Lời mở đầu
Chương I: Vai trò của giáo dục đối với việc phát triển nguồn nhân lực 2
I. Giáo dục và hệ thống giáo dục 2
1. Giáo dục và đặc điểm của hoạt động giáo dục 2
2. Hệ thống giáo dục đào tạo 6
II. Vai trò của giáo dục đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực 9
1. Tác động trực tiếp làm nâng cao trình độ nguồn nhân lực 9
2. Tác động gián tiếp tới chất lượng, số lượng nguồn nhân lực 11
III. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 12
1. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế 12
2. Vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế hiện đại 13
Chương II: Thực trạng về hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KT-XH CHỦ YẾU CỦA HÀ TÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO 15
1. Điều kiện tự nhiên,dân cư . 15
2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 18
3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với sự phát triển giáo dục -đào tạo 22
II.Thực trạng hệ thống giáo dục -đào tạo ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua 23.
1. Thực trạng hệ thống giáo dục-đào tạo 23
1.1. Thực trạng giáo dục phổ thông. 23
1.2. Đánh giá sự phát triển giáo dục phổ thông 37
1 .3. Thực trạng giáo dục chuyên nghiệp 40
2. Tác động của hệ thống giáo dục -đào tạo tới sự phát triển của nguồn nhân lực 44
2.1 Quy mô nguồn nhân lực 44
2.2 Cơ cấu nguồn lao động 45
3. Đánh giá chung 48
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống giáo dục -đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tây 50
I. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo. 50
1. Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục -đào tạo theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII,nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng 50
2. Định hướng phát triển giáo dục -đào tạo của tỉnh Hà Tây 52
II. Dự báo về phát triển và phân bố mạng lưới hệ thống giáo dục -đào tạo từ nay đến năm 2010 53
1. Giáo dục phổ thông 53
2. Giáo dục chuyên nghiệp 66
III. Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010 70
1. Giải pháp về vốn đầu tư 70
1.1. Tạo nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo. 70
1.2. Đầu tư có hiệu quả các nguồn tài chính. 72
2. Giải pháp về mặt tổ chức 72
2.1. Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo 72
2.2. Mở rộng các trường bán công dân lập cùng với trường công lập 73
3. Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp 75
4. Phát triển đội ngũ giáo viên. 76
5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học-giáo dục 78
Kết luận 79
Danh mục tài liệu tham khảo
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tây từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho chuyên môn có phần còn hạn chế.
Về chất lượng đội ngũ giáo viên, theo kết quả điều tra năm 1997, 1998, và 2001 cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở tỉnh Hà Tây như sau :
Bậc, cấp học
Chỉ tiêu
Tổng số
Trình độ chuyên môn
ĐH
CĐ
TH
SC
Tiểu học
Số lượng
9617
522
2761
5951
419
Tỷ lệ %
5,4
28,7
61,5
4,4
Trung học cơ sở
Số lượng
8888
2186
6068
643
0
Tỷ lệ %
24,6
68,3
7,1
0
Cơ sở vật chất
Đối với giáo dục mầm non, do đặc điểm các trường mầm non trong tỉnh chủ yếu là trường dân lập (mới chuyển thành hệ thống trường mầm non bán công năm 2002), điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn nên cơ ở vật chất trường lớp mầm non nói chung còn nghèo, các lớp học chủ yếu là nhà cấp 4. Mặc dù hiện nay các trường đã đảm bảo được phòng học cho học sinh, 50% số trường đã có sân chơi cho các cháu, song số cháu trong một nhóm, lớp còn cao. Trang thiết bị và đồ chơi phục vụ học tập còn thiếu nhiều.
Năm 2002, toàn tỉnh có 4260 phòng học ( công lập : 130 phòng; dân lập: 3857 phòng; cơ quan xí nghiệp: 209 phòng, tư thục : 64 phòng ) trong đó số phòng học cao tầng có 610 phòng, cấp 4 là 3236 phòng chiếm 75,9%, hiện nay toàn tỉnh còn có 414 phòng học tạm chiếm 9,7%. Bình quân học sinh/phòng của khối nhà trẻ là 15,5 cháu/phòng, mẫu giáo là 25 em/phòng.
