Lời cảm ơn 1
Lời nói đầu 2
Chương I: Vai trò và nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 4
I. Kinh doanh xuất khẩu và vai trò của kinh doanh xuất khẩu. 4
1. Khái niệm kinh doanh xuất khẩu. 4
2. Vai trò của kinh doanh xuất khẩu. 5
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 9
1.Nghiên cứu thị trường. 9
2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu. 19
3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 20
4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 20
III Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp. 23
1.Nhân tố vĩ mô. 23
2. Những nhân tố vi mô.27
IV Kinh nghiệm về tổ chức xuất khảu của một số doanh nghiệp Việt Nam. 31
Chương II: Tình hình kinh doanh Xuất khẩu quế ở Công Ty XNK tổng hợp I 35
I. Sự hình thành và phát triển của Công ty. 35
1. Sự hình thành của Công Ty và phát triển của Công Ty 35
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty. 37
3. Tình hình cán bộ công nhân viên của Công Ty. 40
4 Tình hình tài chính của Công Ty. 41
5 . Nhiệm vụ chủ yếu của Công Ty. 36
6. Sự vận hành và phát triển của Công Ty. 42
II . Thực trạng kinh doanh xuất khẩu quế của Công Ty. 52
1. Kinh doanh xuẩt khẩu quế tại Việt Nam 52
2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu quế của Công Ty XNK tổng hợp I 57
III. Đánh giá tình hình Xuất khẩu của Công Ty XNK tổng hợp I trong thời gian qua. 69
1. Những thành tựu. 69
2. Những khó khăn. 71
Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy Xuất khẩu quế của Công Ty XNK tổng hợp I trong thời gian tới 73
I. Chiến lược phát triển quế của Việt Nam. 73
1. Tiềm năng sản xuất quế của Việt Nam. 73
2. Hướng chiến lược của Việt Nam. 74
II. Biện pháp đẩy mạnh Xuất khẩu quế của Công Ty XNK tổng hợp I. 75
1. Mở rộng thị trường Xuất khẩu. 75
2. Đẩy nhanh việc thu mua tạo nguồn hàng cho Xuất khẩu. 77
3. Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. 78
4. Các hỗ trợ marketing trong kinh doanh mặt hàng quế. 79
5. Từng bước giảm chi phí giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh. 80
6. Hoàn thiện khâu thanh toán. 81
III. Một số kiên nghị đối với nhà nước. 82
1. Thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh Xuất khẩu quế. 82
2. Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới. 83
3. Trợ giúp xuất khẩu về vốn. 83
4. Ngăn chặn tình trạng khai thác và buôn lậu quế qua biên giới. 84
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo 86
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu quế ở Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến. Thứ hai, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, khai thác thêm thế mạnh về hàng nông sản, rau quả sẵn có ở địa phương.
Bài học kinh nghiệm về đứng vững trên thị trường thời gian qua của CAFATEX là luôn nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ để nắm bắt kịm thời công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh.
Chương II
Tình hình kinh doanh Xuất khẩu quế
CủA Công Ty XNK tổng hợp I
I. Sự Hình THành Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY.
1. Sự hình thành và phát triển của Công Ty
Đầu những năm 1980, Nhà Nước ban hành những chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, trong đó có việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương được sử dụng ngoại tệ do xuất khẩu vượt chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu phải nộp công tác xuất nhập khẩu lên mạnh mẽ.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa khuyến khích xuất nhập khẩu ở địa phương vừa chấn chỉnh, từng bước lặp lai kỷ cương hoạt động này. Muốn như vậy thì một lúc phải tôn trọng các quy luật kinh tế, vừa phải dữ đúng đường lối xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội của Đảng và vừa phải mang lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân.
Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ góp phần đưa công tác xuất nhập khẩu đi đúng hướng, thu hút các đầu mối nhỏ về một mối.
Theo đề nghị của đồng chí vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, bộ trưởng bộ ngoại thương (nay là bộ thương mại) đã quyết định thành lập Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Công Ty này được chính thức thành lập từ ngày 15/2/1981 theo quyết định số 1365/TCCB của bộ ngoại thương, nhưng phải đến tháng 8/1992 mới thực tế đi vào hoạt động, với chụ sở chính đặt tại 46 Ngô Quyền- Hà Nội và lấy tên giao dịch là GENERALEXIM – Hà Nội.
