Đề tài Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THẺ TÍN DỤNG 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng 2

1.1.3 Phân biệt thẻ tín dụng và các loại thẻ khác 3

1.2 PHÂN LOẠI THẺ TÍN DỤNG 4

1.2.1 Theo công nghệ sản xuât 4

1.2.2. Căn cứ vào phạm vi sử dụng 5

1.3. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG 5

1.3.1. Tổ chức thẻ quốc tế 5

1.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ 6

1.3.3. Chủ thẻ 6

1.3.4. Ngân hàng thanh toán thẻ 7

1.3.5. Cơ sở chấp nhận thẻ 7

1.4. LỢI ÍCH CỦA THẺ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ VÀ NỀN KINH TẾ 8

1.4.1. Lợi ích của thẻ đối với chủ thẻ 8

1.4.2. Lợi ích của thẻ đối với ngân hàng phát hành thẻ 9

1.4.3. Lợi ích của thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ 11

1.4.4. Lợi ích của thẻ đối với nền kinh tế 11

1.5. NGHIỆP VỤ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG 12

1.5.1. Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng 12

1.5.2. Nghiệp vụ thanh toán thẻ TDQT 15

1.5.3. Nghiệp vụ quản lý rủi ro 17

1.5.3.1. Rủi ro trong phát hành thẻ 17

1.5.3.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ: 18

1.5.3.3. Rủi ro nghiệp vụ 19

1.5.3.4. Rủi ro kỹ thuật 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 20

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 20

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNT Việt Nam 20

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNT Việt Nam 22

2.1.2.1. Cơ cấu chung của NHNT Việt Nam 22

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý và kinh doanh thẻ 22

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam trong những năm gần đây 23

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 23

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 25

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 27

2.1.3.4. Công nghệ và sản phẩm mới 28

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 30

2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trong giai đoạn 1990 đến 2003 30

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng từ 2004 đến nay 42

2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NHNT VIỆT NAM 49

2.3.1. Thành công 49

2.3.2. Hạn chế 53

2.3.2.1. Đối tượng sử dụng thẻ tín dụng còn hạn chế 53

2.3.2.2. Hệ thống ATM và hệ thống các điểm chấp nhận thẻ tín dụng của Vietcombank vẫn còn chưa nhiều và còn nhiều bất cập. 55

2.3.2.3. Rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán thẻ tín dụng. 56

2.3.2.4. Rủi ro trong khâu phát hành 57

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 59

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 59

3.1.1. Phát triển sản phẩm mới 59

3.1.2. Về xúc tiến khách hàng 59

3.1.3. Phát triển công nghệ 60

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM TĂNG CƯỜNG HỌAT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 60

