Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Thăng Long

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

 I. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

 1.Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu

 1.1 Khái niệm

1.2Vai trò của hoạt động xuất khẩu

 2.Các hình thức của hoạt động xuất khẩu

 2.1. Xuất khẩu trực tiếp

 2.2.Xuất khẩu uỷ thác

 2.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác

 2.4 Gia công quốc tế

 2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư

 2.6. Xuất khẩu tại chỗ

2.7.Tái xuất khẩu

 2.8. Buôn bán đối lưu

II. Quá trình tổ chứ xuất khẩu hàng hóa

 1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài

 2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu

 3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

2.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

2.1. Các yếu tố vi mô

 2.1.1 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp

 2.1.2 Trình độ quản lý của doanh nghiệp

 2.1.3. Yếu tố khác

 2.2. Các yếu tố vĩ mô

 2.2.1. Tỷ giá hối đoái

 2.2.2 Các yếu tố pháp luật

 2.2.3. Các yếu tố về văn hoá xã hội

 2.2.4. Các yếu tố kinh tế

 2.2.5 Các yếu tố khoa học công nghệ

 2.2.6. Nhân tố chính trị

 2.2.7. Các nhân tố cạnh tranh quốc tế

CHƯƠNG II: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY THĂNG LONG

I. Khái quát về công ty may Thăng Long

1.Quá trình hình thành công ty và phát triển

2.Chức năng nhiệm vụ

3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

 3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty may Thăng Long

 3.2. Quy trình công nghệ của công ty may Thăng Long

 4. Thị trường của công ty

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long

 1.Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty

 2.Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Công ty may Thăng Long

 2.1.Kim ngạch xuất khẩu

 2.2 Tình hình mặt hàng kinh doanh trọng điểm của công ty

 2.3 .Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty

 2.4. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu

2.5 Hoạt động xúc tiến thương mại

 3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Thăng Long .

 3.1Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc:

 3.2.Một số mặt còn tồn tại hiện nay

 3.3 NGuyên nhân tồn tại

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG

I- Phương hướng của Công ty may Thăng Long trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

1-Xu thế biến động thị trường thế giới

2. Phương hướng của công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới

2.1 Mở rộng thị trường của công ty tới cac thị trường nhiều tiềm năng

2.2- Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)

 2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

II- một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long

 1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu

 2.Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó trọng tâm là sản xuất hàng xuất khẩu

 3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng may mặc

 3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu

 3.2. Giá thành sản phẩm hợp lý

 3.3 Nghệ thuật bán hàng

3.4. Nâng cao uy tín nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

5. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu.

III . Một số kiến nghị với Nhà nước

 1. Cải cách hệ thông thuế để khuyến khích xuất khẩu .

 2.Nhà nước cần cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

 3.Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu. 84

 4.Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới 84

 5. Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo

 

