Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty điện tử Đống Đa

Kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường kéo theo cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là thị trường TV vì đây là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. Ngày nay, số lượng các doanh nghiệp sản xuất cung ứng TV ngày càng nhiều, các Công ty không ngừng tung ra thị trường các sản phẩm mới, có mẫu mã phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, hệ thống cửa hàng rộng khắp, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng ngày càng trở nên thuận tiện hơn, công việc quảng cáo cũng được chú ý trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. ở đâu người tiêu dùng cũng có thể mua được TV. Xu hướng tiêu dùng hiện nay của đa số khách hàng là họ muốn sản phẩm của các hãng nổi tiếng như Sony, Panasonic. Thực tế, các Công ty đã không ngừng sử dụng các biện pháp cạnh tranh như khuyến mãi, giảm giá, các dịch sau bán.để giới thiệu những điểm mạnh về sản phẩm của mình, như giá thấp, chất lượng tốt, dịch vụ sau bán hoàn hảo để có chỗ đứng tốt trên thị trường. Bên cạnh đó xuất hiện những cá nhân, những tổ chức lắp ráp bán ra trên thị trường những mặt hàng không bảo đảm với giá rẻ, chi phí thấp. Nạn hàng giả tràn lan, nhập lậu đã làm cho thị trường trở nên cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng bán TV trên thị trường khá hỗn loạn. Như vậy, cho chúng ta thấy cạnh tranh trên thị trường TV là hết sức gay gắt với những biện pháp, cách thức hết sức đa dạng, phức tạp. Để có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cạnh tranh thích hợp để vừa có thể cạnh tranh với các hãng nổi tiếng, vừa có thể chống lại được hàng nhập lậu và hàng giả.

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty điện tử Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trung bình một năm Công ty có thể huy động được một lượng vốn khoảng 20 tỷ đồng. Con số này còn khá khiêm tốn ,phản ánh khả năng của công ty còn thấp, gây ra một số khó khăn cho Công ty : - Phải trả nhiều lãi vay làm tăng giá thành sản phẩm. - Thiếu ngân sách chi cho hoạt động Marketing như quảng cáo, chào hàng... Những vấn đề này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Công ty, gây ra trở ngại lớn đối với công tác tiêu thụ sản phẩm. 4.2. Hiệu quả sử dụng vốn : 4.2.1. Vốn cố định: Hiện tại sản phẩm của Công ty tập trung vào các loại tivi: DAEWOO 14” và 20”, SANYO 16”, Samsung 14” và 21” sản xuất từ hai dây truyền lắp ráp SKD và CKD. + Dây truyền SKD với công suất thiết kế 450 máy/ ca trong khi công suất thực tế chỉ là 200 máy/ ca, hiệu suất sử dụng là 45%. Sở dĩ có tình hình này là do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là công tác quản lý: nền nếp làm việc chưa tốt, kỷ luật công nghệ không được giữ vững dẫn đến lỗi trong sản xuất. Một số lao động chưa đạt tiêu chuẩn trình độ làm giảm năng suất lao động chung. 4.2.2. Vốn lưu động: Năm 1998, do Công ty phối hợp tốt giữa sản xuất và tiêu thụ nên đã làm tăng nhanh vòng quay của vốn, giải quyết hàng tồn đọng, giải phóng số vốn gần 12 tỷ đồng góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận .Nhưng kể từ năm 1999 do tốc độ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường giảm mạnh làm ứ đọng một số lớn sản phẩm, số tiền vay phải trả ngân hàng cao làm lợi nhuận của Công ty giảm mạnh ( chỉ còn chưa tới 800 triệu đồng). Có thể nói, Công ty đã khá thành công trong việc khắc phục những bất cập nêu trên tuy nhiên khó khăn về tài chính vẫn đang là một trở ngại lớn trong cạnh tranh trên thị trường của Công ty, nếu so sánh có thể thấy vốn của Công ty thấp hơn phần lớn đối thủ cạnh tranh chính, nhất là HANEL. Biểu:So sánh mức vốn của hai công ty từ năm 1999-2001 Đơn vị: tỷ đồng 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: Bảng : Kết quả kinh doanh của Công ty . Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu TH 1999 TH 2000 TH 2001 Tỷ lệ 2/1 3/2 A B 1 2 3 4 5 1 Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ 58.672 82.588 75.175 1,4 0,9 2 Lợi nhuận hoặc lỗ phát sinh 756 18.841 25.612 23 1,4 3 Nộp ngân sách 1.741 1.841 3.211 1 1,7 Trong đó: -Thuế VAT -Thuế tiêu thụ đặc biệt -Thuế TNDN -Thu sử dụng vốn -thuế tài nguyên -Thuế XNK -Các khoản nộp khác 224 60 1.457 307 468 1.059 2.840 300 200 171 1,4 7,8 0,7 9,2 0,4 1 4 Tổng nguyên giá TSCĐ Trong đó: Vốn ngân sách 10.305 3.624 10.402 3.624 26.986 6.624 1 1 2,6 1,8 5 Tổng giá trị còn lại TSCĐ Trong đó: Vốn ngân sách 5.284 5.055 5.600 5.055 7.000 5.055 1,1 1 1,4 1 6 Tổng vốn cố định Trong đó: Vốn ngân sách 10.758 5.055 10.517 5.055 27.101 8.055 1 1 2,6 1,6 7 Tổng vốn lưu động Trong đó: Vốn ngân sách 16.888 4.419 22.187 4.569 23.603 4.564 1,3 1 1 1 Nguồn: Theo số liệu thực tế năm 2001 của Công ty Đơn vị : Tỷ đồng Từ bảng trên cho chúng ta thấy tuy đang phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ khác trên thương trường nhưng chưa năm nào Công ty làm ăn thua lỗ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng năm 1999 Công ty vẫn đạt được tổng doanh thu là hơn 20 tỷ, lợi nhuận trên 700 triệu đồng , đây là một thành quả mà rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có thể đạt được. Sang năm 2000 tổng doanh thu là hơn 208 tỷ đồng, lãi hơn 18 tỷ đồng, đây là một kết quả khá cao biểu hiện sự kinh doanh rất có hiệu quả của Công ty. Đến năm 2001 tổng doanh thu có tăng hơn so với năm 2000 nhưng tốc độ tăng lợi nhuận không cao và nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh quá gay gắt ở trên thị trường, nạn hàng giả, trốn thuế... Nhưng từ bảng trên vẫn cho ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng sáng sủa và ổn định qua từng năm. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm về mặt hàng sản xuất kinh doanh . Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ điện tử, lĩnh vực điện tử gia dụng nói chung và TV nói riêng đang ngày càng đổi mới, tiện dụng, hiện đại và rất hiệu quả, mang nhièu nét đặc thù riêng. Tuy vậy nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển cho nên nguyên vật liệu (chủ yếu là bộ linh kiện của TV) đều phải nhập ngoài. Công ty Điện Tử Đống Đa cũng không ngoại lệ, Công ty phải nhập nguyên vật liệu từ ba nguồn cung cấp chủ yếu đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Việc cạnh tranh mặt hàng TV trên thị trường ngày càng lớn về quy mô và chất lượng, đòi hỏi Công ty cần phải đầu tư đúng đắn, luôn có sự thay đổi thích hợp nhằm tạo sức mạnh trên thương trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh. +TV là sản phẩm mang tính tổ hợp của nhiều loại linh kiện, vật liệu khác nhau không những về chủng loại, kiểu dáng mà còn về chất lượng. Do đó để sản xuất và lắp ráp TV theo dạng IKD hay SKD đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quy trình công nghệ thích hợp, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ tốt và phải có trình độ kỹ thuật cao thì mới đảm bảo cho chất lượng sản phẩm của Công ty trên thị trường. +TV thuộc nhóm hàng hoá có giá trị cao. Với thu nhập dân cư thấp như ở Việt Nam , tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí cũng ngày một tăng, nhu cầu của nhân dân ngày càng lớn song phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Việc mua sắm, tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều ảnh hưởng khách quan có tính thời vụ, vùng lãnh thổ và khả năng phủ sóng của đài truyền hình, do đó Công ty cần phải có các chính sách phù hợp trong việc lựa chọn đối tượng, khách hàng của mình, phải phân đoạn thị trường, sử dụng có hiệu quả các phương thức phân phối thì mới có thể chiếm lĩnh được thị trường. +TV là mặt hàng có giá trị sử dụng lâu dài (tuổi thọ cao, độ bền lớn) đặc biệt đối với những TV sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Vì vậy sẽ làm giảm mức tiêu dùng của khách hàng theo thời gian. Do đó, đòi hỏi Công ty phải kịp thời nắm bắt xu thế phát triển của nhu cầu khách hàng, khơi dậy nhu cầu của khách hàng tạo ra những nhu cầu mới của thị trường, thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty đồng thời thực hiện tốt chế độ bảo hành làm cho khách hàng yên tâm hơn khi mua hàng của Công ty. 2. Đặc điểm về công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm: 2.1. Về công nghệ sản xuất: Sản phẩm TV là mặt hàng đòi hỏi công nghệ sản xuất tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại. Công ty đã nhập một số máy móc thiết bị, dây chuyền lắp ráp cận đại của Nhật Bản, Hàn Quốc đạt sản lượng 75000 sản phẩm cả năm. Các dây chuyền được thiết kế hoạt động điều khiển theo dạng logic có thể lập trình được, muốn thay đổi hoạt động của dây chuyền để thay đổi chủng loại sản phẩm chỉ việc lập trình và xử lý qua bộ vi mạch trung tâm. Trong công nghệ lắp ráp thiết bị điện tử, đo kiểm là một khâu quan trọng. Giá trị thiết bị đo kiểm chiếm tới 50% tổng giá trị thiết bị đầu tư. Việc sử dụng thiết bị đo kiểm, kiểm tra từng công đoạn lắp ráp cho phép hầu hết các TV được lắp ráp ở Công ty đều đảm bảo về chất lượng. Hiện tại Công ty có dây chuyền lắp ráp TV chính là CKD, SKD và từ năm 1996 Công ty đã tiến hành lắp ráp TV theo dạng IKD. - SKD: Sản phẩm lắp ráp từ 100% chi tiết ngoại nhập, trong đó có một số mảng đã lắp sẵn (Semi Kock – down). - CKD: Sản phẩm lắp từ 100% chi tiết ngoại nhập là các linh kiện rời (Complete- Kock – down) - IKD: Sản phẩm lắp ráp từ bộ linh kiện ngoại nhập và có những chi tiết được sản xuất trong nước đạt tối thiểu 10% giá trị CIF bộ linh kiện nhập khẩu (In complete- Kock – down). 2.2.Quy trình công nghệ lắp ráp TV được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ: Công nghệ lắp ráp TV Chuẩn bị linh kiện rời Sửa chữa bo Chuẩn bị mảng rời Lắp ráp máy (7) (6) Sửa chữa mạch Chạy và nung nóng máy Cầm chân linh kiện vào vị trí của bo (1) (8) Chuẩn bị đèn hình (2) (9) KCS kiểm tra việc cầm chân linhkiện Cân chỉnh máy (3) (10) đóng nắp hậu Hàn chân linh kiện Chuẩn bị vỏ TV (4) (11) KCS tiến hành kiểm tra cân chỉnh bo Kiểm tra đóng dấu chất lượng Đóng hộp (5) (12) (13) Thành phẩm Từ (1) đến (5): Do phân xưởng CKD thực hiện. Từ (6) đến (13): Do phân xưởng SKD Sản phẩm của Công ty Điện Tử Đống Đa được sản xuất hàng loạt và có khối lượng lớn. Việc sản xuất được thực hiện ở các phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau. Phân xưởng sản xuất chính CKD: Nguyên liệu chính ở đây là các linh kiện rời, nhập ngoại do vật tư của Công ty cung cấp và phân xưởng có nhiệm vụ lắp ráp thành các mảnh, sau đó đưa tiếp sang phân xưởng SKD. Phân xưởng sản xuất chính SKD: nhập các mảng (bộ linh kiện từ phân xưởng SKD) và của các loại vật tư khác như đèn hình, vỏ TV... từ kho vật tư của Công ty, sau đó lắp ráp, kiểm tra và hoàn chỉnh thành phẩm nhập kho. Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty là theo dây truyền mang tính chất phục vụ đồng bộ. Công ty phải căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và định mức nhập khẩu nhà nước cho phép để đề ra kế hoạch sản xuất. Phòng xuất nhập khẩu chuyển bị hồ sơ để Công ty ký hợp đồng nhập khẩu và làm thủ tục mở tín dụng (L/C) tại ngân hàng. Từ khi mở L/C đến nay hàng về mất 2 đến 3 tháng. Do vốn vay nhiều mà lại vay bằng ngoại tệ (USD,yên), thời gian vay tương đối dài, tỷ giá hối đoái lại không ổn định nên khi hàng (các bộ phận chi tiết của tivi về đến) Công ty phải hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng để tiến hành hoạt động sản xuất. Thời gian hoàn thành một lô hàng thành phẩm phải mất 1 đến 2 tháng, sau đó mới đem tiêu thụ. Do chu kỳ sản xuất kéo dài mà vốn phần lớn lại là vốn vay còn phải trả nợ ngân hàng, nên vai trò công tác tiêu thụ sản phẩm phải đạt kết quả cao thì mới có thể thu hồi vốn nhanh chóng, bù đắp các chi phí và thu đuợc lãi. Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu cải thiện đời sống tinh thần cùng với sự hoàn thiện về các thông tin kinh tế văn hoá xã hội... ngày một cao thì TV là loại phương tiện có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó, do đó thị trường TV sẽ rất sôi động và là một thị trường có nhu cầu lớn. Theo báo cáo của Bộ văn hoá thông tin –Cục truyền thanh –Phát thanh- Truyền hình tốc độ phát triển về nhu cầu tivi ở nước ta trong những năm qua có thể thấy qua bảng sau: Biểu: Mức tiêu dùng TV Chỉ tiêu Đơn vị 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Dân số Tr người 66,23 67,8 69,4 71 72,56 74 74,8 76,5 Số TV Tr chiếc 0,8 1,4 2,5 3,3 4,2 5,2 6,3 7,2 Mức BQ Số Ng/ TV 83 48 28 22 17 15 11 10 Nguồn: Tổng cục thống kê- 2000 Như vậy nhu cầu hàng tiêu dùng TV ngày một tăng, phản ánh ở mức tiêu dùng bình quân giảm xuống 10 người / 1TV năm 2001 so với năm 1994 là 83 người/ 1TV. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng còn quá thấp so với các nước khác trên thế giới. Chẳng hạn ở Hàn Quốc chỉ là 1,48 người/ 1TV, ở Nhật 1,6 người/ 1TV. Điều này cũng phản ánh mức thu nhập dân cư từng nước, ở nước ta cùng với sự tăng trưởng cao về kinh tế, nhu cầu TV cũng sẽ ngày một tăng lên. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê thì nhu cầu về TV từ nay đến năm 2005 trung bình tăng khoảng 0,9-1 triệu chiếc/năm. Như vậy có thể khẳng định rằng thị trường TV ở nước ta có một tiềm năng tương đối lớn. Đây là một thuận lợi lớn cho Công ty đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tiêu thụ TV trong những năm tới. Tuy nhiên nhu cầu về TV ở thị trường nước ta phân bố không đều, giữa nông thôn và thành thị còn có sự cách biệt xa. Điều này có thể thấy rõ trong bảng sau: Biểu cơ cấu tiêu dùng TV trên 100 hộ dân cư TV màu TV đen trắng Tổng số Nông thôn 3,2 12,2 15,4 Thành thị 33,3 17,6 50.9 Nguồn : Nguồn nghiên cứu kinh tế số 250- 3/2000 Nông thôn : TV màu : 3,2 TV đen trắng : 12,2 Tổng số : 15,4 Thành thị : TV màu : 33,3 TV đen trắng : 17,6 Tổng số : 50,9 Như vậy mật độ TV ở thành thị cao hơn