Đề tài Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình

Phần mở đầu 1

Chương I: Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. 3

1.1. Tổng quan về du lịch và khách du lịch 3

1.1.1. Khái niệm du lịch 3

1.1.2. Khách du lịch 4

1.1.3. Sản phẩm du lịch 8

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch 8

1.2.1. Những nhân tố chung 8

1.2.2. Những nhân tố thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 12

 

Chương II: Thực trạng kinh doanh du lịch và hoạt động phát triển nguồn khách của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua ( 1992 – 2002) 16

2.1. Khái quát về Sở Thương mại và du lịch Hoà Bình 16

2.1.1. Lịch sử hình thành. 16

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 17

2.2. Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch của tỉnh Hoà Bình 18

2.2.1. Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Hoà Bình 18

2.2.2. Các cơ sở hạ tầng xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch 22

2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch Hoà Bình 25

2.2.4 Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Hoà Bình 31

2.3. Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình và kết quả kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua 34

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua 42

2.4. Đánh giá các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua 46

2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình 46

2.4.3. Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch 48

2.4.4. Chính sách giá 48

2.4.5. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Hoà Bình 49

2.4.6. Đánh gía tổng quát về tình hình kinh doanh và các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 1999 - 2002. 49

Chương III: Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà bình trong giai đoạn 2003-2010 55

3.1 Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình 55

3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình 55

3.3. Các mục tiêu của ngành du lịch Hoà Bình trong giai đoạn 2003-2010. 57

3.4. Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Hoà Bình trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 58

3.4.1. Khách du lịch quốc tế 58

3.4.2. Khách du lịch nội địa 59

3.5. Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong gia đoạn 2003-2010. 59

