Đề tài Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người từ nay đến năm 2010

Lời nói đầu 1

Chương I: Lý luận chung về đói nghèo và cơ sở hạ tầng 4

I. Lý luận chung về đói nghèo 4

1. Một số định nghĩa về đói nghèo 4

2. Phương pháp xác định đói nghèo 6

2.1. Lý do Bộ LĐTBXH đưa ra chỉ tiêu xác định chuẩn nghèo đói 7

2.2. Chuẩn nghèo đói của Bộ LĐTBXH 8

II. Lý luận chung về kết cấu hạ tầng 10

1. Quan niệm và phân loại cơ sở hạ tầng 10

1.1. Quan niệm về cơ sở hạ tầng (CSHT) 10

1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng: 11

2. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với xoá đói, giảm nghèo 13

2.1. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với tăng trưởng, phát triển kinh tế. 13

2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với xoá đói giảm nghèo 16

3. Một số đặc điểm chung của các dân tộc ít người có liên quan đến việc xoá đói, giảm nghèo cho các vùng này 19

3.1 Đặc điểm về tự nhiên. 19

3.2. Đặc điểm về nhân khẩu học. 20

3.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội. 21

Chương II: Thực trạng nghèo Đói và kết cấu hạ tầng 23

I. Thực trạng đói, nghèo ở các vùng dân tộc ít người ở nước ta giai đoạn 1993 - 2002. 23

1. Tình hình đói nghèo ở các vùng dân tộc ít người của Việt Nam giai đoạn 1993 - 2002. 23

1.1. Tình hình nghèo đói theo dân tộc 23

1.2. Nghèo đói theo vùng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1993 - 2002 26

1.3. Tỷ lệ hộ đói nghèo qua các năm ở 3 vùng dân tộc ít người nghèo nhất giai đoạn 1996 - 2000 29

2. Đặc trưng chung của hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người ở nước ta tính đến 2002. 30

II. Thực trạng đầu tư kết cấu hạ tầng tại các vùng dân tộc ít người nước ta giai đoạn 1992 - 2002 32

1. Thực trạng về mạng lưới điện quốc gia: 34

2. Thực trạng về hệ thống giao thông: 35

3. Thực trạng về hệ thống giáo dục: 35

4. Thực trạng hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 38

III. Các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ít người của đảng và nhà nước trong giai đoạn 1992 - 2002 42

1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách hỗ trợ dân tộc ít người 42

2. Khái quát chung về một số chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ít người của Đảng và Nhà nước: 43

2.1. Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. 43

3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện các chương trình dự án xoá đói, giảm nghèo trong thời gian qua 53

Chương III: Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người ở nước ta từ nay đến năm 2010 55

I. Phương hướng, nhiêm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi đến năm 2010 55

1. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế 55

1.1. Một số thuận lợi cơ bản 55

1.2. Một số khó khăn 56

2. Một số quan điểm cơ bản 56

3. Mục tiêu phát triển tại các vùng dân tộc ít người của Việt Nam 58

3.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 58

3.2. Mục tiêu đến năm 2005 59

II. Một số giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng dân tộc ít người ở nước ta giai đoạn từ nay đến năm 2010 60

1. Nhóm giải pháp chung 60

1.1. Cần có những quy hoạch và định hướng phát triển theo vùng một cách chi tiết. 61

1.2. Giải pháp về vốn 62

1.2.1. Giải pháp về huy động vốn 62

1.2.2. Giải pháp về mặt sử dụng vốn 63

1.2.3. Giải pháp về quản lý sử dụng vốn 64

2. Nhóm giải pháp riêng 65

2.1. Các giải pháp phát triển mạng lưới điện quốc gia cho các vùng dân tộc ít người 65

2.1.1. Các giải pháp hỗ trợ 65

2.1.2. Các giải pháp về nhân sự 66

2. Phát triển hệ thống đường giao thông 67

3. Phát triển giáo dục 68

4. Phát triển mạng lưới y tế 71

Kết luận 74

Danh mục tài liệu tham khảo 75

 