rất nhiều so với nông thôn, hiện tại thị trường tiêu thụ vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã ( khoảng 90%). Thị trường ở nông thôn đang còn nhỏ bé, song mấy năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng cao, trong tương lai các vùng nông thôn, vùng xa sẽ là một tiềm năng lớn cho thị trường TV phát triển. Mặt khác nhu cầu TV ở thành phố đã dần trở nên bão hoà, do đó phương hướng cần đặt ra cho công tác tiêu thụ sản phẩm của VIETTRONICS Đống Đa là hướng tới thị trường các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời cũng có thể thấy rõ cơ cấu tiêu dùng ở nông thôn và thành thị đối với TV cũng rất khác nhau, ở nông thôn chủ yếu sử dụng TV đen trắng (chiếm 80% ) trong khi đó ở thành thị TV đen trắng chỉ chiếm 34%. Vì vậy khi đời sống của nhân dân vùng nông thôn ngày một tăng lên, nhu cầu thay thế TV đen trắng bằng TV màu sẽ tăng lên nhanh chóng. Do đó việc đầu tư vào sản xuất nhiều mặt hàng TV màu có chất lượng tốt, giá cả phù hợp sẽ là cơ hội cho Công ty chiếm lĩnh thị trường này. Một đặc điểm nữa của thị trường TV ở Việt Nam, đó là nhu cầu TV thay đổi theo mùa, vụ không đồng đều về mặt thời gian. Tại các thành phố, thị trấn mức thu nhập dân cư khá ổn định nên việc mua sắm TV thường xuyên hơn, còn ở nông thôn quá trình mua sắm của nông dân phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất nông nghiệp như mùa màng, chăn nuôi của họ, thông thường việc mua sắm này xảy ra vào cuối mùa, vụ. Ngoài ra, người Việt Nam nói chung có thói quen mua sắm vào các dịp lễ, Tết, đặc biệt là trước Tết Nguyên Đán hay các sự kiện thể thao lớn trong nước và quốc tế. Ngày nay, ở nước ta, thị trường TV rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng, đời sản xuất, nhãn, mác... của rất nhiều Công ty danh tiếng với các chức năng ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn. Tâm lý chung của người Việt Nam là chuộng đồ ngoại, thích sang trọng song lại thích giá rẻ. Nhu cầu về TV cũng được phân hạng theo mức thu nhập của dân cư. Tại thành phố, số những người có thu nhập cao thì ưa chuộng sản phẩm của các Công ty danh tiếng như SONY, JVC, PANASONIC ... Ngược lại đối với những người có thu nhập thấp cũng mong muốn tìm được loại TV có chức năng tương tự, chất lượng tương đối tốt mà giá cả rẻ hơn nhiều, vì vậy các sản phẩm TV của Hàn Quốc như SAMSUNG, DAEWOO, GOLDSTAR cũng rất được ưa chuộng, sản xuất TV của Viettronics Đống Đa cũng nằm trong thị trường này do đó Công ty hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị trường theo phương thức giảm lợi nhuận đơn vị và tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Bên cạnh nhu cầu về mức giá và chất lượng còn có nhu cầu về kích cỡ giữa các loại TV.Phổ biến hiện nay có các cỡ 14 inch, 16 inch, 20 inch, ngoài ra còn có các loại TV cỡ lớn 23, 29, 31 inch... song chủ yếu trong dân cư là loại 14 inch (chiếm 80-90%) các TV cỡ lớn chủ yếu được sử dụng cho các tập thể, các nhà máy, công ty, dịch vụ công cộng... Ở nước ta, cũng có những thời điểm rộ lên nhu cầu sử dụng TV second - hand, độ bền tương đối, giá lại rẻ. Do mặt hàng này chủ yếu sử dụng một hệ màu NTSC 3,58 mà nước ta không sử dụng, việc chuyển hệ màu bằng thủ công không đem lại chất lượng cao, vì vậy thị trường đã nhanh chóng suy tàn. Đồng thời, chính phủ ta kiểm soát chặt chẽ hơn hàng nhập khẩu đối với các loại TV second- hand nên đã kiểm soát được khá tốt những loại mặt hàng này, giúp cho các