3.5.1. Các giải pháp thuộc cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Hoà Bình 59

3.5.2. Các giải pháp thuộc phạm vi doanh nghiệp du lịch 64

3.6. Một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2003 - 2010 69

3.6.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hoà Bình 69

3.6.2. Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình 70

3.6.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh 70

Kết luận 71

Tài liệu tham khảo 73

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu sau: - Doanh nghiệp Nhà nước - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty cổ phần - Công ty TNHH - Hợp tác xã Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Hoà Bình còn nhỏ, khách sạn trung bình có từ 20 đến 50 phòng, không có khách sạn trên 100 phòng. Hầu hết các khách sạn tập trung ở thị xã Hoà Bình, còn ở các điểm du lịch khác chỉ có nhà nghỉ. Với đặc điểm chủng loại và tỷ lệ phân bố của khách sạn ở Hoà Bình như trên ta thấy: + Mức độ tập trung khách sạn ở khu vực thị xã và ở các điểm du lịch không đồng đều, gây ra cạnh tranh gay gắt ở khu tập trung đông khách sạn. + Sự đa dạng về chủng loại cho phép phục vụ được nhiều thị trường có khả năng thanh toán khác nhau, yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau. + Hầu như không có khách sạn qui mô nhỏ dưới 10 phòng nên dễ hơn cho các cơ quan quản lý. 2.2.3.2. Các cơ sở vui chơi giải trí Cho đến nay các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương nói chung và khách du lịch nói riêng ở Hoà Bình còn nghèo nàn và đơn điệu. Ngoài một số danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di tích lịch sử, di tích văn hoá, phục vụ cho nhu cầu tham quan như thuỷ điện Sông Đà, lòng hồ Sông Đà, khu mộ cổ Đống Thếch … còn các hình thức vui chơi giải trí khác như leo núi, lễ hội, sinh hoạt văn hoá các dân tộc chưa được đầu tư khai thác mặc dù đây là thế mạnh của du lịch Hoà Bình. ở các khu vực khác của tỉnh không có hình thức vui chơi giải trí nếu có thì không lớn do chưa được đầu tư hợp lý. - Khách đến Hoà Bình ngoài việc tham quan một số điểm du lịch thì không còn cách giải trí nào mang tính chất độc đáo, thể hiện bản sắc văn hoá đặc thù của địa phương. Chính vì vậy đã làm cho khách du lịch cảm thấy nhàm chán không kéo dài được thời gian lưu trú của khách, không kích thích chi tiêu, lượng khách quay lại lần hai thấp. Từ thực trạng này cho thấy việc tăng tốc độ đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại Hoà Bình là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Làm được điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hút khách và lưu giữ khách của du lịch Hoà Bình trong tương lai. Hiện nay, Hoà Bình đang có một số dự án xây dựng khu du lịch trong đó có các dịch vụ vui chơi giải trí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Hoà Bình. 2.2.3.3. Cơ sở vận chuyển khách Vận chuyển khách là một dịch vụ không thể thiếu trong một chuyến du lịch. Với phương tiện vận chuyển tốt, an toàn sẽ gây thiện cảm và tâm lý thoải mái cho du khách. * Vận chuyển đường bộ Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 50 xe (8 – 45 chỗ) vận chuyển khách trong đó có 5 đều xe được phép vận chuyển quốc tế. Phần lớn các xe chỉ vận chuyển khách nội địa. Nhìn tổng thể thị trường vận chuyển khách du lịch đường bộ ở Hoà Bình còn tương đối lộn xộn. Các đầu xe của tư nhân và các thành phần kinh tế khác không có chức năng vận chuyển khách du lịch nhưng vẫn vận chuyển khách. Có lẽ đây cũng là hiện tượng phổ biến ở các địa phương. Điều này làm cho doanh thu vận chuyển khách thấp. * Vận chuyển đường thuỷ Do địa bàn tỉnh có hồ thuỷ điện, tạo thành tuyến du lịch trên lòng hồ nên có điều kiện phát triển du lịch vận chuyển khách bằng đường thuỷ. Tổng phương tiện tham gia vận chuyển có 8 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu và 5 chiếc thuyền với sức chở tổng cộng là 150 người. Những phương tiện này thuộc quyền quản lý của 2 đơn vị : Công ty du lịch tỉnh Hoà Bình và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Ngoài ra còn có hàng chục phương tiện của tư nhân tham gia vận chuyển khách. Nhìn chung các phương tiện này cần được sửa chữa làm mới để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ để thu hút khách và khai thác có hiệu quả khách du lịch hồ Hoà Bình. 2.2.3.4. Các Công ty lữ hành, đại lý lữ hành Trước đây Hoà Bình có một đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng hiện nay đơn vị này không đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế nữa. Có 2 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa Công ty cổ phần thương mại du lịch Đà Giang và Công ty khách sạn Phương Lâm. 2.2.4 Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Hoà Bình 2.2.4.1. Nguồn dân cư Tính đến cuối năm 2002 dân số toàn tỉnh khoảng 800 nghìn người trong đó dân tộc Mường chiếm 60,3%. Dân tộc Kinh chiếm 31% còn lại là dân tộc Thái, Tày, Dao, H’mông chiếm 8,7%. Như vậy 69 % dân số tỉnh thuộc dân tộc ít người. Phân bố tổng số lao động chiếm 57%. Lao động có trình độ chuyên môn chiếm 8%. Lao động tốt nghiệp PTTH chiếm 25%. Dân tộc Hoà Bình với nhiều phong tục tập quan riêng biệt, độc đáo, mến khách và thân thịên đặc biệt là truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của 7 dân tộc anh em được lưu giữ lâu đời. Tất cả được quyện chặt vào nhau tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo và đa dạng phục vụ đắc lực cho việc hấp dẫn và thu hút khách . 2.2.4. 