Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai

Huyện Bảo Yên trong tình trạng chung của các huyện miền núi ngành dịch vụ nông nghiệp mới chỉ tập trung vào hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống và thực hiện tốt một số dịch vụ khác như tưới tiêu, tiêu phòng dịch vật nuôi. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp, tỷ trọng ngành dịch vụ còn quá thấp, năm 2006 mới đạt 0,2% so với tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Trong những năm tới để đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành nông nghiệp cần chú ý hoạt động dịch vụ nông nghiệp, động viên tuyên truyền cho các hộ gia đình tự nguyện tham gia hoạt động dịch vụ nông nghiệp vào các hợp tác xã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã

docx54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7; Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ~ 29o C, tháng thấp nhất ~ 15oc . * Nắng: Bảo Yên là vùng có cường độ chiếu sáng cao so với các huyện khác trong tỉnh. Kết quả quan trắc do trạm khí tượng Bảo Yên cho thấy số giờ trung bình cả năm 1344 giờ , năm cao nhất lên đến 1600 giờ. Số giờ nắng trung bình theo tháng có sự chênh lệch lớn giữa các mùa ( nóng, lạnh) trong năm, tháng 6 tháng 7 thường có từ 160 –235 giờ. Tháng 1 thường dao động từ 30 đến 100 giờ. * Mưa: Lượng mưa trên địa bàn khá phong phú, mùa mưa, mùa khô trùng với mùa nóng , mùa lạnh. Lượng mưa phân bố không đều qua các tháng trong năm tháng 6,7 tổng lượng mưa trung bình 335 mm, có những năm đến 550mm, tháng 2 thường dưới 40 mm. Tổng lượng mưa dao động trong năm từ 1450 mm đến 1994 mm. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối, bình quân hàng năm dao động từ 84% đến 86% tháng cao nhất trong năm 89%, thấp nhất 81%. * Gió: Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là đông và tây. Tốc độ gió thường yếu, sức gió mạnh nhất trong cơn báo chỉ đạt cấp 6, ít gây tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra gây ảnh hưởng xấu tới đời sống con người và sản xuất. Thời tiết khí hậu tháng 11, 12, tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ xuống thấp nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Về chế độ mưa không đồng đều thường tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu, ngược lại từ tháng 01 đến tháng 02 năm sau ít mưa (dưới 40mm/tháng) gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Những tháng có lượng mưa lớn tháng 6, 7, 8 đã gây nên sói mòn rửa trôi đất màu ở nơi đồi núi trọc hoặc độ che phủ ít thảm thực vật. Nhìn chung các yếu tố trên thấp hơn so với các vùng khác ở phía Bắc, đầy là những yếu tố hình thành các tiểu vùng đất đai, khí hậu có liên quan đến việc sử dụng giống cây trồng. 1.3. Về thuỷ văn Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện dầy đặc và phân bố khá đều trên lãnh thổ. Sông Hồng, sông Chảy là hai dòng chảy lớn chảy qua địa phận huyện. - Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ( Trung Quốc) chảy qua thị xã Lào Cai, huyện Bảo Thắng và địa phận huyện Bảo Yên với tổng chiều dài khoảng 20km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Hồng lòng rộng, sâu, độ dốc lớn dòng chảy tương đối thẳng nên nước chảy xiết, mạnh, đặc biệt về mùa mưa lũ. Lưu lượng nước sông Hồng không điều hoà, mùa mưa lũ lưu lượng nước lớn ( khoảng 4830m3/s) mực nước cao (Độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường gây lũ lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người. Mùa kiệt lưu lượng nước nhỏ ( 70m3/s) mực nước thấp ( 74,25m) ảnh hưởng tới mực nước ngầm trong toàn vùng. Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc hai bên sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn( Mùa lũ lượng phù sa 6000-8000g/m3, nước mùa cạn 50g/m3 nước). Do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. - Sông Chảy: Sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam( Trung Quốc) chảy qua địa phận các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên. Sông Chảy chảy qua địa phận huyện Bảo Yên với tổng chiều dài 37 km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Đoạn sông Chảy chảy qua huyện lòng sông sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh do đó ít có tác dụng trong sản xuất và đời sống dân sinh . Sông chảy có lưu lượng nước thất