Công Ty trực thuộc bộ thương mại, hoạt động theo chế độ hoạch toán, có tư cách pháp nhân, vốn và tài sản riêng tại ngân hàng. Biên chế ban đầu là 50 cán bộ được giao 139000 đồng ( thời giá năm 1981) với nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu uỷ thác.
Năm 1993, theo quyết định số 858/TCCN của bộ thương mại đã quyết định hợp nhất Công Ty phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu vào Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, giúp tạo lên cho Công Ty những thế lực mới hết sức to lớn.
2 . Nhiệm vụ chủ yếu của Công Ty.
Ngay từ khi thành lập, Công Ty đã mang một trọng trách là thông qua hoạt động kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, là tốt các công tác xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng thu ngoại tệ và phát triển kinh tế đất nước.Trọng trách này được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu mọi mặt hàng xuất khẩu của địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà các ngành được phép xuất khẩu.
Thứ hai: Nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống theo yêu cầu của các địa phương, ngành mà các doanh nghiệp và các đơn vị đó không nhập khẩu hoặc nhập khẩu không đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Thứ ba: Kinh doanh vật tư, hàng hoá nhập khẩu hoặc sản xuất ở trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt tiền vốn, tài sản theo chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà Nước, quản lý tốt đội ngũ cán bộ của Công Ty, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên của Công Ty, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên thông thạo về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của Công Ty,
Bên cạnh nhiệm vụ phải thực hiện đúng phạm vi hoạt động đã quy định như trực tiếp xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác, gia công xuất khẩu, sản xuất và dịch vụ thương mại, Công Ty còn có những quyền hạn khai thác như:
- Được cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàng nhà xưởng, phương tiện nâng xếp dỡ.
- Được liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Được đại lý và mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng xuất nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà Nước.
- Giao dịch và kí kết các hợp đồng kinh tế vớ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá và các dịch vụ thương mại khác với nước ngoài như tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh và môi giới thương mại.
- Kiến nghị với bộ việc thành lập các cơ quan đại diện, các đại lý ở trong và ngoài nước, tham gia tổ chức hoạt động kinh tế hoạt động với c hức năng của Công Ty.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty.
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban và quản lý của nó được cụ thể hoá như sau:
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công Ty chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công Ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán, tài vụ: hoạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động kết quả kinh doanh trong từng kế hoạch ( tháng , quý ,năm ). Đảm bảo toàn bộ vốn phục vụ cho các hoạt động của phòng ban trong Công Ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vôn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm.
- Phòng tổ chức: Nắm toàn bộ nhân lực Công Ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp nhân lực. Quy hoạch, đào tạo, điều hành, bổ sung cho yêu cầu kinh doanh. Các công việc khác như: Bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Sơ đồ 2: cơ cấu bộ máy quản lý của Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Giám đốc
P. Giám đốc II
P. Giám đốc III
Phòng
hành chính
Phòng kho
vận
Hệ
thống cơ sở
SX
Chi nhánh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Tp. HCM
Chi nhánh tại Đà Nẵng
P. Giám đốc I
Các
liên doanh
Hệ thống cửa hàng
Các phòng nghiệp vụ XNK
Phòng tổng
hợp
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ
chức
- Ban giám đốc ngoài giám đốc ra còn có ba phó giám đốc là những người cố vấn cho giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trác một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và Công Ty về lĩnh vực được giao.
* Phó giám đốc I
- Phòng tổng hợp: Đưa ra các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, năm toàn bộ tình hinh của Công Ty về kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo cho giám đốc. Làm công tác phục vụ thị trờng marketing, giao dịch thương vụ với các khách hàng nước ngoài, thông tin, giáo dục, tuyên truyền.
- Các phòng nghiệp vụ.
+ Phòng nghiệp vụ 1, 5,6,7 : kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng nghiệp vụ 2: chuyên xuất nhập khẩu.
+ Phòng nghiệp vụ 4: chuyên lăp ráp xe máy.
- Các liên doanh.
+ Công Ty trác nhiệm hữu hạn phát triển đệ nhất tại 53 Quang Trung- Hà Nội.
+ Liên doanh chế biến gỗ tại Đà Nẵng.
+ Cửa hàng: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền- Hà Nội.
* Phó giám đốc II là người chịu trác nhiệm quản lý tình hình sản xuất kinh doanh tại Đà Nẵng, Hải Phòngvà Thành Phố Hồ Chí Minh.
