Đề tài Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước

Bảng kê các chữ viết tắt

 

Lời nói đầu

Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước

1. Đầu tư và các hình thức đầu tư

2. Khuyến khích đầu tư trong nước

3. Kinh nghiệm một số nước về khuyến khích đầu tư trong nước

Phần II: Thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước ở nước ta những năm gần đây

I. Thời kỳ trước khi có Luật KKĐTTN 1994

II. Từ khi có Luật KKĐTTN đến nay

1. Giai đoạn thực hiện NĐ29/CP

2. Những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật KKĐTTN giai đoạn thực hiện NĐ 29/CP.

3. Giai đoạn thực hiện Luật KKĐTTN thông qua việc triển khai NĐ 07/1998/NĐ-CP

4. Giai đoạn thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1999/QH 10.

5. Vấn đề đặt ra trong việc thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi)

Phần III: Những giải pháp chủ yếu tiếp tục khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước

I. Một số định hướng nguyên tắc

II. Một số giải pháp chủ yếu

1. Xác định rõ đối tượng áp dụng luật khuyến khích đầu tử trong nước là doanh nghiệp và cá nhân.

2. Luật KKĐTTN chỉ nên đặt trọng tâm khuyến khích các hoạt động khuyến khích ở Luật này .

3. Nên quy định thống nhất các nội dung ưu đãi đầu tư trong nước vào Luật KKĐTTN .

4. Quy định cụ thể hơn nữa các nội dung ưu đãi.

5. Tiếp tục hoàn thiện sự quản lý nhà nước về KKĐTTN.

6. Rà soát lại tất cả những quy định pháp lý liên quan đến KKĐTTN.

7. Cần phổ biến Luật thật tốt làm sao cung cấp cho doanh nghiệp công cụ mà họ có thể giám sát được cơ quan nhà nước

8. Cần có chế độ về công chức như thế nào để đảm bảo văn bản quy phạm đưa ra mà họ có năng lực thực hiện

9. Cần cải thiện môi trường đầu tư , kinh doanh để khuyến khích đầu tư

 