3.2.1. Giải pháp nhằm tăng cường đối tượng sử dụng thẻ tín dụng 60

3.2.2. Giải pháp cho vấn đề phát triển hệ thống ATM và các điểm chấp nhận thẻ của NHNT 64

3.2.3. Giải pháp cho vấn đề rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán. 67

3.2.4. Giải pháp cho vấn đề rủi ro trong khâu phát hành 69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh toán thẻ tín dụng đạt 121,5 tỷ VND. Có thể nói trong những năm đầu này, hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng phát triển khá tốt, tổng doanh số mỗi năm tăng gần gấp đôi năm trước. Tất nhiên sự tăng trưởng mạnh này cũng một phần do kết quả tính toán dựa vào số tương đối (tỷ lệ %), bởi nếu xét về số tuyệt đối thì thực tế cũng không lớn lắm: năm 1992 doanh số thanh toán đạt 240,5 tỷ VND và năm 1993 là 431,4 tỷ VND. Tuy vậy đây cũng là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển thị trường thẻ tín dụng sau này. Trong giai đoạn này NHNT Việt Nam mới chỉ chấp nhận thanh toán 3 loại thẻ là Visa, Masters và JCB nên cơ cấu doanh số thanh toán hầu như không thay đổi nhiều lắm: Visa chiếm hơn 80%, Masters chiếm khoảng 15% và JCB chỉ chiếm hơn 1% tổng doanh số thanh toán. Tháng 2/1994, ngay sau khi Mỹ chính thức tuyên bố bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, Vietcombank ký kết hoạt động đại lý thanh toán thẻ với tổ chức thẻ Americain Express của Mỹ. Việc này đã tác động tích cực ngay vào doanh số thanh toán. Vì Amex là một loại thẻ nổi tiếng của Mỹ với doanh số thanh toán hàng năm rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch giải trí, nên ngay trong năm đầu thực hiện thanh toán doanh số thanh toán thẻ Amex đã đạt 161,39 tỷ VND – cao hơn tổng doanh số thanh toán của cả 3 loại thẻ trong năm 1991, đồng thời nâng tổng doanh số thanh toán của cả năm 1994 lên 1204 tỷ VND. Hai năm 1995, 1996 là 2 năm đạt doanh số thanh toán thẻ cao nhất trong giai đoạn này, thậm chí cao nhất trong 12 năm từ 1991 đến 2002. Năm 1995 tổng doanh số thanh toán đạt 1926,4 tỷ VND. Năm 1996 tổng doanh số thanh toán đạt 1993,8 tỷ VND. Sự tăng đột biến về doanh số thanh toán là kết quả của một loạt các sự kiện lớn của cả Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng. Cụ thể, việc Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội đã khiến cho lượng khách nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn. Và đặc biệt, sự kiện Vietcombank phát hành chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên – Masters Card đã làm uy tín của ngân hàng tăng lên đáng kể. Cần nói rõ hơn, cho đến thời điểm năm 1996, mảng dịch vụ thẻ tín dụng của NHNT Việt Nam chỉ có hoạt động thanh toán. Trước đấy (1993, 1994, 1995) Vietcombank mới chỉ phát hành những thẻ mang tính chất thử nghiệm là thẻ Vietcombank Card và ATM, không phải là thẻ tín dụng quốc tế, dùng trong nội bộ hai thành phố lớn là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Masters Card vào năm 1995, năm 1996 NHNT đưa thẻ VCB-Master Card ra công chúng, mở đầu cho hoạt động phát hành thẻ tín dụng. Trong năm phát hành đầu tiên NHNT phát hành 389 thẻ Master. Con số này tuy chưa phải là lớn lắm nhưng nó thể hiện sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của NHNT để phát hành thẻ ra thị trường Việt Nam – một thị trường khá mới mẻ. Doanh số thẻ phát hành trong năm đạt 17065 triệu VND. Xét trong bối cảnh kinh tế lúc đó, NHNT Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là từ phía NHTM cổ phần Á Châu (ACB) – là ngân hàng cùng gia nhập tổ chức thẻ Masters Card cùng với Vietcombank. Song với năng lực và quyết tâm của mình NHNT đã vượt trội so với ACB. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam thời gian đó đang tăng trưởng ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, thương mại quốc tế cũng đạt được những kết quả đáng kể nên đã thu hút được một lượng lớn khách nước ngoài vào Việt Nam, điều này có tác động tích cực tới hoạt động phát hành thẻ của NHNT. Bảng 1: Tình hình phát hành thẻ tín dụng của VCB Năm Tổng số thẻ phát hành (thẻ) Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh số phát hành (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 1996 389 17065 1997 419 7,7 17722 3,9 1998 1645 292,6 48000 170,8 1999 1370 -16,7 65000 35,4 2000 1327 -3,1 69341 6,7 2001 3057 130,4 138390 99,6 2002 6795 152 236895 83,7 2003 9590 41,1 370741 56,5 2004 10785 12,5 611723 65 2005 15514 43,8 805685 31,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam) Biểu đồ 1: Số lượng thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành qua các năm Biểu đồ 2: Doanh số phát hành thẻ tín dụng của Vietcombank qua các năm Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra đã gây cho nền kinh tế nước ta những tổn thất nhất định. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm sút rõ rệt và người dân trong nước hạn chế tiêu dùng… Điều này tác động trực tiếp đến công tác phát hành thẻ của NHNT Việt Nam. Số lượng thẻ phát hành trong năm chủ yếu được đưa vào thời gian của quý I và nửa đầu quý II - khi cuộc khủng hoảng kinh tế chưa nổ ra, thời gian sau đó tốc độ phát hành giảm đáng kể. Tổng số lượng thẻ VCB-Master Card được phát hành là 419 thẻ, tăng 30 thẻ so với năm 1996 (tương đương 7,7%), doanh số sử dụng thẻ là 17722 triệu VND tăng không đáng kể so với năm 1996 (chỉ 3,8%). Cuộc khủng hoảng tác động đến dịch vụ thẻ tín dụng của Vietcombank mạnh hơn ở mảng thanh toán, tổng doanh số thanh toán thẻ của NHNT Việt Nam giảm hẳn từ 1993,8 tỷ VND xuống 1515,3 tỷ VND. Năm này cũng bắt đầu cho một chuỗi sa sút, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng âm trong 3 năm liên tiếp như trong bảng dưới đây. Bảng 2: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng của NHNT Việt Nam Năm Doanh số thanh toán thẻ (tỷ VND) Tốc độ tăng trưởng (%) 1991 121,5 100 1992 240,5 97,9 1993 431,4 79,4 1994 1204 179,1 1995 1926,4 60 1996 1993,8 3,5 1997 1515,3 - 24 1998 1245,5 - 17,8 1999 1121 - 10 2000 1227,3 0,56 2001 1365,2 21,1 2002 1720,2 26 2003 2370,1 37,7 2004 2765,1 16,7 2005 3785,1 36,9 (Nguồn: Phòng quản lý thẻ NHNT Việt Nam) Năm 1998, doanh số thanh toán thẻ tiếp tục giảm, từ 1515,3 tỷ VND trong năm 1997 xuống còn 1245,5 tỷ VND, tương đương với 17,8% . Nguyên nhân lớn là vì lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục giảm do dư âm của cuộc khủng hoảng để lại. Hơn nữa trong thời gian này mức độ hiểu biết về thẻ của người dân chưa nhiều, những tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại chưa được làm nổi rõ, vì vậy mặc dù NHNT Việt Nam tích cực mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ lên tới 1350 điểm nhưng doanh số thanh toán thẻ tín dụng vẫn giảm. Hiểu rõ nguyên nhân của sự giảm sút thanh toán, NHNT Việt Nam đã rất cố gắng trong việc cải thiện tình hình với mục tiêu hướng tới sự phát triển lâu dài. Năm 1998, NHNT đã bắt đầu phát hành thẻ VCB – Visa Card. Đây là một cột mốc đặc biệt vì, mặc dù cả 2 loại thẻ Visa và Master Card cùng phục vụ cho một loại khách hàng nhưng thẻ Visa là loại thẻ nổi tiếng trên thế giới, thậm chí có thể nói đây là tập đoàn thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Hơn thế nữa, Visa Card có những ưu điểm rất lớn là: Thứ nhất, đây là thời điểm tổ chức thẻ Visa Card đang chú trọng phát triển những thị trường mới giàu tiềm năng, trong khi đó Masters Card lại chú trọng vào thị trường truyền thống chiếm tỷ trọng doanh số lớn, giảm đầu tư vào thị trường nhỏ lẻ. Thứ hai, và đặc biệt quan trọng, thẻ Visa