* Phó giám đốc III là người chỉ đạo hệ thống cơ sở sản xuất, phòng hành chính và phòng kho vận.
- Phòng hành chính phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của Công Ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công Ty. Đồng thời đưa ra và thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn và sử chữa thường xuyên.
- Phòng kho vận: Giao nhận toàn bộ hàng hoá kinh doanh của Công Ty, quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của Công Ty, được phép kinh doanh.
- Hệ thống cơ sở sản xuất gồm Xí Nghiệp may Đoạn Xá- Hải Phòng, xưởng lắp ráp xe máy tại Tương Mai- Hà Nội, xưởng sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ (trực thuộc phòng 6) tại Cầu Diễn- Từ Liêm- Hà Nội.
4. Tình hình cán bộ công nhân viên của Công Ty.
ở Công Ty, các nhân viên thuộc các phòng ban chủ yếu là lực lượng trẻ, năng động và có trình độ, đây là một trong những điểm mạnh của Công Ty. Trong tổng số cán bộ thì khoảng 80% trình độ đại học. Số cán bộ công nhân viên của Công Ty trong những năm gần đây có tăng nhưng với mức độ thấp, đó là sự quán triệt tinh thần gọn nhẹ và hiệu quả trong cơ cấu quản lý, tiết kiệm chi phí lấy hiệu quả kinh tế làm chỉ tiêu số một.
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số lượng
207
298
379
392
414
450
460
464
464
470
468
Thu nhập bình quân
Người/tháng
0,54
0,59
0,61
0,62
0,76
0,88
0,93
0,97
0,95
0,96
0,98
Bảng số 1: Số lượng cán bộ của công nhân viên toàn Công Ty những năm 1990- 2001.
(Nguồn tài liệu tham khảo: Phòng hành chính quản trị)
Cùng với lượng cán bộ công nhân viên tăng lên hàng năm, chất lượng cũng tăng lên thể hiện ở trình độ đại học từ 41,67% năm 1996 lên 48,25% năm 1997 và năm 1998 con số này là 50%, năm 1999 54%, năm 2000 là 57% và tới năm 2001 có tới gần 60% công nhân viên có trình độ đại học.
Thu nhập bình quân của mỗi cán bộ trong Công Ty qua hàng năm đạt mức cao hơn so với các cơ quan cùng ngành đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
5 Tình hình tài chính của Công Ty.
Từ khi mới thành lập chỉ có vốn là 139.000 đồng ( thời giá 1981) đến nay Công Ty đã có một số vốn rất lớn duy trì và phát huy tốt khả năng sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước, góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong toàn Công Ty.
Bảng 2: Một số chi tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn đầu tư XD cơ bản
Nộp ngân sách
Lợi nhuận để lại
Thu nhập bq/ng/năm
1991
5.437
8.213
1.567
6.752
1.549
0,54
1992
7.823
10.124
1.976
6.526
2.357
0,59
1993
10.646
13.600
2.204
7.785
3.530
0,61
1994
11.463
16.778
1.636
41.897
4.800
0,62
1995
13.129
22.866
2.109
40.645
4.918
0,76
1996
14.210
24.125
1.542
39.829
6.000
0,88
1997
14.692
30.623
1.786
42.970
7.258
0,93
1998
14.902
36.526
1.807
49.240
8.100
0,97
1999
15.000
46.731
1.840
53.819
8.200
0,95
2000
15.028
48.026
1.856
54.146
8.096
0,96
2001
15.104
48.241
1.848
54.427
8.120
0.98
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài vụ)
Theo số liệu trên ta thấy số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản phân bổ đồng đề qua các năm và Công Ty tiến hành đầu tư tuỳ theo tình hình từng thời kỳ.
Tốc độ tăng của vốn cố định ngày càng tăng chậm so với vốn lưu động chứng tỏ Công Ty đang hết sứac tranh thủ đồng vốn hiện có để tập trung nâng cao hiệu quả quay vòng vốn. Tuy nhiên không phải Công Ty không chú ý đến những yếu tố dài hạn. Công Ty cũng chú trọng tăng thêm vốn cố định trong từng năm để mở rộng sản xuất. Chính vì vậy Công Ty ngày càng phát đạt, thể hiện qua nguồn ngân sác tăng thêm theo từng năm. Tuy vậy Công Ty vẫn chú trọng tăng cường phần lợi nhuận để lại để phát triển sản xuất và trích sang các quỹ. Khoảng lợi nhuận hàng năm được phân bổ hợp lý dành 45% nộp ngân sách Nhà Nước, còn lại 55% phân bổ cho ba quỹ trích sang quỹ phát triển sản xuất tối thiểu phải là 35% và còn lại là quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Thu nhập hàng tháng của mỗi cán bộ trong Công Ty qua hàng năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành, đảm bảo đời sống ngày càng được cải thiện.