nhà sản xuất trong nước có nhiều thuận lợi hơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 3. Thực trạng thị trường TV Việt Nam. *Quy mô, cơ cấu và sự thay đổi nhu cầu của thị trường Việt Nam. Ngày nay, TV được coi là một mặt hàng tiêu dùng phổ biến, gần như là một mặt hàng đảm bảo nhu cầu thiết yếu trong gia đình. Tổng số TV hiện nay có ở các gia đình tại Việt Nam là khoảng 10,7 triệu chiếc. Trong khi đó cả nước Việt Nam có hơn 17 triệu hộ gia đình, mỗi hộ cần ít nhất một chiếc TV, như vậy thị trường TV là thị trường có tiềm năng lớn. Theo số liệu của Viện Điện tử tin học Việt Nam từ nay đến năm 2005 nước ta cần trung bình mỗi năm là 1 triệu chiếc TV, chi phí về mặt hàng điện tử mỗi năm là 300 triệu USD. Số lượng TV được mua chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thu nhập của nhân dân. Thu nhập quyết định đến chủng loại, số lượng TV sẽ được mua. Cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật và sự tác động về tâm lý trong tiêu dùng, trong những năm tới các loại TV có chất lượng tốt sẽ được tiêu dùng nhiều hơn. *Thực trạng tình hình cung ứng trên thị trường. Nguồn nhập khẩu: Hiện nay số lượng TV nhập khẩu chiếm khoảng 20 - 25 % số lượng TV cung ứng trên thị trường. Trong năm tới Nhà nước đang tăng cường kiểm soát nhập khẩu TV nguyên chiếc. Do vậy, nguồn TV nguyên chiếc sẽ giảm, nhưng sắp tới Việt Nam sẽ hết hạn trong hiệp định chung về thuế quan CEPT và hội nhập chung vào khu vực thì chính phủ rất khó có thể kiểm soát TV nhập nguyên chiếc như hiện nay, như vậy nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc rất lớn vào sự cạnh tranh của các hãng lắp ráp tại Việt Nam với TV nguyên chiếc nhập ngoại và thị hiếu người tiêu dùng Biểu: Kim ngạch nhập khẩu chung của TV. Đơn vị : USD Năm Tổng số Sản phẩm hoàn chỉnh Tỷ trọng (%) Linh kiện Tỷ trọng (%) 1995 59.926,8 27.387 45,7 35.539,8 54,3 1996 80.153,6 35.843 44,7 44.311,6 55,3 1997 90.172,8 39.876 44,2 50.296,8 55,8 1998 99.190,08 43.863 44,1 55.362,48 55,9 1999 100.336,37 39.477,24 39,3 60.859,13 60,7 2000 101.814,33 36.555,65 35,9 65.258,638 64,1 2001 102.020,5 32.455,7 31,8 69.564,8 68,2 Nguồn: Vụ quản lý dự án- Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Số liệu năm 2000. Có thể thấy xu hướng nhập linh kiện về lắp ráp tăng trong khi nhập nguyên chiếc đang giảm đặc biệt trong 3 năm gần đây. Nhìn chung, cung về sản phẩm TV luôn vượt cầu do tồn tại quá nhiều cơ sở lắp ráp và tình trạng nhập khẩu không kiểm soát được từ con đường tiểu ngạch. -Nguồn lắp ráp trong nước: Đứng trước nhu cầu to lớn về TV nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành lắp ráp và kinh doanh TV dưới hình thức tự nhập nguyên liệu về lắp ráp, hoặc liên doanh với nước ngoài. Hiện nay nước có hơn 100 doanh nghiệp lắp ráp các loại TV với tổng công suất 300 triệu chiếc mỗi năm,. những cho đến nay các doanh nghiệp chỉ sử dụng hết 30 - 40 % công suất, trong đó có 11 doanh nghiệp chiếm 80 % tổng công suất lắp toàn ngành. Đây là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sản xuất trên dây chuyền hiện đại với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm tốt. Bảng : Các doanh nghiệp lớn trên thị trường TV Việt Nam. STT Tên công ty Công suất (máy/ năm) 1 Liên doanh Hanel - Deawoo 400.000 2 Liên doanh Vina - SamSung 400.000 3 Liên doanh Vina - Sony 400.000 4 Vietronics Thủ Đức 120.000 5 Vietronics Tân Bình 120.000 6 Vietronics Đống Đa 100.000 7 Vietronics Biên