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền núi và Trung du Bắc Bộ, có tới 604 xã yếu hoặc thiếu 6 công trình cơ sở hạ tầng thì số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% lên tới 694 xã, hay ở Duyên hải miền Trung ứng với 164 xã yếu hoặc thiếu cơ sở hạ tầng là 243 xã có tỷ lệ đói nghèo cao. Riêng ở Đồng bằng Sông Cửu Long do điều kiện địa lý thuận lợi hơn nên mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng ít được chú ý phát triển cho tương xứng với sự phát triển của vùng nhưng tỷ lệ đói nghèo của vùng vẫn thấp (số xã đói nghèo cao ít hơn số xã thiếu hoặc yếu về 6 công trình hạ tầng). 1. Thực trạng về mạng lưới điện quốc gia: - Hiện nay hệ thống điện còn chưa về đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, khiến cho điều kiện canh tác và sản xuất của các xã này gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, mức giá áp dụng điện hiện nay còn nhiều bất cập, và đặc biệt với cách tính giá như hiện nay thì ngành điện không chỉ không khuyến khích được người giàu dùng nhiều điện chứ chưa nói gì đến những người nghèo và đặc biệt là những người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi như đồng bào các dân tộc ít người. Bảng 8: Tình trạng sử dụng điện của xã phân theo vùng năm 2000 Đơn vị: % Tỷ lệ xã có điện Tỷ lệ hộ trong xã sử dụng điện Vùng kinh tế: 1. Vùng núi và trung du Bắc Bộ. 2. Vùng đồng bằng sông Hồng. 3. Vùng Bắc Trung Bộ. 4. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. 5. Vùng Tây Nguyên. 6. Vùng Đông Nam Bộ. 7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. 86,17 100,00 96,06 96,61 83,66 100,00 97,34 85,97 96,25 81,50 95,49 59,93 73,23 46,64 Tổng 96,26 73,01 Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ xã có điện ở các vùng dân tộc ít người thấp hơn hẳn vác vùng khác, cũng như so với mức trung bình của cả nước. Trong đó, miền núi và trung du Bắc Bộ chỉ có 86,17% số xã là có điện, nhưng cũng chỉ có 85,97% số hộ trong các xã đó là có sử dụng điện. Tỷ lệ xã có điện thấp nhất là ở Tây Nguyên chỉ với 83,66% xã có điện và tỷ lệ hộ sử dụng điện trong các xã đó là 59,93%. Nhìn chung, tỷ lệ xã có điện ở các vùng sâu, vùng xa là rất thấp. Thậm chí, cho đến năm 2001 vẫn còn có những huyện như huyện Phong Thổ - Lai Châu chỉ có 7 trong tổng số 30 xã của huyện có điện, nghĩa là chỉ có 23,33% xã có điện, đặc biệt còn có những huyện như huyện Mường Tè - Lai Châu chỉ có 1 trong số 18 xã của huyện có điện (chiếm 5,56%) hay như huyện Sìn Hồ - Lai Châu chỉ có 1 trong tổng số 24 xã của huyện là có điện tức là chỉ chiếm 4,17%. 2. Thực trạng về hệ thống giao thông: - Hệ thống đường giao thông là điều kiện hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các xã vùng sâu, vùng xa, nơi mà người dân tộc ít người cư trú vì đó là điều kiện để đưa người nghèo tiếp cận với thị trường, tiếp cận với văn minh bên ngoài. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đường giao thông ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn rất lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng thậm chí nhiều nơi còn chưa có đường ô tô về đến được từng trung tâm xã. Số liệu năm 2000 của Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) đã cho thấy rõ ràng sự yếu kém và quá tải của hệ thống giao thông đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nước ta. Năm 2000, cả nước vẫn còn 657 xã thuộc các vùng dân tộc ít người chưa có đường ô tô vào trung tâm xã - ước tính độ dài đường cần phải làm là 6.400 km và cần dựng lên 2.708 cây cầu trên các tuyến đường vào trung tâm xã - chủ yếu là cầu dân sinh nhỏ. Riêng miền núi phía Bắc còn trên 400 xã chưa có đường ô tô đi vào, chiếm trên 2/3 số xã miền núi trong toàn quốc. Cho đến năm 2001, vẫn