6. Sự phát triển của Công Ty.
Từ khi thành lập và thực sự đi vào hoạt động cho đến nay, Công Ty đã nằm trong những thời điểm đất nước trải dài những biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội. Chính trị vì vậy sự vận hành và phát triển Công Ty được chia thành các giai đoạn sau:
6.1 - Giai đoạn I ( Từ tháng 12/1981 đến cuối năm 1984)
Bảng số 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I giai đoạn 1982-1984.
Năm
Thực hiện (USD )
Hoàn thành kế hoạch (%)
1982
11.800.000
100
1983
12.674.000
103
1984
19.163.000
108
Nguồn tài liệu tham khảo số 9
Trong những năm này, Công Ty luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Từ đó có thể thấy được cố gắng vượt bực của Công Ty trong giai đoạn đầu mới thành lập với những khó khăn của nền kinh tế nước nhà.
6.2- Giai đoạn II ( 1985-1989 ).
Giai đoạn II là giai đoạn mà hoạt động tài chính, ngân hàng phát triển chậm hơn, kinh doanh mang đặc tính quản lý bao cấp hơn phục vụ. Tiền tệ biến động phức tạp do việc đổi tiền năm 1985, lạm phát liên tục tăng cao. Chính sách thuế cũng đầy biến động, phát sinh nhiều sắc thuế mới như thuế xuất nhập khẩu, thuế vốn, thuế lợi tức( nay là thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế doanh thu. Tỷ suất thuế đã cao lại hay điều chỉnh không phù hợp với chu kỳ hàng hoá.
Vượt qua khó khăn thử thách này, sau những năm mày mò và sơ bộ khẳng định được một số yếu tố cần phải tập trung xây dựng, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế, Công Ty đã tập chung sức lực của mình để phát triển.
Qua việc chấn chỉnh và nâng cao nhận thức, Công Ty đã thu được những tiến bộ đáng kể bất chấp sự thay đổi theo hướng bất lợi của thời cuộc. Sau đây là chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Công Ty.
Bảng số 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công Ty giai đoạn 1985-1989.
Năm
Thực hiện ( nghìn USD )
Hoàn thành kế hoạch (%)
1985
35.560
114
1986
46.813
116
1987
51.349
118
1988
49.257
115
1989
44.418
109
Nguồn tài liệu tham khảo số 8,9.
Do chính sách đổi mới của Đảng, kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế với cách quản lý theo cơ chế kế hoạch tập trung vừa bị suy kiệt do khủng hoảng kéo dài hàng năm. sự thay đổi vào thời điểm năm 1985- 1989 này khiến cho kim ngạch xuất nhập khẩu của Công Ty có giảm đô chút tuy nhiên, Công Ty vẫn thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch 9%. Có được kết quả này là do sự quản lý có hiệu quả với những bước đi đúng hướng của cán bộ công nhân viên trong Công Ty.
6.3- Giai đoạn III ( 1990-2001).
Trong giai đoạn này, lịch sử nền kinh tế đất nước thực sự bước sang trang mới. Lĩnh vực xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi trong việc quản lý vĩ mô Nhà Nước như: Số lượng Công Ty xuất nhập khẩu tăng lên nhiều, nhiều đơn vị chuyên doanh đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp. Bên cạnh đó việc thu hẹp thị trường do khủng hoảng ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, tính cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Nhưng Công Ty đã xác định được đúng hướng trong sản xuất và kinh doanh, biết vận dụng linh hoạt phương thức kinh doanh, nhậy bén tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước tìm ra những sản phầm mà thị trường đang có nhu cầu và phù hợp với khả năng kinh doanh của Công Ty. Kết quả là năm 1990 Công Ty bắt đầu triển khai công tác sản xuất chế biến và xuất khẩu mặt hàng quế .
Đây là một mặt hàng mới và còn khá nhiều mới mẻ đố với Công Ty cũng như đối với thị trường Việt Nam nói chung.