Đối với trường tiểu học, THCS, THPT
Trước năm 2000, tỉnh có chủ trương phân cấp trong xây dựng cơ sở vật chất các trường học: Tỉnh xây dựng cơ sở vật chất cho các trường THPT, cấp huyện, xã xây dựng các trường THCS và Tiểu học. Do vậy, cơ sở vật chất các trường THPT đã tương đối đảm bảo, tất cả các trường đã có phòng học cao tầng kiên cố, các trường THCS, tiểu học cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn.
Để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học và THCS, từ năm 2000 tỉnh đã giành nhiều kinh phí để hỗ trợ xây dựng trường tiểu học và THCS. Năm 2002, bằng các nguồn vốn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 3 trường THPT, xây dựng xoá 75 phòng học tạm ở tiểu học, hỗ trợ xây dựng được 63 trường tiểu học, THCS và gần 30 trường mầm non ... với knih phí lên tới 57,115 tỷ đồng. Đây là sự quan tâm rất lớn của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo
Theo báo cáo cuối năm 2001 và đầu năm 2002, số phòng học các cấp học như sau:
Bảng 13: Thống kê cơ sở vật chất bậc tiểu học, trung học năm 2002
Cấp học
Năm 2001
Năm 2002
Tổng số
Phòng cao tầng
Phòng cấp 4
Phòng tạm
Tổng số
Phòng từ cấp 4 trở lên
Phòng tạm
Tiểu học
5186
1653
3244
289
5246
5181
75
Trung học CS
3469
1784
1627
38
3610
3522
88
Trung học PT
1179
833
346
0
1220
1183
37
Tổng số
9834
4270
5237
327
10076
9886
190
Năm 2001 toàn tỉnh có 83 xã trường tiểu học và THCS còn chung cơ sở vật chất( năm 2002 đã tách được 30 trường ). Bàn ghế trong phòng học cơ bản đủ chỗ ngồi cho học sinh nhưng còn chưa đảm bảo kích thước quy định, nhất là học sinh tiểu học. Trong năm 2000-2001 đã xây mới được 544 phòng học ( có 421 phòng thuộc nhà cao tầng ), sửa chữa cải tạo được 1.961 phòng, đóng mới được 11.356 bộ bàn ghế, phát hành sách giáo khoa được 4.579.000 bản với 15,7 tỷ đồng, mua sắm thiết bị dạy học và sách tham khảo gần 110 triệu đồng.
Năm 2002 toàn ngành học phổ thông có 9.834 phòng học ( số phòng từ cấp 4 trở nên chiếm hơn 98% ) trong đó :
Giáo dục tiểu học : 5.186 phòng; Tỷ lệ lớp/phòng : 1,56
Giáo dục THCS : 3.469 phòng; Tỷ lệ lớp/phòng : 1,46
Giáo dục THPT : 1.179 phòng; Tỷ lệ lớp/phòng : 1,59
Hầu hết các trường có đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản để phục vụ giảng dạy học tập theo nội qui, quy chế, chuyên môn. Việc xây dựng củng cố, kiện toàn các phòng thí nghiệm, thư viện phòng ở các trường học có chuyển biến tốt, có 70 trường được đánh giá là trường điểm về xây dựng và sử dụng thí nghiệm, có 262 trường đạt chuẩn về thư viện trong đó có 142 trường tiểu họ, 93 trường THCS, 27 trường THPT; trang bị hơn 579 máy vi tính cho các trường phổ thông cùng nhiều sách báo tạp chícác loại góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục.
Tỉnh đã xây dựng thí điểm các phòng học bộ môn để phục vụ phương pháp giảng dạy mới ( THPT : 3 trường; THCS : 14 trường ), nhưng kinh phí đầu tư cho các phòng học theo bộ môn còn rất ít, chưa đáp ứng nhu cầu.
