Đề tài Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa Doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần Tam Kim

Mục lục

Lời nói đầu.1

Chương I: Cở sở lý luận về Doanh Nghiệp, Văn hoá và Văn hoá Doanh nghiệp.3

• Khái niệm Doanh nghiệp, Văn hoá và Văn hoá Doanh nghiệp.3

• Khái niệm Doanh nghiệp, Văn hoá và Văn hoá Doanh nghiệp:.3

• Khái niệm Doanh nghiệp:.3

• Các quan điểm về Doanh nghiệp:.3

• Khái niệm Văn hoá và vai trò của Văn hoá:.11

• Khái niệm Văn hoá:.11

• Vai trò của Văn hoá đối với sự phát triển của xã hội:.12

• Khái niệm VHDN:.16

• Khái niệm VHDN:.16

• Các cấp độ Văn hoá Doanh nghiệp:.18

• Các giai đoạn hình thành Văn hoá Doanh nghiệp:.20

• Tác động của VHDN đối với sự phát triển Doanh nghiệp.23

• Tác động tích cực:.23

• VHDN tạo nên phong thái của Doanh nghiệp, giúp phân biệt Doanh nghiệp này với Doanh nghiệp khác: 23

• VHDN tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn Doanh nghiệp:.23

• VHDN khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế:.24

• Tác động tiêu cực:.24

• Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành Văn hoá Doanh nghiệp.25

• Văn hoá Dân tộc:.25

• Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:.26

• Sự phân cấp quyền lực:.27

• Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền:.28

• Tính cẩn trọng:.39

• Nhà lãnh đạo - Người tạo ra nét đặc thù của VHDN:.31

• Những giá trị học hỏi được:.32

• Môi trường kinh doanh:.34

• Thực trạng VHDN ở các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.35

 

Chương II : Thực trạng VHDN ở Công ty Cổ phần Tam Kim.38

• Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tam Kim.38

• Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Tam Kim:.38

• Lịch sử phát triển Công ty Cổ phần Tam Kim:.38

• Các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập:.40

• Mô hình Văn hoá Doanh nghiệp Công ty đang xây dựng.42

• Hệ thống các giá trị cốt lõi:.42

• Tầm nhìn sứ mệnh:.42

• Phương châm:.42

• Chính sách chất lượng:.42

• Cam kết tương lai:.42

• Giá trị cốt lõi của Công ty:.42

• Hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động của Tam Kim:.42

• Chuẩn mực tổ chức hoạt động của Tam Kim:.42

• Các quy trình chuẩn mực trong thực hiện công việc của các bộ phận:.47

• Chuẩn mực chế độ họp hành:.47

• Chuẩn mực về chế độ báo cáo:.48

• Chuẩn mực trong hoạt động đối nội- đối ngoại:.49

• Chuẩn mực hoàn thiện hoạt động tuyển dụng:.49

• Chuẩn mực về các nghi lễ truyền thống trong năm:.50

• Chuẩn mực về hoạt động của Công ty đối với các sự kiện quan trọng trong đời sống cá nhân CBCNV Tam Kim:.51

• Việc tuân thủ nội quy, quy chế, pháp luật và các thoả thuận khác:.52

• Chuẩn mực về Giao tiếp và Truyền đạt thông tin:.52

• Cách thức giao tiếp và truyền đạt thông tin:.52

• Hình thức giao tiếp và truyền đạt thông tin:.53

• Kênh giao tiếp và truyền đạt thông tin:.53

• Hệ thống Giáo dục và Đào tạo:.54

• Phong cách Giáo dục và Đào tạo:.54

• Các hỗ trợ Giáo dục và Đào tạo:.55

• Đánh giá mô hình VHDN Công ty đang xây dựng.56

• Một số vấn đề tồn tại của mô hình VHDN:.56

• Những thành công mà VHDN đã mạng lại cho công ty:.56

 