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huận đã cho 16 dự án đầu tư được giảm 50% thuế tài nguyên phải nộp là nằm ngoài quy định hiện hành của Luật KKĐTTN và Nghị định số 29/CP. Chính vì vậy, bên cạnh việc xét cấp cho các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi, nếu các văn bản được hướng dẫn cụ thể quá trình triển khai Luật cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung kịp thời, các Bộ, Ngành chức năng nếu tiếp tục có thêm nhiều công văn giải đáp, hướng dẫn vướng mắc của các địa phương có liên quan đến việc thực hiện Luật KKĐTTN thì việc thực hiện Luật và Nghị định chắc chắn sẽ tốt hơn. 2. Những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật KKĐTTN giai đoạn thực hiện Nghị định số 29/CP Nhìn tổng thể, việc thực hiện triển khai một Luật đầu tiên về KKĐTTN ở nước ta như em đã trình bày ở trên là tích cực, các cơ quan chức năng có liên quan đã có nhiều cố gắng, tác dụng của việc khuyến khích đầu tư và ưu đãi đối với các doanh nghiệp và dân cư là khá rõ ràng. Tuy nhiên theo đánh giá của một số nhà chuyên môn thì thực tế đi vào cuộc sống của Luật KKĐTTN dù có nhiều nỗ lực nhưng vẫn còn là chậm, chưa đáp ứng được sự mong đợi của các nhà đầu tư. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nổi bật là mấy điểm sau: 2.1. Các nội dung hỗ trợ đầu tư chưa được triển khai hoặc chưa đủ sụ hấp dẫn. Bảy biện pháp về hỗ trợ đầu tư quy định trong Luật chưa được triển khai triệt để. Nhất là các biện pháp về: a) Giao đất và cho thuê đất: Tuy đã được quy định trong Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất và cho thuê đất, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 85/CP quy định thi hành pháp lệnh nói trên. Tuy vậy trên thực tế, việc giao và cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước vẫn còn nhiều thủ tục, nhiều đầu mối phức tạp gây lắm phiền hà. Theo thống kê có 30 tỉnh thành phố có cấp đất và giao đất thì có 84 dự án trên tổng số trên 452 dự án được hưởng ưu đãi về giao đất và cho thuê đất đã được giao đất và cho thuê đất chiếm 18,6% tổng số dự án được cấp ưu đãi. ở miền Bắc có 50 dự án. Miền Trung có 18 dự án và miền Nam có 16 dự án đã được giao đất hoặc cho thuê đất. Trong đó, đáng chú ý là các dự án phần lớn chỉ được thuê đất, chiếm 71,4%, số dự án được cấp đất còn rất ít chỉ có 24 dự án trên cả nước. Bên cạnh đó các ưu đãi về đất chủ yếu giành cho các doanh nghiệp Nhà nước, chiếm 79,8% còn khu vực ngoài quốc doanh chỉ chiếm 19,2%. Đây cũng là một biểu hiện về sự thiệt thòi của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sự chưa thực sự bình đẳng giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh được thể hiện ở Biểu 5. Biểu 5: Số dự án được cấp ưu đãi đầu tư có nội dung ưu đãi được cấp và cho thuê đất của 30 tỉnh/thành phố (Đến 31/12/1997) Miền Tổng số dự án * Cấp đất và cho thuê đất Tổng số dự án ** Cấp đất Thuê đất Q.doanh Dân doanh Q.Doanh Dân doanh Miền Bắc 158 6 0 36 8 50 Miền Trung 190 4 1 7 6 18 Miền Nam 194 13 0 1 2 16 Tổng số 452 23 1 44 16 84 Nguồn: Báo cáo của Sở KH&ĐT 30 tỉnh thành phố, 1997. Ghi chú : * Tổng số dự án được cấp ưu đãi đầu tư ** Tổng số dự án được cấp ưu về cấp đất và cho thuê đất Tuy nhiên những phiền hà trong trình tự, thủ tục giao đất và cho thuê đất thì không phải chỉ những dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, trong đó có nội dung được giao đất và cho thuê đất mới có, mà đây là một tình trạng chung của chế độ giao đất và cho thuê đất đã kéo dài nhiều năm ở nước ta. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết phải kể đến khâu văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật do cấp Bộ trưởng ban hành để hướng dẫn trình tự, thủ tục giao đất và cho thuê đất. Tiếp đến một lĩnh vực không kém phần phức tạp là khâu trực tiếp tiếp nhận, thụ lý các hồ sơ về giao đất, cho thuê đất và những quy định thêm của một số địa phương trong việc thực hiện các thủ tục này. Có một nghịch lý là hầu hết những người đã từng trải qua việc thực hiện các thủ tục về giao đất và cho thuê đất, trực tiếp tiếp xúc giao dịch với cán bộ công chức của cơ quan có thẩm quyền đều thấy rõ những tiêu cực, những điều bất hợp lý của trình tự, thủ tục đó nhưng ít ai nói rõ ra những trường hợp cụ thể. Chính vì thế những bức bách về cải tiến các thủ tục này vẫn còn