Nhìn chung cơ sở vật chất của các trường ở khu vực thị xã đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng ở một số huyện cơ sở vật chất vẫn còn rất nghèo nàn, có nơi trường lớp còn rất tạm bợ.
f. Thực trạng về tài chính cho giáo dục phổ thông
Thực trạng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước
Tổng chi ngân sách cho giáo dục phổ thông
Bảng 14: Ngân sách cho giáo dục phổ thông
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
NS GDPT
132466
176571
197361
207234
262471
282422
311489
Hàng năm ngân sách chi cho giáo dục phổ thông đều tăng, bình quân 7 năm từ 1996-2002 mỗi năm tăng 19,6%. Trong những năm gần đây, chính sách tiền lương có cải tiến, đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng nên ngân sách có tăng nhưng chủ yếu để chi lương, kinh phí chi khác thấp chỉ đạt 15%/năm.
Cơ cấu ngân sách cho giáo dục phổ thông
Bảng 15: Cơ cấu ngân sách cho giáo dục phổ thông
Đơn vị tính : Triệu đồng
1997
1998
1999
2000
2001
2002
BQ
6 năm
Mầm non
8903
11406
11470
15173
17058
19246
5,39%
Tiểu học
68090
78345
80282
106610
114413
127016
39,37%
THCS
63034
71329
71628
95149
100488
110674
35,94%
THPT
30114
31232
32096
38489
42591
46745
15,48%
GDTX, KTTH-HN
6430
6980
6608
7050
7139
7287
3,81%
Do đặc điểm số trường mầm non bán công trong tỉnh là chủ yếu chiếm 90,1% nên ngân sách nhà nước chi cho giáo dục không lớn so với ngân sách sự nghiệp giáo dục hàng năm. Ngân sách nhà nước đảm bảo chi lương cho các cán bộ giáo viên trong biên ch, ngoài ra hỗ trợ để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp và mua sắm trang thiết bị cho các trường. Năm 2002, tỉnh đã đầu tư hơn 12 tỷ đồng để xây dựng các trường mầm non.
Đối với bậc tiểu học và trung học : Mức chi bình quân của Hà Tây đối với bậc tiểu học ngang với mức xây dựng của bộ GD-ĐT, cấp THCS và THPT mức chi hiện thấp hơn dẫn tới chi khác trong nhà trường không đảm bảo theo mức qui định khoảng 30%.
Ngoài ngân sách nhà nước, tỉnh đã đề ra chnhs sách địa phương, giành kinh phí hỗ trợ:
Trợ cấp cho giáo viên các trường mầm non dân lập từ 50 đến 65 nghìn đồng
Hỗ trợ cho giáo viên miền xuôi lên dạy ở các xã miền núi và xã giữa Sông Hồng 100.000 đồng/tháng.
Hỗ trợ giáo viên đi học 200.000 đồng/người/năm( đào tạo từ xa).
Mỗi năm cho phép trích từ ngân sách sự nghiệp giáo dục phổ thông 100 triệu đồng để tổ chức cho giáo viên giỏi đi tham quan, học tập trong và ngoài nước
Hàng năm tỉnh đã giành trên 40% tổng chi ngân sách toàn tỉnh chi cho giáo dục, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh ngày càng phát triển .
Thực trạng nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước
Đóng góp của phụ huynh học sinh
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh, phụ huynh học sinh trong một năm học thường phải nộp học phí và tiền xây dựng nhà trường.
Bảng 16: Đóng góp của phụ huynh học sinh
Đơn vị tính : Triệu đồng
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng phụ huynh đóng góp
60875
67656
68602
73438
77301
Tổng NSGD Phổ thông
197361
207234
262471
282422
311489
Tỷ trọng phần trăm giữa kinh phí phụ huynh góp và NS GDPT
30,8%
32,7%
26,14%
26%
24,8%
Qua số liệu ở bảng trên , cho thấy phụ huynh trong tỉnh đã hết sức cố gắng để đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh, tao điều kiện để cho con em nhân dân trong tỉnh được đến trường. Hàng năm, sự đóng góp của phụ huynh học sinh ngày càng tăng, nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp thường chiếm gần 30% so với ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục phổ thông trong tỉnh. Điều này khẳng định tỉnh đã chỉ đạo tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Đặc biệt, với đặc điểm 96,5% học sinh mầm non là học sinh hệ bán công, dân lập, sự đóng góp của phụ huynh học sinh đã thúc đẩy bậc học mầm non phát triển nhanh.