có hạn mức tín dụng rất phù hợp với khả năng tài chính của người Việt Nam, vì vậy ngay từ khi mới xuất hiện đã có được những thành công đáng kể. Ngoài ra, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và kinh nghiệm trong phát hành VCB-Master Card đã làm cho thẻ Visa ngay trong những năm đầu tiên phát hành đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với số lượng phát hành tăng lên đến con số 1305 thẻ (chiếm 79% số lượng thẻ VCB phát hành) và doanh số sử dụng lên tới 17 tỷ đồng. Sự xuất hiện của thẻ Visa đã làm cho số lượng phát hành thẻ Master Card giảm xuống, đạt 340 thẻ (ít hơn năm trước 79 thẻ), nhưng doanh số sử dụng Masters Card lại tăng từ 17722 triệu đồng năm 1997 lên đến 31000 triệu đồng năm 1998 và chiếm tỷ trọng lớn là 64,6% (như số liệu ở bảng 3 và 4 dưới đây). Như vậy ta thấy năm 1998 mặc dù số thẻ Masters Card phát hành giảm nhưng doanh số sử dụng thẻ lại tăng. Đó là do thời gian này tỷ giá biến động tăng liên tục và có xuất hiện cơn sốt trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh nhưng tỷ giá vẫn ở mức cao. Khi đó đa số thẻ NHNT phát hành được sử dụng ở nước ngoài và bằng ngoại tệ, và nếu qui đổi sang VND sẽ là rất lớn, do đó mới có sự tăng lên của doanh số sử dụng thẻ. Cũng trong năm này, tốc độ tăng trưởng doanh số sử dụng của cả hai loại thẻ Visa và Master Card đạt được là 170,8% (tương ứng 48 tỷ đồng), đây là tốc độ tăng cao nhất mà NHNT đạt được. Bảng 3: Tình hình phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế của NHNT Việt Nam Năm Visa Card Master Card Amex Số lượng (thẻ) Tỷ trọng (%) Số luợng (thẻ) Tỷ trọng (%) Số lượng (thẻ) Tỷ trọng (%) 1998 1305 79 340 21 1999 720 53 650 47 2000 1143 86 184 14 2001 2431 80 626 20 2002 5504 81 1291 19 2003 6847 71,4 2350 24,5 393 4,1 2004 7466 69,2 2781 25,8 538 5 2005 9432 60,8 5510 35,5 572 3,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam) Bảng 4: Cơ cấu doanh số phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế của NHNT Việt Nam Năm Visa Card Master Card Amex Doanh số phát hành (triệuVND) Tỷ trọng (%) Doanh số phát hành (triệuVND Tỷ trọng (%) Doanh số phát hành (triệuVND Tỷ trọng (%) 1998 17000 35,4 31000 64,6 1999 36000 55,4 29000 44,6 2000 39683 57,2 29658 42,8 2001 92230 66,6 46160 33,3 2002 203730 86 33165 14 2003 281763 76 58577 15,8 304007 8,2 2004 448235 73,2 104994 17,2 58494 9,6 2005 515506 64 169896 21,1 120283 14,9 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam) Biểu đồ 3: Cơ cấu thẻ tín dụng quốc tế phát hành của VCB qua các năm Biểu đồ 4: Cơ cấu doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của VCB qua các năm Quan sát bảng 1 về tình hình phát hành thẻ của NHNT Việt Nam ta có thể thấy, mặc dù năm 1998 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng liền sau đó trong 2 năm liên tiếp tốc độ tăng trưởng của tổng số thẻ phát hành bị âm, tức là số thẻ phát hành ra giảm dần: Tổng số thẻ mà ngân hàng phát hành trong 2 năm 1999, 2000 lần lượt là 1370 và 1327 thẻ, ít hơn tổng số 1645 thẻ phát hành của năm 1998. Cụ thể là, năm 1999, số thẻ Visa phát hành giảm đáng kể so với năm 1998, từ 1305 giảm xuống còn 720 thẻ (44,83%). Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này có thể nói là do sự cố máy in thẻ Visa bị hỏng. Sự sụt giảm đó tuy lớn nhưng cũng được bù đắp một phần bởi lượng thẻ Masters Card phát hành tăng lên (từ 340 thẻ lên 650 thẻ - tăng 310 thẻ), do nhiều khách hàng đã chuyển từ thẻ Visa Card sang dùng thẻ Master Card để thay thế. Đồng thời trong thời gian này NHNT tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo thẻ VCB - Masters Card và mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ nên số lượng thẻ Masters cũng tăng lên. Tuy tổng số thẻ phát