còn những huyện như huyện Thạch An của tỉnh Cao Bằng chỉ có 6 trong tổng số 16 xã của huyện, hay 37,5% số cã xủa huyện là có đường ô tô đến trung tâm xã. Còn huyện Si Ma Cai của Lào Cai cũng chỉ có 4 trong 13 xã của huyện là có đường ô tô vào được trung tâm xã (chiếm 30,77%). Đặc biệt huyện Văn Bàn cũng của tỉnh Lào Cai thậm chí chỉ có 4 trên 23 xã của huyện, (hay 17,39% xã trong huyện) là có đường ô tô vào được đến trung tâm xã. Việc đi lại cách trở, xa các chợ, thị tứ, thị trấn đã làm cho hộ gia đình rất thiếu thông tin, kiến thức về kinh tế thị trường, tính toán đầu vào, đầu ra của hàng hoá để có hiệu quả. Những khó khăn này tồn tại ở ngay cả những nơi đồng bào đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cây thuốc phiện như Bắc Hà (Lào Cai), Kỳ Sơn (Nghệ An). ở những nơi này, mặc dù rất được giá thị trường tự do, nhưng để vận chuyển một số lượng lớn nông sản thu hoạch đến nơi có thể bán giá cao thì tiền thuê vận chuyển có khi còn hơn cả số tiền bán mang lại 3. Thực trạng về hệ thống giáo dục: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục, đã thành lập được một mạng lưới toàn diện các cơ sở giáo dục trong cả nước. Mặc dù ở Việt Nam có tỷ lệ người biết chữ cao, nhưng chất lượng giáo dục còn yếu kém do còn thiếu trường lớp, lương giáo viên thấp và thiếu các phương tiện giảng dạy. Số trường học, số lớp học cũng như số giáo viên tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người không đảm bảo cho yêu cầu của giáo dục, đặc biệt là yêu cầu về số lượng, là nguyên nhân chính làm hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục, khả năng đến trường, khả năng nâng cao trình độ của người nghèo. Tính đến năm 2000, còn tới 40% xã nghèo chưa có đủ phòng học, thậm chí cho tới năm 2001, vẫn còn nhiều xã chưa có trường tiểu học cũng như trường trung học, chẳng hạn ở huyện Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, chỉ có 2/19 xã có trường trung học (chỉ chiếm10,53%), và cũng chỉ có 3 xã có trường tiểu học (chiếm 15,79%), hay như huyện Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai cũng chỉ có 3 trong số 13 xã của huyện là có trường trung học. Chính sự thiếu thốn về cơ sở vật chất này, cùng với một số nguyên nhân khác đã khiến cho tỷ lệ đến trường của các dân tộc ít người là rất thấp. Mặc dù tỷ lệ học sinh đến trường khá cao và không có sự chênh lệch đáng kể giữa số học sinh nam và nữ nhưng còn rất nhiều vùng và nhiều nhóm người chịu thiệt thòi vẫn không có điều kiện như các nhóm khác trong việc tiếp cận đến giáo dục cơ bản. Trong số những học sinh không được đi học có tới 50% là con em các dân tộc thiểu số. Sự chênh lệch giữa nhóm dân giàu và dân nghèo không lớn ở bậc tiểu học, nhưng ngày càng thể hiện rõ nét trong các bậc học cao hơn. Rõ ràng là việc bảo đảm khả năng tiếp cận một cách công bằng tới dịch vụ giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người dân là nhân tố hết sức cần thiết để đảm bảo tính công bằng trong khả năng tiếp cận đến những cơ hội và những nguồn thu nhập mới trong tương lai. Bảng 9: Trình độ văn hoá của một số dân tộc ít người tại miền núi phía Bắc năm 2001 đơn vị:% Dân tộc Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở PTTH S Kinh. 3,20 13,36 45,13 39,32 100,00 Tày. 12,17 26,96 38,81 22,05 100,00 Nùng. 20,16 25,60 35,48 18,75 100,00 Dao. 56,66 35,40 6,54 1,40 100,00 Thái. 33,87 44,70 19,37 2,06 100,00 H’Mông. 63,93 31,03 4,51 0,53 100,00 Khác. 55,68 25,11 16,16 3,06 100,00 Nguồn: Kết quả điều tra cơ bản lao động và một số vấn đề xã hội ở vùng miền núi phía Bắc. Tại miền núi phía Bắc, tỷ lệ theo học các cấp của dân tộc ít người là thấp hơn rất nhiều so với dân tộc Kinh. Trong các dân tộc ít người thì dân tộc Hoa và dân tộc Khmer là có