chậm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi,bổ sung nên thực trạng đó vẫn được tiếp tục kéo dài cho đến tận hôm nay Biểu 6 : Cơ cấu cấp ưu đãi về đất đai ở 30 tỉnh thành phố ( tính đến 31-12-1997) Đơn vị tính : % Chỉ tiêu Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Cả nước Số dự án được cấp, thuê đất / tổng số dự án được ưu đãi 33,8 16,4 8,2 18,6 Số dự án được cấp và thuê đất Trong đó : - Số dự án cấp đất / tổng số dự án cấp và cho thuê đất - Số dự án thuê đất / tổng số dự án cấp và cho thuê đất 100 12,0 88,0 100 27,8 72,2 100 81,3 18,7 100 28,6 71,4 Số dự án được cấp và thuê đất . Trong đó :- Số dự án quốc doanh được cấp và cho thuê đất / tổng số - Số dự án dân doanh được cấp và cho thuê đất / tổng số 100 84,0 16,0 100 61,1 38,9 100 87,5 12,5 100 79,8 20,2 Nguồn : Tính toán từ các báo cáo của các sở KH& ĐT tỉnh / Thành phố và Vụ Doanh nghiệp - Bộ KH& ĐT năm 1997 b) Về biện pháp xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê Những năm gần đây, Chính phủ đã coi trọng việc chỉ đạo vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng cho thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, đã cho xây dựng nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất; mặt khác hàng năm, Chính phủ có kế hoạch chi Ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng và khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. Tính đến nay tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lên tới 1,5 tỷ đôla. Tuy nhiên giá thuê nhà đất và chi phí trả cho việc sử dụng hạ tầng cơ sở nhiều khu công nghiệp còn cao, không khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp. Thời gian gần đây giá thuê đất đã được điều chỉnh giảm, có khu công nghiệp giảm tới mức hết sức thấp nhưng sức thu hút đầu tư của các khu công nghiệp vẫn chưa đủ mạnh. c) Việc hỗ trợ tổ chức thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư như: tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý, tổ chức dạy nghề, và đào tạo kỹ thuật, đào tạo nâng cao kiến thức quản lý, cung cấp thông tin kinh tế, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư, phổ biến chuyển giao công nghệ... là những biện pháp hỗ trợ đầu tư chưa được thể chế hoá bằng các văn bản, và các dịch vụ nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư mới chưa được triển khai. Các dịch vụ hiện có chủ yếu được tiến hành trên cơ sở thương mại. d) Về biện pháp hỗ trợ đầu tư thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia Biện pháp "Lập và khuyến khích các Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia để cho vay đầu tư trung và dài hạn" đã được Chính phủ thể chế hoá và được triển khai thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, do số vốn ban đầu quá ít ỏi, cộng thêm mức lãi suất cho vay chưa được khuyến khích cho nên Quỹ này trở lên không đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước. Đến cuối năm 1997 quỹ này đã cho vay 520 dự án với tổng vốn lên tới 665 tỷ đồng và số vốn cho vay tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp quốc doanh. Để tăng cường vai trò hỗ trợ đầu tư trong nước một cách thực sự của quỹ này, Nhà nước cần có biện pháp mở rộng nguồn vốn tín dụng cho Quỹ, áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi thực sự khuyến khích và bổ sung cho Quỹ chức năng bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng và trợ cấp chênh lệch lãi suất. Tuy vậy cơ chế cho vay nguồn vốn và lãi suất cần được nghiên cứu và sửa đổi cho thích hợp. e) Về phổ biến chuyển giao công nghệ: Việc phổ biến chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được sử dụng mức phí ưu đãi các công nghệ mới tạo ra bởi vốn vay Ngân sách Nhà nước, ghi tại khoản 7, Điều 7 của Luật KKĐTTN cũng chưa có văn bản hướng dẫn. Đầu tư mở rộng quy mô và đầu tư theo chiều sâu là những hình thức đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao được chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng các ưu đãi đầu tư cho các hình thức đầu tư này, theo em là quá ít và chưa mang tính khuyến khích. g) Biện pháp góp vốn vào các cơ sở sản xuất kinh doanh và bảo lãnh tín dụng và những biện pháp hỗ trợ đầu tư khác được nêu tại điều 7 của Luật này cho đến nay chưa có chính sách và cơ chế thực hiện thực hiện cụ thể 2.2. Về nội dung ưu đãi đầu tư của Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định 