hành trong năm này có giảm song doanh số phát hành vẫn dương (35,4%), đạt 65000 triệu đồng. Sự tăng lên của doanh số sử dụng thẻ do một số nguyên nhân gián tiếp, đó là việc Chính phủ ra chính sách kích thích tiêu dùng và chính sách tỷ giá dao động. Chính sách kích thích tiêu dùng được ban hành do vào thời điểm đó nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn thiểu phát và Chính phủ mong đợi việc kích cầu sẽ vực dậy nền kinh tế. Về chính sách tỷ giá, tỷ giá được dao động với một biên độ nhất định là 0,1%, tạo sự linh hoạt cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Hai chính sách đó có thể nói đã phần nào tác động vào kết quả trên. Cũng có một nguyên nhân mà tôi cho rằng có ít nhiều tác động, đó là tâm lí người tiêu dùng. Vì sợ sẽ phải chịu một thời gian cho các hạn mức tín dụng lâu hơn và khả năng thanh toán thu hẹp do sự cố máy Visa hỏng khiến cho việc các chủ thẻ tăng cường việc chi tiêu của mình, làm cho doanh số sử dụng thẻ Visa tăng mạnh, đạt hơn 36.000 triệu đồng (tăng 111,76%), bù vào doanh số sử dụng thẻ Masters giảm không đáng kể (giảm 6,45%), đạt 29000 triệu VND. Cũng do tình trạng chung của nền kinh tế là đang trong giai đoạn thiểu phát, giá cả hàng hoá dịch vụ giảm mạnh, nên mặc dù lượng khách du lịch vào Việt Nam đã tăng so với năm 1998 song doanh số thanh toán thẻ tín dụng vẫn giảm, chỉ đạt 1121 tỷ VND. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng nữa là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác đã làm thị phần của NHNT giảm đáng kể. Đặc biệt, trong năm 1999 JCB đã kí hợp đồng thanh toán với chi nhánh ngân hàng UOB và Hongkong Bank, làm cho lợi thế độc quyền về thẻ JCB của NHNT giảm hẳn. Không chỉ có vậy, sự cạnh tranh gay găt của ngân hàng ACB trong hoạt động thanh toán thẻ ngày càng ảnh hưởng đến thị phần thanh toán thẻ của NHNT. Sang năm 2000, mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng trên, như việc NHNN đã ban hành các qui chế về phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, tạo điều kiện cho các ngân hàng xây dựng kế hoạch chiến lược mở rộng và phát triển thẻ, đổng thời Chính Phủ và Tổng cục du lịch đang thực hiện nhiều chương trình khuyếch trương nhằm thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thanh toán thẻ tín dụng. Nhưng do tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng tới các mối quan hệ của ta, lượng khách du lịch vào Việt Nam không đáng kể. Mặt khác, đối với NHNT, một thiếu sót là công tác quảng bá sản phẩm làm rất kém, trong khi đó đối thủ lớn là ngân hàng ACB lại làm rất tốt. Điều này đã làm mất rất nhiều thị trường tiềm năng của thẻ Vietcombank. Tất cả các nguyên nhân đó đã làm cho doanh số thanh toán thẻ tín dụng của Vietcombank gần như không tăng lên so với năm trước. Về hoạt động phát hành, sự cố máy in thẻ Visa hỏng đã được sửa chữa khắc phục, do đó số lượng thẻ Visa phát hành đã tăng lên đạt tới 1143 thẻ (tăng 423 thẻ tương đương 58,75%). Nhưng bên cạnh sự tăng lên về số lượng thẻ phát hành của Visa thì số lượng VCB - Master Card lại bị giảm đột ngột, chỉ có 184 thẻ được phát hành (giảm tới 71,69%). Đó là bởi vì, thứ nhất, máy in thẻ Visa đã được sửa chữa và nâng cấp, không những hoạt động tốt hơn mà còn có thể in ảnh của chủ thẻ vào thẻ. Yếu tố này đã đánh đúng vào tâm lý của các chủ thẻ vì khi thẻ có ảnh họ sẽ cảm thấy phần nào tin tưởng và an toàn hơn. Thứ hai, bắt đầu từ năm 2000 khi chủ thẻ sử dụng thẻ Visa do NHNT phát hành thì các giao dịch chi tiêu hàng hoá, dịch vụ hay ứng tiền mặt của chủ thẻ sẽ được tổ chức thẻ quốc tế bảo hộ. Trị giá bảo hộ mỗi giao dịch được tính bằng trị giá trên hoá đơn qui ra USD tương đương theo tỷ giá hàng ngày cộng với phí phòng ngừa rủi ro. Phí phòng ngừa rủi ro