MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I : Vai trò và nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2
I. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 2
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm . 2
2. Chức năng tiêu thụ sản phẩm. 4
2.1. Chức năng lưu thông hàng hóa. 4
2.2. Chức năng trao đổi . 6
2.3. Chức năng thông tin. 7
2.4. Chức năng san sẻ rủi ro 7
3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 8
4. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 11
II. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 13
1. Nghiên cứu thị trường. 13
a. Nghiên cứu khái quát thị trường. 15
b. Nghiên cứu chi tiết thị trường. 16
2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 16
3. Chiên lược giá cả của các doanh nghiệp. 22
4. Xác định kênh tiêu thụ. 26
5. Tổ chức công tác tiêu thụ. 28
6. Tổ chức thanh toán. 35
7. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. 36
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ. 38
1. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 38
2. Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. 38
3. Giá cả sản phẩm. 39
4. Quan hệ cung cầu. 39
5. Tập quán sử dụng 40
PHẦN II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ bao bì PP của công ty Vật tư hàng hóa và vận tải 42
I. Giới thiệu chung về Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 42
1. Quá trình hình thành và phát triển. 42
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 44
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 44
4. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. 47
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 48
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 48
1.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất bao bì PP. 48
1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu để sản xuất bao bì PP. 51
1.3 . Đặc điểm về lao động. 52
1.4. Đặc điểm về vốn. 53
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 55
III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 58
1. Thị trường tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 61
2. Tăng cường nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sản phẩm bao bì PP của Công ty. 61
3. Các kênh tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 62
4. Tình hình tiêu thụ bao bì của Công ty. 64
5. Các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ bao bì của Công ty. 68
6. Phương thức thanh toán. 70
IV. Đánh giá về hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 71
1. Những thành tựu đạt được. 71
2. Những mặt hạn chế. 73
3. Nguyên nhân. 73
PHẦN III :Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao bì PP ở Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 74
I. Mục tiêu, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty trong thời gian tới. 74
1. Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 74
2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 74
3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP ở công ty. 76
3.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 76
3.2.Tăng cường nâng cao chất lượng bao bì PP của Công ty. 77
3.3.Phấn đấu hạ giá thành. 79
3.4. Hoàn thiện chiến lược giao tiếp khuyếch chương. 81
3.5.Phát triển hệ thống kênh tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 83
II. Một số kiến nghị. 85
1. Kiến nghị đối với Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 85
1.1Tăng cường đổi mới nâng cao sức cạnh tranh bao bì PP của Công ty. 87
1. 2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên. 89
1.3. Không ngừng mở rộng thị trường và tìm cách thâm nhập thị trường thế giới. 91
1.4. Đa dạng hóa chủng loại bao bì PP của Công ty. 93
2. Kiến nghị đối với Nhà nước. 94
KẾT LUẬN. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao bì PP ở Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thụ sản phẩm. Do đó, nghiên cứu thị trường là tìm cái đúng, cái mà người tiêu dùng và thị trường cần có khả năng tiêu thụ.
3. Giá cả sản phẩm.
Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường .Giá cả là sự cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm. Khâu nghiên cứu giá cả cho tiêu thụ sản phẩm là khâu không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh nói chung, mức giá mỗi mặt hàng cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh trong suốt quá trình sống của sản phẩm, tùy theo những quan hệ thay đổi của cung cầu và sự vận động của thị trường. Giá cả phải giữ được làm vai trò công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp.Vì vậy, việc xác lập giá cả đúng đắn và điều kiện quan trọng để hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả chiếm lĩnh được thị trường, việc xác lập giá cả cần được đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa hoặc lợi nhuận bình quân, thấp nhất cũng phải đạt được lợi nhuận tối thiểu. Nghĩa là giá cả của một đơn vị hàng hóa luôn phải lấy tổng chi phí sản xuất ra nó và chi phí tiêu thụ nó làm có sở, vì vậy muốn có giá cả hợp lý phải xác định đúng đắn chi phí sản xuất, tổng chi phí của nó .Các doanh nghiệp phải đặt câu hỏi “bán hàng với mức giá bao nhiêu” mà không mất khách và giá nào sẽ đem lại tổng doanh thu lớn nhất.