29/CP Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nội dung ưu đãi của Luật KKĐTTN và Nghị định 29/CP thấp hơn nhiều so với các nội dung tương ứng của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do đó những doanh nghiệp trong nước cùng ngành hàng bị thua thiệt hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ đơn cử chính sách về thế sẽ thấy rõ sự chênh lệch này. Đối với thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế suất cho đầu tư trong nước có 3 mức: 25%, 35%, 45%, trong khi đó cả thuế lợi tức và thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho đầu tư nước ngoài đều có 4 mức: 10%, 15%, 20% và 25%, tức là mức thuế tối đa cho hoạt động đầu tư nước ngoài chỉ bằng mức thuế tối thiểu đối với hoạt động đầu tư trong nước. Không chỉ có vậy, chế độ miễn giảm thuế cũng có sự khác biệt lớn. Hoạt động đầu tư trong nước được miễn tối đa là 4 năm và giảm 50% trong thời gian tối đa là 9 năm tiếp theo còn hoạt động đầu tư nước ngoài được miễn thuế tối đa là 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi. Ngoài ra hoạt động đầu tư trong nước còn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung 25% trên phần thu nhập do lợi thế khách quan mang lại (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Điều 10 khoản 1). Đối với thuế nhập khẩu, Luật đầu tư nước ngoài quy định chế độ miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm cho các dự án đầu tư ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa (Nghị định 10 điều 10 khoản 3). Cơ chế ưu đãi đối với các dự án của khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có sự phân biệt đáng kể. Đối với đầu tư trong nước, khu vực này chưa được khuyến khích, động viên đúng lúc, chưa được hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt trong triển khai thực hiện, do thói quen của các cơ quan quản lý, khoảng cách đó càng bị dãn ra. Điều này thể hiện qua thực tế cấp ưu đãi đầu tư vừa qua ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc như đã phân tích ở phần trên. Luật KKĐTTN đã ban hành gần 3 năm, bên cạnh những nỗ lực bước đầu, thực tế cho thấy còn nhiều việc triển khai quá chậm và nguyên nhân chính là do các ách tắc trong khâu hướng dẫn thi hành. Do vậy còn tiếp tục thể chế hoá 7 biện pháp hỗ trợ đầu tư nêu ở Điều 7 chương II của Luật và phân công trách nhiệm từng cơ quan chức năng trong việc hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các biện pháp chưa có hướng dẫn như: giao đất hoặc cho thuê đất, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê làm mặt bằng xây dựng phổ biến và chuyển giao công nghệ. Trong nội dung ưu đãi về thuế, hiện đang áp dụng 5 loại (quy định tại các điều từ Điều 12 đến Điều 23 của Nghị định 29/CP): thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu nhập, nên xem xét bổ sung thêm các loại thuế: thuế tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ... để tăng thêm tính hấp dẫn và phù hợp với thực tế từng dự án cần khuyến khích. Về mức độ khuyến khích sử dụng các nguồn lực. Luật KKĐTTN đã nói rất rõ mục đích của Luật là nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Mức độ khuyến khích đối với từng loại nguồn lực có thể khác nhau. Song đối với nguồn lực lao động cần dược khuyến khích hơn. Quy định hiện tại đang có bất hợp lý, cùng thu hút một nguồn lực lao động như nhau, nhưng dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi hơn là dự án đầu tư mở rộng; mức lao động thu hút tối thiểu quy định tại khoản 3 điều 15 của Nghị định 29/CP còn quá cao, ít dự án đầu tư có thể đạt được. Do đó cần giảm mức lao động tối thiểu quy định trong Nghị định 29/CP và quy định mức ưu đãi như nhau đối với mọi dự án được hưởng ưu đãi có thu hút số lao động như nhau. 2.3. Về thủ tục hành chính: Luật KKĐTTN đã bắt đầu cố gắng thể hiện tinh thần "một dấu, một cửa “ trong các quan hệ về thủ tục hành chính giữa các cơ quan Nhà nước và nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế việc hướng dẫn thi hành vẫn còn nhiều thủ tục phiền hà, một mặt là do mỗi ngành địa phương tự ban hành cơ chế riêng cho mình; mặt khác một số Luật có liên quan khác chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trên thực tế các dự án đầu được ưu đãi chủ yếu rơi vào hai loại: thuế và tín dụng (vay từ Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia và vay ở các Ngân hàng thương mại) trong đó thuế là loại ưu đãi phổ biến. Trong quy trình thực hiện ưu đãi đầu tư, khoản 2 Điều 25 của Nghị định 29/CP giao cho Uỷ ban Kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giúp Chính phủ thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước về KKĐTTN thông qua bốn nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có trình tự quy định trình tự thủ tục, mẫu đơn và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư áp dụng thống nhất trong cả nước; quyết định cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp do Chính phủ cho phép thành lập, đồng thời điều 24 của Nghị định 29/CP cũng quy định: Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục để xét được hưởng ưu đãi về thuế. Với điều này Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 94 TC/TCT hướng dẫn thủ tục, trình tự, thẩm quyền xét miễn giảm thuế theo Luật KKĐTTN và Nghị định 29/CP quy định hồ sơ xin miễn, giảm thuế gửi đến cơ quan thuế có thẩm quyền gồm: Quyết định hay giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, đơn trình bày của cơ sở kèm theo xác nhận và ý kiến đề nghị cụ thể của cơ quan thuế có thẩm quyền, biên bản kiểm tra quyết toán thuế kèm theo quyết định của năm xét miễn giảm thuế, và những tài liệu liên quan đến dự án đầu tư... Nhiều doanh nghiệp và địa phương phàn nàn về thủ tục quy định như vậy là quá phức tạp về thủ tục hành chính và có tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp, Điều 27 của Nghị định 29/CP đã quy định thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp theo chế độ "một cửa", xem đó như một biện pháp khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp. Nhưng điều 26 của Nghị định lại chỉ giới hạn đối với các doanh nghiệp thuộc diện được khuyến khích đầu tư. Cần khẳng định thủ tục này được áp dụng cho việc thành lập mới doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt dự án thành lập doanh nghiệp thuộc diện được khuyến khích đầu tư hay không. Trường hợp thuộc diện được khuyến khích đầu tư, việc cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp được thực hiện đồng thời với việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. 3.4. Về đối tượng được hưởng ưu đãi Phần lớn vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật KKĐTTN ở các địa phương cũng như ở Trung ương tập trung chủ yếu ở đối tượng khuyến khích quy định trong Luật KKĐTTN và trong Nghị định 29/CP Luật KKĐTTN sử dụng ba khái niệm để xác định đối tượng khuyến khích đầu tư: trong nước, đó là: tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nói cách khác đó là ba đối tượng thụ hưởng Luật. Cụ thể hoá các đối tượng này, NĐ-29/CP đã đưa ra 9 khái niệm là: Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Công ty, đơn vị kinh doanh, tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở sản xuất, cơ sở vận tải thương mại, dịch vụ, trong đó nhiều khái niệm không được giải thích đã gây lên nhiều sự tranh cãi, nhiều cách hiểu khác nhau, tạo nên sự tuỳ tiện khi vận dụng. Đứng đầu trong số các khái niệm chứa đựng nhiều tính chất mập mờ nhất phải kể đến cụm từ "cơ sở sản xuất kinh doanh" và khái niệm "doanh nghiệp" (hay các loại hình doanh nghiệp tương đương). Nghị định 29/CP tuy không quy định "cơ sở sản xuất kinh doanh" là một pháp nhân kinh tế độc lập nhưng cũng không quy định rằng nó không phải là pháp nhân kinh tế độc lập. Chính ở điểm này đã gây ra rất nhiều khó khăn khi triển khai luật, bởi vì nó liên quan đến đối tượng xét hưởng ưu đãi đầu tư theo tinh thần Luật này,đặc biệt là ưu đãi về thuế. Đồng thời với việc quy định đối tượng thụ hưởng Luật như vừa nêu trên, Luật KKĐTTN cũng quy định đối tượng được xét ưu đãi đầu tư là dự án đầu tư. Khi quy định mức ưu đãi cụ thể về thuế thì Luật phân đối tượng thụ hưởng thành hai loại chính là "cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập" và "cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ thêm vốn đầu tư hoặc sử dụng lợi nhuận còn lại để tái đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ". Chi tiết hoá quy định này, NĐ 29/CP đưa ra một danh sách các dự án đầu tư được ưu đãi về thuế với các loại, mức khác nhau cho hai đối tượng hưởng thụ chính là "cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập" (gồm hai loại: cơ sở sản xuất và cơ sở vận