Chương III: Một số giải pháp nhằm xây dựng VHDN ở Công ty cổ phần Tam Kim.58

• Phương hướng xây dựng VHDN ở Công ty Tam Kim trong thời gian tới:.58

• Phương châm xây dựng VHDN:.58

• Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Văn hoá Kinh doanh và VHDN ở Việt Nam:.58

• Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:.61

• Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng VHDN:.61

• Các phương châm trong hoạt động kinh doanh của Công ty:.62

• Kế hoạch hành động xây dựng và phát triển và phát triển Văn hoá mạnh ở Tam Kim:.62

• Bước 1: Nhận thức:.62

• Bước 2: Hiểu biết:.63

• Bước 3: Thuyết phục:.63

• Bước 4: Hành động:.66

• Một số giải pháp nhằm xây dựng VHDN ở Tam Kim:.67

• Bản thân lãnh đạo cần là tấm gương về VHDN:.67

• Xây dựng một mô hình VHDN tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững cho Doanh nghiệp:.70

• Nâng cao ý thức về VHDN cho thành viên Doanh nghiệp:.75

• Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng VHDN 81

• Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng VHDN:.82

Kết luận.84

Tài liệu tham khảo:.86

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa Doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần Tam Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà lãnh đạo, mà phần lớn chúng do tập thể nhân viên tạo ra. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết cách ứng xử với những kinh nghiệm này để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, tạo nên môi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của Doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh: Tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế, chính sách của nhà nước, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra những rào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa Doanh nghiệp nói riêng. Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trường đến văn hóa Doanh nghiệp chính là sự chao đảo các hệ thống giá trị trong mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung. Trong một thời gian dài, cả xã hội Việt Nam không có tâm lí‎ coi trọng những người giàu và đặc biệt là giới kinh doanh. Người Việt Nam vẫn cho rằng của cải của cá nhân có được do kinh doanh là sự tích tụ từ nhiều đời mà có, nhưng khi sang nền kinh tế thị trường, những ai có đầu óc, quyết đoán và dám chấp nhận rủi ro đều giàu lên nhanh chóng, và đa số họ lại là những người trẻ tuổi nên đã làm đảo lộn hoàn toàn những giá trị, những quan niệm truyền thống. Hơn nữa, môi trường kinh doanh của Việt Nam lại không ổn định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn chân chính. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo cơ bản nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Do vậy, khi cơ hội được đặt và tay họ mà trình độ và đạo đức không có thì dễ dàng nảy sinh những tham vọng vô hạn. Luật và các chính sách thuộc môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi nên khó có thể giữ được chữ tín, hay viện dẫn những lí do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết. Nguy hại ở chỗ, đây lại trở thành l‎í do để các cá nhân hoặc Doanh nghiệp chống chế với những sai sót. Mở cửa hội nhập cũng có những tác động tiêu cực như tâm lí‎ sùng ngoại quá đáng, nước ngoài có sản phẩm gì ta cũng phải có sản phẩm đó cho dù khách hàng chưa có nhu cầu, bên cạnh đó là tâm lí phủ nhận tất cả các giá