Đóng góp của các tổ chức xã hội
Do kinh tế của tỉnh còn khó khăn, dù các cơ quan đoàn thể, các tổ chức hội, các cá nhân thường xuyên có những học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, thưởng cho học sinh suất sắc như Hội cựu chiến binh, Đoàn THCSHCM,... nhưng kinh phí đóng góp của các tổ chức xã hội còn quá nhỏ so với ngân sách chi cho giáo dục phổ thông.
1.2 Đánh giá sự phát triển giáo dục phổ thông
Trong những năm qua, sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tây đã có những kết quả sau:
Những mặt mạnh:
Quy mô giáo dục-đào tạo tăng nhanh. Tỉnh đã chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1992, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002, phổ cập giáo dục THCS năm 2001.
Hệ thống mạng lưới trường lớp đa dạng hoá với nhiều hình thức giáo dục khác nhau, được phân bố rộng khắp, được xắp xếp theo địa bàn hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh .
Chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức nâng cao. Tỷ lệ học sinh đạt họ lực giỏi, hạnh kiểm tốt và học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng đều hàng năm. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học tăng, số học sinh đỗ tốt nghiệp ở các bậc học, cấp học từ tiểu học, THCS, THPT hàng năm đều đạt trên 96%. Hỗu hết các trường tiểu học đều dạy đủ 9 môn theo qui định, từ lớp 3 đến lớp 5 trong toàn tỉnh được bố trí học ngoại ngữ, năm 2001 được bộ GD-ĐT công nhận 52 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Các trường THCS tổ chức tốt các nội dung giáo dục pháp luật, quốc phòng, dân số, môi trường, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp dạy nghề. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học, THCS, THPT hàng năm đều đạt cao.
Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, mức chuẩn hoá cao, có nhiều giáo viên giỏi, định mức giáo viên/ lớp có chuyển biến tích cực và gần đạt mức chuẩn qui định, cơ cấu loại hình giáo viên từng lớp được điều chỉnh đáp ứng yêu cầu giáo dục. Gần 60% giáo viên tiểu học, THCS có trình độ trên chuẩn, nhiều giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ.
Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục- đào tạo được tăng cường. Hàng năm chi ngân sách cho giáo dục trên 40% so với tổng chi ngân sách của tỉnh, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ của Trung ương, địa phương và sự đóng góp của nhân dân cho sự nghiệp giáo dục.
Các vấn đề bức xúc trong trường học được quan tâm giải quyết. Trật tự kỷ cương bước đầu được lập lại; các hiên tượng tiêu cực trong thi tuyển, tuyển sinh, dạy thêm tràn lan đx được hạn chế. Công tác giáo dục pháp luật, việc đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội thâm nhập vào nhà trường đã được quan tâm.
Xét dưới giác độ toàn xã hội, dân trí trong tỉnh đã được nâng lên một bước, tạo cho mọi người có ý thức học tập, tu dưỡng với phương châm “ học tập và học tập suốt đợi “.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên là
Các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong tỉnh đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục-đào tạo và triển khai có kết quả trong thực tiễn, tạo ra sự nhận thức đúng đắn trong cán bộ đảng viên và nhân dân về vai trò của giáo dục-đào tạo.
Hà Tây có truyền thống hiếu học, đó là nền tảng rất tốt cho phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo
Có sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, trách nhiêm của gia đình, xã hội về giáo dục học tập của con em mình.