doc98 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh. Cụ thể: * Sản phẩm áo sơ mi: áo sơmi nam là mặt hàng truyền thống của công ty.Công ty may Thăng Long rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo sơmi nam các chất cotton, vải Jeen, vải Visco.Trước đây mỗi năm công ty xuất khẩu sang thị trường các nước đông Âu và Pháp khoảng 300.000 chiếc, một vài năm trước tuy lượng áo sơmi nam có giảm đôi chút nhưng giá gia công hay giá sản phẩm tăng lên do chất lượng áo nâng lên rất nhiều, kiểu dáng đẹp rất được khách hàng ưa chuộng. Đến những năm gần đây số lượng sản phẩm này không ngừng tăng lên. Năm 2001 tăng 3% so với năm 2000, đạt 533.000 chiếc, năm 2002 tăng lên 76% so với năm 2001, đạt 937.000 chiếc. Điều này cho thấy DN đã đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ quản lí và tay nghề cho người lao động để sản xuất có hiệu quả hơn. Kết quả về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2001 đạt 2.882.000 USD và năm 2002 đạt 7.437.000 USD, sản phẩm được xuất khẩu thị trường Mĩ và một số thị trường khác như Pháp, Đức, ĐanMạch, Sec, Canada, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông Điều này chứng tỏ vị trí của mặt hàng này trên thị trường trong nước cũng như trên Thế giới. Hiện nay công ty may Thăng Long có các dây truyền công nghệ hiện đại như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt có thể tạo ra các loại áo sơmi sáng bóng bền đẹp đủ tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu. Hàng sơmi nam nữ là một trong những mặt hàng công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ và là một trong những mặt hàng trọng điểm của công ty. *áo Jacket: Đây là sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn trong những năm vừa qua ở các thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo jacket và áo khoác vào các thị trường năm 2001 đạt 9.238.000 USD và năm 2002 đạt 6.714.000 USD. Tuy năm 2002 có giảm so với năm 2001 do việc xuất khẩu sang một số nước giảm hoặc hết hạn ngạch. Tuy nhiên sản phẩm này có xu hướng tăng lên vào một số thị trường như Mĩ, Hồng Kông, ISRAEL. Sản phẩm sản xuất vẫn tiếp tục tăng qua các năm 2001 tăng 11% so với năm 2000, nhưng đến năm 2002 thì tăng 33% so với năm 2001. Điều này chứng tỏ mặt hàng này của công ty vẫn rất được chú trọng vào đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ vì thị phần của sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu. *Quần các loại: Quần âu, quần bò là mặt hàng quan trọng của công ty từ trước đến nay, đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao trong tổng số các mặt hàng. Trong những năm qua sản phẩm này không ngừng gia tăng, năm 2001 đạt 987.000 chiếc, tăng 39% so với năm 2000. Đặc biệt năm 2002 đạt 1.955.000 chiếc tăng 98% so với năm 2001. Điều này cho thấy đây là mặt hàng đang được thị trường tiêu thụ rất lớn và DN đã rất quan tâm đầu tư vào mặt hàng này. Hiện nay công ty đã có riêng phân xưởng sản xuất, chủ yếu là quần Jean. Điều đáng tự hào là vải Jean này từ các đơn vị sản xuất trong nước như công ty dệt 19/5, công ty đệt vải công nghiệp, công ty nhuộm Hà Đông Hiện nay công ty đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại chuyên dùng để sản xuất loại vải hàng Jean. Mặt hàng quần Jean đang được thị trường trong nước và nước ngoài tiêu thụ được một lượng khá lớn đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Bởi mặt hàng nảy nguyên vật liệu được sản xuất trong nước do đó đem lại giá trị lơI nhuận cao.Từ đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào các thị trường là rất lớn, đạt 8.398.000 USD năm 2001 và đạt 17.695.000 USD năm 2002. Trong hai năm qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này rất lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (46.632.000USD). Mặt hàng này công ty đã xuất khẩu sang thị trường Mĩ, Nhật, Đức với giá trị lớn. Trong thời gian tới nếu các công ty sản xuất vải trong nước nâng cao chất lượng hơn nữa vải Jean ,đồng thời công ty may Thăng Long thiết kế kiểu dáng phù hợp với thị trường trong nước thì mặt hàng quần Jean của công ty chắc chắn sẽ tiêu thụ được một lượng khá lớn ngay tại thị trường nội địa với nhu cầu quần áo Jean khá cao đặc biệt với giới trẻ . * áo dệt kim Hiện nay công ty