trị truyền thống. Nhận thức xã hội về văn hóa Doanh nghiệp cũng là vấn đề cần nêu ra. Quan niệm xã hội nhìn nhận về Doanh nhân nói chung còn thiên về coi họ là những người ích kỷ, chỉ vì tiền, muốn làm giàu cho bản thân mình, hay trốn thuế, buôn lậu, làm hàng giả…Bản thân một số Doanh nhân còn mặc cảm với trạng thái tâm lí coi thường nghề kinh doanh trong lịch sử dân tộc. Với trạng thái đó họ chưa thực sự tự tin và mạnh dạn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình, và chưa động viên người khác cùng hợp sức đầu tư phát triển quy mô lớn và dài hạn. Thực trạng VHDN ở các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu Á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật: Thứ nhất, tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể. Thứ hai, tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có công năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải phục tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà doanh nghịêp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột. Thứ ba, tính độc đáo: Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình. Thứ tư, tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa. Chương II: Thực trạng VHDN ở Công ty Cổ phần Tam Kim: I. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Tam Kim: Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Tam Kim: Tam Kim là một tổ chức có tính cộng đồng mà mỗi nhân viên là một cộng sự, đoàn kết sáng tạo và đổi mới không ngừng. Tam Kim luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, xây dựng mối quan hệ công bằng giữa doanh nghiệp- đối tác- cộng sự trên cở sở cùng nhau quan tâm, cùng nhau chia sẻ lợi ích và cùng nhau phát triển. Sự phát triển đó được dựa trên cở sở vì một môi trường bền vững và một trách nhiệm với cộng đồng. Hơn thế nữa, bằng chính sách chất lượng của mình, Tam Kim nỗ lực làm khách hàng hài lòng thông qua quá trình cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. - Tầm nhìn sứ mệnh: Tam Kim là một tập đoàn vững mạnh vươn tầm ra thế giới bằng những thưong hiệu sản phẩm quốc tế, ngày một cao, xứng tầm thời đại. - Cam kết tương lai: Thiện chí, cầu tiến, luôn lắng nghe và học hỏi để Tam Kim ngày một lớn mạnh. Vì lợi ích của khách hàng, cộng sự, đối tác và của cộng đồng, đem lại giá trị đích thực cho cuộc sống.Tam Kim phát triển trên cở sở vì một môi trường bền vững, vì chất lượng cuộc sống và có trach nhiệm với cộng đồng và xã hội. - Giá trị cốt lõi Tam Kim: “ Kết nối ước mơ, nhân lên sức mạnh”. Lịch sử phát triển của công ty Cổ phần Tam Kim: Trong suốt chiều dài phát triển, công ty cổ phần Tam Kim có các mốc lịch sử đáng chú ý sau: - Tháng 06/1996: Khai trương cửa hàng nội thất tại số 200 Tây Sơn-Đống Đa- Hà Nội; - Tháng 10/1996: Khai trương cửa hàng nội thất Thành Công tại 44H Láng Hạ- Hà Nội. - Ngày 22/11/1997: Thành lập công ty TNHH Thiên Phong; - Năm 1998: Khai trương cửa hàng tại 97 Chùa Bộc- Hà Nội. - Năm 1999: Khai trương cửa hàng tại 310 Tây Sơn và chuyển trụ sở công ty Thiên Phong về đây. - Tháng 8/2001: Ra đời sản phẩm két bạc; - Tháng 10/2001: Thành lập công ty TNHH Sao Phương Đông. - Tháng 07/2002: Phân phối sản phẩm thiết bị điện Hanel. - Tháng 07/2003: Xây dựng nhà máy tại khu công Nghiệp Đồng Văn- Hà Nam. - Tháng 10/2003: Đưa ra thị trường sản phẩm thiết bị điện ROMAN. - Tháng 12/2003: Thành lập CN Công ty TNHH Thiên Phong - Thành