Những hạn chế
Quy mô giáo dục đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh cấp trung học phổ thông. Hệ thống các trường lớp mẫu giáo, nhà trẻ ở miền núi, vùng nông thôn còn ít được quan tâm đầu tư nên tỷ lệ huy động trẻ ra lớp còn thấp. Sự phối hợp giữa gia đình ,nhà trường và xã hội còn hạn chế. Việc xã hội hoá giáo dục còn chậm, chưa có những biện pháp tích cực để phân luồng học sinh tôt nghiệp THCS và THPT.
Chất lượng giáo dục đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng yêu cấu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công tác giảng dạy ở lớp còn nặng nề về lý thuyết, nhẹ về thực hành và hướng dẫn phương pháp tư duy. Các trường dạy nghề, trung tâm GDTX, trường cao đẳng và THCN chậm đổi mới hình thức đào tạo.
Đội ngũ giáo viên tiểu học nhìn chung chưa đồng bộ, còn thiếu giáo viên các môn: thể dục, nhạc, mỹ thuật. Giáo viên THCS còn chưa đồng bộ, cán bộ thư viện, phòng thí nghiệm và các giáo viên bộ môn toán, vật lý, KTCN, GDCD còn thiếu ở cấp THPT. Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, hiện còn 10% giáo viên trình độ chưa đạt chuẩn ( ở tiểu học và THCS ).
Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dụng cụ dạy học còn nhiều bất cập. Số trường tiểu học, THCS có phòng học cao tầng và trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Hiện nay ngân sách đầu tư cho giáo dục có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục đào tạo ở các địa phương.
Nguyên nhân của những hạn chế trên
Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền về vị trí vai trò nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong giai đoạn cách mạng hiện nay chưa sâu sắc, nhiều chi bộ đảng viên trong các trường hoạt động chưa hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, vai trò tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền ở từng cấp có mặt còn hạn chế.
Một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy nên hiệu quả đạt thấp. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên chưa thường xuyên, giải pháp khắc phục còn hạn chế.
Các nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học còn thấp so với nhu cầu. Nhận thức về xã hội hoá giáo dục đào toạ các cấp các nhành còn chưa toàn diện, chưa khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh.
1 .3. Thực trạng giáo dục chuyên nghiệp
Mạng lưới trường lớp
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 trường đại học, cao đẳng, trung học hcuyên nghiệp và dạy nghề và một số trường của quân đội. Trong đó có 5 trường trực thuộc tỉnh gồm 3 trường cao đẳng, 2 trường trung học và một trường dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ. Theo phân công của tỉnh các trường được sự quản lý trực tiếp của sở.
Ngoài ra, tỉnh đã có màng lưới cơ sở dạy nghề với số lượng đông, đa dạng, phân bố tương đối đồng đều cho các khu vực trên địa bàn. Các ngành nghề được đào tạo trong hệ thống cơ sở của tỉnh phong phú, có trên 50 nghề như: Cơ khí, động lực, xây dựng... các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Số lượng, chất lượng đào tạo
Số lượng học sinh các trường chuyên nghiệp trong tỉnh được đào tạo phân theo hệ đào tạo và các nhóm chuyên ngành từ năm 1998-2003 như sau :
Bảng 17: Thống kê số lượng học sinh tại các trường chuyên nghiệp trong
Tỉnh
Trường
1998-1999
1999-2000
2000-2001
2001-2002
Chính quy
Tại chức
Chính quy
Tại chức
Chính quy
Tại chức
Chính quy
Tại chức
CĐ Sư Phạm
1688
545
1642
515
1649
1541
1083
739
CĐ CĐ
527
980
445
1020
295
1150
337
1545
CĐ Kỹ Thuật
1250
250
1287
255
1300
377
1503
512
TH Kinh Tế
453
225
445
200
541
531
482
202
TH Y Tế
355
45
350
45
343
34
339
35
Trong những năm gần đây, số người được vào học dài hạn tại trường cao đẳng, trung học và dạy nghề đã tăng lên. Số người theo học các ngành kỹ thuật ( cơ khí, xây dựng, điện tử,...) đã có sự tăng lên rõ rệt : Năm 2001 các ngành này chiếm 26,3% /tổng số nghề đwocj đào tạo, năm 2002 chiếm 29,03%. Chương trình và giáo trình đào tạo từng bước được hoàn thiện để đáp ứng công nghệ mới và tình hình phát triển kinh tế hiện nay.