trong việc chuyển đổi ngoại tệ trước đây là 1% trị giá giao dịch nhưng đến nay nếu khách hàng sử dụng Visa Card thì trị giá giao dịch phải thanh toán sẽ thấp hơn. Thứ ba, những máy in thẻ Masters cũng cần phải được nâng cấp và lại vào đúng thời điểm này cho nên trong thời gian chờ đợi nhiều khách hàng đã chuyển sang sử dụng thẻ Visa. Các nguyên nhân trên cho thấy vì sao lượng thẻ Visa phát hành tăng lên mà lượng thẻ Masters giảm đi, tuy nhiên sự thay đổi này nhìn một cách tổng quát chưa đem lại bước tiến nào cho ngân hàng trong hoạt động phát hành thẻ. Năm 2001, lần đầu tiên số lượng phát hành của cả 2 loại thẻ đều tăng lên. Số thẻ Visa tăng 1.288 thẻ (112,69%) đạt tới 2.431 thẻ. Số thẻ Master Card tăng 442 thẻ (240,2%) đạt tới 626 thẻ. Về doanh số phát hành thì sau một năm chỉ có tốc độ tăng là một con số (năm 2000 là 6,7%), nay đã tăng lên gần 100%. Số thẻ phát hành và doanh số tăng nhiều là do NHNT đã tìm cách khắc phục được những yếu kém trước đây, đồng thời cải tiến công nghệ, đầu tư nhân lực trí tuệ nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm mục tiêu đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ cao hơn. Hơn thế nữa, nền kinh tế Việt Nam cũng đã vượt qua giai đoạn khó khăn và bước đầu khởi sắc. Sự thay đổi đó cũng đã đem lại những thành công trong công tác thanh toán, khi mà trong 2 năm liên tiếp 2001, 2002 doanh số thanh toán lần lượt đạt 1365,2 tỷ VND và 1720,2 tỷ VND, với tốc độ tăng trưởng tương ứng là 21,1% và 26%. Năm 2002 là một năm thành công to lớn của Vietcombank trong lĩnh vực phát hành. Số thẻ phát hành cho hai loại thẻ Visa và Master Card là 6795 thẻ (tăng 152%) đưa tổng số thẻ của NHNT đến hết năm 2002 lên tới gần 16000 vượt xa so với dự tính ban đầu (dự tính là 14.000 thẻ). Doanh số phát hành theo đà năm trước cũng tăng 83,7%, đạt 236895 triệu VND, cao nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động. Đây quả là thành công to lớn của NHNT khi mà những năm trước đó tình hình phát hành hai loại thẻ này liên tục giảm sút một cách đáng lo ngại. Với số lượng thẻ phát hành gần 16.000 thẻ Vietcombank đã chiếm được 45% thị phần. Năm 2003, có một sự kiện quốc tế đặc biệt diễn ra tại Việt Nam – SeaGames 23. Sự kiện đó dẫn đến lượng khách du lịch nước ngoài tăng đột biến vào dịp diễn ra SeaGames. Lúc này Vietcombank dĩ nhiên được biết đến là ngân hàng hàng đầu Việt Nam về thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng năm đó đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh thẻ là 2370,1 tỷ VND. Con số ấn tượng này cũng là bàn đạp cho sự tăng trưởng vượt bậc trong các năm tiếp theo, đem đến cho NHNT Việt Nam một uy tín lớn hơn nữa về hoạt động thanh toán quốc tế. Song song với nó, công tác phát hành thẻ tín dụng cũng đem lại những kết quả rất tốt, do công tác định hướng sản phẩm đạt tốt, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tuợng và đặc biệt là xu hướng tiêu dùng hưởng ứng trong mùa SeaGames nên việc phát hành thẻ của NHNT trong năm này đạt được kết quả hết sức khả quan, với 9590 thẻ, tăng 41,4% ; doanh số sử dụng thẻ là 370741 triệu đồng tăng 56,5%. Đặc biệt là năm này được đánh dấu bởi việc xuất hiện một loại thẻ mới đó là thẻ American Express. Đây là loại thẻ phục vụ cho du lịch và giải trí hàng đầu thế giới và Vietcombank cho được độc quyền phát hành thẻ Amex tại Việt Nam. Vì vậy số lượng thẻ phát hành tuy chưa cao nhưng trong tương lai đang chứng tỏ là loại thẻ có tiềm năng phát triển và hứa hẹn sẽ mang laị nguồn lợi lớn cho ngân hàng. Trên đây là một số tóm tắt về tình hình hoạt động thẻ tín dụng của NHNT Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2003. Tiếp theo sẽ là tình hình hoạt động của ngân hàng trong các năm 2004, 2005, 2006. Sở dĩ tôi tách ra như vậy vì các năm này có ảnh hưởng trực tiếp đến ưu điểm cũng như hạn chế hiện tại của Vietcombank – chính là trọng tâm của đề tài. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là các tóm tắt trên không có ý nghĩa gì, mà thực chất nó cho thấy cách mà NHNT Việt Nam đã đi để đến được những thành công trong hiện tại và sẽ là cơ sở cho những định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng từ 2004 đến nay Kết thúc năm 2003, hoạt động thẻ tín dụng của Vietcombank đang trên đà phát triển mạnh mẽ tạo đà cho năm 2004 số thẻ phát hành tiếp tục tăng mạnh. Tổng số thẻ phát hành đạt 10785 thẻ, tăng 12,5% ; doanh số sử dụng thẻ là 611723 triệu đồng, tăng 65%. Trong 3 loại thẻ mà NHNT Việt Nam phát hành, thẻ Visa là loại thẻ đạt tỷ trọng lớn nhất về số lượng thẻ phát hành (đạt 81%; 71,4%; 69,2% tương ứng với các năm 2002, 2003, 2004). Lý do khiến thẻ Visa được ưa chuộng như đã nói ở phần trước, chính là do sử dụng thẻ Visa không mất phí make-up khi thanh toán bằng tiền USD như thẻ Master Card (trong khi lượng chủ thẻ phát hành thẻ tín dụng ở Việt Nam chủ yếu là để tiêu dùng ở nước ngoài), và ngoài ra một phần nhỏ là do thẻ Visa có in hình chủ thẻ, tạo sự an toàn cao và tin tưởng hơn cho người sử dụng. Do những yếu thế về thẻ VCB - Masters Card nên NHNT đã có những kế hoạch thay đổi cải tạo nhằm tăng cường hoạt động thẻ Masters. Vào đầu tháng 11/2004, tại Hà Nội, NHNT Việt Nam và Tổ chức thẻ quốc tế Master Card đã chính thức công bố phát hành hai loại thẻ mới: thẻ tín dụng mới Vietcombank MasterCard "Cội nguồn" và thẻ ghi nợ điện tử Vietcombank Unembossed MasterCard. Thẻ tín dụng Masters "Cội nguồn" ra đời với những tiện ích rõ ràng dành cho khách hàng. Đây là loại thẻ đầu tiên trên thị trường Việt Nam cho phép chủ thẻ chi tiêu bằng cả đồng VND và USD mà không phải chịu thêm phí chuyển đổi ngoại tệ. Điều này cũng có nghĩa là chủ thẻ cũng sẽ không phải chịu phí chuyển đổi này ở những nước chấp nhận thanh toán bằng đồng USD. Tạo một sự thoải mái hơn cho khách hàng chủ động trong chi tiêu, nhất là đối với những khách hàng hay làm việc và du lịch nước ngoài. Ngoài ra, về hình thức, nét mới của loại thẻ này là có thêm ảnh chụp của chủ thẻ nằm ở mặt sau của thẻ. Ảnh này vừa đem lại tính an toàn cao hơn cho ngân hàng khi phát hành thẻ vì nó giúp giảm trường hợp thẻ bị lấy cắp. Đồng thời nó có ưu điểm hơn thẻ Visa ở chỗ, thẻ Visa có ảnh chủ thẻ ở mặt trước của thẻ, khi chủ thẻ quét thẻ qua máy, rất dễ làm xước ảnh. Việc xước ảnh tuy không ảnh hưởng gì lắm đến việc sử dụng thẻ nhưng lại gây khó chịu cho chủ thẻ vì thông thường họ không muốn ảnh của mình bị hỏng. Loại thẻ Masters “cội nguồn” để ảnh của chủ thẻ ở mặt sau bên dưới của thẻ, thuộc phần không đi qua khe của máy, vậy khi thanh toán sẽ không ảnh hưởng gì đến ảnh chủ thẻ. Chính những thay đổi đó đã tác động không nhỏ, giúp cho doanh số phát hành thẻ Master của năm 2005 tăng gần gấp đôi so với năm 2004. Tất nhiên thẻ ghi nợ điện tử Vietcombank Unembossed MasterCard không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài nhưng cần nói thêm rằng việc phát hành loại thẻ này đã góp phần quảng bá cho MastersCard, gián tiếp giúp tăng doanh số sử dụng thẻ tín dụng. Với phương châm lấy việc phục vụ tối đa cho khách hàng để đạt được mục tiêu lợi nhuận, năm 2005, NHNT Việt Nam đã tích cực nghiên cứu và tung ra các sản phẩm mới. Điển hình là việc ra đời của thẻ tín dụng Bông Sen Vàng - Vietcombank Vietnam Airlines American Express, gọi tắt là thẻ tín dụng Bông Sen Vàng. Thẻ được chính thức tung ra thị trường vào tháng 4/2005, là sản phẩm liên kết của NHNT Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn tài chính American Express. Đây là một liên minh thẻ tín dụng cao cấp hàng đầu ở Việt Nam hiện nay, giữa một ngân hàng hàng đầu với một hãng hàng không lớn nhất tại Việt Nam và được chấp nhận tại mạng lưới thanh toán trên toàn cầu của Tập đoàn American Express. Sản phẩm thẻ tín dụng Bông Sen Vàng ra đời nhằm tới đối tượng là khách hàng đi lại thường xuyên bằng đường hàng không. Các chủ thẻ sẽ được tham gia vào Chương trình Khách hàng thường xuyên GLP – đây là chương trình cộng điểm của Vietnam Airlines khi mua vé máy bay, và hơn nữa, được công nhận là thành viên của Chương trình GLP khi sử dụng thẻ tín dụng Bông Sen Vàng mà không cần phải thực hiện các chuyến bay cộng điểm của Vietnam Airlines. Điểm thưởng tích luỹ sẽ mang đến cho chủ thẻ cơ hội được sử dụng những chuyến bay, những đêm nghỉ miễn phí và sử dụng các dịch vụ miễn phí của các đối tác tham gia các chương trình của Vietnam Airlines. Ngoài ra, khi sở hữu thẻ tín dụng Bông Sen Vàng, các chủ thẻ còn được hưởng dịch vụ bảo hiểm tai nạn du lịch trị giá 5.000 USD, dịch vụ bảo hiểm sức khỏe du lịch trị giá lên đến 5.000 USD và bảo hiểm hành lý trị giá 1.000 USD. Thẻ tín dụng Bông Sen Vàng là loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thị trường không yêu cầu phần lớn các chủ thẻ phải thế chấp với ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là loại thẻ đầu tiên mà chủ thẻ có thể có được những điểm thưởng của hãng hàng không đối với mỗi giao dịch chi tiêu. Các chủ thẻ sẽ có được số điểm thưởng gấp đôi khi sử dụng thẻ tín dụng Bông Sen Vàng để thanh toán và sử dụng các dịch vụ của Vietnam Airlines và các đối tác của Vietnam Airlines. Đối với các chủ thẻ có mức chi tiêu tối thiểu là 5.000.000 VND/tháng sẽ được cộng 4 điểm thưởng cho mỗi 10.000 VND chi tiêu bằng thẻ. Trong 3 tháng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng Bông Sen Vàng các hội viên hạng Vàng của chương trình GLP sẽ được miễn phí thường niên, các hội viên hạng Bạc sẽ được giảm 50% phí thường niên. Trong vòng 4 tháng kể từ ngày khai trương thẻ tín dụng Bông Sen Vàng, các chủ thẻ sẽ được tặng ngay 1.000 điểm thưởng vào tài khoản GLP. Việc phát hành thẻ Amex Bông Sen Vàng là một vấn đề có tính chiến lược của NHNT Việt Nam. Với nhiều ưu điểm nổi trội, kết hợp với chính sách thắt chặt trong phát hành, đã thực sự tạo ra sự thay đổi: so với năm 2004, lượng thẻ Amex phát hành chỉ tăng 6% tương đương với 34 chiếc, song doanh số phát hành thẻ Amex lại tăng tới 105%, tương đương 61789 triệu VND. Đây thực sự là một bước đột phá lớn. Nguyên nhân của nó chính là do Vietcombank đã đánh trúng tâm lý người tiêu dùng khi đề cao phương châm của thẻ Amex là “chúng tôi phục vụ những người có tiền”, kết hợp với nó là việc thẩm định hồ sơ một cách chặt chẽ, khiến việc trở thành một chủ thẻ Amex mới như là đứng trên một “đẳng cấp” cao hơn bình thường. Qua hai bảng 3 và 4 về tình hình phát hành các loại thẻ của Vietcombank ta có thể thấy, bên cạnh những thành công về thẻ Amex, năm 2005 cũng chứng kiến thẻ Masters Card phát hành ra tăng đột biến về số lượng do những thay đổi của loại thẻ này vào cuối năm 2004. Lượng thẻ Masters năm 2005 tăng gần như gấp đôi so với năm 2004, từ 2781 lên 5510 thẻ. Bên cạnh đó thẻ Visa Card vẫn chứng tỏ sự ổn định cũng như thông dụng của nó khi lượng phát hành ra cũng tăng tới 2000 thẻ so với năm trước. Tổng cộng, lượng thẻ phát hành ra trong năm 2005 lớn hơn năm 2004 những hơn 5000 thẻ, một con số chưa từng có kể từ khi bắt đầu hoạt động. Cụ thể số thẻ đạt tổng cộng là 15514 thẻ, doanh số phát hành đạt 805685 triệu đồng, cũng là con số lớn nhất từ trước đến nay. Về thanh toán thẻ, năm 2004 và 2005 là 2 năm có doanh số thanh toán thẻ cao vư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36444.doc
Tài liệu liên quan