thường( Mùa lũ 1670m3/s, mùa kiệt 17,6m3/s). Lượng phù sa trong nước không đáng kể do đó khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành một số thung lũng kiểu hẻm vực. Tuy nhiêm trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội sông Chảy có khả năng trong khai thác vật liệu xây dựng cũng như xây dựng các tuyến du lịch sinh thái bằng đường thuỷ. Ngoài 2 sông chính trên địa bàn còn có 11 con ngòi và hệ thống khe suối nhỏ đều khắp trên lãnh thổ. Mạng lưới ngòi, khe, lạch là những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc biệt ngòi Nghĩa Đô có tác động rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển vùng lương thực Vĩnh Yên-Nghĩa Đô. 2. Về kinh tế xã hội 2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên giai đoạn 2004 - 2006 (1) Những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án về phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Huyện Bảo Yên đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của huyện tăng từ 307.935triệu đồng năm 2004 lên 438.000 triệu đồng năm 2006 (theo giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm từ năm 2004 đến năm 2006 đạt 10,6 – 12,43%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 5,728triệu đồng, (GDP bình quân chung toàn tỉnh đạt 5,15triệu đồng). Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng cây công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp; Tuy vậy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp xây dựng cơ bản, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trình chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế thể hiện tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 60,25% năm 2004 xuống còn 58% năm 2006, bình quân giảm 0,75%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 15,84% năm 2004 lên 17% năm 2006. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 23,91% năm 2004 lên 25% năm 2006. Với thực trạng nền kinh tế như vậy đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều cố gắng vươn lên để góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của huyện. (1) Trích từ Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 – 2010) Biểu 1 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên Giai đoạn 2004 - 2006 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh Tăng trưởng 2006/2004 Dân số người 74.239 75.370 76.463 103 Tổng sản phẩm XH (GDP) tr.đồng 307.935 378.760 438.000 142,23 Tốc độ tăng trưởng GDP % 10,6 12,3 12,43 117,26 Cơ cấu GDP % 100 100 100 100 - Nông lâm nghiệp % 60,25 59,65 58 96,26 - Công nghiệp - XDCB % 15,84 16,05 17 107,32 - Thương mại - dịch vụ % 23,91 24,3 25 104,55 GDP bình quân đầu người 1000đ 4.148 5.025 5.728 138,1 Sản lượng lương thực tấn 28.542 29.058 29.559 103,56 Bình quân lương thực/người kg/người 384 385 386 100,52 Tổng thu thuế và phí trên địa bàn tr.đồng 9.315 10.235 11.410 122,50 (Nguồn: Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII (nhiệm kỳ 2005-2010) . 2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với tỉnh Lào Cai Bảo Yên là huyện cửa ngõ, vùng thấp của tỉnh, có những tiềm năng thế mạnh nhất định. Tuy nhiên vẫn là địa bàn huyện miền núi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm. So sánh một số chỉ tiêu của huyện với tỉnh năm 2006 như sau : Biểu 2 : So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên với tỉnh Lào Cai năm 2006 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Huyện Bảo Yên Tỉnh Lào Cai So sánh % (huyện/ tỉnh) Dân số người 76.463 576.850 13,25 Diện tích tự nhiên km2 824,83 6.357,08 12,97 Giá trị sản xuất nông nghiệp tr.đồng 155,048 1.349.616 11,48 Bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp/người tr.đồng 2,027 2,339 86,66 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp % 100 100 - Ngành trồng trọt % 64,91 59,84 108,47 - Ngành chăn nuôi % 34,89 33,90 102,92 - Ngành dịch vụ % 0,2 6,26 3,19 Diện tích gieo trồng ha 11.406 86.413 13,20 Sản lượng lương thực tấn 29.559 182.170 16,22 Bình quân lương thực đầu người kg 386 316 122,15 Sản lượng thịt hơi các loại tấn 3.045 25.446 11,96 Bình quân sản lượng thịt hơi/người kg 40,0 44,1 91,60 Tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lâu năm/tổng diện tích gieo trồng % 7,6 13,76 55,23 (Nguồn : Tính toán từ số liệu thống kê tỉnh Lào Cai năm 2006). 