Chất lượng sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cấu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh. Nhiều sinh viên trở về nông thôn, trực tiếp làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp, hoặc các doanh nghiệp trong tỉnh. Tình trạng trông chờ vào sự tuyển dụng của nhà nước đã giảm hẳn. Nhiều học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp đã vận dụng tốt kiến thức được học để tự tổ chức sản xuất kinh doanh lập nghiệp
Bên cạnh những ưu điểm, do điều kiên thực hành ở nhiều trường còn hạn chế, nên sinh viên ít được thực hành, điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng công việc sau khi ra trường .
Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên các trường chuyên nghiệp trong tỉnh đã đáp ứng được nhiệm vụ được giao trong giai đoạn vừa qua, hiện nay các trường đều có từ 20 đến 25 % giáo viên có trình độ đại học tiếp tục đi học cao học, tiến sỹ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Bảng 18: Đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường chuyên nghiệp
Trường
Số lượng cán bộ, giáo viên
Tổng số
Tiến sỹ
Thạc sỹ
Đại học
Cao đảng
Trình độ khác
CĐ Sư Phạm
180
2
45
104
8
21
CĐ CĐ
165
1
16
48
33
7
CĐ Kỹ Thuật
120
3
23
34
18
42
TH Kinh Tế
75
0
4
52
6
3
TH Y Tế
68
0
5
38
12
13
Cơ sở vật chất
Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh còn thiếu thư viện, phòng thí nghiệm, trang thiết bị thí nghiệm phục vụ giảng dạy còn nghèo nàn, chưa hiện đại để đáp ứng việc giảng dạy và học tập trong giai đoạn mới.
Các trường đã trang bị được gần 300 máy vi tính giúp cho việc giảng dạy tin học theo chương trình qui định, song đã có nhiều máy tính lạc hậu. Đã có 3 trường nối mạng Internet để truy cập thông tin, nhưng chủ yếu là phục vụ công tác quản lý, chưa đưa vào để hướng dẫn cho sinh viên sử dụng khai thác.
Bảng 19: Thống kê CSVC các trường chuyên nghiệp năm 2002
Trường
Phòng học
Thí nghiệm
Thư viện
Ký túc xá
Nhà làm việc
Công trình khác
T. số
K. cố
T. số
K. cố
T. số
K. cố
T. số
K. cố
T. số
K. cố
T. số
K. cố
CĐ Sư Phạm
1974
1448
350
350
110
110
3716
1664
848
648
517
CĐ CĐ
1980
1748
450
450
150
150
3398
3398
755
755
350
250
CĐ Kỹ Thuật
1452
1452
384
0
100
0
3420
0
886
886
123
0
TH Kinh Tế
1325
1200
335
335
150
150
1150
1550
250
250
150
0
TH Y Tế
1250
980
350
250
250
150
750
0
350
350
250
0
Thực trạng về tài chính cho giáo dục chuyên nghiệp.
Thực trạng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước
Hệ thống các trường chuyên nghiệp trong tỉnh đều là các trường công lập vì vậy ngân sách nhà nước là nguồn chủ yếu để chi cho sự nghiệp đào tạo.
Bình quân chi ngân sách đào tạo theo học sing/ năm trong những năm gần đây là ổn định, song so với mức chi theo qui định của Liên Bộ thì mức chi đào tạo( học sinh/ năm) ở khối cao đẳng tiểu học và cao đẳng nhạc-hoạ-thể dục còn thấp hơn
Thực trạng nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước
Nguồn thu ngoài ngân sách đối với các trường chuyên nghiệp trong tỉnh chủ yếu là thu học phí đối với các sinh viên không thuộc ngành sư phạm
Bảng 20: Nguồn thu ngoài ngân sách của các trường chuyên nghiệp tỉnh
Hà Tây
Đơn vị : Triệu đồng
1998
1999
2000
2001
2002
Kinh phí ngoài NS
12408
16140
13554
15180
17348
Như vậy nguồn thu ngoài ngân sách còn thấp so với ngân sách chi cho giáo dục chuyên nghiệp. Trong những năm tới cần thu hút hơn nữa sự đóng góp của phụ huynh học sinh sinh viên, của các tổ chức xã hội.
