu của quản lý đầu tư. 13

3.4. Nội dung của quản lý hoạt động đầu tư. 14

4. Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư. 15

5. Kết quả và hiệu quả của hoạt động của đầu tư. 18

5.1. Kết quả của đầu tư. 18

5.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư. 18

II. Khái quát về huyện vùng cao Văn Bàn- Lào Cai. 21

1.Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu. 21

2. Tài nguyên đất và rừng. 22

3.Tài nguyên khoáng sản. 23

4.Tài nguyên con người. 23

III. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư đối với huyện vùng cao Văn Bàn. 24

Chương II 26

Thực trạng hoạt động đầu tư ở huyện vùng cao Văn Bàn- Lào Cai thời kỳ 1996 - 2000 26

I. Thực trạng kinh tế –xã hội. 26

1. Thực trạng các ngành kinh tế. 26

1.1 Ngành nông nghiệp 26

1.2. Lâm nghiệp. 27

1.3. Công nghệp- tiểu thủ công nghiệp 27

1.4. Các ngành dịch vụ. 28

2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế. 29

2.1. Hạ tầng giao thông vận tải. 29

2.2 Về thuỷ thuỷ lợi, thuỷ điện. 30

2.3. Thông tin bưu điện. 30

3. Thực trạng cơ sở hạ tầng văn hoá - xã hội. 31

3.1. Về giáo dục. 31

3.2. Về y tế 31

II. Tình hình đầu tư trên địa bàn huyện vùng cao Văn bàn 31

- Lào Cai. 31

1. Qui trình phân phân bổ vốn đầu tư của huyện. 32

2. Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư. 34

3. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn 39

4. Cơ cấu đầu tư theo ngành. 44

4.1. Ngành công nghiệp và xây dựng. 45

4.2. Ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản 50

4.3 Thương mại –dịch vụ. 51

5. Tình hình đầu tư theo vùng lãnh thổ. 51

III. Một số kết quả đạt được, những mặt tồn tại và Nguyên nhân 55

I. Những kết quả đạt được. 55

1.1. Tăng trưởng kinh tế 55

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 56

1.3 Năng lực sản xuất tăng thêm 59

1.4 Hệ số ICOR. 60

1.5 Phúc lợi giáo dục y tế. 61

2. Những tồn tại trong quá trình hoạt động đầu tư của Văn Bàn và nguyên nhân . 62

2.1 Tồn tại: 62

2.2 Nguyên nhân 63

Chương III 65

I. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư từ nay đến năm 2010. 65

1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội từ nay đén năm 2010 65

1.1 Mục tiêu phát triển. 65

1.2 Định hướng phát triển đối với từng ngành lĩnh vực 66

2. Nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2010. 73

III. một số giải pháp nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại huyện Văn Bàn-Lào Cai. 74

1. Giải pháp huy động vốn đầu tư . 75

1.1 Tăng cường khả năng huy động vốn. 75

1.2 Khuyến khích đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. 76

2. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư. 77

2.1. Tổ chức thực hiện thi công đấu thầu, nhằm tiết kiệm vốn, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. 77

2.2 Đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 78

2.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực và kinh nghiệm trong quản lý kinh tế . 80