tải, thương mại, dịch vụ) và "cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ thêm vốn đầu tư hoặc sử dụng lợi nhuận còn lại để tái đầu tư hoặc sử dụng lợi nhuận còn lại để tái đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ". Trong khi đó Nghị định cũng không đưa ra một quy định rõ hơn về các khái niệm trên so với luật . Nhiều văn bản hướng dẫn của các nghành chức năng liên quan cũng trong tình trạng đó, trừ thông tư của Bộ Tài chính số 94/ TC- TCT. Tuy nhiên Thông tư này cũng chỉ hướng dẫn rằng: “ cơ sở mới thành lập ... là cơ sở mới được thành lập và được cấp giấy phép kinh doanh “ tức là cũng không khẳng định nó phải là một pháp nhân kinh tế độc lập . Thế nhưng không biết từ đâu lại cho ra đời khái niệm “ dự án đầu tư mới “ và “ dự án đầu tư mở rộng “ càng làm tăng thêm sự mập mờ giữa đối tượng thụ hưởng Luật và đối tượng xét ưu đãi đầu tư. Trên thực tế, tất cả các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đang hoạt động đều bị coi là dự án đầu tư mở rộng, mặc dù có những dự án đầu tư mới hoàn toàn về mặt hàng, công nghệ, thị trường, địa điểm đầu tư... và khác với ngành nghề kinh doanh đã có của doanh nghiệp. Do đó các dự án này chỉ được hưởng ưu đãi theo chế độ của dự án đầu tư mở rộng (chủ yếu là được miễn thuế lợi tức một năm cho phần lợi nhuận tăng thêm do dự án đầu tư mới mang lại). Các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng ngành nghề kinh doanh đã có , gọi là dự án đầu tư mở rộng đã đành , đằng này các dự án đầu tư mới hoàn toàn về mọi phương diện mà gọi là dự án đầu tư mở rộng thì dù lý giải thế nào thì cũng bất ổn về ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa pháp lý. Để lý giải cho sự mập mờ do đồng nhất giữa khái niệm “ dự án đầu tư mới ” với dự án thành lập doanh nghiệp mới , có ý kiến cho rằng , mục đích của Luật KKĐTTN là khuyến khích việc thành lập mới các loại hình doanh nghiệp, sau đó cơ chế thị trường sẽ sàng lọc để giữ lại những doanh nghiệp làm ăn tốt. Cách lý giải này có hai điểm không thuyết phục: một là tuyệt đối hoá cơ chế thị trường như vậy hiện không còn là một giải pháp thực tế của sự phát triển không chỉ của nước ta mà còn của hàng loạt nước khác, kể cả những nước kinh tế thị trường đã phát triển. Hai là mục đích của Luật KKĐTTN ngay từ đầu chỉ xác định là "để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh", chứ không hề nói như ý kiến trên, và thậm chí nếu ngay cả khi Luật có đề ra mục đích như vậy thì cũng không thể đánh đồng hai khái niệm vốn chứa đựng những nội dung kinh tế hoàn toàn khác nhau. Cũng có cách giải thích rằng, nếu coi như dự án đầu tư mới xét về thực chất kinh tế là dự án đầu tư mới để được hưởng ưu đãi theo Luật KKĐTTN thì khó thực hiện vì ngân sách Nhà nước hiện còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng còn thấy rằng khi thông qua Luật, hẳn là cơ quan chức năng đã lường kỹ việc này. Đồng thời nếu quả thực là vì thực hiện Luật này mà làm giảm thu Ngân sách những năm trước mắt tới mức không thể cân đối được thì nên đề nghị cho hoãn thi hành. Không thể vì một vướng víu đâu đó mà làm lệch đi một ý đồ tốt đã xác định từ trước và làm sai đi những thuật ngữ thông thường của một văn bản pháp quy, gây khó dễ cho người thực hiện. Theo mục đích đã được xác định ngay ở phần mở đầu của Luật KKĐTTN thì mọi dự án đầu tư có ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn hoạt động thuộc loại được khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ thì đều có thể được hưởng ưu đãi đầu tư. Đó mới chính là điểm cốt lõi kích thích huy động mọi nguồn vốn trong nước và mục đích đầu tư, từng bước làm cho nguồn vốn đầu tư trong nước giữ vai trò quyết định như định hướng đã đề ra trong nhiều Nghị quyết của Đảng ta. Việc đánh đồng giữa dự án đầu tư mới và dự án thành lập doanh nghiệp mới trên thực tế đã không khuyến khích được sự mong muốn của các doanh nghiệp đã thành lập trước đây có dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Hơn thế, các doanh nghiệp này muốn được hưởng ưu đãi đầu tư theo chế độ "cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập" đã có xu hướng tổ chức thành lập các doanh nghiệp mới trên cơ sở các dự án đầu tư này. Do vậy để khắc phục nhược điểm này, thực sự khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước, huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội vào mục tiêu phát triển, cần quy định chế độ ưu đãi như nhau đối với các dự án đầu tư thành lập mới doanh nghiệp và các dự án đầu tư mới ở các doanh nghiệp đã được thành lập, khẳng định dứt khoát đối tượng thụ hưởng Luật là doanh nghiệp thuộc mọi thành lập kinh tế, đối tượng xét, cấp ưu đãi đầu tư là dự án đầu tư (cũng có thể phân biệt dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng). 