Bảng số 5: kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu về quế của Công Ty năm 1990-2001.
Năm
Tổng kim ngạch XNK (nghìnUSD)
Kim ngach xuất nhập khẩu mặt hàng quế (USD)
Thực hiện
So với kế hoạch %
1991
40.655
102
171
1992
37.000
100
216
1993
41.000
106
374
1994
47.177
114
456
1995
49.222
103
624
1996
56.611
113
780
1997
63.560
115
875
1998
78.432
135
950
1999
64.448,642
102,29
900
2000
70.420
104
1000
2001
71.684
102,6
12000
Nguồn tài liệu tham khảo số 8, 9.
Lĩnh vực xuất khẩu quế đối với Công Ty thực sự là mới mẻ song thời gian đầu chập chững với những chuyến hàng xuất khẩu ít ỏi, Công Ty đã dần mở rộng thị trường và đư kim ngạch xuất khẩu quế lên những con số đáng khích lệ.
Tóm lại trong giai đoạn này tuy có nhiều biến động, nhiều khó khăn song Công Ty đã bám sát thực tế thị trường, mạnh dạn tìm phương thức làm ăn mới. Biến từ nhận thức tới hành động cho nên tới nay Công Ty không những trụ vững mà còn đang phát triển mạnh mẽ, giữ vững được uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý cấp trên.
Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Công Ty.
Là một Công Ty mang tên Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, chức năng nhiệm vụ chính của Công Ty thể hiện đúng như tên gọi, đó là xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng trong đó có mặt hàng truyền thống như: lạc nhân, dược liệu, tinh dầu, phân bón, sắt thép, sản phẩm gỗ... Nhưng từ năm 1982 chủ trương của đảng và Nhà Nước thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đồng thời tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc. Trong hoàn cảnh này, Công Ty cần tạo ra hướng đi phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Một trong những hướng đi chủ yếu đó là tích cực xâm nhập và thị nước ngoài... Đây là một hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn phương hướng phát triển của Công Ty.
6.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Suốt 19 năm thực tế đi vào hoạt động cho tới nay, Công Ty đã giữ vững và phát huy truyền thống là đơn vị làm ăn tương đối tốt. Quá trình hoạt động gần đây tuy gặp không ít khó khăn trở ngại do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên đã nỗ lực tìm tòi, phấn đấu, luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà bộ đã đề ra.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công Ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà bộ đã đề ra nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 1999 lại không đạt chỉ tiêu kế hoạch mà chỉ thực hiện được 74,46%.
Về tốc độ tăng trưởng: Nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước.
bảng 7: về cơ cấu xuất nhập khẩu của Công Ty
Năm
Chỉ tiêu %
(1000USD)
Tỷ lệ
XK/NK
Kim ngạch
nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch
XNK
1996
Giá trị
42/58
32.601
23.910
56.611
1997
Giá trị
37/63
40.022
23.538
63.560
% 97/96
+22,7
-1,5
+12
1998
Giá trị
42/58
45.845
32.587
78.432
% 98/97
+14,5
+38,4
+23,4
1999
Giá trí
36/64
41.365
23.083
64.448
% 99/98
-9,7
-29,17
-17,83
2000
Giá trị
31/54
43.260
24.700
67.960
% 00/99
+4,58
+7,0
+5,45
2001
Giá trị
31/51
46.020
28.500
74.520
% 01/00
+6,38
+15,38
+9,65
2002
(dự kiến)
Giá trị
29/48
48.130
29.680
77.810
% 02/01
+4,58
+4,14
+4,42
Năm 1996: kinh tế thế giới phục hồi cùng với những thắng lợi lớn trong quan hệ Việt Nam với Mỹ, ASEAN,EU là vận hội mới cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của Công Ty chững lại do nguyên nhân sau:
- Nhà Nước tập chung đầu mối một số mặt hàng lớn ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của Công Ty.
- Nhập khẩu hàng tiêu dùng vốn là thế mạnh của Công Ty chẳng những bị hạn chế bằng 20% hàng xuất khẩu mà còn phải duyệt hai lần một năm khiến Công Ty bị động trong kinh doanh, không thể xây dựng đươc các hợp đồng dài hạn.