phố Hồ Chí Minh. - Tháng 07/2004: Thành lập văn phòng đại diện công ty Thiên Phong tại Đà Nẵng; - Tháng 08/2004: Ra đời sản phẩm thiết bị điện SUNMAX; - Tháng 09/2005: Chuyển Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng thành chi nhánh Đà Nẵng; - Tháng 03/2006: Công ty TNHH Sao Phương Đông chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tam Kim; Công ty TNHH Thiên Phong thành công ty CP Thiết bị điện Tam Kim. - Tháng 05/2006: Ra đời sản phẩm ống nước cao cấp SUNMAX-PPR. - Tháng 04/2007: Ra đời sản phẩm ống nước cao cấp KOHAN-PPR; - Tháng 05/2007 : Ra đời sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp ELEXTRA. - Tháng 07/2007: Thành lập công ty Cổ phần thiết bị nhà bếp Tam Kim. Các hoạt động kỉ niệm 10 năm thành lập: Ngày 22/11/2007 vừa qua, Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Công ty Cổ phần Tam Kim đã được diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Lễ kỷ niệm được diễn ra hàng năm này chính là cơ hội Tam Kim Group ở cả 3 miền hội tụ, nhìn lại những gì đạt được trong 10 năm qua. Buổi lễ diễn ra trong một không khí hết sức trang trọng, vui vẻ và được đánh giá cao về mọi mặt. Góp mặt tại buổi lễ có Ban Lãnh đạo, toàn thể thành viên cùng người thân của Tam Kim group, đông đảo khách hàng, đối tác tới chia vui cùng Tam Kim. Đây là một hoạt động truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Công ty. “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại động viên, chúc mừng sau khi kết thúc buổi lễ của thành viên Tam Kim ở khắp cả nước” – Đại diện Ban Tổ chức cho hay. Điều đặc biệt hơn, tại lễ kỷ niệm lần này, Tam Kim đã chính thức nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 do Tổ chức TUV cấp. Điều đó khẳng định những cố gắng của Tam Kim đã được đền đáp và góp phần tạo nên buổi lễ sinh nhật hoàn hảo nhất từ trước tới nay. Sự thành công của buổi lễ là cả một sự cố gắng, phấn đấu của Ban Tổ chức cùng một tập thể Tam Kim đoàn kết, không quản khó khăn. Tam Kim có được sự phát triển như ngày hôm nay, là nhờ công sức của tất cả thành viên trong hệ thống. Tại buổi lễ, đã bầu chọn được 10 người có đóng góp to lớn cho sự phát triển của Công ty, đó là: 1. Ông Trần Thanh Bình – Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Công ty CP Thiết bị điện Tam Kim; 2. Ông Nguyễn Xuân Hải-Giám đốc kinh doanh ống nước PPR-Chi nhánh Hà Nội Công ty CP Tam Kim. 3. Bà Trần Hương Giang – Phó Gíam đốc Công ty CP Thiết bị Nhà bếp Tam Kim. 4. Ông Đặng Việt Khoa-Phó Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Công ty CP Thiết bị điện Tam Kim. 5. Bà Nguyễn Ngọc Linh – Trưởng Ban Kiểm soát tài chính – Công ty CP Tam Kim. 6. Ông Lê Văn Mạnh – Quản đốc Phân xưởng Lắp ráp – Nhà máy Công ty CP Tam Kim. 7. Bà Lưu Thị Nhung-Trưởng kho Thanh Trì – Công ty CP Thiết bị điện Tam Kim. 8. Ông Nguyễn Vi Quyền – TP Kinh doanh Sunmax – Công ty CP Thiết bị điện Tam Kim. 9. Ông Đỗ Minh Thái – TP Kinh doanh Roman – Công ty CP Thiết bị điện Tam Kim. 10. Ông Huỳnh Quang Thái – Giám đốc Chi nhánh TP Đà Nẵng – Công ty CP Tam Kim II. Mô hình VHDN Công ty đang xây dựng: 1. Hệ thống các giá trị cốt lõi: 1.1 Tầm nhìn sứ mệnh: -Tam Kim là một tập đoàn vững mạnh vươn ra tầm thế giới bằng những thương hiệu sản phẩm chất lượng quốc tế. -Cung cấp cho thị trường những giá trị đích thực, ngày một cao, xứng tầm thời đại. 1.2 .Phương châm: -Tam Kim là một tổ chức có tính cộng đồng, mỗi nhân viên là một cộng sự, đoàn kết, sáng tạo và đổi mới không ngừng. -Lấy khách hàng làm trọng tâm -Xây dựng mối quan hệ công bằng giữa Doanh nghiệp, đối tác và cộng sự trên cơ sở cùng quan tâm chia sẻ lợi ích các bên để cùng phát triển. 