4. Quan hệ cung cầu.
Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá chấp nhận được. Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ớ mức chấp nhận được.Trong kinh doanh, giá cả thị trường do quan hệ cung cầu quyết định. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả tiêu thụ sẽ thấp, ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá tiêu thụ lại cao. Cung, cầu tạo nên thị trường, một khi nhu cầu đối với mộtloại hàng hoá nào đó mới xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Việc cung cấp hàng hoá đó để thoả mãn nhu cầu đối với khách hàng trong một thời gian nhất định gọi là trạng thái cân bằng cung cầu.
Nếu cung lớn hơn cầu do giá đầu vào rẻ, thiết bị công nghệ tạo ra năng xuất cao, nhiều người tham gia vào sản xuất làm cho đường cung bị dịch chuyển sang phải ( S ) dẫn đến : Giá sản phẩm giảm, sản lượng bán hàng tăng, tạo nên dư thừa sản phẩm do nhiều người sản xuất. Nếu cung nhỏ hơn cầu do nguyên nhân ngược lại với cung tăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang trái (S’) dẫn đến : Giá tăng lên, sản phẩm tiêu thụ giảm đi tạo nên sự thiếu hụt trên thị trường. Nếu cung tăng, do các nguyên nhân, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa thay thế hay bổ sung thay đổi, nhiều người tiêu dùng tham gia vào thị trường, làm cho đường cầu dịch chuyển lên trên (D’) dẫn đến : Nhu cầu tiêu dùng tăng lên do cung không đáp ứng được cầu.
Nếu cầu giảm, do các nguyên nhân thu nhập của người tiêu dùng thấp đi thị hiếu thay đổi làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái xuống dưới (D”) dẫn tới : giảm sức mua, giá sản phẩm giảm, sản phẩm tiêu thụ không được, tạo nên sự dư thừa trên thị trường.
Hình minh họa : Sự tác động của thị trường đến cân bằng trạng thái cung cầu và những nguyên nhân.
P
P S’’ P
D S D S D’’ S
P* S’ D’
O Q* Q O Q O Q
5.Tập quán sử dụng .
Tập quán sử dụng là nhân tố mà người sản xuất phải quan tâm không chỉ khi định giá bán tung ra thị trường mà ngay khi sử dụng chiến lược kinh doanh ,quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ nhanh ,nhiều sản phẩm và có lãi .Như ta đã biết ,nếu sản xuất ra sản phẩm là đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng nếu sản phẩm không phù hợp với tập quán sẽ khó tiêu thụ, nếu phù hợp với tập quán thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp chứ không chọn sản phẩm của doanh nghiệp khác.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BAO BÌ PP CỦA CÔNG TY VẬT TƯ HÀNG HÓA VÀ VẬN TẢI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VẬT TƯ HÀNG HÓA VÀ VẬN TẢI.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải là xí nghiệp vận tải trực thuộc công ty Đại lý vận tải. Công ty này trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Trải qua một quá trình phát triển xí nghiệp đi vào ổn định. Nổi bật là một số giai đoạn sau :
Từ tháng 5/1990 xí nghiệp tách ra khỏi Công ty đại lý Vận tải và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, vào thời điểm này xí nghiệp có khoảng 20 cán bộ công nhân viên với tổng số vốn lưu động xấp xỉ 30 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ và đại lý vận tải.
Từ tháng 5/1990 đến tháng 1/1993 Xí nghiệp được nhận thêm chức năng là kinh doanh vật tư chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp như các loại phân bón UREA, KALY, NPK...