2. Tác động của hệ thống giáo dục -đào tạo tới sự phát triển của nguồn nhân lực
Qui mô nguồn nhân lực
Đến năm 2002 dân số Hà Tây là 2.473.000 người, trong đó dân số nông thôn là 2.265.940 người ( chiếm 91,62% ). Lao động trong độ tuổi có 1.385.000 người, trong đó lao động có việc làm là 1.199.750 người.
Bảng 21: Qui mô lực lượng lao động tỉnh Hà Tây từ năm 1999-2003
Đơn vị tính : Người
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Qui mô LLLĐ
1207527
1215508
1296367
1385000
1425723
Từ năm 1999 đến năm 2003 số lực lượng lao động tăng lên 1,18 lần ( 218196 người), tuy nhiên về chất lượng của đội ngũ lao động còn thấp. Mặc dù Hà Tây là tỉnh đông dân số, lao động nhiều ngành nghề phát triển, đang có nhiều cụm điểm công nghiệp của tỉnh và các khu công nghiệp lớn, nhưng chất lượng đội ngũ lao động còn thấp , đội ngũ công nhân phát triển chậm, do đó chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế hiệ tại và trong những năm tới
Thông qua kết quả điều tra cho thấy lao động được đào tạo ở các cấp học mất cân đối với yêu cầu thực tế của sản xuất và công tác. Lao động có chuyên môn kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất chỉ chiếm 25,77%, nhưng lao động có trình độ co đẳng, đại học, trung học chiếm 59,96 %, dẫn đến thực tế hiện nay là Hà Tây thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề, nhưng lại thừa đội ngũ lao động có trình độ co đẳng, đại học và trung học đang không có việc làm.
2.2 Cơ cấu nguồn lao động
Cơ cấu lực lượng lao động chia theo tuổi
Bảng 22: Cơ cấu LLLĐ Hà Tây chia theo tuổi
Đơn vị tính : Người, %
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng
1207527
100%
1215508
100%
1296367
100%
1385000
100%
1425723
100%
15-24 tuổi
254436
21,07%
247289
20,34%
233555
18,89%
221187
17,68%
208819
16,49%
25-34 tuổi
331759
27,47%
310379
25,53%
314438
25,43%
309981
24,78%
305523
24,14%
35-44 tuổi
334344
27,69%
369602
30,41%
383190
31%
403303
32,23%
423417
33,45%
45-54 tuổi
194295
16,09%
197489
16,25%
221183
17,89%
237926
19,02%
254667
20,12%
55-59 tuổi
49886
4,13%
50318
4,14%
51057
4,13%
51448
4,11%
51840
4,1%
trên 60 tuổi
42807
3,55%
40431
3,33%
32944
2,66%
27200
2,18%
21457
1,7%
Qua bảng số liệu cho thấy Lực lượng lao động Hà Tây tương đối trẻ. Số người từ 15 đến 44 tuổi chiếm đến 80% tổng lực lượng lao động. Số người từ 55 tuổi trở lên chỉ chiếm gần 10% lực lượng lao động. Mặc dù lực lượng lao động Hà Tây thuộc loại trẻ , nhưng số lao động từ 15-24 tuổi có xu hướng giảm đi. Năm 1999 lực lượng lao động ở đọ tuổi này ở mức 21,07% thì đến năm 2003 chỉ còn 16,49 %trong tổng lực lượng lao động toàn tỉnh.
. Tính trong các độ tuổi thì độ tuổi từ 25-44 tuổi là chiếm đông nhất, liên tục qua các năm từ 1999-2003, có thể nói đây là độ tuổi sung sức nhất của con người, vào độ tuổi này họ có năng suất lao động cao nhất với kỹ năng và trình độ thành thạo do có kinh nghiệm của thời kỳ trước, có thể nói lực lượng lao động Hà Tây đang có một cơ cấu hợp lý theo độ tuổi .