- Năm 1997: Ra đời hàng loạt tổng Công Ty chi phối sản xuất lưu thông hầu hết các mặt hàng xuất khẩu lớn. Nhà Nước bãi bỏ giẩy phép xuất nhập khẩu chuyển tưởng sẽ thúc đẩy xuất nhập kỳ hải quan lại không đồng bộ gây nhiều vướng mắc. Ngoài ra chính sách quản lý thanh toán hối đoái chặt chẽ, chính sách thuế cao và chồng chéo khiến nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu của Công Ty giảm hoặc không còn hiệu quả nữa như xe may CKH. Vì vậy, kết quả xuất khẩu năm 1997 giảm 2%.
- Năm 1998: Hàng nhập khẩu bị Nhà Nước hạn chế, hàng xuất khẩu bị giảm giá mạnh do khủng hoảng khu vực, nhưng do Công Ty đã sớm nhận được khó khăn trước mắt nên từ quối năm 1997 đã lên phương án chủ động sử lý tình hình, nhờ thế kinh doanh năm 1998 đạt hiệu quả khả quan. Năm 1999 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút. Tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 17,83% so với thực hiện năm 1998. Sự giảm sút này chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, do Công Ty nằm trong guồng máy chung của nền kinh tế xã hội của cả nước bị ảnh hưởng bởi quộc khủng hoảng tài chính và kinh tế Châu á và khu vực công cộng, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt cụ thể là: + Thị trường tiêu thu hàng xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, tạp thời dừng mua bán với một số thị trương như Indonesia,Philipin... Giá cả hàng hoá bị cạnh tranh gay gắt, trong nước giá biến động nhiều hơn cả giá ngoại, ngoài nước khách ngoại lợi dụng ép giá gây bất lợi trong giao dịch.
+ Thị trường trong nước sức mua bị giảm sút do khả năng thanh toán hạn hẹp do vậy nhiều mặt hàng tồn đọng lớn, tiêu thụ chậm ảnh hưởng đến kinh doanh hàng nhập khẩu.
Bước sang năm 2000 nền kinh tế nước ta thoát dần ra khỏ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên nó cũng có một tác động tích cực đổi với sự phát triển của Công Ty. Mặt khác, Công Ty đã đề ra những chính sách, chiến lược phù hợp với hoàn cảnh nên trong hai năm 2000-2001 cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Công Ty đề tăng tuy kim ngạch xuất khẩu của Công Ty không liều nhưng nó cũng thể hiện được sự nỗ lực của Công Ty và hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển.
6.3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty.
bảng 8: hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty
Năm
Chỉ tiêu
doanh thu
Nộp NS/DT %
Lãi
Lãi/DT
Nộp NS
1996
Thực hiện
273.441
14,57
6.000
2,19
39.829
1997
Thực hiện
302.640
14,2
7.258
2,4
42.670
97/96 (%)
+10,67
+20,97
+7,89
1998
Thực hiện
270.350
14,05
8.100
2,3
49.240
98/97 (%)
+15,8
+16,6
+14,6
1999
Thực hiện
370.860
14,5
8.200
2,2
53.819
99/98 (%)
+5,82
+1,2
+9,3
2000
Thực hiện
378.462
14,75
8.310
2,19
55.804
00/99 (%)
+2,05
+2,6
+3,67
2001
Thực hiện
402.125
14,9
8.570
2,13
59.849
01/00 (%)
+6,25
+3,12
+7,25
Nguồn: tài liệu tham khảo số 10
Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm qua luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn 55-63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu như của Công Ty cũng là điểm chung của các Công Ty xuất nhập khẩu khác. Nguyên nhân chủ yếu là do các mặt hàng xuất khẩu thường là nông lâm hải sản, hàng thủ công Mỹ nghệ và hàng may mặc có giá trị thấp và kém sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Còn các mặt hàng nhập thường là máy móc nguyên, vật liệu có giá trị lớn rất cần để phục vụ cho công cuộc Công Nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Năm 1998 là năm bắt đầu một cuộc khủng hoảng tiền tệ, tỷ giá hối đoái tăng lên bất lợi cho nhập khẩu, có lợi cho xuất khẩu nên cơ xuất nhập khẩu dần được cải thiện từ 37/63 năm 1997 lên 42/58 năm 1998. Điều này đã giúp cho Công Ty dư ngoại tệ, chủ động xuất khẩu tận dụng những ưu đãi Nhà Nước dành cho xuất khẩu.