2.3. Tình hình dân số và lao động Số liệu thống kê dân số huyện Bảo Yên năm 2006 là 76.463 người; mật độ bình quân 93 người/km2, phân bố không đồng đều, tập trung ở trung tâm thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, ven đường quốc lộ 70, quốc lộ 279; tại các xã vùng sâu vùng xa mật độ dân số thấp như Tân Tiến, Vĩnh Yên, Điện Quan, Minh Tân, Thượng Hà, Xuân Thượng, Tân Dương, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dao động ở mức bình quân chung 1,5%. Dân số nông nghiệp 64.968 người chiếm 85% dân số chung toàn huyện. Trình độ dân trí thấp, số lao động có trình độ kỹ thuật cao rất hạn chế, lao động giản đơn là chủ yếu, chưa được qua đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinh nghiệm, phân công lao động chưa rõ rệt và chưa có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, do vậy huyện cần phải quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, bố trí sản xuất phù hợp điều kiện địa phương, đặc thù, bản sắc dân tộc. Biểu 3 : Dân số và lao động năm 2006 huyện Bảo Yên Số TT Tên xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (km2) Nhân khẩu (người) Lao động (người) Thị trấn Phố Ràng 13,61 8.257 3.840 Xã Tân Tiến 58,83 1.957 919 Xã Nghĩa Đô 38,41 4.595 2.173 Xã Vĩnh Yên 62,14 4.430 2.127 Xã Xuân Hoà 75,32 7.115 3.348 Xã Xuân Thượng 41,63 3.590 1.685 Xã Tân Dương 31,85 3.022 1.446 Xã Việt Tiến 32,92 2.658 1.261 Xã Long Khánh 56,45 2.825 1.323 Xã Long Phúc 24,29 1.567 746 Xã Lương Sơn 38,04 2.850 1.389 Xã Yên Sơn 26,45 2.130 1.030 Xã Minh Tân 33,84 2.652 1.240 Xã Thượng Hà 65,78 4.966 2.312 Xã Điện quan 42,78 3.490 1.642 Xã Kim Sơn 69,24 6.876 3.122 Xã Cam Cọn 46,73 4.320 2.090 Xã Bảo Hà 66,52 9.163 4.165 Tổng cộng 824,83 76.463 35.858 Nguồn liên giám thống kê huyện Bao Yên năm 2006 2.4 Các lĩnh vực xã hội Về giáo dục y tế ; Trên địa bàn huyện có 72 trường, 818 phòng học các cấp với 22.300 học sinh. Công tác giáo dục tiếp tục phát triển về quy mô và chất lượng. Có 18/18 xã, thị trấn duy trì phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ và đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006. Hệ thống cơ sở y tế có 18 trạm y tế xã, thị trấn; 02 phòng khám đa khoa; 01 bệnh viện cấp huyện. Mạng lưới y tế được củng cố từ huyện đến cơ sở. Công tác dân số GĐ&TE được quan tâm thực hiện tốt. Công tác văn hoá- thể thao từ huyện đến cơ sở được quan tâm từng bước nâng cao đời sống tinh thần nhân dân; Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ và rộng rãi trong toàn huyện . Các xã văn hoá, điểm văn hoá được đầu tư xây dựng từng bước đáp ứng nhu cầu, phong trào văn hoá thể thao trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm. 3. Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện (1) 3.1. Giao thông Trục giao thông chính là quốc lộ 70 chạy qua địa bàn huyện 51km do Bộ Giao thông Vận tải quản lý đi qua 7 xã theo hướng từ Bắc xuốgn Nam, từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Nội. Tuyến đường tỉnh lộ 279 chạy qua địa bàn 53 km theo hướng Đông - Tây đi qua 6 xã từ tỉnh Hà Giang sang tỉnh Lai Châu. Đường liên xã 18 tuyến tổng chiều dài 175 km. Tuyến dài nhất là 35km (Phố Ràng - Tân Dương - Xuân Hòa - Vĩnh Yên - Nghĩa Đô - Tân Tiến); tuyến ngắn nhất 3km (Phố Ràng - Yên Sơn). Đường nội xã có chiều dài 271km. Nhìn chung đường liên xã chủ yếu là cấp phối, trong đó 80% đi được cả 4 mùa. Tuy nhiên đã xuống cấp qua thời gian sử dụng, nguồn kinh phí có hạn nên khả năng duy tru bảo dưỡng có hạn và yếu tố giao thông vận tải cũng đang là trở ngại lớn ảnh hưởng đến lưu thông trao đổi hàng hóa. 3.2. Thuỷ lợi Những năm qua các công trình thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, từng bước đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện có 65 cầu máng; 210 cống; 46 đập tràn, 312 mương dẫn nước; trong đó bên tông hóa 122 km. Có 10 đập chính; trong đó đập rọ thép 3 cái; đập xây 7 cái, đập đất 121 cái. Hiện nay đang lập dự án đầu tư 43 công tình thuỷ lợi để tưới tiêu cho 150 ha diện tích với số vốn 30 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu chính phủ. Với cơ sở hạ tầng thuỷ lợi như vậy bước đầu đáp ứng nước tưới tiêu chủ động 55% diện tích đất canh tác 3.3. Điện lưới Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trục chính đến 18/18 xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dùng điện 72% trên tổng số 152.253 hộ . Nguồn điện quốc gia 110KV và 35 KV kéo từ Việt Trì lên Lào Cai và năm 2006 xây dựng thêm đường 220 KV mua từ Trung Quốc đã hòa mạng từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc vào hệ thống điện lưới quốc gia. Ngoài ra một số vùng sâu vùng xa chưa được đầu tư điện lưới nhân dân dùng máy thuỷ điện nhỏ để phục vụ sinh hoạt. (1)Nguồn : Báo cáo số 55/BC-KT ngày 23-12-2006 của Phòng Hạ tầng kinh tế huyện Bảo Yên. 3.4. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp Những năm qua huyện đã thiết lập được một mạng lưới dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp như Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, cửa hàng vật tư nông nghiệp. Hiện nay mạng lưới th ú y viên và khuyến nông viên thôn bản đạt 80% ở 307 thôn bản, đây là điều kiện hỗ trợ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của huyện, từng bước hướng dẫn chuyển giao một số tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất, cung ứng vật tư phân bón phục vụ thâm canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên hệ htống dịch vụ nông nghiệp của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa mà mới chủ yếu tham gia vào cung ứng vật tư. Để đáp ứng nhu cầu về vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội huyện cũng góp phần rất quan trọng trong công tác dịch vụ cho nông dân vay vốn, hỗ trợ vốn không lãi để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong những năm qua. 4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. 4.1. Những thuận lợi và nguồn lực phát triển Bảo Yên có vị trí nằm ở cửa ngõ của tỉnh Lào Cai tính từ Hà Nội đi Lào Cai, sang cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang Trung Quốc, có đường quốc lộ 70 và quốc lộ 279 đi qua, có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - sang Trung Quốc, sông Hồng và sông Chảy chạy qua hầu hết các xã trong huyện. Các tuyến giao thông xuyên suốt chiều dài đi qua Trung tâm huyện với các huyện khác của tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội 280 km về phía Nam vừa là thị trường, vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung; vừa là lợi thế, vừa là thách thức về sản phẩm hàng hóa sản xuất ra phải có sức cạnh tranh mạnh mới có khả năng tiếp thị tốt nhất và có thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng trong những năm qua luôn được chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng, trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân trong đó đáng kể là giao thông thuỷ lợi, điện sinh hoạt. Tài nguyên đất đai, khí hậu cho phép phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng và thâm canh sinh thái bền vững, nông sản phẩm hàng hóa đạt giá trị kinh tế cao làm cơ sở cho nông nghiệp chế biến nông lâm sản, sẽ tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế. 4.2. Những khó khăn hạn chế Điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người/năm còn ở mức thấp và dưới mức trung bình của cả nước, nếu không khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có sẽ tụt hẫng xa so với mặt bằng phát triển chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế nặng về sản xuất nông nghiệp, chưa thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, quá trình chuyển dịch còn chậm; tỷ trọng cơ cấu công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thấp. Quĩ đất đai nhiều sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp ít, manh mún phân tán. Tỷ lệ tăng dân số còn cao, mật độ dân số phân bố không đều, địa hình chia cắt, việc đi lại của nhân dân và lưu thông vận chuyển hàng hóa gặp nhiều trở ngại; nguồn lao động trong nông nghiệp thừa song chất lượng lao động lại thiếu dẫn đến sức ép lớn về việc làm, thu nhập và các vấn đề xã hội. GDP bình quân đầu người thấp chưa cân bằng được thu chi ngân sách v.v… Vì vậy luôn ở tình trạng bị động về vốn, thiếu vốn nghiêp trọng. Cơ sở hạ tầng thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác được tiềm năng hiện có. Phải tập trung nâng cao được trình độ dân trí toàn dân, nâng cao được nguồn lực lao động có kỹ thuật cao trong các lĩnh vực nhất là lĩnh vực kinh tế, nâng cao được hiệu lực hiệu quả của bộ máy chính quyền cơ sở từ huyện đến xã, đề cao vai trò của bộ máy cơ sở thôn bản; để làm được các nội dung trên khó khăn lớn nhất là qui hoạch chi tiết, về thời gian, nguồn vốn lớn mới giải quyết được mà nguồn lực của huyện không thể đáp ứng. II. THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP. 1. Khái quát thực trạng chuyên dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Bảo Yên Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một yếu tố quan trọng bới nó tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá. Từ các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh Lào Cai được HĐND - UBND huyện và các ngành các cấp xây dựng nhiều chương trình, đề án và ra nghị quyết chỉ đạo phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp như Nghị quyết chuyên đề số 02 NQ/HU ngày 1.3.2002 của Huyện uỷ Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 - 2005) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Đề án số 01/ĐA/UBND ngày 15/4/2002 của UBND huyện về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác v.v… Nhằm chuyển sang một cơ cấu kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với nhu cầu thị trường, từng bước đưa nông nghiệp phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong chăn nuôi đưa các giống kinh tế cao vào chăn nuôi, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ cấu lại cây trồng cho hiệu quả, năng suất cao, thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp từ đó đưa ra mục tiêu để phát triển, xem ngành nào, loại nào có khả năng để tập trung phát triển. Huyện Bảo Yên lĩnh vực trồng trọt vẫn là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm 64,99% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi mới chiếm 34,89%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển chiếm tỷ trọng thấp (0,12%). Nhìn tổng thể cả giai đoạn 2004 - 2006 thì sự chuyển dịch cơ cấu tương đối phù hợp với qui luật chung của cả nước là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ; song sự chuyển dịch diễn ra rất chậm. Xét cho cùng muốn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới huyện phải tập trung lĩnh vực phát triển chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn; khai thác có hiệu quả tiềm năng về chăn nuôi và các nguồn lực của huyện. Kết quả chuyển dịch cơ cấu thể hiện biểu sau : Biểu 4 : Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Bảo Yên thời kỳ 2004 - 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 * Giá trị sản phẩm (tr.đồng) 109.887 124.557 155.048 Trong đó : - Ngành trồng trọt 40.965 77.321 100.781 - Ngành chăn nuôi 68.802 47.086 54.092 - Dịch vụ nông nghiệp 120 150 175 * Cơ cấu giá trị sản phẩm (%) 100 100 100 Trong đó : - Ngành trồng trọt 64,58 62,08 64,99 - Ngành chăn nuôi 35,31 37,8 34,89 - Dịch vụ nông nghiệp 0,11 0,12 0,12 (Nguồn : Niên giám thống kê huyện Bảo Yên năm 2006) 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Trong những năm qua sản xuất ngành trồng trọt của huyện đạt được kết quả đáng kể, diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng đều tăng. - Về diện tích : Tổng diện tích gieo trồng của huyện năm 2006 là 11.405 ha tăng 1.603 ha so năm 2004, tốc độ tăng trưởng 3,4% năm. Diện tích vụ lúa hè thu trên cơ sở tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa một số giống cây có năng suất cao vào sản xuất và tăng cường đưa vụ 3 (vụ đông) vào cơ cấu cây trồng chính của huyện. + Diện tích cây lương thực tăng từ 8.738 ha năm 2004 lên 9.559 ha năm 2006. + Diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng từ 775 ha năm 2004 lên 862 ha năm 2006 chủ yếu là chè, cây ăn quả. Trong đó cây chè có 387 ha chiếm 50% so với cây lâu năm, trong 3 năm qua cây chè tăng 11,5%, giá trị kinh tế cây chè chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp, một số xã có thu nhập kha từ chè như Phố Ràng, Thượng Hà, Lương Sơn… + Diện tích cây ăn quả tăng khá (11%) so với năm 2004 tập trung chủ yếu ở xã Việt Tiến, Long Khánh, Bảo Hà… Về năng suất, sản lượng : Năng suất lúa tăng qua các năm do việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh thâm canh; năng suất lúa năm 2006 đạt 51,25 tạ/ha, tăng 3,7tạ/ha so năm 2004, tốc độ tăng bình quân 1,2% năm. Năng suất ngô bình quân đạt 31,1 tạ/ha, tốc độ tăng bình quân 1,2 % năm. Tổng sản lượng lương thực qui thóc năm 2006 đạt 29.559 tấn, tăng so