1.3. Chính sách chất lượng: Cung cấp những sản phẩm có chất lượng đem lại độ thỏa dụng tối ưu cho người tiêu dùng. 1.4 Cam kết tương lai: -Thiện chí và cầu tiến, luôn lắng nghe và học hỏi để Tam Kim ngày một tốt hơn. -Vì lợi ích khách hàng, cộng sự, của đối tác và của cộng đồng, đem lại giá trj thực cho cuộc sống. -Tam Kim phát triển trên cơ sở vì một môi trường bền vững, vì chất lượng cuộc sống, có trách nhiêm với cộng đồng và xã hội. 1.5. Giá trị cốt lõi của Tam Kim: Kết nối ước mơ, nhân lên sức mạnh. 2. Hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động của Tam Kim: 2.1. Chuẩn mực tổ chức hoạt động của Tam Kim: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Tam Kim được thể hiện qua sơ đồ sau: Cụ thể các thành phần với chức năng, nhiệm vụ như sau: Đại Hội đồng Cổ đông: Là cơ quan có quyền biểu quyết, cơ quan quyết định cao nhất của Tam Kim, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đại Hội Đồng Cổ Đông có trách nhiệm đưa ra những chính sách dài hạn về việc phát triển của công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, Đại Hội Đồng Cổ Đông còn có thể ủy thác một số quyền hạn của mình cho Hội Đồng Quản Trị vào từng thời điểm. Đại Hội Đồng Cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyếttheo điều lệ Công ty. Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Tam Kim, Chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của ban điều hành. Quyền và nghĩa vụ của Hội đòng Quản trị do Luật pháp và Điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông quy định. Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên do Đại hội đồng Cổ đông bổ nhiệm, theo quy định của điều lệ công ty. Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, có thẩm quyền thay mặt đại hội đồng Cổ đông giám sát tất cả các hoạt động và công việc kinh doanh của công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho các Cổ đông. Ban Kiểm soát bao gồm các thành viên do Đại Hội đồng Cổ đông bổ nhiệm. Ban Điều hành: Là cơ quan quản lý, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Hội Đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị. Ban Điều hành bao gồm các thành viên: Giám đốc, (các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng, các trưởng bộ phận và các vị trí quản lý khác mà Hội Đồng Quản trị xác định là những vị trí quản lý trong công ty. -Giám đốc: Là đại diện về mặt pháp lý của Công ty đối với các vân sđề có liên quan đến hoạt động và quản lý của công ty, bao gồm (nhưng không giới hạn) ở việc đại diện công ty trước Tòa án và các Cơ quan Quản lý Nhà nước cũng như thay mặt công ty thực hiện bất kỳ và tất cả các hợp đồng với bên thứ ba. Nghĩa vụ của Giám đốc bao gồm việc thực thi các ngị quyết của Đại Hội đồng Cổ Đông và các quyết định của Hội đồng Quản trị, tổ chức và điều hành các hoạt động hằng ngày của Công ty phù hợp với các cơ cấu và thông lệ quản lý hiện đại. Tất cả những nghĩa vụ này phải được thực hiện một cách trung thực và vì lợi ích của Công ty. -Các Phó Giám đốc: Sẽ báo cáo cho Giám đốc, phối hợp và hỗ trợ Giám đốc. -Kế toán trưởng: Làm việc theo sự chỉ đạo của Giám