tỷ lệ đến trường các cấp là cao nhất. Sở dĩ có điều này là do hai dân tộc này sinh sống chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và những khu đô thị, xen kẽ với người Kinh, do đó họ có khả năng nhận thức và làm kinh tế giỏi hơn cả. Trình độ học vấn của các dân tộc ít người thấp hơn hẳn dân tộc Kinh. Sau người Kinh thì dân tộc Tày là có trình độ học vấn cao nhất với tỷ lệ biết chữ là 87,83%, trong đó trình độ tiểu học là 26,96%; trình độ trung học cơ sở là 38,81%, và phổ thông trung học là 22,05%, tiếp theo là dân tộc Nùng với các tỷ lệ tương ứng là 79,84% người biết chữ; 25,26% có trình độ tiểu học; 35,48% có trình độ trung học cơ sở và 18,75% có trình độ trung học cơ sở, và dân tộc có trình độ học vấn thấp nhất dân tộc H’Mông (không kể đến các dân tộc khác do không có số liệu thống kê cụ thể) với các tỷ lệ tương ứng là 36,07; 31,03; 4,51; và 0,53. Trình độc học vấn thấp đã khiến đồng dân tộc ít người bị hạn chế trong nhận thức và trong việc tìm kiếm những công việc có thu nhập ổn định và đảm bảo được cuộc sống. Bảng 10: Tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số dân tộc tại Miền núi phía Bắc năm 2001. đơn vị:% Dân tộc Không CNKT THCN CĐ + ĐH S Kinh. 81,87 6,70 7,65 3,79 100,00 Tày. 87,68 3,96 5,29 3,08 100,00 Nùng. 97,04 1,55 1,29 0,13 100,00 Dao. 98,88 0,70 0,28 0,64 100,00 Thái. 97,17 0,37 0,42 0,14 100,00 H’Mông. 99,55 0,00 0,29 0,26 100,00 Khác. 97,53 1,43 0,78 0,00 100,00 Nguồn: Kết quả điều tra cơ bản lao động và một số vấn đề xã hội ở vùng miền núi phía Bắc. Trong các dân tộc sinh sống tại miền núi phía Bắc thì người Kinh với trình độ học vấn cao hơn cả đã có tỷ lệ lao động có trình độ cao hơn hẳn các dân tộc khác, với 18,14% lao động có chuyên môn kỹ thuật, trong đó 6,7% lao động có trình độ chuyên môn là công nhân kỹ thuật, 7,65% lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 3,79% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Dân tộc Tày với trình độ học vấn đứng thứ hai sau người Kinh nên cũng có tỷ lệ lao động có chuyên môn cao thứ hai với 12,32% lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó 3,96% công nhân kỹ thuật, 5,29% lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 3,08% lao động có trình độ cao đẳng và đại học, dân tộc Nùng do có trình độ học vấn đứng thứ 3 sau dân tộc Kinh và dân tộc Tày này tỷ lệ lao động có chuyên môn cũng đứng ở vị trí tương ứng (thứ 3 sau dân tộc Kinh và dân tộc Tày), với 2,96% lao động có chuyên môn kỹ thuật, trong đó 1,55% lao động có trình độ công nhân kỹ thuật; 1,29% lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp; 0,13% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Dân tộc có tỷ lệ lao động có chuyên môn thấp nhất là dân tộc H’Mông, do họ có trình độ học vấn thấp nhất. Dân tộc H’Mông chỉ có 0,45% lao động có chuyên môn kỹ thuật với 0,29% lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 0,26% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. 4. Thực trạng hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Vấn đề bệnh tật và sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo do mất đi nguồn lao động và tăng chi phí cho chữa chạy. Mặc dù hiện nay, người nghèo trên cả nước nói chung đặc biệt là người nghèo các dân tộc ít người đã nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ, và Nhà nước về việc khám và chữa bệnh, tuy nhiên nhìn chung thì chi phí khám chữa bệnh vẫn là một gánh nặng đối với người nghèo. Hơn nữa hiện nay, tại các vùng dân tộc ít người còn phổ biến tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu trầm trọng tại các cơ sở khám chữa bệnh tại nơi có đồng bào ít người sinh sống đã khiến cho việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng không đảm