Kết luận 82

Tài liệu tham khảo 83

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu tư của nhà nước Ban định canh, định cư Như vậy vốn đầu tư của Văn Bàn được cấp cho ban quản lý dự án và ban định canh định cư, hai ban này có thể trực tiếp đứng ra tổ chức thi công xây dựng hoặc lựa chọn nhà thầu để thực hiện công việc đó. Còn lại là do UBND huyện trực tiếp cấp cho các đơn vị thực hiện, đây là các công trình do UBND trực tiếp tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, có sự tham gia của phòng quản lý dự án. Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư. Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài: - Vốn trong nước được huy động từ các nguồn sau: Thứ nhất: Vốn đầu tư từ ngân sách tập trung. Nguồn này có được do các khoản đầu tư từ ngân sách Trung ương qua địa phương hoặc Trung ương qua ngành trên địa bàn. Thứ hai: Vốn huy động từ địa phương. Bao gồm các nguồn do Quốc hội để lại theo Luật ngân sách ( thuế khai thác tài nguyên, cấp quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa...). Ngoài ra còn có vốn huy động từ các doanh nghiệp và dân cư. Thứ ba: Vốn tín dụng từ Trung ương, địa phương và vốn vay các ngân hàng thương mại. -Vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn này có được từ hai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức. Tuy nhiên khi tính chỉ tiêu này nếu cộng tất cả các khoản nói trên lại thì phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức sẽ bị tính trùng, lý do là nguồn này đã được tính trong nguồn ngân sách tập trung. Như vậy vốn đầu tư toàn xã hội là chỉ tiêu tổng hợp nhất về mức vốn đầu tư, tại Văn bàn vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm được thể hiện trong bảng (xem trang sau) Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng vốn đầu tư Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn Tốc độ tăng vốn đầu tư định gốc Tỷ đồng % % 9,9 11,15 12,6 12,6 14,42 29,3 45,7 22,5 56 127,3 23,65 5,1 138,9 Bảng 1: Vốn đầu tư toàn xã hội huyện Văn bàn (Nguồn: UBND huyện Văn bàn – Báo cáo thực hiện kế hoạch các năm 1996-2000) Qua số liệu ta thấy, tốc độ gia tăng liên hoàn của vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên có năm 2000 chỉ tăng 5,1% so với năm 1999. Năm 1999 là năm có tốc độ gia tăng đầu tư cao nhất đạt 56% so với năm 1998, đây cũng là năm tăng cao nhất từ năm 1991 đến nay. Vì đây là năm tập trung nhiều nhất các chương trình dự án đầu tư của Nhà nước như: chương trình định canh định cư, chương trình y tế giáo dục và đặc biệt là chương trình 135 với số vốn là 6 tỷ đồng điều này đã góp phần làm cho nguồn vốn đầu tư của huyện có sự gia tăng cao như vậy. Mặc dù có sự tăng lên song tốc độ gia tăng còn thấp và hàng năm tốc độ tăng chậm. Thêm vào đó số tuyệt đối vốn đầu tư của Văn bàn còn quá nhỏ năm 96 chỉ có 9,9 tỷ đồng. Số vốn đầu tư trên người dân mới chỉ đạt 164 nghìn đồng /ng/năm, trong khi đó tính cho toàn tỉnh Lào cai con số này là 341 nghìn đồng. Sau đó 2 năm tức là đến năm 1998 tổng vốn đầu tư mới chỉ đạt 14,42 tỷ đồng và lúc này chỉ tiêu vốn đầu tư trên người dân của tỉnh Lào cai tăng lên 360 nghìn đồng/ ng /năm thì Văn bàn mới chỉ đạt đến 221 nghìn và nếu so với cả nước thì càng thể hiện rõ hơn vì năm 1998 con số này của đã đạt được là 1 131 nghìn đồng. Để thấy rõ hơn quy mô vốn đầu tư của huyện ta so sánh con số này với tỉnh Lào cai. Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng vốn đầu tư Văn bàn Tổng vốn đầu tư Lào cai Tỷ lệ VĐT Văn bàn - Laò cai Tỷ đồng Tỷ đồng % 9,9 191,66 5,2 11,15 175,5 6,35 14,42 211,04 6,8 22,5 287,2 7,8 23,65 30,28 7,8 Bảng 2: Vốn đầu tư trên địa bàn huyện Văn bàn so với tỉnh Lấo cai. (Nguồn: UBND Tỉnh Lào cai . Kế hoậch đầu tư tỉnh Lào cai các năm 1996-2000) Như vậy so với Tỉnh Lào cai vốn đầu tư của Văn bàn không chỉ về tuyệt đối mà về tương đối cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, Như năm 1996 chỉ chiếm 5,2% và các năm sau cũng chỉ tăng rất ít, năm 1999chiếm 7,8 % và đến năm 2000 cũng vẫn đạt nguyên tỷ lệ này. Lào cai có tất cả 10 huyện thị trong đó Văn bàn lầ một huyện tương đối rộng so với toàn tỉnh chiếm tới 17,8 % diện tích toàn tỉnh. Như vậy với tỷ lệ đó vốn đầu tư của Văn bàn là thấp.Tuy nhiên để thấy rõ hơn tốc độ gia tăng vốn đầu tư của Văn bàn ta so với tốc độ tăng của Lào cai. 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số vốn đầu tư cho toàn xã hội Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn Tốc độ tăngvốn đầu tư định gốc 191,66 175,5 -8,4 -8,4 211,04 20,2 10,1 287,2 36,1 49,9 302,8 5,4 58 Bảng 3: Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Lào Cai (Nguồn: UBND tỉnh Lào Cai, kế hoạch nhà nước các năm1996-2000) Cả tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn và định gốc của Văn Bàn đều cao hơn nhiều so với Lào Cai. Năm 1997 tốc độ gia tăng của Văn Bàn 12,6% so với năm 1996, trong khi đó tỉnh Lao Cai lại giảm đi 8,4%. Năm 1998 Văn Bàn tăng 29,3% và con số này của Lào Cai là 20,2% , qua đó ta thấy rằng việc quan tâm cho đầu tư của Văn bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. So với năm 1996 thì năm 1999 tổng vốn đầu tư của Văn Bàn tăng lên 127,3% gấp 2,3 lần . Trong khí đó con số của Lào Cai chỉ đạt 49,8%. Qua hai con số này ta thấy quả thật Văn Bàn có sự gia tăng đáng kể, kết quả đó là sự cố gắng nỗ lực gia tăng đầu tư không chỉ cho ổn định đời sống, mà bước đầu quan tâm đến đầu tư cho phát triển kinh tế. Quy mô vốn đầu tư còn được đánh giá thông qua tương quan của nó với GDP, trong Chương I chúng ta đã có nhận xét rằng để đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá, tổng vốn đầu tư phải đạt 15%-25% so với GDP. Trên thực tế tỷ lệ này của Văn Bàn ở vào khoảng nào, ta có số liệu trong bảng sau: Năm 1996 1997 1998 1999 2000 GDP (tỷ đồng) Tổng vốn đầu tư trong toàn xã hội (tỷ đồng) Tổng VĐT/GDP của Văn bàn (%) Tổng VĐT/ GDP của Lào cai (%) 110,23 9,9 8,98 19,8 125,39 11,15 8,89 16,6 143,77 14,42 10,03 18,3 150,2 212,5 15 22,6 168,5 23,65 14 22 Bảng 4: Tổng đầu tư toàn xã hội so với GDP của huyện Văn Bàn (giá hiện hành) ( Nguồn: UBND huyện Văn Bàn, báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000) Ta nhận thấy rằng tỷ lệ như vậy của Văn Bàn là quá thấp, năm 1996 chỉ có 8,98% mà con số này của cả nước là 30,1% gấp 3,35 lần, con số này của Văn Bàn cho thấy được phần nào sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa vùng núi và đồng bằng. Mãi đến năm 1999 tỷ lệ này mới đạt 15% và năm 2000 lại có sự giảm đi chỉ còn 14%.Đây cũng là một đặc điểm rõ nét của tỉnh miền núi. Đó là do hoàn cảnh kinh tế còn chậm phát triển nên tổng thu ngân sách không đáp ứng tổng chi, theo số liệu hàng năm thu ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng chi, còn riêng đối với Văn bàn con số này còn thấp hơn nhiều như năm 1999 chỉ đáp ứ ng được 24% và năm 2000 là 16,6 %. Như vậy khoản thiếu được bù đắp từ nguồn ngân sách Tỉnh, Trung ương sự phụ thuộc này đã lầm cho chi của huyện không ổn định và đặc biệt là chi cho hoạt động đầu tư . Song so với Lào cai thì tỷ lệ VĐT/ GDP của Văn bàn cũng thấp hơn nhiều nhìn vào hình 3, ta thấy qua tất cả các năm Lào cai luôn có tỷ lệ cao hơn Văn bàn. Cơ cấu vốn đầu tư /GDP (%) Hình 3: Cơ cấu vốn đầu tư / GDP của tỉnh Lào cai và huyện Văn Bàn Trong các năm 1997, 1998 tỷ lệ VĐT/ GDP của cả Lào cai và Văn bàn đều giảm, điều này cũng dễ hiểu vì vốn đầu tư của Lào cai chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, do đó có khi tổng vốn đầu tư của nhà nước có sự giảm sút tất yếu ảnh hưởng đến vốn đầu tư của tỉnh và huyện. Mặc dù tỷ lệ này còn thấp nhưng Văn Bàn đã đạt được mục tiêu đề ra đó là phấn đấu năm 2000 vốn đầu tư so với GDP là 10% và không cần đến năm 2000 và năm 1995 Văn Bàn đạt được mục tiêu đề ra. Cũng theo mục tiêu đề ra của Nghị quyết đại hội Văn Bàn lần thứ 7 tháng 10/1995 đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1996-2000 đó là huy động mọi nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế và chỉ tiêu đề ra đối với tổng vốn đầu tư 1996-2000 và 124 tỷ đồng. Trong thực tế chỉ huy động được 81,62 tỷ đồng dạt 68,5% kế hoạch. Có nhiều vấn đề song quan trọng nhất đó là Văn Bàn còn nghèo kinh tế chưa có gì nên tích luỹ đầu tư từ nội lực chưa có, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách cấp phát từ tỉnh về trung ương, đi vay viện trợ với ưu đãi, do đó còn phụ thuộc vào cácung cấp yếu tố bên ngoài để quyết định cho lượng vốn đầu tư có thể huy động. Đây là một trở ngại lớn trong việc huy động vốn thời kỳ qua cũng như giai đoạn tới cho hoạt động đầu tư của huyện Văn Bàn. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn So với tổng số các nguồn vốn cho đầu tư của cả nước thì những nguồn mà Văn bàn huy động được còn rất hạn chế. Nếu phân theo nguồn huy động có thể chia thành 3 nguồn cơ bản sau: - Vốn ngân sách - Vốn ưu đãi - Vốn huy động nhân dân đóng góp Đây là 3 nguồn vốn đầu tư chủ yếu của Văn Bàn, trong đó nguồn vốn ngân sách là quan trọng nhất (bao gồm vốn ngân sách, địa phương, ngân sách trung ương và các nguồn chương trình, mục tiêu quốc gia lồng ghép trên địa bàn. Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 1. Nguồn ngân sách + Vốn đầu tư + Tỷ trọng + tốc độ gia tăng liên hoàn Tỷ đồng % % 8,516 82,4 9,15 82,1 12.2 11,15 79,8 21,9 17,9 79.6 60,5 16,1 68,1 -10,1 2. Nguồn vay ưu đẫi + Vốn đầu tư + Tỷ trọng + Tốc độ gia tăng định gốc Tỷ đồng % % 0,774 7,8 0,9 8,1 16,3 1,5 10,4 66,7 3,07 13,7 104,7 5,85 24,7 90,6 3. Nguồn huy động từ dân + Vốn đầu tư + Tỷ trọng + Tốc độ gia tăng đầu tư Tỷ đồng % % 0,97 9,8 1,1 9,9 13,4 1,42 9,5 29,1 1,53 7,5 7,5 1,7 7,2 11,1 Bảng 5: Cơ cấu đầu tư theo nguồn (Nguồn: ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch các năm 1996-2000) Có thể cho rằng Văn Bàn thiếu hẳn một nguồn vốn rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, mà hầu hết các tỉnh nứơc ta đây là một nguồn vốn không nhỏ đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Qua bảng 5 ta thấy: Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách luôn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của huyện, năm 1996 chiếm 82,4%, năm 1997 chiếm 82,1% và cũng có sự giảm dần qua các năm đến năm 2000 tỷ lệ này là 86,1% song nó vẫn giữ vai trò chính trong tổng vốn đầu tư. Hàng năm các chương trình dự án đều được đầu tư bằng nguồn ngân sách đầu tư, theo như đã nói ở trên nguồn thu ngân sách huyện không đáp ứng chi, do đó tổng nguồn vố đầu tư không những chủ yếu là nguồn ngân sách mà nguồn ngân sách còn chủ yếu là ngân sách tỉnh và Trung ương (điều này thể hiện rõ trong Bảng 6, như năm 1998 vốn đầu tư bằng ngân sách huyện trên vốn đầu tư ngân sách tỉnh là 1,1/15 tỷ đồng). Đầu tư từ thu ngân sấch huyện ngày càng ít đi trong khi đó đầu tư từ ngân sách huyện luôn đảm bảo sự gia tăng vốn đầu tư của huyện trong những năm qua. Bên cạnh đó nguồn vốn vay có sự tăng nhẹ qua các năm để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết một số khó khăn hàng năm. Năm 1996 chỉ chiếm 7,8%, năm 1997 là 8,1%; năm 1998 là 10,4% đến năm 1999 là 13,7% và đến năm 2000 lên tới 24,7%. Nguồn vốn này vay chủ yếu để đối ứng thực hiện một số chương trình đầu tư, còn trên thực tế Văn Bàn chưa có khả năng trả nợ nênvay còn nhiều hạn chế, thêm vào đó các côn trình đầu tư chủ yếu là các công trình phúc lợi công cộng không có khả năng hoàn vốn, nên chưa có được sự manhj dạn vay vốn để đầu tư. Đối với nguồn huy động từ nhân dân thì không có sự gia tăng đáng kể và tỷ trọng cũng rất nhỏ có xu hướng giảm dần qua các năm, mặc dù có sự tăng về gá trị song còn rất khiêm tốn, năm 1996 chỉ có 5,7 tỷ đồng chiếm 9,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm, đến năm 1998 tăng lên 1,42 tỷ song tỷ trọng lại giảm xuống 9,5%; năm 1996 chỉ chiếm 6,8% và đến năm 2000 là 1,7 tỷ đồng chiếm 7,2%. Trong khi cuộc sống người dân chưa có tích luỹ, thì tích dành cho đầu tư là một khó khăn lớn. Theo số liệu của phòng thống kê năm 1996 Văn Bàncó 31,3% hộ đói nghèo và đến năm 2000 vẫn cò là 19,8%, đây là một nhân tố quan trọng làm cho nguồn vốn này không có sự gia tăng và tỷ rọng giảm dần trong khi các nguồn vốn khác luôn được đẩy mạnh. Nếu phân theo nguồn vốn nhưng dưới giác độ cụ thể hơn thì vốn đầu tư bao gồm các nguồn huy động cụ thể theo số liệu trong bảng sau. 1998 1999 2000 -Nguồn để lại ngân sách địa phương theo luật ngân sách: + Thuế sử dụng đất nông nghiệp + Thuế tài nguyên + Cấp quyền sử dụng đất + Sổ số kiến thiết - Vốn dân cư và các thành phần kinh tế khác - Đầu tư của các ngành trung ương trên địa bàn - Vốn tín dụng nhà nước do địa phương quản lý - Vốn ngân sách tỉnh do địa phương quản lý - Huy động từ các nguồn phụ thu như: tiền điện, huy động công nghĩa vụ. 2,84 0,66 1,8 0,25 0,13 1,42 2,3 0,96 6,9 1,01 1,1 0,75 0,18 0,01 0,15 1,93 2,4 1,2 15 1,.27 1,19 0,71 0,26 0,12 0,1 1,9 2.12 1,1 16,3 1,04 Tổng cộng 14,42 22,5 23.65 Bảng 6: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn Theo đó ta có: Sơ đồ cơ cấu quản lý nguồn vốn của Văn Bàn Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Ngân sách tập trung Các nguồn do tăng thu địa phương Ngân sách địa phương Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội Trong nước Nước ngoài Ngân sách nhà nước ODA-OECF Đầu tư qua bộ, ngành Vay vốn các ngân hàng Thương mại Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước Vốn đầu tư của các hộ các thể Vốn đâu tư ưu đãi của nhà nước Vốn quỹ hỗ trợ quốc gia Các nguồn do quốc hội để lại Các chương trình quốc gia có tính chất X.D cơ bản Vốn ngân sách địa phương đầu tư xây dựng cơ bản Thật khó có thể xem chi tiết được một cách đầy đủ việc sử vốn thông qua từng nguồn đó với số liệu chi tiết qua tất cả các năm như đã phân loại ở trên, song qua cách phân loại đó ta có thể đánh giá việc sử dụng các nguồn vốn của Văn Bàn năm 1999 như sau: Đầu từ từ nguồn ngân sách tập trung . Năm 1999 nguồn ngân sách tập trung của huyện đã đầu tư được 17,9 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách nhà nước ngân sách địa phương có nguồn từ để lại theo luật ngân sách. Trong năm hầu hết các công trình được xây dựng dựa trên nguồn vốn này, và đầu tư chủ yếu cho hạ tầng cơ sở xây dựng giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế...Cụ thể một số công trình lớn như thuỷ lợi Nà ít, Nậm Mu, Vằng Mầu, Phai Lay, Nậm Tăm, thuỷ lợi Mường B..., các công trình giao thông như đường Tằng loỏng-Văn Bàn, Cầu khe chấn, đường Võ Lao, Nậm Rạng, Cầu Ta Khấn, Cầu khe Sang..., Xây dựng các trường học xã Tân Thượng, xã Liêm Phú, làng Bẻ... và một số công trình như bệnh viện Văn Bàn, trường cấp III Văn Bàn. Đầu tư từ nguồn tín dụng và đầu tư quỹ hộ trợ quốc gia. Nguồn này chủ yếu vay để giải quyết việc làm xây dựng đường giao thông Tà Náng và bổ sung thuỷ lợi Nậm Xé, ngoài ra còn để sửa