may Thăng Long có một xưởng may hàng dệt kim hợp tác với một công ty may ở hồng kông. Vốn đầu tư cho phân xưởng này khoảng hơn 1 tỷ đồng. Mặt hàng này đang được một số thị trường tư bản ưa chuộng như EU Mỹ. Ngay sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. Năm 2001 công ty đã xuất sang Mỹ 300.000 sản phẩm, kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này là 8.907 triệu USD năm 2002. Sản phấm sản xuất 1.902.000 sản phẩm năm 2002, tăng 53%so với năm 2001. Điều này cho thấy vị trí quan trọng của mặt hàng dệt kim của công ty, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phâ,r sản xuất ra. Hiện nay công tyu đang triển khai tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để có thể chủ động sản xuất hàng dệt kim và chuyển sang bán đứt mặt hàng này để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn . * Các loại quần áo khác Năm 2002 các loại quần áo này đạt 94.000 chiếc, giảm hơn 80% so với năm 2001. Mặt hàng này giảm đi do doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào sản xuất chuyên môn hoá các loại sản phẩm trên vì chúng đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường và phát triển các loại mặt hàng làm cho sản phẩm của công ty ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trườngvà nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp 2.3 .Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty. Trong những năm qua, công ty may Thăng Long đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu trên 40 nước trên thế giới như : Đông Âu, EU, Nhật Bản, Pháp Mỹ ... Bảng năng lực xuất khẩu tham gia thị trường năm 2001-2002 của công ty Đơn vị :1000 USD Thị trường 2001 2002 So sánh ST TT % ST TT % ST TT% Mĩ 18712 46,9 87.720 80 19.008 201,6 Nhật 5.490 13,8 4.018 8,6 1472 73 Eu 9.273 23,3 3.820 8,2 5.453 42 T2 khác 6.397 16 1.067 3,2 5.330 16 ồKNXK 39.872 100 4.662 100 6.753 117 Qua bảng trên ta thấy : Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tăng 17% năm 2002 so với năm 2001. Trong đó một số thị nhơ Eu, Nhật, và các nước khác có xu hướng giảm xuống. Kết quả này ndo một số thị trường hết hạn ngạch và do cuộc khủng hoảng của cuộc kủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu á. Tuy nhiên thị trường Mỹ không ngừng được mở rộng vì vậy kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2002 tăng 101,8% so với năm 2001. Do vậy mà tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty cũng tăng lên rất nhiều . * Thị trường Mỹ Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của tông công ty dệt may Việt Nam, công ty may Thăng Long rất chú trọng đến chiến lược phát triể và mở rộng thị trường. Công ty đă củng cố và duy trì thị trường hiện có, nghiên cứu và phát triển thị trường mới, đặc biệt la thị trường Mỹ. Mỹ là một thị trương nhập khâủu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Năm 2001 Mỹ nhập hàng dệt may 70 Tỷ USD (hàng may mặc 56,4 tỷ USD). Hàng dệt may vào thị trường Mĩ đa dạng có tính truyền thống và cạnh tranh về giá cả do các nhà cung cấp hàng dệt may lớn xuất khẩu vào Mỹ: Mehicô, Canađa, Trung Quốc, pakistan, Hàn quốc, ấn Độ, Đài loan, Hồng Kông. Hàng dệt may vào thị trường Mỹ chủ yếu là hàng FOB, phải có nhãn hiệu hàng hoá đúng quy định và phải tuân thủ đầy đủ luật hải quan Mỹ. Khách hàng thường đặt những lô hàng lớn đòi hổi chất lượng hàng tốt và đúng thời hạn giao hàng . Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nội dung của tiêu chuẩn SA8000 về trách nhiệm xã hội . Để thâm nhập vào thị trường Mỹ, ngay từ năm 1985 khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam Thaloga đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên gồm 20.000 sản phẩm sơ mi bò vào thị trường Mỹ và cũng ngay từ năm 1985 công ty đã tích cực tìm kiếm bạn hàng và ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty ONGOOD (Hồng Kông ) đầu tư mới 200 thiết bị chuyên dùng để sản xuất hàng dệt kim mang nhãn hiệu UNION BAY xuất khẩu santg Mỹ với sản lượng 1.200.000/ năm. Nhờ thực hiện tốt hợp đồng hợp tác kinh doanh nên năm 1999 công ty tiếp tục mở rộng hợp tác với ONGOOD thêm một xưởng sản xuất dệt kim với 250 máy các loại tăng sản lượng 2.500.000 sản phẩm /năm và ký thêm hợp đồng với hãng Godenfirst chuyên sản xuất sơ mi và quần