Do sự nhạy bén linh hoạt trong cơ chế thị trường vì thế xí nghiệp đã đạt được sự phát triển bền vững. Chính sự phát triển này khi Nhà nước có chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thì Xí nghiệp chính thức được thành lập.
Theo Nghị định số 196 của HĐBT ngày 11/22/1991
Theo Nghị định số 388 của HĐBT ngày 20/11/1999 của
Thông báo số 21 ngày 14/12/1992 của văn phòng Chính phủ là quyết định thành lập Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải.
Chính thức được thành lập vào ngày 06/01/1993.
Tên giao dịch quốc tế TRANSPORT AND MATERIALS COMMODITIES COMPANY viết tắt VINATACO.
Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại số 6 Nguyễn Công Trứ quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà nội, có 2 chi nhánh văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng.
* Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải trong quá trình phát triển đã từng bước đổi mới và hoàn thiện hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Để trở thành một công ty độc lập và phát triển đó là một quá trình phấn đấu vươn lên không chỉ là của ban giám đốc mà toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đều phải cố gắng được thể hiện qua số liệu sau.
Công ty có tổng số vốn kinh doanh khi đăng ký thành lập là 752,915 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh là thương nghiệp bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và tiêu dùng,đại lý vận tải hàng hóa nông nghiệp, vận tải hàng hóa đường bộ. Vào thời điểm này công ty có khoảng 60 cán bộ công nhân viên với tổng doanh thu xấp xỉ 30 tỷ đồng.
Từ khi thành lập công ty đã có bước tiến dài trong quá trình phát triển điển hình là doanh số năm 1993 xấp xỉ 30 tỷ đồng thế mà đến năm 1994 đạt tới 50 tỷ đồng. Sự lớn mạnh của công ty đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một tiến triển.
Đến tháng 5/1998 công ty đã được bổ xung thêm chức năng là kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, lương thực, phụ tùng cơ giới hóa nông nghiệp các sản phẩm công nghiệp thực phẩm. Chính trong quá trình phát triển công ty đã tự hoàn thiện mình để tăng hiệu quả kinh doanh nhằm mở rộng thị trường. Bước nhảy vọt của công ty trong kinh doanh là tháng 7/2001 công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bao bì ra đời thu hút cho dây chuyền sản xuất xấp xỉ 50 người. Sự lớn mạnh của công ty ở thời điểm này được thể hiện qua tổng doanh thu lên đến 70,318 tỷ đồng, lương bình quân một công nhân đạt 700.000đ/tháng.
2. Chức năng - nhiệm vụ của Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải
Công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo sự ủy quyền hoặc cho phép của Tổng Công ty theo quy định của pháp luật.
Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ trong kinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ ,có tài khoản tại ngân hàng có con dấu riêng để giao dịch theo qui định của Nhà nước.
Công ty có quyền tự đầu tư những công trình dự án, dự án phát triển không nằm trong những dự án do Tổng Công ty trực tiếp điều hành. Trong trường hợp này, Công ty phải tự huy động vốn và chịu trách nhiệm về tài chính.
- Sản xuất phân bón và bao bì.
- Nhập khẩu vật tư, thiết bị phù tùng săm lốp ô tô máy kéo, máy công cụ nhỏ phục vụ nông nghiệp. Hàng tiêu dùng thiết yếu nguyên liệu cho sản xuất phân bón và bao bì, phương tiện vận tải, cây con giống nông nghiệp và vật liệu xây dựng.
- Dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải máy móc thiết bị.
Công ty có quyền quản lý sử dụng vốn và các nguồn khác do tổng công ty Vật tư Nông nghiệp giao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của Tổng Công ty giao.
Thương nghiệp : bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và tiêu dùng.
- Đại lý vận tải hàng hóa nông nghiệp, vận tải hàng hóa theo hợp đồng với các bạn hàng.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Theo điều lệ về tổ chức hoạt động của Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải, bộ máy quản lý gồm có :
Giám đốc :Là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả quản lý, sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ “một thủ trưởng”.
Phó giám đốc : Giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực công tác của Công ty theo phân công của giám đốc.
Kế toán trưởng : Giúp giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty.
* Các phòng chuyên môn nghiệp vụ : Giúp giám đốc thực hiện việc quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty theo sự phân công của giám đốc.
- Phòng Tổ chức Hành chính : Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại của Công ty. Quản lý thông tin, văn thư lưu trữ. Phục vụ phương tiện đi lại của lãnh đạo, công nhân viên của Công ty.
- Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu :Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế mà giám đốc đã ký, tiếp nhận và tiêu thụ hàng hóa. Điều tiết hàng hóa và hướng dẫn việc kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty theo đúng các chế độ mà Nhà nước quy định, Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu phối hợp với các phòng ban, đơn vị khác quản lý hàng hóa tài sản công ty. Ngoài ra còn tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mà giám đốc Công ty giao các nhiệm vụ bổ xung khác.
- Phòng Tài chính Kế toán : Là phòng quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty về mặt tài chính (công tác giám đốc đồng tiền). Đồng thời quản lý các loại vốn của Công ty, theo dõi giá thành sản phẩm trong từng tháng và thực hiện việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
- Ban bảo vệ quân sự : Bảo vệ tài sản, phòng cháy chữa cháy quản lý về công tác an toàn lao động. Đảm bảo trật tự cơ quan và an ninh khu vực cơ quan đóng quân.
- Ban vận tải và đại lý vận tải : Có chức năng nhiệm vụ vận tải nội bộ chủ yếu phục vụ công tác kinh doanh thương mại vận chuyển hàng hóa cho Công ty, ký kết hợp đồng vận tải cho các đơn vị khác khi họ có nhu cầu.
- Cửa hàng : Có nhiệm vụ bán lẻ các sản phẩm của công ty đồng thời giới thiệu các loại sản phẩm của công ty đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
* Xưởng sản xuất bao bì : Nhiệm vụ quản lý vật tư, sản xuất bao bì theo khách hàng của Công ty.
Các chi nhánh: Là đại diện của Công ty thực hiện nhiệm vụ chức trách theo văn bản quy định của Công ty.
Bảng 1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải
4. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty.
Hiện nay Công ty hoạt động chủ yếu các lĩnh vực :
1. Sản xuất kinh doanh bao bì.
2. Vận tải và đại lý vận tải.
3. Kinh doanh phân bón các loại.
4. Kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Sản xuất kinh doanh bao bì: Công ty tự quyết định các danh mục bao bì sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh với khối lượng, kích thước mẫu mã các loại để đưa ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.
- Kinh doanh các loại phân bón: Chủ yếu UREA như UREA INDO, UREA Ả Rập, UREA Hà Bắc, phân DAP,KALY. Các loại phân bón này Công ty tiếp nhận từ Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp.
Trước đây phải chở phân bón về Công ty để tiêu thụ nhưng hiện nay Công ty có sự đổi mới tức là khi hàng về cảng ở Hải Phòng hoặc cảng ở thành phố Hồ Chí Minh về chi nhánh nào chi nhánh đó nhận hàng và bảo quản. Sau đó phân phối hàng về các đầu mối theo hợp đồng của Công ty đã ký kết với khách hàng riêng UREA Hà Bắc thì giao hàng từ nhà máy về các cơ sở tiêu thụ hợp đồng.
- Vận tải và đại lý vận tải : Phương tiện vận tải có hạn Công ty tập trung chỉ đạo việc thực hiện cơ chế khoán từng phần cho từng đối tượng. Nhiệm vụ vận tải chủ yếu phục vụ công tác kinh doanh thương mại, vận chuyển hàng hóa cho Công ty. Ngoài ra còn ký kết hợp đồng vận tải cho các đơn vị có nhu cầu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu : Hiện nay Công ty chủ yếu nhập hạt nhựa từ nước ngoài (Malaysia, Singapore...) thông qua các hoạt động dài hạn giữa Công ty với nước ngoài hoặc ủy thác qua Tổng Công ty Nhựa Việt nam.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬT TƯ HÀNG HÓA VÀ VẬN TẢI.