chữa nâng cấp trạm y tế. Như vậy thời gian qua nguồn ngân sách nhà nước giữ vị trí chủ chốt trong tổng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn của Văn Bàn. Trước mắt đây là một thuận lợi cho Văn Bàn, nguồn này giúp cho Văn Bàn giải quyết những khó khăn trước mắt về ổn định dân cư, vì tỷ lệ du canh du cư của Văn Bàn khá lớn đặc biệt là các dân tộc vùng cao, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành, sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác phát huy tác dụng, tạo việc làm cho người lao động. Trong thực tế có thể nguồn vốn huy động trong dân có thể gia tăng cao và ngày càng bền vững, song nó phụ thuộc vào sự phát huy tác dụng của nguồn ngân sách, khi mà các công trình y tế, giao thông đi vào hoạt động. Lúc đó người dân ở các vùng xa có thu nhập từ nông lâm nghiệp mới có thể đem ra thị trường trao đổi để có nguồn thu, từ đó tất yếu có phần dành cho đầu tư. Trong thời gian qua, một phần là do người dân chưa biết vị trí sản phẩm của mình làm ra trên thị trường, và nữa là do đường giao thông nên sản phẩm làm ra không có điều kiện bán ra trên thi trường. Như vậy nguồn vốn huy động sẽ là nguồn chính cho phát triển trong tương lai còn hiện tại nguồn ngân sách vẫn là nguồn chủ đạo. 4. Cơ cấu đầu tư theo ngành. Các phân ngành phổ biến nhất hiện nay được áp dụng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), theo đó nền kinh tế sẽ được chia thành 3 khu vực. Khu vực 1: Bao gồm các ngành nông nghiệp , lâm nghiệp, và thuỷ sản. Khu vực 2: Bao gồm các ngành xây dựng, và công nghiệp Khu vưc 3: là nhóm các ngành dịch vụ Trong 5 năm qua lượng vốn đầu tư của huyện vào 3 khu vực này như sau đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 1. Ngành công nghiệp - Vốn - Tỷ trọng - Tốc độ tăng liên hoàn Tỷ % % 4,12 41,6 - 6 53,8 45.6 7,3 50,6 21.7 12,8 56,9 75.3 14,1 59,6 10.2 2.Ngành nông lâm nghiệp - Vốn - Tỷ trọng - Tốc dộ tăng liên hoàn Tỷ % % 5,2 52.5 - 4,38 39,3 -15.8 6,02 41,8 37.4 7,9 35,1 31.2 7,05 29,8 -10.8 3. Ngành dịch vụ - Vốn - Tỷ trọng - Tốc độ tăng liên hoàn Tỷ % % 0,58 5,9 - 0,77 6,9 32.8 1,1 7,6 42.9 1,8 8 63.6 2,5 10,6 38.9 Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo ngành Nhìn vào bảng 7 ta có sơ bộ đánh giá, Văn Bàn tập trung vốn vào ngành công nghiệp và xây dựng, trong khi đó ngành dịch vụ hầu như chưa được đầu tư. Trước hết, trong thời kỳ vừa qua do tốc độ tăng vốn đầu tư thấp và phụ thuộc nguồn bên ngoài nên tốc độ tăng của từng ngành cũng thấp và không ổn định. Thứ hai, tốc độ tăng cao nhất thuộc về nhóm ngành công nghiệp và xây dựng năm 1997 tăng 45,6% so với năm 1996 và năm 1999 tăng 75,3% so với năm 1997 đây là sự tăng cao song năm 2000 có sự giảm đi chỉ tăng 10,2% so với năm 1999. Đứng thứ hai về sự gia tăng là khu vực nhóm các ngành dịch vụ, mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư rất nhỏ. Song đây là ngành có tốc độ tương đối cao và khá bền vững qua các năm, năm 1997 tăng 32,8% so với năm 1996, năm 1998 tăng 42,9% so với năm 1997 và năm 1999 tăng 63,6% so với năm 1998. Khu vực nông lâm nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu được đầu tư với lượng vốn tương đối cao và ổn định qua các năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng thấp so với lĩnh vực khác, đến cuối kỳ có xu hướng giảm dần, năm 1998 tăng 37,4% so với năm 1997, năm 1999 tăng 31,2% so với năm 1998 và đến năm 2000 giảm 10,8%. Như vậy vốn đầu tư trong công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối còn ngành nông lâm nghiệp mặc dù có giá trị tuyệt đối chiếm tỉ lệ cao, nhưng tốc độ tăng chậm và có xu hướng giảm dần trong cơ cấu vốn đầu tư của huyện. Bây giờ chúng ta xem xét từng khu vực để