kaki xuất sang thị trường Mỹ. Tháng 7/2002 công ty tiếp tục hợp tấc kinh doanh xưởng giặt mài với công ty Winmark, đầu tư toàn bộ hệ thống máy giặt mài hiện đại công nghệ tiên tiến thay thế cho hệ thống máy giặt mài cũ của công ty từ năm 1990 nhằm chủ động trong việc triển khai các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tăng nhanh năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Công ty đã dầu tư đổi mới toàn bộ máy móc hiện đại cho xí nghiệp, nâng cấp nhà xưởng .. và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá đối với các xí nghiệp và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng các hợp đồng mới, hàng hoá đa dạng và có chất lượng cao đối với khách hàng. Công ty đã đổi mới tổ chức quả lý, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm ba mục tiêu: Năng suất - chất lượng - hiệu quả. Nhờ có chiến lược về thị trường và khách hàng nên sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, công ty đã có nhiều khách hàng mới đến ký hợp đồng để xuất sang thị trường Mỹ Bảng kết quả xuất khẩu sang thị thị trường Mỹ: Đơn vị tính : 1000 USD Năm Tổng kim ngạch xk Jackét và áo khoác Sơ mi các loại Quần các loại Hàng dệt kim Quần áo khác 2001 18.712 399 810 3.729 13.192 582 2002 35.919 5.432 5.595 14.327 8.010 2.555 Tổng 54.631 5.831 6.405 18.056 21.202 3.137 Qua bảng trên ta thấy kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt là sau khi hiệp đinh thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 và thị trường này đạt 35.919.000 USD tăng 17.207.000 USD so với năm 2001. Điều này cho thấy rõ hiệu lực của hiệp định thương mại Việt Mỹ và vai trò to lớn của nó trong việc xuất khẩu hàng hoá của công ty cụ thể: Kim ngạch các mặt hàng hầu như đều tăng lên đặc biệt là mặt hàng mặt hàng áo sơ my quần âu, áo Jacket và áo khoác tăng từ 399.000 USD lên 5.432.000 USD (mặt hàng áo Jacket) và tăng từ 3.729.000 USD lên 14.327.000 USD (mặt hàng quần âu). Mặt khác các loại mặt hàng khác cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng thì thấp hơn các sản phẩm trên. Rõ ràng đây là một thị trường lớn mà công ty cần đầu tư để khai thác tối đa lợi thế của nó, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cùng với các đơn vị trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may của tổng công ty dệt mayViệt Nam. *Thị trường EU Là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt nam hiện nay. Eulà một trong những trung tâm kinh tế chính trị của thế giới, chiếm khoảng 20% tổng giá trị buôn bán của thế giới, chiếm 40% viện trợ cho các nước. EU là một thị trường đông dân (380triệu người) có đời sống cao và mức tiêu thụ hàng may mặc cũng lớn. Từ những năm 80, công ty đã có hàng may mặc xuất khẩu sang các nước EU như Pháp, Đức... sau đó do tình hình chính trị phức tạp nên quan hệ buôn bán có dừng lại. Từ năm 1991, xuất khẩu hàng dệt may của các nước sang EU lại tiến triển. Tháng 12/1992 hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU được ký kết có hiệu lực từ 1/1/1993 đã tạo cho ngành may Việt nam nói chung và công ty may Thăng Long nói riêng bước vào giai đoạn mới, tăng trưởng nhanh chóng Trong hiệp định mới 1998-2000, EU đã tăng 30 % hạn ngạch cho Việt Nam, xoá bỏ qua ta với 25 mặt hàng, chỉ còn giữ 29 mặt hàng vẫn quản lý theo quota. Tại Việt nam, ở hầu hết các công ty may thì may gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn 54.1% song ở công ty may Thăng Long lượng may xuất khẩu sang EU còn nhỏ hơn tổng doanh thu của công ty và có xu hướng giảm gia công để tăng tỷ lệ bán FOB. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2001 đạt 9.273.000 USD . Như vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường là rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty( chiếm 23,3%) góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Tuy nhiên năm 2002 kim ngạch xuất khảu có giảm so với năm 2001, đạt 3.802.000 USD giảm 5.45.000 USD do có một số mặt hàng hết hạn ngạch. Nhưng đây vẫn là một thị trường lớn mà công ty cần khai thác triệt để hơn trong thời gian tới vì trong các chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang EU, hầu hết mới tập chung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã hàng “nóng” như : Jacket 2 hoặc 3 lớp, áo