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải.
1.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải.
a. Tại sao Công ty chọn phương án sản xuất bao bì PP.
* Sự cần thiết sản xuất bao.
Việt nam là một nước sản xuất nông nghiệp và đang trên đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên việc sử dụng bao bì cho các loại hàng nông công nghiệp hải sản là rất lớn trong nước cũng như xuất khẩu.
Thể hiện qua bảng xuất khẩu nông sản và sản xuất công nghiệp như sau.
Bảng 2.1 - Tình hình xuất khẩu một số nông sản qua các năm từ 1998 - 2001
Mặt háng xuất khẩu
Đ.vị (tấn)
1998
1999
2000
2001
Tăng giảm so với năm 2000
Lạc nhân
1000
111
127
83,3
87
4,4
Cà phê
“
248,1
283,7
389,3
379
-2,6
Chè
“
18,8
20,7
32,2
34
5,5
Gạo
1000
1998
3003
3553
3.800
7,0
Bảng 2.2.Tình hình sản xuất một số mặt hàng công nghiệp qua các năm từ 1998 -2001
Mặt hàng sản xuất
Đ.vị (tấn)
1998
1999
2000
2001
Tăng giảm so với năm 2000
Đường mật
1000
517
656
620,9
622,2
0,2
Phân hoá học
“
931
956
978
974
-0,4
Xi măng
“
5828
6585
7291
8328
14,2
Rõ ràng việc sản xuất bao bì ở nước ta là rất cần thiết và cần với một số lượng cực lớn. Trong đó bao bì PP do đặc tính kỹ thuật nổi trội giá thành hạ so với các loại khác nên tất yếu nó sẽ chiếm lĩnh một thị phần xứng đáng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3 Nhu cầu số lượng bao bì của một số mặt hàng năm 2001.
Tên sản phẩm
Khối lượng
Số lượng bao
Đ.vị (tấn)
K. lượng
Đ.vị (bao)
S.lượng
Xuất khẩu Cà phê
Xuất khẩu gạo
1000
“
379
3800
1000
1000
7580
76.000
Sản xuất đường mật
Sản xuất phân hoá học
Sản xuất xi măng
1000
1000
1000
622,2
974
8328
1000
1000
1000
12.444
19.480
166.560
*Lợi ích của sản xuất bao bì PP ở trong nước.
-Tăng được nhiều việc làm cho người lao động.
- Chủ động được bao bì phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
- Giảm được nhiều ngoại tệ do không phải nhập loại sản phẩm này.
*Chức năng bao bì PP so với bao gai ,giấy.
- Về tính năng kỹ thuật ta dễ nhận thấy bao PP có ưu điểm hơn so với bao giấy, đay đơn cử như:
Độ bền cao, trọng lượng nhẹ.
Dễ bảo quản.
Chịu được khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Từ các phân tích trên Công ty đã sáng suốt quyết định nhập dây chuyền sản xuất sản xuất PP.
Đặc điểm về công nghệ sản xuất bao bì PP.
Công nghệ sản xuất bao bì là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bao bì .Đối với công ty chất lượng bao bì là một chỉ tiêu không thể thiếu. Vì chất lượng bao bì tốt thì mới có thể đáp ứng được mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Mặt khác đây còn là nơi làm việc bảo đảm đời sống cho một số lượng lớn lao động của Công ty. Vì vậy dây chuyền được nhập phải là loại tiên tiến.