năm 2004 là 1.017tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2004 - 2006 là 3,56% năm, đưa lương thực bình quân đầu người từ 384 kg/người/năm lên 386 kg/người/năm 2006, đã khắc phục được tình trạng đói giáp hạt. Biểu 5 : Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng huyện Bảo Yên 2004 - 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích 10.343 100 10.448 100 11.405 100 - Cây lương thực 8.738 84,49 8.680 83,09 9.559 83,81 - Cây công nghiệp ngắn ngày 501 4,84 450 4,30 397 3,48 - Cây công nghiệp dài ngày 775 7,49 807 7,72 862 7,56 Trong đó : + Cây chè 347 44,78 367 45,48 387 44,9 + Cây ăn quả 428 55,22 440 54,52 475 55,10 - Cây rau mầu khác 329 3,18 511 4,89 587 5,15 (Nguồn: tính toán theo số liệu niên giám thống kê huyện Bảo Yên năm 2006). Qua biểu 5 cho thấy cơ cấu diện tích gieo trồng chủ yếu vẫn là cây lương thực chiếm 83,81% tổng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng cây công nghiệp dài ngày chiếm 7,56% trong đó cây chè chiếm 44,9%, cây ăn quả chiếm 55,1% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày. Cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ trọng thấp 3,48% trong khi đó tiềm năng đất đai, khí hậu để phát triển cây này là rất lớn. Sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất năm 2006 cây lúa đạt 47,4 tỷ đồng, chiếm 47,3% so với cây lương thực khác . Trong thời gian tới để tăng giá trị sản lượng ngành trồng trọt, tăng sản phẩn hàng hóa và để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt một cách mạnh mẽ cần tập trung đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, đẩy mạnh việc khoanh nuôi chăm sóc rừng và phát triển rừng trồng mới, đến năm 2006 tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45,%. 2.2. Thực trạng cơ cấu ngành chăn nuôi Trên cơ sở tổng hợp số liệu thống kê tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản nhìn chung đàn vật nuôi chính đều tăng trưởng qua các năm, trong đó đàn bò tăng cao nhất 13,31% trong 3 năm 2004 - 2006, tiếp đến là đàn dê 4,5%, đàn trâu 4,75%. Biểu 6 : đàn gia súc gia cầm huyện Bảo Yên giai đoạn 2004 – 2006 Chủng loại con Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2004-2006 %/năm Đàn trâu 17.173 17.664 18.430 2,43 Đàn bò 1.285 1.330 1.460 4,53 Đàn ngựa 671 686 850 8,9 Đàn Dê 3.106 3.170 3.500 4,22 Đàn lợn 42.108 43.430 44.815 2,14 Đàn gia cầm 288.386 294.154 302.000 1,57 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Yên 2006) Qua kết quả tính toán về cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi 2006 thì tỷ trọng giá trị sản lượng gia súc chiếm 30%, đàn gia cầm chiếm 70% cho thấy chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành chủ yếu trong chăn nuôi của huyện. Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trâu và lợn, xu hướng chuyển dịch này phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; ngoài các loại vật nuôi chính như trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt… phát huy ưu thế thì chăn nuôi dê cũng được chú trọng góp phần làm tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi. 2.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp Huyện Bảo Yên trong tình trạng chung của các huyện miền núi ngành dịch vụ nông nghiệp mới chỉ tập trung vào hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống và thực hiện tốt một số dịch vụ khác như tưới tiêu, tiêu phòng dịch vật nuôi. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp, tỷ trọng ngành dịch vụ còn quá thấp, năm 2006 mới đạt 0,2% so với tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Trong những năm tới để đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành nông nghiệp cần chú ý hoạt động dịch vụ nông nghiệp, động viên tuyên truyền cho các hộ gia đình tự nguyện tham gia hoạt động dịch vụ nông nghiệp vào các hợp tác xã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã… 3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng của nó, nếu như ngành công nghiệp sản xuất theo phương pháp cơ lý hóa thì ngược lại nông nghiệp chỉ sản xuất theo phương pháp sinh học. Do đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối, lệ thuộc lớn và rất nghiêm ngặt của các yếu tố tự nhiên, tập quán sản xuất và điều kiện sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.docx
Tài liệu liên quan