váy, sơ mi Đặc biệt đối với mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu sang EU đạt 6.761.000 USD năm 2001. Hiện nay các doanh nghiệp việt Nam mới chỉ tân dụng được 41% năng lực của mình tại thị trường EU . Thực tế cho thây còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết. Đoá là những mặt hàng yêu cầu phải có thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao. Hiên nay công ty đã và đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu tt và tận dụng lợi thế và cơ hội hiện nay. Nếu doanh nghiệp tiếp tục đầu tư để lấp lỗ hổng về kỹ thuật thì sẽ mất đi một tiềm năng to lớn về thị trường cho nghành dệt của nước ta cũng như của công ty. Cùng với vấn đề làm thế nào để chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Eu, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian, tạo lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp *Thị trường Nhật Bản. Thị trường may mặc Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn và thị trường không hạn ngạch. Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc từ năm1986. Hiện nay dân số của Nhật khoảng 122 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người là 26700$/năm thì nhu cầu về hàng may mặc tương đối lớn. Hàng năm nhu cầu nhập hàng của Nhật Bản là 3 - 3.5 tỷ USD. Gần đây do suy thoái kinh tế, thu nhập giảm sút, đồng Yên mất giá nên tiêu thụ và nhập khẩu ở nhật Bản đều chững lại. Trong đó nhập khẩu từ Việt nam giảm15-20%và có một số khác hàng đã cắt hợp đồng. Tuy vậy trong năm 2001 vừa qua số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty may Thăng Long sang Nhật khoảng 1.558.000 sản phẩm các loại, lớn nhất là áo dệt kim và áo sơ mi. Bảng kết xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: Đơn vị tính :1000 USD Năm Tổng kim ngạch xk Jackét và áo khoác Sơ mi các loại Quần các loại Hàng dệt kim 2001 5.356 2.086 879 2.257 134 2002 3.574 222 410 1.693 170 Tổng 8.9300 2.308 1.289 3.950 304 Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình xuất khẩu của thị trường Nhật năm 2002 so với năm 2001 giảm từ 5.356 .000 USD xuống 3.574.000 USD về kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể các mặt hàng đều giảm. Tuy nhiên nền kinh tế Nhật đang được phục hồi do vậy đây vẫn là thị trường lớn đầy tiềm năng mà công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này *Thị trường Nga và Đông Âu. Đây là thị trường quen thuộc đối với công ty, một thị trường rộng lớn với số dân trên 300 triệu người với nhu cầu nhập khẩu quần áo mỗi năm trên 1 tỷ USD. Hình thức chủ yếu hàng xuất cho thị trường này của công ty là gia công. Mặt hàng truyền thống của công ty cho thị trường này là áo sơ mi nam. Tính đến năm 1989 công ty đã xuất sang thị trường này trên 5.000.000 sản phẩm sơ mi quy đổi. Năm 1990 công ty đã xuất sang Đông Đức 1 triệu chiếc sơ mi xuất khẩu, 3 triệu chiếc sang Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary và các nước Đông Âu khác. Nhưng tình hình thế giới thay đổi, đầu tiên là thị trường Đông Đức sụp đổ vào đầu năm 1990, tiếp đến là năm 1991 thị trường Liên Xô đổ theo, sau đó lần lượt thị trường các nước Đông Âu khác rơi vào tình trạng ấy. Cả một thị trường quen thuộc các nước đã tan hoàn toàn. Tuy nhiên, trước đó công ty cũng thấy đây là thị trường thường xuyên biến động rủi ro cao. Do sản nước ta kém phong phú về mẫu mã, phương thức thanh toán kém linh loạt hơn các nước khác nên thị phần các doanh nghiệp may Việt nam cũng giảm dần. Hiện nay, công ty đã quan hệ trở lại với Liên Xô và Đông Âu do có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo của công ty và sự giúp đỡ của Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công ty đã cố gắng trong yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng. Một mặt giải quyết việc làm cho công nhân, mặt khác nâng cao uy tín của công ty với bạn hàng nước ngoài. Trong hướng phát triển tới, công ty cố gắng tăng tỷ lệ xuất khẩu gia công may mặc theo phương thức mưa đứt bán đoạn, chủ động trong sản xuất, tận dụng một phần nguyên vật liệu trong nước. 2.4. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc chính đó là: xuất khẩu trực tiếp và gia công hàng may mặc xuất khẩu. *Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc(Mua đứt bán đoạn). Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (ở công ty gọi là hàng FOB hay hàng bán đứt). Thực chất của xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công ty là việc mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường nước ngoài. Nhìn vào bảng doanh thu xuất khẩu ta thấy doanh thu xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ khá cao trong doanh thu xuất khẩu của công ty. Doanh thu trực tiếp tăng lên theo năm, tỷ lệ tăng bình quân này là 15%. Điều này cho thấy công ty đang tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình thức này. Trong những năm qua doanh thu xuất khẩu trực tiếp của công ty luôn chiếm trên 50% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp và chiếm gần 65% trong doanh thu xuất khẩu. Chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu nói chung và của hoạt động xuất khẩu trực tiếp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty vẫn còn thực hiện theo hình thức qua trung gian nhiều. Do vậy trong thời gian tới công ty may Thăng Long đang tìm mọi biện pháp khả thi để phát triển phương thức xuất khẩu trực tiếp. Vì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn làm hàng bán FOB trước hết công ty phải nắm chắc thông tin về thị trường về nhu cầu, về giá cả thị trường , thông tin về khách hàng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng phải giữ chữ tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và giá cạnh tranh. * Hoạt động gia công hàng may mặc của Công ty. Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp Công ty vẫn tiếp tục duy trì hình thức gia công để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ được các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay. Do làm gia công nên công ty luôn luôn bị động và hiệu quả kinh tế nhìn chung là thấp. Nhiều công ty, xí nghiệp may trong nước muốn giải quyết công ăn việc làm cho công nhân sẵn sàng ký kết hợp đồng với khách hàng với giá thấp làm xáo trộn mặt bằng giá gia công và xảy ra tranh chấp khách giữa các doanh nghiệp trong nước. Các khách hàng gia công nước ngoài tranh thủ ép giá làm thiệt hại rất lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta. Với tình hình hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong đó có công ty may Thăng Long đã nhanh chóng dần chuyển sang kinh doanh với hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Tuy nhiên do điều kiện thực tế của công ty may Thăng Long chưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bán thành phẩm và vì những ưu điểm của phương thức gia công trong thị trường may mặc xuất khẩu nưóc ta hiện nay nên Công ty vẫn duy trì hình thức này. Hiện nay ở Công ty may Thăng Long , công ty WOOBO Và Công ty ONGOOD là những bạn hàng gia công lớn nhất của Công ty. Từ năm 1995 Công ty hợp tác lâu dài với Công ty ONGOOD để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty. Từ năm 1995, công ty xuất khẩu nhiều lô hàng sang nhiều thị trường mới như Nhật, Thuỵ Sỹ, Chilê, Mỹvà kết quả tiêu thụ khá khả quan. Nhận thấy rõ năng lực sản xuất, khả năng phát triển của Công ty, Bộ thương mại đã phân bổ và bổ sung thêm nhiều hạn ngạch hàng may mặc cho Công ty sang các thị trường có hạn ngạch. Thông qua bảng doanh thu xuất khẩu ta cũng thấy được kết quả xuất khẩu theo hình thức gia công rất lớn. Doanh thu xuất khẩu theo hình thức gia công không ngừng tăng lên về số lượng và giá trị. Trong một số năm qua( 1999-2002) doanh thu xuất khẩu gia công chiếm gần 45% trong doanh thu xuất khẩu của công ty và chiếm gần 50% trong tổng doanh thu của công ty. Qua đây ta thấy doanh thu từ hoạt động này cũng không kém phần quan trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Như vậy công ty may Thăng Long đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty mình. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp rộng mở, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 37 triệu USD năm 2000 lên 46.6 tiệu USD năm 2002. Năm 2001 công ty sản xuất được 4.064.792 sản phẩm trong đó xuất khẩu 3.251.833 sản phẩm, năm 2002 sản xuất được 5.390.365 sản phẩm, xuất khẩu 4.743.517 sản phẩm. Điều này cho thấy sản phẩm được xuất khẩu đi mỗi năm luôn tăng lên đặc biệt là gia tăng vào những thị trường mới như thị trường Mĩ, năm 2002 công ty đã xuất sang Mĩ 5.500.000 sản phẩm( quy đổi sơ mi chuẩn). Có được kết quả trên một phần do sự nỗ lực của cán bộ công ty, mặt khác có được sự tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước trong các chính sách xuất nhập khẩu, xâm nhập vào thị trường . Công ty đã tranh thủ được thuận lợi đó, nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới( cả thị trường có hạn ngạch và không có hạn ngạch) và được rất nhiều bạn hàng tin tưởng đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty. Bên cạnh hai hình thức xuất khẩu cơ bản là gia công và xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp còn nhận uỷ thác xuất khẩu cho các công ty. Công ty nghiên cứu thị trường may mặc thế giới, kí kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng. Công ty liên tục nâng cao năng lực sản xuất của mình, củng cố uy tín vốn có từ lâu đối với khách hàng, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học. Nhờ đó công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu tạo thế cạnh tranh khá vững chắc trên thị trường . 2.5 Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty may Thăng Long Trong nỗ lực gia tăng các hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc để không ngừng phát triển công ty, công ty đã chú trọng hơn vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm may mặc, giới thiệu năng lực sản xuất của công ty để bạn hàng các nơi hiểu rõ và đặt quan hệ làm ăn với công ty. Tại các hội chợ quốc tế chuyên ngành may mặc ở Đức, Pháp, Inđônesia... công ty đã mang các sản phẩm may mặc có chất lượng cao của công ty để giới thiệu với các khách hàng. Qua các hội chợ triển lãm này công ty được rất nhiều khách hàng quan tâm, đến tìm hiểu và qua đó công ty có thể ký kết ngay các hợp đồng với khách hàng hoặc sau đó khách hàng sẽ liên hệ với công ty đặt các đơn hàng gia công hay đơn hàng mưa đứt các sản phẩm may mặc của công ty. Công ty đã tham gia các hội chợ triển lãm hàng dệt may và thiết bị dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh và hội chợ thời trang tại Hà Nội, đưa sản phẩm của doanh nghiệp giới thiệu với khách hàng trong nước và nước ngoài và được nhiều khách hàng ưa thích và đặt hàng với công ty Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hội chợ triển lãm. Công ty còn khuyếch trương các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí truyền hình các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, đồng thời công ty còn hoà mạng lập trang Web riêng. Thông qua đó các khác hàng trong và ngoài nước đều có thể biết đến công ty Hoạt động xúc tiến thương mại đem lại những kết quả hết sức khả quan, sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt ở trên 40 nước trên thế giới và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Bảng kết quả đạt được trong một số năm qua (1997-2002) Chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng doanh thu Tr.đ 64.715 78.881 97.000 114.655 133.000 158.000 1.Doanh thu xuất khẩu - 57515 66911 82123 90845 109.000 140.000 FOB-xuất khẩu - 32092 51217 51898 63131 71.636 79.000 2.Doanh thu NĐ - 7200 11970 14877 21325 24.000 18.000 3.KNXK theo giá tính đủ NPL(FOB) - 23 27.7 31 37 40 46,6 4.Sản phẩm xuất khẩu 1000c 2495 2780 2948 3670 3.700 4.744 Qua bảng trên ta thấy nhờ có hoạt động thương mại được đẩy mạnh mà số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng lên rất nhiều qua các năm, đặc biệt là trong ba năm trở lại đây sản phẩm xuất khẩu tăng từ 2.495.000 sản phẩm năm 1997 lên 4.744.000 sản phẩm năm 2002. Cùng với việc tăng số lượng sản phẩm, doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt năm 2002 doanh thu xuất khẩu đạt 140 tỷ đồng tăng 143% so với năm 1997 (năm 1997 đạt 57,5 tỷ đồng), doanh thu nội địa đạt 18 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 46,6 triệu USD tăng 103% so với năm 1997. Kết quả này cho ta thấy kết quả của hoạt động xúc tiến thương mại là rất lớn. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp xúc tiến thương mại, tạo ra các đơn hàng lớn về cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp 3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng may

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT2112.doc
Tài liệu liên quan