Bảng 3. Dây chuyền hiện nay Công ty sử dụng có quy trình sản xuất như sau:
Máy đùn sợi
Hệ thống thu manh
Máy dệt tròn
Hệ thống thu sợi
Hạt nhựa PP
Cán tráng
Máy cắt may tự động
Máy in bao
Máy đóng kiện
Kho
Mỗi khâu sản xuất đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt đảm bảo đưa ra thị trường bao bì có chất lượng cao đáp ứng thị hiếu ngườì tiêu dùng. Để có dây chuyền sản xuất như hiện nay Công ty đã trải qua một quá trình nghiên cứu nhập dây chuyền này sao cho phù hợp với khả năng tài chính cũng như mức độ hiện đại của dây chuyền.
Nhìn chung dây chuyền của Công ty hiện nay đi vào hoạt động tốt. Chất lượng bao bì PP của Công ty đã xâm nhập thị trường khá thuận lợi.
c/ Đặc điểm về máy móc thiết bị sản xuất bao bì PP.
Máy móc thiết bị thuộc vào loại tương đối hiện đại Công ty nhập từ Đài Loan. Đây là dây chuyền đồng bộ, tiên tiến. Vì thế mà bao bì PP đưa ra thị trường đã được người tiêu dùng tín nhiệm (về chất lượng cũng như sự tiện lợi...).
Bảng 4. Tình hình sử dung công suất máy móc thiết bị
Tên máy móc
Số lượng
(chiếc)
Đơn vị
CS thiết kế
CS thực tế
Máy in
1
cái/giờ
3600
3200
Máy kéo sợi
1
kg sợi/giờ
120
95
Máy dệt
12
mét/giờ
104
97
Máy cán tráng
1
mét/giờ
5000
4700
Máy cắt may tự động
1
bao/giờ
200
160
Nhìn vào bảng 4 ta thấy được hoạt động của máy móc chưa sử dụng hết công suất. Điều đó đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và công nhân viên dây chuyền phải cố gắng nâng cao trình độ tay nghề sử dụng tối đa công suất thiết bị. Với công suất sử dụng thực tế như hiện nay của Công ty thì sản lượng bao bì sản xuất ra đáp ứng đủ cho thị trường. Công suất thực tế sử dụng đạt khoảng 85% so với công suất thiết kế. Mặc dù chưa sử dụng hết công suất nhưng bao bì PP luôn đảm bảo chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khi xuất xưởng. Tất nhiên trong tương lai tình hình sản xuất sẽ ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Đặc điểm về nguyên liệu để sản xuất bao bì PP.
a. Về nguyên liệu.
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bao bì PP là hạt nhựa PP. Hạt nhựa PP nhập từ nước ngoài như Malaixia, Singapo... thông qua các hợp đồng dài hạn giữa Công ty với nước ngoài hoặc uỷ thác qua Tổng Công ty nhựa Việt Nam. Các hợp đồng mua nguyên liệu sẽ ký dài hạn khá ổn định. Về giá cả có thể điều chỉnh theo mặt bằng thị trường thế giới đủ khả năng cung cấp nguyên liệu cho phân xưởng hoạt động. Đối với nguyên liệu là hạt nhựa PP hiện nay nhập khẩu khá dễ dàng.
b- Vật tư khác.
Ngoài vật liệu chính là hạt nhựa PP để có sản phẩm là bao bì thì cần có các lọai vật tư khác như mực in, chỉ may...Những vật tư này Công ty đều chủ động mua trực tiếp với người cung cấp để đảm bảo phục vụ kịp thời hợp lý với kế hoạch sản xuất của Công ty.
Do Công ty đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động mua nguyên vật liệu với công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhờ thu mua nguyên vật liệu ổn định, giá thành phải chăng với dây chuyền sản xuất tiên tiến. Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm bao bì PP đạt chất lượng cao, giá thành hạ, được người tiêu dùng chấp nhận.
Đặc điểm về lao động.
