Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex - Hà Nội)

Lời mở đầu 1

Chương I 3

Lý luận chung về xuất khẩu của doanh nghiệp và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hoá 3

I. Khái niệm vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

1. Khái niệm 3

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 4

3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 8

II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 11

1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường. 11

2.Lựa chọn đối tác giao dịch 13

3. Lập kế hoạch kinh doanh . 14

4. Kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 14

1. Các nhân tố vĩ mô. 16

2. Các nhân tố vi mô. 21

IV. Đặc điểm của hàng nông sản và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu nông sản hàng hóa. 23

1. Đặc điểm của hàng nông sản. 23

2. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu nông sản hàng hoá 25

Kết luận chương I 29

Chương II: 31

Thực trạng xuất khẩu nông sản của Công ty XNK 31

và đầu tư Hà Nội 31

I/ Khái quát về Công ty XNK và đầu tư Hà Nội 31

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 31

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 34

3. Tình hình lao động 36

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex - Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp hành Đảng bộ liên hiệp, Ban chấp hành công đoàn Liên hiệp công ty xin chuyển đổi: Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội thành: Tổng công ty XNK và đầu tư Hà nội. Việc thành lập Tổng công ty XNK và đầu tư Hà nội trên cơ sở của liên hiệp công ty là cần thiết, tạo khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của từng cơ sở và toàn Tổng công ty. Công ty XNK và đầu tư Hà nội (nằm trong Tổng công ty XNK và đầu tư Hà Nội, được thành lập ngày 24/3/1993 theo Quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 1203/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố) là đơn vị kinh tế, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương) và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty XNK và đầu tư Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại: Hà Nội IMPORT-EXPORT-CORPORATION. Tên điện tín: UNIMEX Hà Nội, trụ sở giao dịch: 41 Ngô Quyền. Telex: 411506 UHVT Telex Fax: 84-4-5926 Telephone: 8255008 Tổng hợp vốn của UNIMEX Hà Nội có kết quả sau: Vốn cố định: 5.538.394.661 đồng Vốn lưu động:34.858.477.601 đồng. Vốn khác: 27.424.439.632 đồng. Từ năm 1995 đến nay, công ty bắt đầu mở rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị nhỏ, lẻ như: Quận, Huyện, kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ XNK uỷ thác sang tự doanh; triển khai kinh doanh gia công XNK; khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt Nam công tác, lao động, học tập ở nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế; xây dựng kho chứa hàng XNK… Nhờ hàng loạt biện pháp kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả nên công ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Ban giám đốc: chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Ban giám đốc gồm có giám đốc và các phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao. Phòng kế toán và tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quý, năm). Đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động của phòng, ban trong công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm. Phòng tổ chức: quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực một cách phù hợp. Quy hoạch đào tạo, điều hành, bổ sung yêu cầu kinh doanh. Ngoài ra phòng tổ chức còn làm một số công việc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội. Hình số 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Ban Giám Đốc Các đơn vị quản lí Các đơn vị trực thuộc Phòng tổng hợp Phòng tổ chức Liên doanh Chi Nhánh Hải Phòng Phòng Kinh Doanh 1 Phòng Kinh Doanh 2 Phòng Kinh Doanh 3 Phòng Kinh Doanh 4 Phòng Kinh Doanh 5 Các đơn vị kinh doanh Phòng kế toán Tổng Kho Chi Nhánh TP HCM Phòng Thị Trường Phòng kế hoạch tổng hợp: đưa ra kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nắm toàn bộ tình hình công ty về kinh doanh XNK, báo cáo cho giám đốc nhằm giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Các phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh1 Phòng kinh doanh2 Phòng kinh doanh3 Phòng kinh doanh4 Phòng kinh doanh5 Phòng thị trường Phòng hành chính và quản trị Liên doanh. Liên doanh với công ty du lịch Hà Nội kinh doanh khách sạn Sofitel Metropol. Liên doanh với Malaysia triển khai trung tâm thương mại dịch vụ Cầu Giấy Chi nhánh. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại Hải Phòng. Tổng kho Cầu Diễn. 3. Tình hình lao động Công ty hiện nay đang dần dần kiện toàn đội ngũ lao động của công ty sao cho phù hợp với tình hình mới, có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cả trong và ngoài nước, công ty luôn quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ , công nhân viên trong công ty . Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 208 người, trong đó 75% có trình độ đại học. Nhìn chung, ở Công ty XNK và đầu tư Hà Nội hầu hết cán bộ công nhân viên đều có sức khỏe tốt, trình độ khá được tuyển chọn và có kinh nghiệm trong kinh doanh, vì vậy công ty là một đơn vị có uy tín cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 4. Chức năng và quyền hạn của công ty a. Chức năng Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến và các sản phẩm dệt may. Nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, hoá chất, hàng tiêu dùng. Hoạt động theo pháp luật hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và những qui định riêng của toàn công ty. b. Quyền hạn Được sản xuất và gia công chế biến hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tử điện lạnh, hàng nông lâm, hải sản chế biến và dược liệu. Được làm dịch vụ thương mại nhập khẩu, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh và môi giới thương mại. Được cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàng, nhà xưởng. Được mở đại lý và mở cửa hàng buôn bán lẻ hàng XNK và hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước, được liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh 5. Một số kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây a. Một số chỉ tiêu chung đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Nhìn vào bản báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm (xem bảng 5), ta thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 đã tăng vọt so với năm 2001 và năm 2000, mức tăng này là gần gấp đôi. Đối với hoạt động đầu tư tài chính thì mức tăng trưởng về thu nhập cũng vào khoảng 1,5 lần. Thu nhập từ hoạt động bất thường còn có mức tăng trưởng kỳ diệu hơn nhiều: gần 5 lần so với năm 2001. Nếu nói về doanh thu thì đây quả là những con số tăng trưởng rất ấn tượng, đặc biệt là trong hoàn cảnh công ty vừa trải qua năm 2001, một năm đầy sóng gió và công ty đã phải hứng chịu nhiều tác động có chiều hướng tiêu cực của thị trường quốc tế. Mức tăng trưởng ấy đã phản ánh những nỗ lực đáng khâm phục của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và những biến động của mọi nhân tố ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty. Từ đó tìm ra được những giải pháp đúng đắn để giúp công ty dần khôi phục và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 5 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2000, 2001, 2002. Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2000 2001 2001/2000 2002 2002/2001 Tổng doanh thu 115.146 88.892 154.440 Doanh thu thuần 115.146 88.892 77,19% 154.440 173,73% Giá vốn hàng bán 110.425 84.981 76,96% 150.165 176,70% Lợi nhuận gộp 4.721 3.911 82,63% 4.275 109,31% CP bán hàng 2.269 1.738 76,59% 2.211 127,71% Chi phí QLDN 2.161 1.952 90,86% 1.774 90,88% Lợi nhuận thuần 291 211 72,50% 290 137,44% Thu nhập hoạt động tài chính 934 1.376 147,32% 1.904 138,37% Chi phí hoạt động tài chính 747 1.201 160,78% 1.776 147,5% Lợi nhuận thuần từ HĐTC 186 175 94,08% 128 73,14% Thu nhập HĐ bất thường - 624 - 2.918 467,63% Chi phí HĐBT - 510 - 2.839 556,67% Lợi nhuận HĐ BT - 114 - 79 69,30% Tổng lợi nhuận trước thuế 478 500 104,6% 497 99,40% Thuế TNDN 153 160 104,57% 159 99,37% Lợi nhuận sau thuế 325 340 104,61% 338 99,41% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội trong 3 năm . b. Tình hình chi phí của công ty Bảng 6: Bảng các yếu tố chi phí của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2000 2001 01/00 2002 02/01 Tiền lương + Phụ cấp 1.198 1.295 108,1 1.937 149,6 BHXH, BHYT, KPCĐ 300 324 108 484 149,4 Khấu hao TSCĐ 354 369 104,23 630 170,7 Tiền thuê đất đai 384 292 76,04 440 150,68 Chi phí điện nước, điện thoại 200 191 95,5 540 282,72 Chi phí dịch vụ mua ngoài 151 132 87,41 184 139,39 Thủ tục phí ngân hàng, lãi vay ngân hàng 885 943 106,55 1.893 200,74 Phí uỷ thác XNK 832 1.040 125 1.694 162,88 Chi phí khác 70 118 168,57 731 619,5 Tổng 5.177 5.411 104,52 8.600 158,94 Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy ngay rằng trong năm 2002, mọi khoản chi phí của công ty đều tăng lên, có khoản tăng lên rất cao. Điều ấy chứng tỏ rằng công ty đang tích cực mở rộng quy mô hoạt động của mình. Những khoản chi phí như tiền lãi vay ngân hàng tăng lên gấp đôi là chuyện rất bình thường khi doanh thu của công ty tăng lên cũng với tốc độ tương tự như vậy. Điều này chứng tỏ công ty đã tìm kiếm được những thị trường mới, có thêm những hợp đồng có giá trị cao, nên mới cần nhiều vốn như vậy. Một trong những khoản chi phí tăng lên gấp rưỡi là chi phí nhân công. Chi phí về nhân công tăng trong khi số lượng nhân viên trong năm 2002 không tăng lên, điều ấy chứng tỏ rằng mức sống của nhân viên trong công ty đã tăng lên tương đối cao, công ty đã cố gắng chăm lo cho người lao động trong công ty mình. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng cho bản thân những người lao động trong công ty nói riêng và cho xã hội nói chung. c.Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Bảng 7: Tình hình nộp ngân sách của công ty Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Nộp ngân sách 14.036 21.680 15.686 Thuế giá trị gia tăng 512 817 703 Thuế tiêu thụ đặc biệt 153 792 900 Thuế xuất khẩu 12.544 19.707 13.577 Thuế thu nhập của doanh nghiệp 153 160 159 Thu trên vốn 104 139 248 Các khoản nộp khác 64 65 99 Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2000, 2001, 2002 Sau vài năm khó khăn, hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đã gặt hái được những kết quả khả quan, công ty luông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Điều đó được thể hiện qua những con số tổng nộp ngân sách năm 2000 là 14.036 triệu đồng, năm 2001 là 21.680 triệu đồng và năm 2002 là 15.686 triệu đồng. Sang năm 2002 do có sự biến động về thuế nhập khẩu giảm từ 19.707 xuống còn 13.579 triệu đồng làm cho tổng ngân sách giảm xuống 15.686 triệu đồng. Như vậy có thể nói kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm qua chưa phải là hoàn hảo nhưng cho thấy hướng phát triển đứng đắn của công ty , mặc dù còn nhiều vướng mắc trong hoạt động kinh doanh nhưng kết quả đạt được là sự khích lệ to lớn đối với tập thể công ty , tạo động lực cho công ty ngày càng vươn lên hơn nữa. II. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội Từ khi thành lập đến nay, mặc dầu gặp rất nhiều khó khăn như: bị hạn chế trong chức năng kinh doanh , cơ sở kĩ thuật vừa yếu lại vừa thiếu, cán bộ công nhân viên trong công ty mới chỉ được tiếp xúc với cơ chế thị trường trong một thời gian ngắn nên có rất ít kinh nghiệm về thị trường, …Nhưng vượt lên trên những khó khăn, cùng với ban lãnh đạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã nỗ lực không ngừng để tìm ra các hình thức kinh doanh có hiệu quả nhất. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh hàng nông sản của công ty trong thời gian qua ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số chỉ tiêu sau: 1. Kim nghạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty Từ khi chuyển đổi sang cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản công ty cũng đã có những bước tiến đáng kể. Kim nghạch xuất khẩu nông sản không ngừng giă tăng và đến nay nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Bảng 8: kim nghạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty trong nhưng năm gần đây. Đơn vị :USD Stt Năm 2000 2001 2002 1 Giá trị 2.990.925 3.743.774 2.397.178 2 Tốc độ tt 25,17% - 35,96% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2002 Qua bảng số liệu trên ta thấy, nếu năm 2000 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty đạt 2.990.925 USD thì năm 2001 giá trị xuất khẩu này đạt 3.773.774 tăng 25, 17%. Nhưng sang năm 2002 kim nghạch này lại giảm sút đáng kể, chỉ còn 2.397.178 USD. Đây là sự giảm sút tương đối lớn của công ty. Nguyên nhân chính làm kim nghạch xuất khẩu năm 2002 giảm so với năm 2000 và 2001 là do năm 2002 công ty đã bị giảm mạnh trong việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như : lạc, càphê, cao su , hạt tiêu. Đây là những mặt hàng đem lại doanh thu rất cao cho công ty nhưng năm 2002 do cung trên thế giới tăng mạnh, trong nước lại xuất hiện nhiều công ty cung tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu nông sản, do vậy mà công ty buộc