bảo. Cho đến năm 2000, vẫn còn khoảng 5,5% số xã trong tổng số xã đặc biệt khó khăn chưa có trạm y tế, đặc biệt tình trạng thiếu y, bác sĩ, nhân viên y tế, nữ hộ sinh còn rất nghiêm trọng, điều này được thể hiện qua số liệu của Bảng 11 sau: Bảng 11: Tình hình cán bộ y tế và trạm xá theo vùng năm 2001 Đơn vị: xã, % 1 2 3 4 5 6 7 8 Tỷ lệ xã có bác sĩ (%) 10,49 37,41 74,27 40,37 43,92 41,92 79,83 63,17 Tỷ lệ xã có y sĩ, sản nhi/nữ hộ sinh (%) 79,90 81,27 91,45 87,58 83,67 72,05 97,68 97,22 Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động 86,95 83,70 60,99 80,73 91,81 97,44 51,93 73,48 Số xã chưa có nhà trạm xá. 11 128 10 27 23 26 39 12 Nguồn: Thông tin kinh tế - xã hội số 3 năm 2003 Ghi chú: 1. Tây Bắc. 5. Duyên hải miền Trung 2. Đông Bắc. 6. Tây Nguyên. 3. Đồng bằng Bắc Bộ. 7. Đông Nam Bộ. 4. Bắc Trung Bộ. 8. Đồng bằng sông Cửu Long. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, đến năm 2001 tại các vùng có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, tỷ lệ xã có bác sĩ còn rất thấp, chẳng hạn như ở Tây Nguyên, chỉ có 41,92% số xã có bác sĩ, ở Bắc Trung Bộ tỷ lệ này là 40,37% trong khi ở Đông Bắc là 37,41% đặc biệt là ở vùng Tây Bắc, tỷ lệ này chỉ là 10,49%. Tỷ lệ xã có y sĩ, sản nhi/nữ hộ sinh cũng còn rất hạn chế, vùng Đông Bắc tỷ lệ xã có y sĩ, sản nhi/nữ hộ sinh chỉ là 81,27% còn Tây Bắc chỉ là 79,90%, thấp nhất là Tây Nguyên chỉ với 72,05% xã. Số xã chưa có trạm y tế cũng còn lớn, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ với 39 xã còn chưa có trạm y tế, Tây Nguyên còn tới 128 xã chưa có. Nhìn chung tại các vùng dân tộc ít người thì số y bác sĩ, nữ hộ sinh, trạm y tế đều còn rất thấp, nó không chỉ thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước mà còn thấp hơn nhiều so với yếu cầu của thực tế, chính điều này đã khiến cho công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào không được đảm bảo. Bảng 12: Tỷ lệ trẻ em chết yểu và suy dinh dưỡng của các vùng năm 2001 đơn vị:% Vùng % chết yểu % suy dinh dưỡng 1. Miền núi phía Bắc.(1) 44,0 40,7 2. Đồng bằng sông Hồng.(2) 26,5 40,3 3. Đông Nam Bộ.(3) 37,0 47,0 4. Duyên hải Miền Trung.(4) 40,6 39,9 5. Tây Nguyên.(5) 64,6 42,2 6. Bắc Trung Bộ.(6) 23,6 32,0 7. Đồng bằng sông Cửu Long.(7) 35,5 35,6 Cả nước(8) 36,7 38,0 Nguồn: Cải thiện tình trạng sức khoẻ và giảm bất bình đẳng về y tế-ADB. 2001 Có thể nhận thấy rằng, tình trạng về cán bộ y tế và trạm xá, cơ sở chữa bệnh yếu kém đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khoẻ chung của cộng đồng, nhất là sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em, thể hiện ở tỷ lệ chết yểu và suy dinh dưỡng của trẻ em. Biểu 4: Tỷ lệ trẻ em chết yểu và suy dinh dưỡng theo vùng năm 2001 Căn cứ vào số liệu Bảng 11 và Bảng 12 ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: tại các vùng có số y bác sĩ, nữ hộ sinh, trạm y tế thấp thì đồng thời với nó là tỷ lệ trẻ em chết yểu, suy dinh dưỡng cũng lớn một cách tương ứng, cụ thể là: Tại các tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ trẻ em chết yếu lên tới 44%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng lên tới 40,7%; Đông Nam Bộ là 37% và 47% đặc biệt Tây Nguyên tỷ lệ này là 64,6% và 42,2% là những vùng có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và chết yểu cao nhất cả nước do số cán bộ y tế cũng như trạm y tế thấp nhất cả nước nên không đảm bảo được sức khoẻ cho đồng bào. Cho đến năm 2001 thì các vùng này vẫn là những vùng có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất cả nước. Tình hình cũng tương tự với các chỉ số khác như: tỷ lệ trẻ em được miến dịch uốn ván, tỷ lệ phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai, thì Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên cũng là những vùng có các tỷ lệ này là thấp nhất. Bảng 13: Tỷ lệ trẻ em miễn dịch uốn ván và phụ nữ được thực hiện các biện pháp tránh thai phân theo vùng của Việt Nam năm 2001 đơn vị:% Vùng Miễn dịch uốn ván Thực hiện biện pháp tránh thai Được đỡ đẻ 1. Miền núi phía Bắc. 64 52 58 2. Đồng bằng sông Hồng. 87 66 100 3. Đông Nam Bộ. 79 63 79 4. Duyên hải Miền Trung. 