Hoà 100.000 8 LG - SEL 250.000 9 Vietrolimex 120.000 10 Công ty điện tử Ánh Sao 80.000 11 Công ty điện tử Hà Nội 200.000 Nguồn: Tổng cục thống kê-2000 Bảng: Thị phần của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường TV Việt Nam. STT Tên công ty Thị phần tuyệt đối (%) 1 Hanel - Daewoo 8 2 Vina - SamSung 9 3 Vina - Sony 12 4 LG - SEL 16 5 Hanel 10 6 Ánh Sao 3 7 GUECO 5 8 Các công ty khác 37 Nguồn: Tổng cục thống kê- 2000 Trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng TV có thể chia ra làm ba nhóm: Nhóm các doanh nghiệp khai thác thị trường cao cấp: Đó là các doanh nghiệp Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ Đức... Với các sản phẩm như Sony, Panasonic, Sanyo... Đây là những doanh nghiệp có bề dầy trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, họ có một số lợi thế sau: Họ có sẵn một cơ sở hạ tầng vật chất do chế độ Mĩ, Nguỵ để lại, tạo ra sức bật lớn trong việc nhập khẩu, lắp ráp các mặt hàng gia dụng. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài, tích luỹ lớn, kinh nghiệm nhiều, hoạt động có hiệu quả, tiềm lực tài chính lớn, công nghệ hiện đại, khả năng đầu tư mới cao, tiềm năng nghiên cứu cải tiến kỹ thuật cao, có xu hướng liên doanh với nước ngoài. Lực lượng lao động trẻ được đào tạo với tay nghề cao. Họ lắp ráp những sản phẩm của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Nhóm các doanh nghiệp khai thác thị trường bình dân: Đó là các doanh nghiệp như Hanel, Viettronics Đống Đa, LG-SEL... Đây là các doanh nghiệp được Hàn Quốc cung cấp công nghệ. Các doanh nghiệp này có uy tín đặc biệt trên thị trường phía bắc, số lượng sản phẩm do các doanh nghiệp này sản xuất ra chiếm số lượng lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp này có lợi thế là thu nhập của người dân chưa cao nên được khai thác ở thị trường rộng lớn. Nhóm các doanh nghiệp nhỏ, các Công ty trách nhiệm hữu hạn, các Công ty điện tử các tỉnh. Các đơn vị này có năng lực sản xuất nhỏ, khả năng cạnh tranh kém. Thực trạng cạnh tranh: Kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường kéo theo cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là thị trường TV vì đây là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. Ngày nay, số lượng các doanh nghiệp sản xuất cung ứng TV ngày càng nhiều, các Công ty không ngừng tung ra thị trường các sản phẩm mới, có mẫu mã phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, hệ thống cửa hàng rộng khắp, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng ngày càng trở nên thuận tiện hơn, công việc quảng cáo cũng được chú ý trên mọi phương tiện thông tin đại chúng... ở đâu người tiêu dùng cũng có thể mua được TV. Xu hướng tiêu dùng hiện nay của đa số khách hàng là họ muốn sản phẩm của các hãng nổi tiếng như Sony, Panasonic... Thực tế, các Công ty đã không ngừng sử dụng các biện pháp cạnh tranh như khuyến mãi, giảm giá, các dịch sau bán...để giới thiệu những điểm mạnh về sản phẩm của mình, như giá thấp, chất lượng tốt, dịch vụ sau bán hoàn hảo để có chỗ đứng tốt trên thị trường. Bên cạnh đó xuất hiện những cá nhân, những tổ chức lắp ráp bán ra trên thị trường những mặt hàng không bảo đảm với giá rẻ, chi phí thấp. Nạn hàng giả tràn lan, nhập lậu đã làm cho thị trường trở nên cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng bán TV trên thị trường khá hỗn loạn. Như vậy, cho chúng ta thấy cạnh tranh trên thị trường TV là hết sức gay gắt với những biện pháp, cách thức hết sức đa dạng, phức tạp. Để có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cạnh tranh thích hợp để vừa có thể cạnh tranh với các hãng nổi tiếng, vừa có thể chống lại được hàng nhập lậu và hàng giả. III. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 1. Tình hình tổ chức thực hiện công tác tiêu thụ của Công ty VIETTRONICS Đống Đa a.Chính sách sản phẩm của Công Ty. Chính sách sản phẩm là xương sống của sự tồn tại và phát triển đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Ngày nay, khi trình độ sản xuất phát triển sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt , chiến lược sản phẩm trở nên vô cùng quan trọng . Chiến lược sản phẩm bao gồm: thiết lập chủng loại , hạn chế chủng loại , tách biệt chủng loại , hoàn thiện sản phẩm hay đổi mới sản phẩm . Trên cơ sở nắm bắt được xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường TV trong mấy năm trở lại đây, TV được coi là mặt hàng kinh doanh chính với sản lượng 82,2% giá trị tổng sản lượng sản xuất hàng năm của Công Ty . Trước năm 1992 , do sự hạn chế về sức mua nên sản phẩm chủ yếu của Công Ty vẫn là loại TV đen trắng tương đối rẻ tiền như SAMSUNG , VIETRONICS, ...trong thời gian gần đây đời sống dân cư đã khá lên Công Ty đã chuyển hướng sang lắp ráp TV mầu với số lượng lớn . Kể từ năm 1999 Công Ty đã áp dụng chính sách hạn chế chủng loại , loại trừ những sản phẩm không có hiệu quả như VIETRONICS H3539 và chuyển sang chỉ sản xuất một số mặt hàng TV có giá trị vừa phải hướng vào khai thác đoạn thị trường gồm những nhóm dân cư có mức thu nhập trung bình . Điều này được phản ánh qua số liệu ở Bảng sau : Bảng cơ cấu sản xuất ở Công Ty (Đơn vị : chiếc) Năm Sản phẩm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Sam Sung 7600 13336 76 H3539 (VIETTRONICS) 7600 7334 2080 T338 (VIETTRONICS) 3055 16876 JVC 1490 775 9127 DAEWOO 1490 3332 9388 DAEWOO 1446 1000 2132 7020 DAEWOO 1444 25024 45000 41000 38100 DAEWOO2046 8827 4500 4600 23900 SANYO 16” 7733 15000 18000 Tổng số 15742 49066 59877 65000 63600 62000 Nguồn: Theo số liệu thống kê năm 2001 của Công ty. Hiện nay Công ty chỉ tập chung sản xuất chủ yếu 2 loại sản phẩm TV màu. -DAEWOO 14” Với mức giá bán trung bình: 1,95 triệu đồng -DAEWOO 20” Với mức giá bán trung bình: 2,75 triệu đồng Trong đó mặt hàng chủ lực là DEAWOO 1444, một mẫu mã mới nhất của TV DAEWOO có cải tiến mẫu mã kỹ thuật so với các model khác của đối thủ cạnh tranh (1446 và 1449 do HANEL sản xuất ).Tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường , tăng nhanh tốc độ tiêu thụ , sản lượng tiêu thụ TV loại này chiếm 61,5% tổng lượng tiêu thụ trong năm của Công Ty. Mặt khác, do yêu cầu cấp bách về sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt , Công Ty đã liên tục mở rộng mặt bằng tăng quy mô và trình độ sản xuất nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng . Cho đến nay , Công Ty đã đạt một trình độ lắp ráp cao , sản phẩm của Công Ty được đánh giá là có chất lượng tốt , hình ảnh đẹp , âm thanh sắc nét , tỷ lệ bảo hành tương đối thấp (5% so với 6,5% của HANEL ). Chất lượng là một nguyên nhân dẫn đến việc người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm TV của Công Ty ngày càng nhiều hơn , đặc biệt là TV DAEWOO 14’’. Có thể nói chất lượng là yếu tố có khả năng cạnh tranh hàng đầu trên thị trường , góp phần nâng cao uy tín của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0129.DOC
Tài liệu liên quan