phảI chuyển hướng sang các mặt hàng khác. 2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty. Trong những năm gần đây, công ty UNIMEX Hà Nội đã bước đầu chuyển hướng kinh doanh hàng xuất khẩu từ thu gom sang đầu tư vào sản xuất, chế biến, tạo chân hàng ổn định và lâu dài, mở rộng mạng lưới thu gom hàng nông sản xuất khẩu ở phía Bắc và phía Nam: chè, lạc, cà phê, cao su… do đó đã thu được những kết quả đáng kể. Theo bảng số liệu, ta thấy tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty có một số điểm lưu ý như sau: *. Gạo: là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, có mức tăng trưởng tốt. Sản lượng xuất khẩu gạo năm 2002 đạt 1596 tấn, tăng 199,8% so với năm 2001, chỉ đạt mức sản lượng xuất khẩu là 798,6 tấn và năm 2000 đạt 703,7 tấn. Do đó kéo theo sự tăng trưởng của doanh thu xuất khẩu mặt hàng gạo. Để đạt được những thành tựu như vậy là nhờ cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Về yếu tố chủ quan, cần ghi nhận rằng công ty đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đầu tư công nghệ, máy móc mới trong việc thu gom, bảo quản, vận chuyển và cả trong sản xuất, chế biến… mặt hàng này, nhờ vậy, chất lượng của mặt hàng gạo xuất khẩu đã tăng lên nhiều so với trước đây, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính của khách hàng trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một điều kiện khách quan nhưng cũng mang lại cho công ty một lợi thế vô cùng quan trọng. Đó là: Việt Nam, từ một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, vào năm này đã vươn lên mạnh mẽ và đã đã đạt được vị thế dẫn đầu trên thị trường gạo quốc tế, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng mặt hàng gạo của nước ta đã được thế giới chấp nhận và ưa chuộng hơn so với trước đây, và do đó, vị thế của bản thân mặt hàng gạo cũng được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin nơi khách hàng các nước khác trên thế giới. Chính vì thế, không thể phủ nhận một lợi thế là ngày càng có nhiều đơn hàng nhập khẩu gạo Việt Nam hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và Công ty XNK và đầu tư Hà Nội nói riêng ngày càng mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo của mình. *.Hoa Hồi: cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và có mức tăng trưởng vào loại cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu khác.Đặc biệt vào năm 2002, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 334,1 tấn, tăng 333,0% so với năm 2001, chỉ đạt 71,2 tấn. Vì vậy cho nên mặc dù giá cả xuất khẩu của mặt hàng này có giảm chút ít nhưng vẫn tạo ra được mức tăng trưởng đột phá về doanh thu. *. Chè: Có mức tăng trưởng tốt về doanh thu, năm 2002 đạt 865.372 USD, tăng 112,6% so với năm 2001 (đạt 793.448 USD). Tuy nhiên, cũng giống như mặt hàng hoa hồi, mức tăng trưởng này đạt được là do sự tăng trưởng về sản lượng trong xuất khẩu chứ không phải là do tăng giá. *. Cà phê: có xu hướng giảm sút so với những năm trước. Sự giảm sút về sản lượng xuất khẩu và giá cà phê trên thị trường thế giới kéo theo sự giảm sút về doanh thu của mặt hàng này. Trong tình hình biến động của thị trường thế giới, công ty đã luôn năng động, sáng tạo tìm thêm nhiều mặt hàng mới, mở rộng thêm thị trường mới chứ không chỉ dừng lại ở những thị trường cũ: công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng hạt sen, bột sơ dừa, và công ty đã tìm thêm thị trường ấn Độ cho mặt hàng hoa hồi, thị trường Hà Lan, Hungari, Pakistan cho mặt hàng chè… Tuy nhiên, nông sản là mặt hàng mang tính thời vụ, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên không phải năm nào công ty cũng xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông sản cũng như không phải năm nào công ty cũng chỉ xuất khẩu một số mặt hàng nhất định. Xuất khẩu cái gì? Số lượng xuất khẩu là bao nhiêu? Trả lời cho những câu hỏi này còn phải tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và khách hàng, họ cần gì thì chúng ta xuất cái đó nếu có thể. Chính vì vậy mà có những mặt hàng năm nay xuất được nhiều thì năm sau lại xuất được ít, thậm chí có năm còn không thể xuất được chút nào. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tình hình xuất khẩu nông sản của UNIMEX Hà Nội kém phát triển mà trái lại, có thể đó lại là sự nhạy bén, linh hoạt và thích ứng được của công ty trước những biến đổi không ngừng của thị trường. Như vậy, vào năm 2002 cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty có sự biến động mạnh so với các năm trước. Điển hình là sự tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu gạo. Mặt hàng gạo đứng từ vị trí thứ 3 trong kim ngạch xuất khẩu năm 2000 và 2001 nhảy lên đứng vị trí thứ nhất vào năm 2002, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản. Ngoài ra, số lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng bị thu hẹp lại còn 9 mặt hàng với sự vắng mặt của hạt điều. Bên cạnh đó là sự trở lại của Hoa hồi, Sa nhân. Nguyên nhân làm cho 2 mặt hàng cà phê và hạt điều (các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty những năm trước) giảm mạnh và biến mất khỏi danh sách hàng nông sản xuất khẩu năm 2002 là: cung về các mặt hàng này trên thị trường thế giới tăng, nhưng cầu về chúng lại có xu hướng giảm mạnh. Do đó mặt hàng của công ty không thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Như vậy, ta có thể thấy công ty đã có sự chuyển hướng kịp thời trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản. Nắm bắt được tình hình thị trường, công ty đã giảm mạnh, thậm chí ngừng xuất khẩu những mặt hàng đang gặp tình thế bất lợi trong xuất khẩu, tăng mạnh những mặt hàng có lợi thế trong giai đoạn này như chè, gạo, sa nhân, hoa hồi…Điều ấy thể hiện định hướng đúng đắn của công ty trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, luôn biết tận dụng điểm mạnh, đồng thời khắc phục được điểm yếu của mình dựa trên sự phân tích, nắm bắt tình hình thị trường khách quan. 3. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của công ty. a. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty * Thị trường Đông Âu và Liên xô cũ Đây là một thị trường rộng lớn và có quan hệ truyền thống với ta. Đối với thị trường này quan hệ ngoại thương có những thuận lợi lớn, đó là quan hệ lâu đời nên hiểu nhau, hơn nữa đây là thị trường mà yêu cầu về sản phẩm không cao lắm. Là một thị trường lớn nên sức tiêu thụ sản phẩm cũng lớn vì thế đây là một thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù gần đây thị trường này cũng có những biến động lớn song với công ty trong thời kì đầu đầy khó khăn thì đây vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty. * .Thị trường Châu á - Thái bình dương Châu á theo dự đoán của các nhà kinh tế thế giới , sẽ là trung tâm kinh tế Thế giới ở thế kỉ 21. Đứng đầu về kinh tế ở Châu á là Nhật. Thời gian qua các nước Châu á đã chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty: Hàn Quốc 346.685 USD, I rắc 793.448 USD, Thái Lan 323.832 USD …Quan hệ thị trường Châu á - Thái bình dương và công ty có thuận lợi đó là gần về mặt địa lí, phong tục tập quán cũng có những nét tương đồng nhưng điều kiện về kinh tế – xã hội lại khác nhau. Do đó cần quan hệ kinh tế vì lợi ích giữa các bên. Những năm gần đây một số nước như Nhật, Đài Loan , Hàn Quốc có làm giảm kim ngạch xuất khẩu của công ty. * Thị trường Tây Âu Đây là một thị trường có tiềm lực về kinh tế và là những nước đóng vai trò cung cấp nền kĩ thuật công nghệ hiện đại cho các nước trên thế giới. Đối với những nước này thì nhu cầu về nông sản là rất lớn nhưng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã của bao bì sản phẩm, từ khâu kiểm dịch đến đóng gói. Vì vậy muốn làm ăn lâu dài với các nước thuộc thị trường này thì phải chú trọng nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Đây là một thị trường hứa hẹn nhưng lại vô cùng khó khăn trong việc thâm nhập. b. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội Cho đến nay Unimex- Hà nội đã trực tiếp tham gia hoạt động xuât khẩu với 23 thị trường. Nguồn hàng nhìn chung là ổn định, có đủ khả năng cung cấp nhiều mặt hàng cho một số thị trường lớn như : Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan,...Điều nổi bật là công ty đã mở rộng quan hệ trực tiếp với Trung Quốc một thị trường đầy triển vọng, chi phí vận chuyển thấp, và thị trường lớn nữa là Mỹ, I rắc Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giảm dần qua các năm từ: 3.887.541 USD vào năm 2000 xuống còn 1/ 2 vào năm 2002 (1.993.508) và đặc biệt giảm mạnh ở thị trường các nước ASEAN, nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây các nước trong khu vực đã dần dần tự túc được lương thực cũng như một số sản phẩm khác, hơn thế nữa Việt Nam trong nhưng năm qua chịu không ít những khó khăn do thời tiết gây ra cho nên không thể cung cấp một số mặt hàng đúng kì hạn , điều này làm cho ta mất đi uy tín đối