72 54 65 5. Tây Nguyên. 55 44 64 6. Bắc Trung Bộ. 73 53 93 7. Đồng bằng sông Cửu Long. 64 48 83 Cả nước 71 75 67 Nguồn: Cải thiện tình trạng sức khoẻ và giảm bất bình đẳng về y tế-ADB. 2001 Như vậy, có thể khẳng định rằng y tế và vấn đề chăm sóc sức khoẻ là một trong những yếu tố quan trọng gây ra tình trạng nghèo đói của đồng bào các dân tộc ít người hiện nay. Chính vì vậy trong thời gian tới để giảm được tình trạng đói nghèo của các dân tộc ít người thì nên chăng chúng ta hãy đầu tư thoả đáng hơn cho hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cho cho họ. III. Các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ít người của đảng và nhà nước trong giai đoạn 1992 - 2002 1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách hỗ trợ dân tộc ít người Vấn đề đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc ít người luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 22/NQ-TW ngày 27/11/1989, Quyết định 72/HĐBT ngày 13/03/1990 và các Quyết định, Chỉ thị khác của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp lớn tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ đồng bào các dân tộc ít người, dân tộc Chăm, Khrme đặc biết khó khăn và được đầu tư như một chương trình quốc gia. + Ngày 30/12/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 826/QĐ-TTg đưa chương trình Hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn vào danh mục 15 chương trình mục tiêu quốc gia năm 1996. + Ngày 23/07/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 827/QĐ-TTg đưa chương trình Hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn thành Dự án Hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xoá đói, Giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000. + Ngày 29/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 138/QĐ-TTg về việc chuyển dự án Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn thành chính sách Hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Mục tiêu của chính sách là thực hiện xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng dẫn phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hoá trong vùng, giúp đồng bào sớm hoà nhập với cộng đồng các dân tộc trong vùng. + Đặc biệt, mới đây ngày 21/05/2002 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo nhằm cụ thể hóa và thực hiện các mục tiêu, cơ chế chính sách, giải pháp chung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 của đất nước. 2. Khái quát chung về một số chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ít người của Đảng và Nhà nước: - Mục tiêu chung: Xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ, thay đổi cơ bản phương thức canh tác, nâng cao dân trí, thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hoá xã hội. - Các hoạt động chính: + Hỗ trợ đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn gồm lương thực, đồ dùng sinh hoạt, áo quần, chăn màn. + Hỗ trợ sản xuất: Cho vay không tính lãi để mua cây giống, vật tư nông nghiệp, dụng cụ sản xuất chế biến nhỏ, thuốc trừ sâu, tiêm phòng gia súc... + Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: Làm đường giao thông nông thôn, cầu cống, các công trình thuỷ lợi nhỏ, công trình nước sinh hoạt. + Xây dựng và ứng dụng mô hình về ổn định và phát triển sản xuất: như xây dựng làng bản, nhà, ở, vườn, rừng, ao, chuồng. Trồng trọt