Đối với Công ty Vật tư hàng hoá và vận tải thì lực lượng lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Nếu Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ tay nghề cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Để đạt được mục tiêu trên. Công ty đã chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên đó là vấn đề cốt lõi giúp Công ty tăng lợi nhuận. Công ty sử dụng đòn bẩy kinh tế như thưởng phạt nghiêm minh để thúc đẩy cán bộ công nhân viên làm việc tốt hơn.
Bảng 5: Cơ cầu lao động của Công ty theo chất lượng năm 2001.
Trình độ
Số lượng
người
% so với bộ phận trực tiếp và gián tiếp
% so với tổng số CBCNV của Công ty
A. Lao động gián tiếp
37
100
39,4
Trình độ đại học
14
37,8
Trình độ trung học
4
10,8
Trình độ sơ cấp
19
51,4
B. Lao động phổ thông
57
100
60,6
Trình độ đại học
2
3,5
Trình độ trung học
11
19,3
Trình độ sơ cấp
44
77,2
Nhìn vào biểu cơ cấu lao động theo chất lượng của Công ty ta thấy rằng do tính chất nhiệm vụ của Công ty nên lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ khá lớn. Họ được đào tạo cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ ngày càng nâng cao của Công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất của Công ty có trình độ tay nghề tương đối đồng đều. Độ tuổi lao động trung bình của Công ty là trẻ. Việc bố trí lao động hợp lý đã tạo điều kiện cho Công ty sản xuất ra các chủng loại bao bì PP có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Để có bao bì tốt Công ty đã áp dụng hình thức tuyển công nhân trực tiếp sản xuất thông qua kiểm tra tay nghề trực tiếp để đảm bảo tính kỹ thuật và các vấn đề khác. Nguồn lao động chủ yếu của Công ty là con em cán bộ công nhân viên trong Công ty và nhân dân trong khu vực lân cận.
Về hình thức trả lương mà công ty hiện nay đang áp dụng.
- Lương theo sản phẩm: Được áp dụng đối với phân xưởng sản xuất bao bì. Lương sản phẩm được tính theo căn cứ cơ sở đơn giá do Công ty duyệt trên từng công đoạn và khối lượng công việc hoàn thành với phương pháp này đã khuyến khích người lao động phấn đấu để nâng cao tay nghề, từ đó sẽ có tác dụng tốt với việc nâng cao chất lượng bao bì PP.
- Lương khoán: Được áp dụng đối với đội xe. Lương khoán được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc và hệ số lao động để khoán quỹ lương trong tháng.
- Lương trả theo thời gian: Được áp dụng với các phòng ban. Lương trả theo thời gian được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc, chức danh và thời gian được tính theo ngày đi làm thực tế của mỗi người.
Đặc điểm về vốn.
Đối với bất kỳ một Công ty nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải cần vốn. Vốn luôn là cầu của các doanh nghiệp.Để xét một Công ty mạnh đến đâu ta phải xem cơ cấu vốn của nó. Cơ cấu vốn thể hiện năng lực chi phối của Công ty. Cụ thể là cơ cấu vốn của Công ty Vật tư hàng hoá và được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 6 : Tình hình vốn của công ty từ năm 1999 – 2001
Đơn vị: đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
1998
Vốn kinh doanh
Vốn cố định
Vốn lưu động
2.962.562.801
518.772.910
2.443.839.891
2.962.562.801
518.772.910
2.443.839.891
2.962.562.801
518.772.910
2.443.839.891
Vốn vay
Vay ngắn hạn
Vay dài hạn
3.705.713.980
-
1.824.000.000
-
1.350.789.000
6.346.500.000
3. Tổng số vốn
6.668.276.781
4.786.562.801
13.659.815.801
Qua bảng tình hình vốn của Công ty Vật tư hàng hoá và vận tải ta có nhận xét:
-Về vốn kinh doanh: vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua không có gì thay đổi, điều đó chứng tỏ nguồn vốn này không được bổ xung thêm. Nguyên nhân thì có nhiều song chủ yếu do lợi nhuận của Công ty chưa cao trong khi đó lại phải chi phí rất lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Như năm 1999 bị lỗ, năm 2001 đòi hỏi chi phí cho việc lắp đặt, chạy thử sản xuất bao bì PP. Mặc dù vậy Công ty nên trích một phần lãi để làm tăng nguồn vốn này từ đó mới có cơ hội đầu tư vào tài sản cố định và nâng cao kỹ thuật cho thiết bị nhằm bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây là vấn đề có tính cấp thiết mà Công ty cần phải giải quyết sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Về vốn vay.