đốc, chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của Công ty. Kế toán trưởng phải báo cáo cho Giám đốc và Hội đồng Quản trị, và trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các chỉ thị của Hội đồng Quản trị và Giám đốc, chỉ đạo của Hội đồng Quản trị sẽ được thực hiện. Kế toán trưởng phải cung cấp thông tin đúng luậtvà đầy đủ cho Ban Kiểm soát khi được yêu cầu, theo quy định củ điều lệ Công ty. -Các trưởng Bộ phận và các vị trí quản lý khác trực thuộc các Công ty, chi nhánh thành viên: Làm việc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, chịu trách nhiệm về hoạt động của Bộ phận, lĩnh vực mình quản lý. Các công ty, chi nhánh thành viên: - Công ty CP Tam Kim: Sản xuất các sản phẩm điện, nước, cơ khí. - Công ty CP thiết bị điện Tam Kim: Phân phối các sản phẩm thiết bị điện. - Chi nhánh Công ty CP Tam Kim tại Hà Nội: Phân phối các sản phẩm thiết bị nước. - Chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng: Phân phối các sản phẩm thiết bị điện, nước tại khu vực miền Trung ( Từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi). - Chi nhánh Công ty Tam Kim tại TP. Hồ Chí Minh: Phân phối các sản phẩm thiết bị điện nước tại khu vực miền Nam (Từ Quy Nhơn- Bình Định trở vào trong). - Chi nhánh Công ty TNHH thiết bị nhà bếp Bách Hợp tại Hà Nội: Phân phối các sản phẩm thiết bị nhà bếp mang nhãn hiệu Malloca tại khu vực miền Bắc. f. Các bộ phận chức năng trực thuộc Hội đồng Quản trị: -Phòng trợ lý: Do chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện các nghiệp vụ trợ lý cho hoạt động của Chủ tich HĐQT, được quản lý bởi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT. - Phòng Nghiên cứu và Phát triển: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hàng hóa của Tam Kim. Do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, hoạt động dưới sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước chủ tịch HĐQT. - Phòng Marketing- Quảng Cáo: Thực hiện các hoạt động Marketing- quảng cáo cho các sản phẩm hàng hóa của Tam Kim. Do chủ tich HĐQT bổ nhiệm, hoạt động dưới sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT. - Phòng nhập khẩu: Thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho việc sản xuất, kinh doanh của Tam Kim. Do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, hoạt động dưới sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT. 2.2. Các quy trình chuẩn mực trong thực hiện công việc của các bộ phận: Mỗi phòng ban, bộ phận phải tự thiết lập các quy trình thực hiện công việc thành các chuẩn mực để đảm bảo chất lượng đề ra, theo một hệ thống quản lý chất lượng cho toàn hệ thống Tam Kim (ISO hoặc hệ thống quản lý tương tự) 2.3. Chuẩn mực về chế độ họp hành: a. Họp định kỳ: - Họp kế hoạch hoạt động năm: + Đối tượng: Tất cả các cấp. +Thời gian: Đầu năm. + Nội dung: Đề ra kế hoạch hoạt động của năm. -Họp tổng kết hoạt động sáu tháng: + Đối tượng: Tất cả các cấp. + Thời gian: Đầu tháng 7 hàng năm. + Nội dung: Tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng hoàn thành kế hoạch trong 6 tháng cuối năm. -Họp tổng kết hoạt động năm: + Đối tượng: Tất cả các cấp. + Thời gian: Cuối năm. + Nội dung: Tổng kết hoạt động của năm. -Họp xét chế độ lương; + Đối tượng: Cấp lãnh đạo, Ban Điều hành. + Thời gian: Trong tháng 4 và tháng 10 hằng năm. + Nội dung: Xét duyệt chế độ lương CBCNV. -Họp định kỳ mỗi tháng: + Đối tượng: Cấp lãnh đạo, Hội đồng