cây đặc sản, chăn nuôi đàn gia súc, áp dụng giống mới, chuyển giao kĩ thuật công nghệ mới, tổ chức sản xuất hợp lý, chuyển hướng sản xuất. Hiện nay đang có khá nhiều các chương trình, dự án hướng vào mục tiêu xoá đói, giảm nghèo nói chung và xoá đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người nói riêng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận văn hạn hẹp nên tôi chỉ xin nêu ra ở đây một số chương trình, chính sách đặc biệt có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tạo ra tác động lớn đến xoá đói giảm nghèo ở các vùng dân tộc ít người. 2.1. Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. 2.1.1. Khát quát về chương trình: Chương trình này bắt đầu từ năm 1992, mục tiêu nhằm vào các dân tộc thiểu số khó khăn và có dân tộc số ít (trên dưới 1 vạn người). Đa phần những dân tộc này nằm ở vùng sâu, vùng xa khó khăn về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, văn hoá, thông tin,.... Thực hiện Quyết định số 138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/11/2000,… Dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn đã được chuyển thành Chính sách Hỗ trợ Đồng bào Dân tộc Đặc biệt Khó khăn, giao cho các địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi Những dân tộc này quá cách biệt với các khu vực kinh tế đang năng động và hầu như chưa được cơ chế thị trường ảnh hưởng và tác động tới. Chương trình này có thể nói là một chương trình xoá đói, giảm nghèo. Mà chủ yếu là xoá đói có những điểm đặc biệt, đặc trưng so với chương trình xoá đói, giảm nghèo nói chung. Chương trình này đã đến được các đối tượng đó, thông qua đánh giá các cuộc điều tra do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và Tổng cục Thống kê tiến hành vào năm 1995. Cuộc điều tra đã thống kê ra được 41 dân tộc trong dó có 27 dân tộc thực sự đói nghèo dưới mức quy chuẩn của Bộ LĐTBXH (theo Văn bản số 226/LĐTBXH ngày 29/08/1995). Tức là bình quân đầu người dưới 60.000 đồng/tháng. Theo số liệu điều tra có tới 65,85% hộ ở nơi này đói nghèo (so với 38% hộ người Kinh). Hộ thiếu ăn từ 3 đến 6 tháng là 33,6%. Giá trị tài sản đầu người đều dưới 1 triệu đồng, 90,7% nhà tạm tranh tre nứa lá, 82,9% không có nước sạch sinh hoạt, 66,8% không biết tiếng phổ thông, 85,6% mắc bệnh bưới cổ, 62% mù chữ, các dân tộc Mảng, Chứt, SiLa có tới 95,8 - 96,7% mù chữ, những điều kiện về giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá hầu như chưa có gì hoặc đặc biệt yếu kém.. Tính đặc biệt của chương trình này là đầu tư không hoàn lại - tức là cho không, vì qua thực tế điều tra, những hộ dân tộc ít người số dân quá ít, nếu được hưởng lợi ích từ chương trình này cũng hoàn toàn không có khả năng trả vốn nếu cho vay. Như vậy, chương trình này được bắt đầu từ năm 1992, và do Uỷ Ban Dân tộc và Miền núi chủ trì với nguồn vốn thực hiện hàng năm khoảng 50 tỷ đồng. Cơ cấu chương trình được phân phối như sau: - 30% hỗ trợ đời sống: lương thực, chăn màn quần áo, sửa chữa nhà cửa. - 57% mua trâu bò, lập vườn hộ, chăn nuôi để tạo thu nhập - hỗ trợ sản xuất. - 10% củng cố thuỷ lợi nhỏ, trạm xá, lớp học…. - 3% hướng dẫn kỹ thuật và quản lý, chỉ đạo chương trình. Từ ngày 01/07/1995: 50% nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất được dịch chuyển qua cho vay lãi suất cực thấp 0,30%/tháng - thời gian vay từ 1 đến 2 năm - mỗi hộ được vay từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời xét thấy cần thì điều chỉnh, giảm hỗ trợ xây dựng hạ tầng và các chi phí liên quan để phù hợp với tình hình tiến triển khả quan của chương trình. 