Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí - Điện tử Hà Nội

Chương I. Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.1

I. Doanh nghiệp thương mại và vai trò của tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại.1

1. Khái niệm về doanh nghiệp thương mại.1

2. Vai trò của tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại.2

2.1. Khái niệm tiêu thụ hàng hoá.2

2.2. Vai trò của tiêu thụ hàng hoá.2

II. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại.5

1. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng.5

2. Lựa chọn sản phẩm.8

3. Quảng cáo, chiêu thị và các hoạt động xúc tiến bán hàng.9

4. Tổ chức bán hàng tại các điểm bán.11

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí - Điện tử Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hoá trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. - Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. - Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn. - Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác. Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật. Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động...Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc về khoa học công nghệ. Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hoá và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất ( tăng hiệu suất ) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. Các yếu tố về văn hoá - xã hội. Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hoá - xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thu hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau. Các yếu tố tự nhiên. Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Các vấn đề quan hệ quốc tế. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hội nhập và phát triển trở thành một xu thế chung của thời đại. Việc tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường các quan hệ giao lưu, liên kết, hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế là nhân tố vừa thuận lợi vừa khó khăn cho các doanh nghiệp. Tăng cường các mối quan hệ quốc tế, giúp cho Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và bắt kịp sự phát triển của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Tạo điều kiện để tiếp cận, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác nhau, mở ra cho các doanh nghiệp trong nước một thị trường mới, đối tác mới và khách hàng mới. Các doanh nghiệp được tự do liên doanh liên kết, mở rộng phạm vi hoạt động và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như APEC, OPEC, WTO,...cũng đồng nghĩa với tự do cạnh tranh. Các doanh nghiệp cũng tham gia quá trình cắt giảm thuế quan CEPT của khu vực mậu dịch tự do AFTA không còn được bảo hộ như trước nữa. Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng ngoại. Do đó việc tăng cường các quan hệ quốc tế vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là xu thế chung của thời đại đòi hỏi các doanh nghiệp phải chấp nhận, phải tích cực hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng tồn tại và phát triển. Những nhân tố thuộc về môi trường vi mô. Khách hàng. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết qủa khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì vậy, các chương trình quảng cáo khi nói về sản phẩm của công ty, nhiều sản phẩm đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu: "Chất lượng tốt nhất", "chất lượng vàng", "chất lượng không biên giới"... Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán giá rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Việc bảo đảm chất lượng lâu dài với phương châm "Trước sau như một" còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng đối với doanh nghiệp là uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi. Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp. Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp.Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều mặt: * Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp các hình thức: bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại lý... tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm. Nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, còn nếu thu hẹp hoặc thiếu vắng các đại lý, hoặc các đại lý hoạt động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm. * Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay... và như vậy, khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất. Để thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, làm đòn bẩy để kích thích tiêu thụ sản phẩm. * Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa... Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm, thoải mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó. Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực trong quảng cáo, gắn với chữ "tín". Nếu doanh nghiệp không tôn trọng khách hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với thực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình, lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiêu thụ sản phẩm. Chương II. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí - điện tử Hà Nội. Khái quát về Công ty. Vài nét sơ lược về cơ cấu và tổ chức. Công ty cổ phần cơ khí - điện tử Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, trước đây là xí nghiệp điện thông trực thuộc Sở Công nghiệp. Sau này chuyển về Công ty kim khí vật chất. Từ năm 1985 chuyển về Công ty điện tử Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty điện tử Hanel. Sau này Công ty chuyển sang Công ty cổ phần cơ khí - điện tử Hà Nội(đầu năm 2000). Trụ sở: Số 52 - Hàng bài - Hà Nội. Tel: 9.439.235. Bộ máy quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, thi hành chế độ một thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi công nhân viên và các phòng ban trong công ty đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám đốc. Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong Công ty; Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, chuẩn bị quyết định, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận thực hiện quyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình. Mối quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ ngang cấp. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc kinh doanh sản xuất Phòng Phòng Phòng Phòng sản xuất kế toán tổ chức kinh doanh Trung tâm bảo hành và sửa chữa các dịch vụ điện tử tin học Nhiệm vụ các phòng ban. a. Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, người điều hành toàn bộ công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Giám đốc phụ trách một số mặt cụ thể sau: - Giao nhiệm vụ cho các phó giám đốc chức năng. - Chỉ đạo công tác tài chính kế toán. - Chỉ đạo công tác lao động tiền lương của phòng tổ chức. - Giao nhiệm vụ cho các phân xưởng. b. Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc được Tổng công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm, mỗi Phó Giám đốc Công ty được phân công phụ trách một số mặt công tác Giám đốc Công ty giao. Công việc của Phó Giám đốc bao gồm: Quản lý chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản. Công tác an ninh quân sự, phòng cháy, chữa cháy. Phụ trách đời sống của cán bộ công nhân viên. Ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật. Chủ động tìm kiếm hợp đồng. Công việc của Phó Giám đốc kinh doanh bao gồm: Chỉ đạo chung về hoạt động kinh doanh. Khảo sát thị trường, kinh doanh sản xuất. Tìm kiếm bạn hàng, giao dịch kinh doanh. Ra các quyết định mua bán..... c. Các phòng ban: Phòng tổ chức: tham mưu cho giám đốc các mặt công tác sau: - Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương. - Điều động, tuyển dụng và quản lý lao động. - Đào tạo lao động. - Quản lý, kiểm tra an toàn lao động. - Giải quyết các chế độ chính sách. - Quản lý hồ sơ nhân sự. Phòng kế toán - tài vụ: Tham mưu cho giám đốc các công tác hạch toán kế toán thống kê, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; thành lập các chứng từ sổ sách thu, chi với khách hàng, theo dõi lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo cho giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết hợp cùng với phòng Kế hoạch - Vật tư trong các chính sách về tiêu thụ sản phẩm để trình giám đốc. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổng hợp kế hoạch toàn diện của Công ty như: Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, thống kê tổng hợp số liệu thực hiện so với kế hoạch đề ra, giúp Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ báo cáo. Thực hiện hợp đồng trực tiếp mua bán với khách hàng, bán buôn trực tiếp, tìm hiểu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho Công ty. Chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh trước Giám đốc và phó Giám đốc kinh doanh. Phòng sản xuất: giúp Giám đốc về các mặt sau: - Kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất. - Kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào. - Quản lý vật tư, kho hàng. - Quản lý - thống kê vật tư sản phẩm. - Cấp phát vật tư, dụng cụ, thu hồi phế liệu. - Kế hoạch tính theo sản phẩm-tổ chức mạng lưới Marketing, tổ chức bốc xếp vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm. Trung tâm bảo hành và sửa chữa các dịch vụ điện tử - tin học: Có trách nhiệm bảo hành và sửa chữa các sản phẩm cho khách hàng, đảm bảo chất lượng về sản phẩm cũng như vể uy tín của công ty. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Chức năng: Căn cứ vào Quyết định 456 thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần cơ khí-điện tử Hà Nội có các chức năng chủ yếu sau: Trên cơ sở vốn, tài sản được Nhà nước giao, Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng điện, điện tử, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng đảm bảo tính ổn định và không ngừng tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ: - Sản xuất các mặt hàng đồ điện gia dụng như: thiết bị dùng trong phát thanh truyền hình, ăng-ten, máy thu tần suất cao,... - Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước giao và phục vụ tốt việc phát triển kinh tế trên địa bàn. - Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ pháp lệnh Nhà nước, thực hiện đúng cam kết của mình với các đối tác, đảm bảo sự tín nhiệm của các bạn hàng. Thị trường và mặt hàng kinh doanh của Công ty. Công ty có trụ sở kinh doanh và cửa hàng chính tại thành phố Hà Nội, đây là địa bàn kinh doanh chính của Công ty .Tại đây có rất nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó tạo ra một lượng hàng hoá hết sức phong phú và đa dạng từ đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt .Đây chính là thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển Công ty mà Công ty phải trải qua .Trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng, đòi hỏi Công ty phải không ngừng phấn đấu để chiếm lĩnh thị trường, vượt qua những khó khăn thách thức để tồn tại và phát triển. Công ty kinh doanh khá nhiều mặt hàng nhưng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng điện tử như: ti vi, máy điều hoà,... và sản xuất thiết bị ăng-ten. Công ty tiêu thụ hàng hoá qua các cửa hàng và những khách hàng truyền thống của Công ty. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo tổng giá trị và kết cấu mặt hàng. Bảng 1: phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa theo tổng giá trị và kết cấu mặt hàng đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh 2002/2001 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) TL(%) Tổng DT 1.499.743,6 100 2.592.001,6 100 1.092.258 0 72.8 1.ăng-ten quay lưới 714.674,4 47,67 1.905.075,9 73,49 1.190.401,5 25,82 166,56 2.Ăng-ten không quay lưới 156.268 10,41 201.325 7,76 45.057 -2,65 28,83 3.Ăng-ten HĐ 26 13.532,2 0,90 48.123,9 1,85 34.591,7 0,95 255,62 4.Mặt hàng khác 615.269 41,02 437.476,8 16,9 -177.792,2 -24,12 -28,89 Trên đâylà một số loại mặt hàng ăng-ten do Công ty tự sản xuất và tiêu thụ. Trong đó số lượng ăng-ten quay lưới Công ty kinh doanh khá lớn, chiếm tỷ trọng khá lớn trong các loại mặt hàng của Công ty sản xuất ra, mà mặt hàng này Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị bạn hàng, chủ yếu là ở Bắc Giang và Việt Trì. Cụ thể doanh số thu thông qua việc tiêu thụ ăng-ten năm 2002 tăng 1.190.401,5 nghìn đồng tương ứng tăng 166,56% chiếm tỷ trọng 25,82% so với năm 2001. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn duy trì được các mối quan hệ với bạn hàng, vẫn tìm kiếm và ký kết được các hợp đồng mua bán một cách đều đặn khiến sản lượng mặt hàng này tăng lên. Còn đối với các loại ăng-ten khác thì Công ty tiêu thụ chậm hơn. Cụ thể là đối với ăng-ten HĐ 26 chiếm tỷ trọng nhỏ 0,95% trong tổng doanh thu với doanh thu năm 2002 tăng 34.591,7 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 255,62%. Còn một số loại mặt hàng khác thì lại giảm xuống có thể là do sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh và Công ty đang trong quá trình hoàn thiện lại cơ cấu quy mô do đó chưa được đặc biệt quan tâm lắm. Công ty cần phải biết cân bằng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo quý. Qua bảng ta thấy doanh thu trong quý III cao nhất so với các quý khác trong năm. Năm 2002 doanh thu đạt 985.984,35 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 38,03% trong tổng doanh thu. Ta thấy rằng doanh thu tăng lên 129.488,55 nghìn đồng tương ứng 15,11% chiếm tỷ trọng19,07%. Vì trong quý III, đây là thời điểm vào hè do ảnh hưởng của thời tiết ngày càng nóng lên nên một số mặt hàng như máy điều hoà, tủ lạnh được người tiêu dùng sốt sắng đi mua nhiều hơn. Bảng2: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo quý đơn vị tính: nghìn đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) TL(%) DT thuần 1.499.743,6 100 2.592.001,6 100 1.092.258 0 72.8 Quý I 300.258 20,02 820.128,91 31,64 519.870,91 11,62 173,14 Quý II 56.159 3,74 596.321,59 23,00 540.162,59 19,26 961,84 Quý III 856.495,8 57,10 985.984,35 38,03 129.488,55 -19,07 15,11 Quý IV 286.830,8 19,14 189.566,75 7,33 -97.264,05 -11,81 -33,90 Tiếp đến là quý I,đây là thời điểm giáp Tết mọi người dân đều tranh thủ mua sắm đồ Tết hoặc sửa chữa lại đồ dùng trong nhà như: ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ... nên các dịch vụ phục vụ khách hàng được sử dụng một cách triệt để. Như vậy là ngoài việc bán hàng, dịch vụ phục vụ khách hàng cũng đem lại doanh thu cho Công ty. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh trong nước trở nên sôi động hơn với sự góp mặt của ngày càng nhiều các thành phần kinh tế .Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần cơ khí-điện tử Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường .Trong những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước, vừa phải đối phó với việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm từ các nước ngoài vào .Và nhất là khi người tiêu dùng có xu hướng mua sắm các sản phẩm từ nước ngoài nói chung và mua sắm sản phẩm ti vi được lắp ráp từ nước ngoài hơn trong nước, kể từ khi Việt Nam mở cửa tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới .Đứng trước tình hình đó, Công ty đã kết hợp nhiều biện pháp như: nâng cao tay nghề đội ngũ lao động, đổi mới máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng số liệu sau có thể đánh giá được một phần nào kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua: Bảng: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2001/2000 2002/2001 CL TL(%) CL TL(%) 1.DT thuần 1.379.630,5 1.499.743,6 2.592.001,6 120.113,1 108,7 1.092,258 172,8 2.GV hàng bán 910.349,9 998.512,737 1.550.783,8 88.162,837 109,6 552.271,063 155,3 3.LN gộp 469.280,6 501.230,863 1.041.217,8 31.950,263 106,8 539.989,937 207,7 4. CFbH 171.990,19 241.406,657 82.953,2 69.416,467 140,3 -158.453,457 34,3 5.CFQL 200.135,5 259.264,5 452.321,9 59,129 129,5 193.057,4 174,4 6.LN thuần 97.145,901 200.559,706 505.942,7 103.413,805 206,4 305.382,994 252,2 Trong đó, ta có Bảng: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo doanh thu đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2001/2000 2002/2001 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) CL TL(%) TT(%) CL TL(%) TT(%) Tổng DT 1.379.630,5 100 1.499.743,6 100 2.592.001,6 100 120.113,1 108,7 0 1.092.258 172,8 0 1. DTBH 856.235,5 62,06 654.159 43,61 899.569,1 34,70 -202.076,5 76,04 -18,45 245.410,1 137,51 -8,91 2. DT bán thành phẩm 356.421,12 25,83 520.981 34,73 325.951,456 12,57 164.559,88 146,17 8,9 -195.029,544 62,56 -22,16 3. DT cung ứng dịch vụ 166.973,88 12,11 324.603,6 21,66 1.366.481,05 52,73 157.629,72 194,40 9,55 1.041.877,45 420,96 31,07 Qua bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm chúng ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra khá tốt .Doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng đều hàng năm .Mà lợi nhuận gộp tăng lên là do doanh thu thuần tăng. Cụ thể: - Doanh thu thuần năm 2001 tăng 8,7% so với năm 2000 tương ứng tăng 120.113,1 nghìn đồng .Và trong năm 2002 tăng 72,8% tương ứng tăng 1.092.258 nghìn đồng so với năm 2001. - Trị giá vốn của hàng bán ra có tăng lên theo các năm nhưng với tỉ lệ tăng thấp hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. - Chi phí cho công tác bán hàng có giảm dần theo các năm, cụ thể trong năm 2002 chi phí bán hàng giảm đi còn 65,7% so với năm 2001 .Là do Công ty chuyển sang đầu tư cho việc quản lý doanh nghiệp, cũng có nghĩa là Công ty chuẩn bị đầu tư cho việc mở rộng hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình. Như vậy là Công ty đang chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh của mình trong năm tới đạt kết quả cao hơn thông qua việc nâng cấp sửa chữa trang thiết bị nhà xưởng cửa hàng phục vụ cho quá trình bán hàng. Tuy chi phí dành cho việc bán hàng có giảm đi song không vì thế mà làm cho lợi nhuận thuần của Công ty giảm đi .Ta thấy lợi nhuận thuần của Công ty cũng tăng lên đáng kể .Cụ thể: + Lợi nhuận thuần năm 2001 tăng 103.413,805 nghìn đồng tương ứng tăng lên106,4% so với năm 2000. + Lợi nhuận thuần năm 2002 tăng 305.382,994 nghìn đồng tương ứng tăng 152,2% so với năm 2001. Đó là một kết quả đáng mừng đối với một công ty tự hạch toán kinh doanh độc lập như Công ty cổ phẩn cơ khí-điện tử Hà Nội. Còn nếu đánh giá theo chỉ tiêu doanh thu thì ta thấy rằng doanh thu bán hàng lớn hơn cả tăng theo các năm. Cụ thể: Doanh thu bán hàng năm 2001 giảm 202.076,5 nghìn đồng tương ứng tăng 76,04% tỷ trọng giảm 18,45%. Và sang đến năm 2002 thì doanh thu có tăng lên 245.410,1 nghìn đồng tương ứng tăng 137,51% nhưng tỷ trọng giảm 8,91% trong tổng doanh thu. Công ty phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy về trị giá doanh thu bán hàng nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty. Còn doanh thu bán thành phẩm và doanh thu cung ứng dịch vụ nói chung tăng giảm không đều do sự thất thường trong việc kinh doanh một số mặt hàng chính, chính vì vậy Công ty cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm cho doanh thu của Công ty tăng lên một cách đều đặn qua các năm và xứng với tiềm năng của Công ty. Đánh giá chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong các năm qua. đơn vị tính: nghìn đồng. Năm Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Số tiền % 2000 1.568.230,9 1.379.630,5 -188.600,4 -12,02 2001 1.625.300 1.499.743,6 -125.556,4 -7,72 2002 1.987.900 2.592.001,6 604.101,6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37132.doc
Tài liệu liên quan