Tuy nhiên cũng chính vì cuộc khủng hoảng này còn kéo dài sang tận năm 1999, tại có tác động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu của Công Ty mà lại giảm mạnh chỉ còn 36/64. Lý giải điều này do hàng hoá xuất khẩu của ta và các nước bạn láng giềng có yếu tố tương đồng, vì thế khi giá cả của bản tệ các nước đó giảm mạnh sẽ thúc đẩy xuất khẩu, giá hàng xuất khẩu của ta sẽ bị sức ép lớn khiến cho lượng hàng xuất khẩu của ta không diễn ra theo dự kiến. Bên cạnh đó chúng ta lại cần phải nhập khẩu những máy móc mới, hiện đại phục vụ cho việc phát triển sản xuất. Vây nên, năm 1988 tỷ trọng hàng xuất khẩu giảm đi cũng là điều không tránh khỏi.
Nhưng với ý chí nỗ lực cải thiện yếu kém, phát huy tiềm năng, đưa ra đường lối và những hướng đi đúng đăn, và có những chính sách và biện pháp phu hợp Công Ty có sự phục hồi và không ngừng tăng trưởng.
Tòm lại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công Ty trong thời gian qua vừa đòi hỏi phải bán sát thị trường nội và ngoại. Về mặt hàng, Công Ty vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các mặt hàng xuất khẩu truyền trống, làm cho kim ngạch xuất khẩu luôn giao động ở mức ổn định ngoài ra Công Ty còn phát triển thêm gia công đồ chơi, thúc đẩy nhanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó Công Ty luôn chú trọng đến mặt hàng xuất khẩu quế. Đây có thể nói là một mặt hàng còn khá mới mẻ đối với Công Ty, luôn được Công Ty chú ý nhằm mở rộng thị trường góp phần đáng kể làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Công Ty, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của ngành quế Việt Nam. Công Ty cũng chủ trương mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng không kể tới lớn, bé miễn là có hiệu quả. Trong kinh doanh, áp dụng linh hoạt các hình thức uỷ thác, tự doanh. Các mặt hàng như lạc, thiêc.. Công Ty chú trọng đầu tư chất “xám” theo sát thị trường, quyết định thời điểm mua và bán, kinh doanh có hiệu quả cao theo 3 mảng kinh doanh- sản xuất và dịch vụ trong đó lấy kinh doanh xuất nhập khẩu làm trọng tâm.
Trong khoảng thời gian từ năm 1996-2001 Công Ty liên tục phát triển được thể hiện ở phần doanh thu, lãi và nộp ngân sách liên tục tăng.Tuy vậy năm 1999 tỷ lệ tăng lên so với năm trước không nhiều, doanh thu chỉ tăng 5,82%,lãi 1,3% và nộp ngân sách tăng 9,3%. Sở dĩ có sự giảm trong khi đang đà phát triển của mấy năm qua do yếu tố khách quan là chủ yếu, trong năm 1999, Nhà Nước áp dụng luật thương trong quản lý xuất nhập khẩu đồng thời vẫn giữ cơ chế “đầu mối” đối với mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo, phân bón, xăng dầu...Bên cạnh đó, Nhà Nước áp dụng chính sách sử dụng ngoại tệ hết sức gắt gao (QĐ 173/TTg ngày 12/9/1998, QĐ 63/CP ngày 17/8/1998), tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu như việc điều chỉnh tăng thuế mặt hàng kim ngạch lớn khiến cả hai chỉ tiêu doanh số và lãi đều sụt giảm (-10% và -36,6%). Tỷ lệ nộp ngân sách đã tăng từ 14,8% lên 21,4%, mặt hàng mất đi lại có hiệu quả kinh tế cao nên tốc độ giảm của lãi lớn hơn của doanh số, thể hiện ở tỷ lệ lãi/doanh số giảm mạnh từ 1,83% xuống 1,27%.
- Năm 1998 Công Ty được mặt hàng thay thế xe máy CKD không kém là fim và vật liệu ảnh (tạm nhập tái xuất) khiến doanh số và lãi ổn định trở lại (so với năm 1996) : Dù khoảng nộp ngân sách vẫn lớn, 18,2% doanh số (cao hơn mức 14,5% của năm 1996) nhưng tỷ lệ lãi/doanh số của năm 1998 vẫn lớn hơn của năm 1996 (1,86 so với1,83).
Điều này chứng tỏ Công Ty đã cố gắn rất lớn để tìm mặt hàng mới, thị trường mới để vừa hoàn thành được nghĩa vụ ngày càng nặng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0526.doc