Quản trị, Cấp liên bộ phận. + Thời gian: Đầu tháng. + Nội dung: Tổng kết hoạt động tháng, đề ra kế hoạch tháng tới và phương hướng giải quyết. -Họp định kỳ mỗi tuần: + Đối tượng: Các phòng, ban, bộ phận. + Thời gian: Đầu tuần. + Nội dung: Tổng kết hoạt động tuần, đề ra kế hoạch tuần tới và phương hướng giải quyết. b. Họp bất thường: Tùy tình hình, nội dung cụ thể cần thiết phát sinh có thể tổ chức các cuộc họp khác nhau, như: họp thống nhất dự án, họp chuẩn bị tổ chức sự kiện… 2.4. Chuẩn mực về chế độ báo cáo: a. Báo cáo định kỳ: -Báo cáo tuần: + Đối tượng: Cấp phòng, ban, bộ phận (Nhân viên báo cáo Trưởng phòng, trưởng bộ phận). + Thời gian: Tùy theo điều kiện hoạt động của phòng ban, bộ phận đó (đầu hoặc cuối tuần). + Nội dung: Báo cáo việc thực hiện công việc tuần trước và kế hoạch công việc tuần tới, với mục tiêu, tiến độ rõ ràng. -Báo cáo tháng: + Đối tượng: Cấp công ty ( các Trưởng phòng báo cáo Giám đốc, các Trưởng bộ phận chức năng báo cáo chủ tịch HĐQT). + Thời gian: Đầu tháng. + Nội dung: Báo cáo tình hình hoạt động tháng trước và kế hoạch hoạt động tháng tới của phòng ban, bộ phận phụ trách. -Báo cáo tổng kết 6 tháng, năm: + Đối tượng: Cấp Công ty (Các Trưởng phòng báo cáo giám đốc, các Trưởng bộ phận chức năng báo cáo chủ tịch HĐQT, Ban Diều hành báo cáo HĐQT) + Thời gian: Đầu tháng 7/ đầu năm. + Nội dung: Báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm/ năm trước và kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm/ năm sau của phòng ban/ bộ phận/ lĩnh vực phụ trách quản lý. b. Báo cáo bất thường: Đối tượng, thời gian và nội dung tùy thuộc vào tình huống cụ thể bất thường, cần thiết phải báo cáo. c. Báo cáo trình bày và bảo vệ Đề án, Dự án: + Đối tượng: Người chịu trách nhiệm xây dựng Đề án, Dự án cấy Công ty (có tầm ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty). + Thời gian: Tùy tình hình cụ thể, có sự thống nhất với Ban Lãnh đạo và những người có liên quan đến Đề án, Dự án đó. + Nội dung: Trình bày, bảo vệ Đề án, Dự án. 2.5. Chuẩn mực trong hoạt động đối nội- đối ngoại: Chuẩn mực chung theo phương châm Hoạt động của Công ty và theo nguyên tắc 8 chữ vàng cho: -Hoạt động đối nội: Đoàn kết, chia sẻ, tương trợ, cộng đồng. -Hoạt động đối ngoại: Nhiệt tình, thân thiện, chuyên nghiệp, linh hoạt. 2.6. Chuẩn mực hoàn thiện hoạt động tuyển dụng: -Việc tiến hành hoạt động tuyển dụng được quy định, hướng dẫn cụ thể theo Quy trình hoạt động tuyển dụng. -Thu hút tuyển dụng từ hai nguồn: Bên trong và bên ngoài Công ty. Tuyển dụng bên ngoài khi phải tìm kiếm lựa chọn những con người thích hợp với công việc Tam Kim cần mà đội ngũ nhân sự nội tại không thể cung cấp và đáp ứng được. -Nhân sự mới, sau khi được lựa chọn và đã hoàn thành thủ tục gia nhập tổ chức Tam Kim, nhất thiết phỉa qua thời gian thử việc với các nội dung được tiến hành như sau: + Đào tạo Văn hóa Tam Kim, tìm hiểu về công ty, nội quy, quy chế, thủ tục hành chính, chuyên môn nghiệp vụ. + Giao nhiệm vụ : Rõ ràng, cụ thể, phù hợp về tính chất, quy mô, yêu cầu thực hiện, để sau thời gian thử việc có thể đánh giá được. + Hướng dẫn: Tạo sự hỗ trợ nhất định, chú ý không hướng dẫn sâu làm mất tính thử thách của nhiệm vụ và giảm sự sáng tạo trong thực hiện công việc của nhân sự. + Giám sát: Theo dõi quá trình làm việc của nhân sự đủ để có thể đánh giá chính xác. + Đánh giá: Toàn diện từ hai phía, với hai bản đánh giá độc lập và trao đổi thông tin trực tiếp của người quản lý nhân sự và nhân sự đó. 2.7. Chuẩn mực về các nghi lễ truyền thống trong năm: Thống nhất về nghi lễ và thời gian tổ chức trong toàn hệ thống cho các sự kiện: Tết Dương Lịch. Tất niên: Trước Tết Âm lịch 05 ngày (khoảng 26 hoặc 27/12 Âm lịch). Lễ Xuân. Gặp mặt đầu Xuân. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5. Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7: Có hoạt động quan tâm đến các gia đình CBCNV Công ty có người thân trong gia đình là thương binh liệt sỹ. Nghỉ mát tháng 7. Ngày Quốc khánh 2/9. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Ngày thành lập Công ty 22/12. Ngày Giáng sinh (Noel) 2/12. Giao lưu, sinh hoạt đầu tháng: + Đối tượng áp dụng: Công ty, chi nhánh Công ty. + Thời gian: Khoảng một tiếng đầu giờ sáng thứ 2 tuần đầu tiên của tháng. + Nội dung: Giới thiệu nhân viên mới, tổ chức sinh nhật chung và các hoạt động khác nếu có. Ngày Lập nghiệp Chủ tịch Tam Kim 5/6. Ngày thành lập Công ty Sao Phương Đông 30/12. Sinh nhật các Bộ phận KD- gắn với các thương hiệu sản phẩm của Tam Kim: + Roman điện: tháng 10. + Sunmax điện: tháng 8. + Sunmax nước: Ngày 5/4. + Kohan điện: Tháng 9. + Kohan nước: + Monza điện: 2.8. Chuẩn mực về hoạt động của Công ty đối với các sự kiện quan trọng trong đời sống cá nhân CBCNV Tam Kim: Đó là các hoạt động thăm hỏi, ngoài cơ sở dựa trên thiện chí, tình cảm mọi người nói chung còn được quy định thành chuẩn mực sau: a.Các sự kiện Hiếu- Hỷ: -Đối tượng: +Sự kiện Hỷ của nhân sự công ty. + Sự kiện Hiếu của nhân sự và người thân (cha mẹ, vợ chồng, con cái). -Ban thăm hỏi: Bắt buộc có sự tham gia trực tiếp từ ba cấp: Cấp trưởng phòng, Đại diện Ban lãnh Đạo và Đại diện Công đoàn Công ty. b. Các sự kiện ốm đau, sinh đẻ: -Đối tượng: + Nhân sự có người thân (cha mẹ, vợ chồng, con cái) ốm nặng. + Nhân sự có con cái mới được sinh. -Ban thăm hỏi: Bắt buộc có sự tham gia trực tiếp từ hai cấp: Cấp trưởng phòng hoặc người Quản lý trên một cấp và Đại diện Công Đoàn Công ty. c. Các sự kiện Lễ, Tết: -Đối tượng: Tất cả CBCNV trong Công ty. -Thăm hỏi: Dựa trên thiện chí, tình cảm trên cơ sở quan tâm, chia sẻ tinh thần với văn hóa không quà biếu (các món quà chỉ mang tính tinh thần, không mang tính vật chất). d. Các đối tượng và sự kiện khác : Không quy định. 2.9. Việc tuân thủ nội quy, quy chế, Pháp luật và các thỏa thuận khác: Nghiêm chỉnh tuân thủ các nội quy, quy chế, Pháp luật và các thỏa thuận khác liên quan đến các chuẩn mực hoạt động của Công ty. 3. Chuẩn mực về Giao tiếp và Truyền đạt thông tin: 3.1. Cách thức giao tiêp và truyền đạt thông tin: Mô hình truyền dọc Mô hình truyền ngang Qu¶n lý Qu¶n lý NV NV NV NV NV NV Ưu điểm: An toàn Phạm vi áp dụng: - Truyền dọc lên: + Các vấn đề tồn tại và mong đợi + Các gợi ý cải tiến + Các báo cáo hoạt động tài chính kế toán + Các tranh luận, vướng mắc - Truyền dọc xuống: + Chiến lược, sách lược và mục tiêu + Chỉ dẫn công việc + Chính sách, chế độ, quy tắc + Đánh giá công việc NV NV Qu¶n lý Qu¶n lý Ưu điểm: Linh hoạt, nhanh chóng Phạm vi áp dụng: + Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều phòng ban + Hợp tác giữa các phòng ban + Gợi ý của các phòng chức năng Lưu ý: Kết quả làm việc phải được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa Doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần Tam Kim.doc
Tài liệu liên quan