Cơ cấu LLLĐ chia theo giới tính
Khi xem xét lực lượng lao động Hà Tây trên góc độ giới ta nhận thấy số lượng lao động nữ luôn luôn chiếm nhiều hơn số lượng lực lượng lao động Nam , tỷ lệ này có tăng lên vào năm 2000 là 52,42% nhưng sau đó lại giảm qua các năm tiếp theo và đến năm 2003 chỉ còn chiếm 52,43% tổng lực lượng lao động
Bảng 23 : Cơ cấu LLLĐ Hà Tây chia theo giới tính
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng
1207527
100%
1215508
100%
1296367
100%
1385000
100%
1425723
100%
Nữ
623916
51,67%
637172
52,42%
639224
51,84%
642875
51,63%
646526
51.43%
Nam
583611
48,33%
578336
47,58%
593842
48,16%
602223
48,37%
610604
48.57%
Cơ cấu LLLĐ theo trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá của người lao động. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lao động. Thông qua chỉ tiêu này chúng ta biết được người lao động có trình độ học vấn cao hay thấp, tỷ lệ người biết đọc biết viết, những người mù chữ không có trình độ. Từ đó rút ra khả năng nhận thức của họ đối cới quá trình lao động. Mặc dù tỷ lệ những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao nhưng tỷ lệ những người biết đọc biết viết chiếm tỷ lệ rất cao (96%) còn những người mù chữ chiếm tỷ lệ rất thấp (4%). Điều này cho thấy Đảng và chính quyền Hà Tây rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đào tạo, xoá bỏ dần tỷ lệ những người không biết đọc, biết viết. Để thấy rõ hơn chúng ta cùng nghiên cứu biểu sau đây:
Bảng 24: Trình độ văn hoá người lao động Hà Tây
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng số
1207527
100%
1215508
100%
1236367
100%
1251045
100%
1. Mù chữ
8738
0,72%
12273
1,01%
12007
0,97%
11741
0,94%
2. Chưa tốt nghiệp PTTH
914910
75,76%
939378
75,69%
936412
74,18%
933446
73,08%
3. Tốt nghiệp PTTH
256445
19,55%
234965
19,34%
255171
20,70%
269851
21,68%
5. Cao đẳng, đại học và trên đại học
27434
3,97%
28892
4%
29476
4,15%
30060
4,3%
Qua biểu trên ta thấy tỷ lệ lao động không biết chữ chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số, song tỷ lệ những người có trình độ học vấn cao (đại học và trên đại học) cũng rất thấp , chỉ chiếm khoảng 4%. Còn lại phần lớn là lao động có trình độ văn hóa phổ thông chiếm hơn 90%
Tóm lại nguồn lao động ở Hà Tây khá dồi dào về số lượng song về chất lượng còn rất nhiều hạn chế bởi trình độ chuyên môn còn thấp. Bên cạnh đó việc sử dụng lao động trong các ngành còn chưa hợp lý, lao động tập trung quá đông trong sản xuất nông nghiệp, chiếm hơn 70% tổng số lao động, các ngành khác chiếm số lượng ít, việc sử dụng lao động còn nhiều lãng phí. Đây không chỉ là đặc điểm của riêng Hà Tây mà là tình trạng chung của nước ta hiện nay.Do vậy cần có những giải pháp tích cực để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là thông qua giáo dục đào tạo để có được cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, tối ưu nhất nhằm ơhát triển kinh tế Hà Tây.
3. Đánh giá chung
Có thể khẳng định rằng, song song với những thành tựu về y tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao mức sống dân cư, sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Tây (cốt lõi của phát triển nguồn nhân lực) những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn:
- Hệ thống giáo dục được xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh, từ cấp học mầm non đến đại học (một số trường đã liên kết đào tạo hệ đại học).
- Đến năm 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3046.doc