Vốn vay ngắn hạn:Tình hình vay ngẵn hạn có sự tăng, giảm thường xuyên như vay ngắn hạn năm 2000 giảm khoảng 1,88 tỷ đồng so với năm 1999 nhưng năm 2001 tăng lên 2,526 tỷ đồng.
Vốn vay dài hạn: Tốc độ tăng của vay dài hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của vay ngắn hạn, điều này cho thấy Công ty đã chú trọng đến việc tạo vốn, đầu tư vào tài sản cố định từng bước cải tiến và nâng cao kỹ thuật, công nghệ. Đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động , chính điều này làm cho cán bộ công nhân viên hết lòng gắn bó vì Công ty.
Nhưng vấn đề khó khăn nảy sinh là nhu cầu vốn vay dài hạn của Công ty rất lớn trong khi đó lượng vốn hiện tại còn hạn chế. Vốn của Công ty chủ yếu phải vay ngân hàng. Vậy phải sử dụng số vốn này như thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn vốn, lợi nhuận cùng các khoản chi phí phát sinh khác. Muốn sử dụng tốt nguồn vốn của Công ty cần chú trọng đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm mà nó đem lại lợi nhuận tối ưu. Đặc biệt vốn vay dài hạn cần có sự quản lý , giám sát chặt chẽ nhằm thúc đẩy tiến độ chi trả cũng như cung cấp cho sản xuất kinh doanh một cách kịp thời.
Tóm lại vốn là nhân tố quan trọng cần quản lý, sử dụng nó một cách linh hoạt, có hiệu quả đồng thời vốn cũng là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sự phát triển, mở rộng quy mô của Công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư hàng hoá và vận tải.
Trong sản xuất kinh doanh kết quả cuối cùng bao giờ cũng là mối quan tâm lớn nhất, nó quyết định sự sống còn, quyết định các hoạt động tiếp theo của Công ty. Cũng như các doanh nghiệp khác, để đứng vững trong nền kinh tế thị trường điều này không phải là đơn giản đòi hỏi Công ty phải phấn đấu nỗ lực nếu không sẽ bị tụt hậu so với Công ty khác sản xuất và kinh doanh cùng ngành nghề. Kết quả đạt được như hiện nay phải kể đến sự phấn đấu của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Công ty đã tự vươn lên tự khẳng định mình trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng sau .
Bảng 7. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư Hàng hóa và Vận tải từ năm 1999-2001
Đơn vị : đồng
Năm
1999
2000
2001
Tỷ lệ % của năm 2001 so với 2000
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
56.222.197.914
55.106.319.774
70.318.496.023
127,6
Tổng chi phí
56.564.779.088
54.748.529.211
70.009.408.471
127,87
Nộp ngân sách NN
683.261.213
211.359.102
362.254.436
171,39
Lợi nhuận
- 342.581.174
357.790.563
309.087.552
86,36
Tổng quỹ lương
175.031.500
316.908.200
398.212.892
125,65
Thu nhập bình quân
525.612
660.225
700.000
106,02
Bảng 8. Bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của
Công ty Vật tư Hàng hóa và Vận tải năm 2000-2001
Đơn vị:đồng
Loại thuế
Số phải nộp
Số đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao bì PP ở Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải.DOC