2.1.2. Kết quả đạt được: 2.1.2.1. Tình hình thực hiện: Trong hai năm 2001 - 2002, tổng kinh phí thực hiện là 60 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch: Trong tổng số hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ ở 21 tỉnh thành là 50.000 hộ. Trong đó, hỗ trợ đời sống cho khoảng 25.000 hộ, cho sản xuất của khoảng 35.000 hộ. ỉ Các mặt hàng hỗ trợ theo quy định đã được các tỉnh thực hiện đầy đủ. Cụ thể là các mặt hàng hỗ trợ đời sống bao gồm: Lương thực để ăn, chăn màn, dụng cụ sinh hoạt gia đình không quá 500.000 đồng. Trong thời gian thực hiện chính sách này, mức hỗ trợ lương thực cho một hộ gia đình không quá 3 lần, hỗ trợ quần áo chăn màn không quá 2 lần, dụng cụ gia đình 1 lần. ỉ Chi cho hỗ trợ phát triển sản xuất bao gồm: Hỗ trợ giống các loại cây (như cây ăn quả, cây lấ dầu, cây công nghiệp, cây đặc sản), các loại giống con (như trâu, bò, dê. lợn), công cụ sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu. Mức chi hỗ trợ cho mỗi gia đình không vượt quá 1 triệu đồng/năm. ỉ Qua thực tế thực hiện chính sách của từng tỉnh, tỷ lệ hỗ trợ đời sống và sản xuất khác nhau tuỳ thuộc vào đời sống và sản xuất của các hộ dân tộc ít người. Tính bình quân chung, hỗ trợ đời sống chiếm 20-25%, hỗ trợ sản xuất chiếm 75-80% tổng nguồn vốn hỗ trợ. 2.1.2.2 Đánh giá kết quả đạt được: ỉ Chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cùng với các chính sách đầu tư phát triển khác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn đã góp phần phát triển sản xuất ổn định đời sống các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, giúp họ từng bước hoà nhập với cộng đồng các dân tộc trong vùng. ỉ Nguồn vốn của chính sách này đầu tư đúng mục đích là xoá đói, giảm nghèo, đúng đối tượng là các hộ dân tộc ít người đặc biệt khó khăn nên đã phát huy được tác dụng và hiệu quả. Có thể nói trong thời gian qua, các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc đã tích cực, khẩn trương triển khai Chương trình, đã phát huy những thành quả trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình trong những năm trước, tiếp tục đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả, đi nhanh vào cuộc sống. Các đợt kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình ở địa phương cho thấy việc thực hiện có nhiều tiến bộ và đúng với các quy chế quản lý đầu tư hơn những năm trước, đặc biệt là khâu kiểm tra, giám sát trong xây dựng cơ bản. Đối với Chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn, cơ chế thực hiện thông thoáng, hợp lòng dân, thực hiện dân chủ công khai, công bằng hợp lý, người có nhiều khó khăn được ưu tiên trước và mức hỗ trợ nhiều hơn, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, tương trợ trong vùng, đồng thời mang lại hiệu quả thực sự trong việc xoá đói, giảm nghèo, giúp các hộ gia đình ổn định đời sống và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, còn có một số tồn tại cần khắc phục đó là: Một số tỉnh còn lúng túng trong việc tập huấn, triển khai các văn bản hướng dẫn của Trung ương; nguồn vốn quá ít so với nhu cầu nên gây khó khăn cho các tỉnh trong việc phân bổ kinh phí; công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cho bà con kỹ thuật gieo trồng chưa được tỉnh quan tâm đúng mức; công tác báo cáo, sơ kết từ trung ương đến địa phương còn hạn chế. 2.2. Chương trình 135: 2.2.1. Các dự án thành phần của Chương trình 2.2.1.1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Với số vốn đầu tư 975 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương: 880 tỷ đồng, NSĐP: 95 tỷ đồng, năm 2001 trên địa bàn Chương trình 135 đã xây dựng 601 công trình chuyển tiếp và làm mới 3.300 công trình (đưa tổng số 3 năm qua đã xây dựng 8.823 công trình) với cơ cấu đầu tư như những năm trước: giao thông chiếm 42,2%, trường học 25,1%,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37057.doc
Tài liệu liên quan