có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu trên. Ngành công nghiệp và xây dựng. Đây là ngành luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư tòan xã hội qua các năm, trừ năm 1996 chỉ chiếm 41,6% còn lại các năm đều đạt từ 50%-60% tổng vốn đầu tư, gấp đôi so với các ngành khác. Nguyên nhân đầu tiên là vốn đầu tư để thực hiện một dự án thường lớn rất nhiều so với một dự án thuộc lĩnh vực khác và một đặc điểm riêng đối với các vùng sâu, vùng xa đặc biệt là Văn Bàn đó là bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế do vậy tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực và xây dựng cao là lẽ đương nhiên. Trong khu vực này chủ yếu là xây dựng, còn ngành công nghiệp thực sự chưa đầu tư, có một số cơ sở nhỏ hoạt động với công suất thấp phục vụ cho chế biến nông lâm sản nhưng thực ra đã được đầu tư xây dựng từng giai đoạn trước 1996 giai đoạn này chỉ sửa chữa nhỏ khồng có đầu tư chiều sâu. Phần đa vốn đầu tư tập trung cho lĩnh vực xây dựng,các công trình xây dựng chủ yếu là đường giao thông, công trình thuỷ lợi, các cơ sở vật chất cho ngành y tế giáo dục. Cụ thể vốn đầu tư dược sử dụng xây dựng cho một số công trình trọng điểm được hoàn thành trong thời kỳ 1996-2000 như sau (Xem trang bên) (Đơn vị: triệu đồng) Công trình Vốn đầu tư 1. Công trình thuộc lĩnh vực giao thông vận tải - Đường Tằng loỏng-Văn Bàn - Cầu khe chấn - Cầu treo Dương quỳ - Đường Nậm Kha-Văn Bàn 2. Công trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp -Thuỷ lợi TA CO-Văn Bàn -Thuỷ lợi Khuổi Cát Hoà Mạc -Thuỷ lợị Nậm xé 3. Công trình thuộc ngành giáo dục - Trường cấp 2 Văn Bàn - Trường cấp 3 Văn Bàn - Trường học xã Dương Quỳ 4. Công trình thuộc y tế - Bệnh viện huyện Văn Bàn - Trạm xá Sơn thuỷ - Trạm xá Nậm Mả 5. Các công trình khác - Xây dựng các phòng ban huỵện uỷ Văn Bàn - Đường điện Khánh Yên Văn Bàn - Mạng lưới điện xã Văn Sơn - Mạng lưới điện nông thôn thị trấn khánh Yên 10.500 7.500 136 400 769 155 140 557 780 800 4.200 82 85 320 200 380 350 Bảng 8: Một số công trình xây dựng thời kỳ 1996-2000 Các công trình này đã năng tỉ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp và xây dựng lên một cách đánh kể. Nhìn vào các công trình trọng điểm nêu trên có thể thấy ngay là rất khó có thể phân chia rạch ròi ra vốn đầu tư được phân bổ cho nghành nào, chẳng hạn ở đây công trình thuỷ lợi TACO- Văn Bàn được xếp vào những nghành xây dựng nhưng nó lại được xây dựng lên phục vụ cho tưới tiêu nghành nông nghiệp. Như thế đầu tư cho nghành nông nghiệp Văn Bàn thực tế sẽ cao hơn nhều so với số liệu ttrong Bảng 7. Các công trình xây dựng trên được thực hiện do nguồn vốn ngân sách và vay ưu đãi, ngoài ra còn có một số phần đóng góp không nhỏ từ việc huy động công lao động của nhân dân cho ngành này, mà không cộng vào phần vốn đầu tư của ngành công nghiệp xây dựng nói trên. Với tổng giá trị của ngày công huy dộng lên đến 15,7 tỷ đồng trong 5 năm qua: Trong đó: + Năm 1996 đạt 6,3 tỷ + Năm 1997 là 5,5 tỷ đồng + Năm 1998 đạt 1,4 tỷ đồng + Năm 1999 là 0,9 tỷ đồng + Năm 2000 đạt 0,6 tỷ đồng. Việc huy động ngày công được thực hiện thông qua xây dựng đường giao thông nông thôn các công trình thuỷ lợi, sửa chữa trường học đóng bàn ghế cho học sinh, xây dựng các trạm y tế, uỷ ban các xã. Như vậy nếu tính cả phần huy động qua sự đóng góp của dân thì vốn đầu tư này thực chất lại cao hơn như đã biết. Việc vốn đầu tư tên địa bàn huyện tập trung nhiều vào khu vực công nghiệp xây dựng còn được thể hiện qua các chương trình đầu tư của chính phủ vào huyện như chương trình phủ xanh đất chống đồi núi trọc 327, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa... mà phần lớn những nguồn này dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng.. Đây cũng là nguyên nhân của sự gia tăng đột biến của vốn đầu tư trong năm 1999 so với năm 1998 nói chung và của khu vực giao thông vận tải trong năm nói riêng. Ngoài ra một nguồn vốn không nhỏ của chương trình 135 đã đầu tư toàn bộ cho xây dựng cơ sở hạ tầng , cũng góp phần không nhỏ cho sự gia tăng trên. Trong 2 năm xây dựng với số vốn là 12,5 tỷ đồng có số liệu công trình xây dựng trong bảng sau: 1999 2000 Số công trình Vốn ( tỷ đồng) Số công trình Vốn (tỷ đồng) 1. Công trình giao thông Trong đó: - Đường - Cầu 7 5 2 3,2 2,7 0,5 11 4 7 2,66 0,58 2,08 2. Công trình thuỷ lợi 6 1,63 12 2,96 3. Công trình cấp nước sinh hoạt 4 0,45 4. Xây dựng trường học 5 1,41 1 0,19 Tổng số 6,24 6,26 Bảng 9: Một số công trình xây dựng bằng nguồn 135. (Nguồn: UBND huyện Văn Bàn báo cáo tổng kết chương trình 135, 1999-2000) Ta có thể nhận thấy rằng trong những năm qua đầu tư cho công nghiệp và xây dựng ở Văn Bàn đang phát triển theo chiều rộng. Các công trình giao thông chủ yếu là mở rộng theo những con đường mòn đã có. Chủ yếu là đường đất với điều kiện là đồi núi và nhu cầu đi lại.nhiều những công trình này sẽ bị nhanh chóng sạt lở nếu trong thời gian tới không được đầu tư nâng cấp, mà vốn cho phần này thực sự chưa có. Các công trình khác cũng gần tương tự như vậy phần lớn là giao cho các đơn vị để thi công không thông qua đấu thầu, thẩm định kỹ càng, do vậy phần vốn quyết toán trong công trình thường cao hơn so với dự án, thiết kế kỹ thuật không đảm bảo yêu cầu và không phù hợp với điều kiện tự nhiên. Các mặt mạnh của huyện là sản phẩm của ngành nông lâm sản, khoáng sản nhưng chưa được đầu tư để khai thác chế biến, nông lâm sản của huyện được xuất ra khỏi huyện là ở dạng thu, đay là một bất lợi lớn của huyện như ngành công nghiệp và xây dựng còn cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư cho cung cấp vấn đề trên trong thời gian tới. 4.2. Ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản Đây là ngành kinh tế chính của huyện, luôn chiếm hơn 60% tổng giá trị trong các cơ cấu GDP hàng năm. Do vậy mặc dù đầu tư vào nhóm ngành này đem lại lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao, nhưng lượng vốn đầu tư vào ngành năng lượng tương đối cao, chỉ sau ngành công nghiệp và xây dựng. Với tổng lượng số vốn đầu tư trong 5 năm là 30,55 tỷ đồng chiếm 30,4% trong tổng vốn đầu tư.của ngành. Có hai lý do chính khiến cho ngành này thu hút vốn đầu tư nhiều đó là: thứ nhất do dân số Văn Bàn chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, như vậy để nâng cao đời sống nhân trước hết phải nâng cao năng suất cây trồng và thứ hai đó là đầu tư vào ngành vùng có lợi thế so sánh đối với Văn Bàn đó là lâm nghiệp, lâm nghiệp Văn Bàn có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển. Trong nông lâm nghiệp nguồn vốn đầu tư chủ yếu dành cho lâm nghiệp. Trong thời kỳ vừa qua lâm nghiệp chếm 76,9% trong tổng vốn đầu tư của ngành chiếm 23,5 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là bảo vệ rừng và trồng rừng –chăm sóc tổng vốn là 16,2 tỷ chiếm 68,92% vốn cho lâm nghiệp. Cụ thể: Xây dựng vườn ươmcây giống:1.86 tỷ đồng Trồng rừng: 8,45 tỷ đồng Căm sóc rừng: 3,4 tỷ đồng Bảo vệ phục hồi rừng 2,49 tỷ đồng Trong mấy năm gần đây Văn Bàn đã giảm hẳn việc khai thác gỗ Pơ mu, và năm 2000 thì dừng hẳn song nổi lên là việc trồng và thu mua một số cây như Thảo quả, trám...Nhưng việc đầu tư vào đây là hầu như chưa có thời gian qua chỉ có 0,47 tỷ đầu tư cho các loại cây này chiếm 0,02% vốn đầu tư cho lâm nghiệp. Trong khi đó đây là loại cây có giá trị kinh tế cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0084.doc
Tài liệu liên quan