3. Giai đoạn thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước thông qua việc triển khai Nghị định số 07/1998/NĐ-CP (Từ 30/01/1998 đến 31/12/1998) ở phần trên đã phân tích cái được và chưa được trong việc thực hiện Luật KKĐTTN thông qua việc triển khai Nghị định 29/CP. Sự phân tích cho thấy những điểm chưa hợp lý của chính văn bản Luật cũng như công tác cụ thể hoá, hướng dẫn dưới hình thức Nghị định hoặc Thông tư của Bộ, Ngành TƯ. Trên cơ sở kết quả thực hiện, trong khi khẳng định cố gắng bước đầu, chúng ta cũng thấy rõ được những nhược điểm cần phải tiếp tục khắc phục. Để khắc phục những tình trạng đó ngày 15/1/98 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/1998/NĐ-CP. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 29/CP. Điểm đáng lưu ý của Nghị định số 07 là vẫn trên cơ sở những quy định của Nghị định số 29/CP nhưng Nghị định đã cụ thể hoá được nhiều tinh thần khuyến khích đầu tư cơ bản của Luật, tiến bộ và hấp dẫn hơn nhiều so với Nghị định số 29/CP. Nói chung Nghị định 07 đã góp phần tạo nên một không khí mới trong việc quan tâm của doanh nghiệp đối với chính sách khuyến khích của Nhà nước ta. Mọi kinh nghiệm khác cũng cần nhấn mạnh ở đây là công tác cụ thể hoá và thi hành hướng dẫn Luật là đặc biệt quan trọng trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Đồng thời, một câu hỏi được đặt ra ở đây là vì sao vẫn trên quy định của Luật KKĐTTN mà NĐ 07 lại hấp dẫn hơn NĐ 29/CP. Chắc chắn không thể thừa nhận vai trò của công tác soạn thảo Nghị định, trong đó một thái độ thực tế hơn gần như chi phối toàn diện tính chất hấp dẫn của Nghị định. Nói như vậy về mặt logic có nghĩa là ở đây em không phân tích lại những cái được và chưa được của Luật KKĐTTN đã trình bày ở phần trên mà chỉ tập trung trình bày những điểm mới của NĐ-07. Trước hết là những quy định về hình thức đầu tư được khuyến khích. Nghị định 07 có thể nói là đã mở rộng khái niệm này, từ chỗ chỉ những dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới được xem là dự án đầu tư mới đến chỗ coi tất cả những dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề mới hoặc sản phẩm mới tại cùng một thời điểm, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm hiện có hoặc sản phẩm mới tại địa điểm mới cũng được xem như là dự án đầu tư mới. Điều này có nghĩa là mức độ ưu đãi cho các dự án đầu tư mới thực sự đã được tăng lên. Vì thế mà Nghị định này đã hấp dẫn hơn trước đây. Về nội dung đảm bảo và hỗ trợ đầu tư, Nghị định 07 cũng đạt được một bước tiến mới: Quy định thêm chức năng bảo lãnh tín dụng và trợ cấp lãi suất cho Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, quy định những ưu đãi về tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nhập khẩu, cho phép nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng giá cước vận chuyển đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không và các loại giá dịch vụ về nhà ở, khách sạn, điện, nước, cước phí bưu chính viễn thông như người Việt Nam ở trong nước. Nghị định cũng quy định thành lập Quỹ phát triển công nghệ để hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Nghị định điều chỉnh hạ mức lao động tối thiểu bình quân năm của dự án được hưởng ưu đãi, đô thị loại 1, loại 2 xuống còn 100 người, các huyện thuộc danh mục B, C là 20 người, các vùng khác là 50 người. Với quy định này, tiêu thức về lao động mà dự án thu hút được chú ý hơn, tức là quán triệt tốt hơn tinh thần khuyến khích đầu tư trong nước của Luật như đã đề cập ở phần trên. Nghị định 07 cũng quy định cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất như là một tiêu thức để hưởng ưu đãi. Trong nội dung ưu đãi đầu tư việc miễn thuế nhập khẩu được mở rộng gần như quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là, Nghị định này đưa thêm quy định cho phép các dự án đầu tư thuộc danh mục A, B,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0557.doc