với một số mặt hàng, hơn thế nữa yêu cầu kiểm dịch ở những nước này ngay càng cao trong khi về mặt này công ty chưa có đủ điều kiện kiểm tra hết lượng hàng xuất khẩu của mình Trên một số thị trường truyền thống khác : Nhật, Mỹ giá trị xuất khẩu hàng nông sản cũng bị giảm sút, một phần là do công ty chưa nắm vững các thị trường một cách có hiệu quả, một phần là do nguyên nhân như đã nêu ở trên đó là ta liên tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt dẫn đến sản lượng nông nghiệp thấp gây nên tình trạng khan hiếm nguồn hàng , dẫn đến thu mua gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy với những đổi mới trong công tác thị trường , công ty đã mở rộng được sang một số thị trường mới như: ấn độ , I Rắc …đây là những thị trường có cơ chế hoạt động rất khác so với thị trường Đông âu cũ và các nước trong khối ASEAN. Song công ty đã làm tốt việc xử lý thông tin , chỉ ra được thị trường nào triển vọng và đang cần mặt hàng gì, phong tục tập quán , sở thích người tiêu dùng ra sao, chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước nhập khẩu như thế nào... Bên cạnh đó một thị trường vừa mới , vừa rộng lớn đang mở ra là thị trường Trung Quốc. Ơ thị trường hơn một tỷ dân này có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng của Việt Nam như : Cao su, càphê, hạt điều, chè và nhiều loại nông sản nguyên liệu khác, lại không có đòi hỏi cao như những thị trường giàu có khác. Đó chính là một lợi thế, ngoài ra việc chuyển giao hàng, vận chuyển cũng diễn ra vô cùng thuận lợi, phù hợp với mặt hàng nông sản cần vận chuyển nhanh . Hơn thế nữa ngày 8/8/1998 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 143/1998/QĐ- TTg về việc bãi bỏ thúê xuất nhập khẩu tiểu ngạch và áp dụng chế độ thuế hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, quyết định này đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và cho UNIMEX- Hà nội nói riêng những cơ hội lớn. Về tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng nông sản , nhóm thị trường chính vẫn là các nước SNG, chiếm một tỷ trọng lớn 56, 18%. Đặc biệt thị trường ấn Độ cũng là một thị trường có tiềm năng lớn. Tóm lại việc nghiên cứu tốt về thị trường, tìm ra thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng sẽ giúp công ty có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4. Công tác tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu tại công ty Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường quốc tế, Công ty đã nỗ lực nghiên cứu thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, bảo đảm cả về số lượng, chất lượng và thời gian…Chính vì vậy, sau khi đã đánh giá được khả năng nhập khẩu một mặt hàng nào đó của nước đối tác qua việc nghiên cứu về thực trạng khả năng sản xuất trong mối quan hệ với nhu cầu tiêu dùng của họ thì việc không kém phần quan trọng là công ty phải tìm và bảo đảm nguồn hàng xuất khẩu. Đây là một trong những vấn đề sống còn với công ty. Vậy ta hãy xem xét khả năng thu mua và xuất khẩu của công ty. Bảng 11: Một số đối tác của công ty trong xuất nhập khẩu Mặt hàng Nhập Xuất Gạo công ty thu mua nông sản Miền Bắc, Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Đồng Nai... Leading Co.,ltd., N&N Co.,ltd. ... Cà phê Công ty nông sản xuất khẩu Đắc Lắc, Trung Nguyên Prodexim Corporation, American Im & Ex Co.,ltd. … Hạt tiêu Công ty xuất nhập khẩu nông sản Nha Trang, Công ty nông sản xuất khẩu Đắc Lắc… Trung Quốc, Singapore, Hà Lan… Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu hàng năm của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội Là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty phải gom các đơn vị sản xuất. Việc nghiên cứu tại các đơn vị cung ứng hàng hoá cho Công ty nhằm đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng giữa Công ty và các đơn vị sản xuất hàng nông sản trong nước, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của Công ty về việc cung cấp được sản phẩm hay không đối với các khách hàng nước ngoài. Với công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu, phần lớn khối lượng hàng hoá thu mua của công ty được thực hiện với các bạn hàng truyền thống, đó là các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất chế biến, doanh nghiệp thu mua thu gom. Những đơn vị này được Công ty đánh giá là bạn hàng có uy tín trong kinh doanh. Để tạo được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0348.doc
Tài liệu liên quan