2. Lao động ngành du lịch Lao động trong du lịch tập trung chủ yếu ở khách sạn và các doanh nghiệp lữ hành. Tính đến cuối năm 2002 lao động trong ngành du lịch có 427 lao động trong đó có số lượng lữ hành 73 lao động chiếm 17,1%. Số lượng lao động trong khách sạn có 300 lao động 70,3%. Còn lại là lao động trong các dịch vụ khác: vận chuyển khách du lịch, khu vui chơi giải trí ... Biểu 6. Hiện trạng lao động trong ngành du lịch Hoà Bình. Trình độ 1997 1998 1999 2000 2001 2002 LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % ĐH và trên ĐH 18 3,92 19 4,7 11 3 60 12,4 60 14 60 14 CĐ & TH 34 7,41 183 45,4 127 35 149 30,8 149 35 149 35 LĐ khác 407 88,7 201 49,9 226 62 275 56,8 218 51 218 51 Tổng 459 403 364 484 427 427 Nguồn: Sở thương mại – du lịch Hoà Bình Như vậy, mặc dù lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng lại tăng dần qua các năm và đến 2002 chiếm 14%, lao động có trình độ cao đẳng và trung học hầu như không thay đổi, còn lao động khác giảm rất nhanh năm 1997 chiếm 88,67% đến năm 2002 chiếm 51%. Mặc dù lao động khác chiếm tỷ lệ vẫn cao nhưng đã có sự chuyển biến về trình độ lao động qua các năm của ngành du lịch Hoà Bình, chuyển biến này chứng tỏ ngành du lịch Hoà Bình đang có bước đầu tư mạnh vào lao động . Biểu đồ 1 : Sự biến động về trình độ lao động trong ngành du lịch Hoà Bình Một số nhận xét về lao động trong ngành du lịch của tỉnh Hoà Bình. - Lao động trong các khách sạn Nhà nước có tuổi đời bình quân cao trong ngành. Có thâm niên công tác lâu năm. Trình độ dạy nghề tương đối cao do việc tích luỹ kinh nghiệm nên chất lượng phục vụ trong các khách sạn này nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của lao động trong khách sạn quốc doanh đó là thiếu lao động trẻ, tỷ lệ biết ngoại ngữ thấp. Vì vậy việc trang bị kiến thức về ngoại ngữ và nghiệp vụ quy trình quản lý theo công nghệ tiên tiến là rất cần thiết nhằm nâng cao nghiệp vụ chất lượng phục vụ trong khối khách sạn này. - Lao động trong các khách sạn tư nhân chủ yếu là những người trong gia đình mặc dù số lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao nhưng hầu hết chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn chỉ được tập trung vào một số lao động quản lý. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng hục vụ. - Lao động trong lữ hành đáp ứng được yêu cầu về số lượng song về chất lượng còn hạn chế. Mặc dù Sở Thương mại - du lịch Hoà Bình đã phối hợp với các trường có đào tạo chuyên ngành du lịch để tổ chức các khóa học về nghiệp vụ khách sạn, lữ hành nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. - Lao động trong du lịch Hoà Bình hầu hết không phải được đào tạo chính quy về du lịch, chủ yếu họ làm trái ngành mình được đào tạo. Tuy nhiên hầu hết đã được đào tạo thêm về nghiệp vụ du lịch phù hợp với công việc trong từng bộ phận. Vì vậy lao động phần nào đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. 2.3. Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình và kết quả kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua 2.3.1. Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian vừa qua Khách du lịch đến Hoà Bình là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch, bởi vì họ vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của hoạt động kinh doanh tại nơi đến du lịch. Họ là đối tượng mà ngành du lịch hướng tới nhằm tăng doanh thu của mình. Mục tiêu của phần này là xem xét khách du lịch đến Hoà Bình rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên người khách đến Hoà Bình có thể xem xét theo góc độ gồm : + Khách du lịch quốc tế + Khách du lich nội địa Biểu 7: Hiện trạng số lượng khách đến du lịch Hoà Bình Đơn vị : Lượt người Năm Tổng số Trong đó Quốc tế Nội địa 1992 11.524 1.846 9678 1993 46.330 4.285 42.045 1994 59.878 8.775 51.103 1995 99.128 15.375 83.753 1996 142.021 18.310 123.711 1997 161.412 16.178 145.234 1998 176.962 24.880 152.082 1999 188.532 19.369 169.163 2000 208.149 22.660 185.489 2001 231.445 27.528 203.917 2002 253.000 30.000 223.000 Nguồn : Sở Thương mại du lịch Hoà Bình Quý I năm 2002, tổng khách tham quan du lịch: 60.400 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước 7,7%, so với kế hoạch năm 20,6%. Trong đó: + Khách quốc tế 10.523 lượt khách. + Khách nội địa 49.877 lượt khách. Qua quí I cho thấy hoạt động du lịch Hoà Bình vẫn duy trì và có bước phát triển đáng kể so với năm 2002. Nguyên nhân là do kết quả đầu tư cơ sở vật chất và quảng bá du lịch các năm trước mang lại, tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt kế hoạch năm đề ra. Nguyên nhân chưa đạt được kế hoạch năm là do những biến động về chiến tranh Iraq và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đã gây tâm lý không được an toàn cho khách đi tham quan du lịch, có nhiều đoàn khách quốc tế và trong nước bỏ hợp đồng đã ký với các công ty du lịch của tỉnh. 2.3.1.1. Nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình Do có sự mở cửa kinh tế của Nhà nước Việt Nam, các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đã giảm hơn nên số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hoà Bình nói riêng ngày càng tăng. Chỉ tiêu cơ bản nhất để phản ánh thực trạng và tiềm năng phát triển của “cung” du lịch là quy mô của “cầu” du lịch. Qui mô “cầu” du lịch là số lượng khách du lịch do đó mọi biến động của “cung” du lịch có thể được đánh giá thông qua việc phân tích nguồn khách đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 . - Phân tích sự biến động của nguồn khách du lịch đến Hoà Bình qua các năm từ 1992 – 2002 để vạch rõ xu hướng mà qui luật phát triển của nguồn khách này . - Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến du lịch Hoà Bình để tìm ra thị trường khách cũng như xu hướng biến động của nó. - Một số đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình * Sự biến động của nguồn khách du lịch Quốc tế đến Hoà Bình Biểu 8: Mức độ biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình Năm Khách du lịch quốc tế (Lượt khách) Tỷ lệ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (Lượt khách) Tốc độ phát triển liên hoàn % 1992 1.846 1993 4.285 2.439 232 1994 8.775 4.490 204,8 1995 15.375 6.600 175,2 1996 18.310 2.935 119,1 1997 16.178 -2.132 88,4 1998 24.880 8.702 153,7 1999 19.369 -5.511 77,8 2000 22.660 3.291 117 2001 27.528 4.868 121,5 2002 30.000 2.427 109 Bằng cách sử dụng công thức trong Chương I kết quả tính toán các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, tốc độ phát triển định gốc của nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 . Từ kết quả tính toán trên có thể nhận xét và đánh giá sự biến động của nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 như sau: - Lượng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình tăng cao. Năm 2002 so với năm 1992 tăng 28.154 lượt khách vì xuất phát điểm của nguồn thấp. - Lượng khách tăng (giảm) qua các năm không ổn định, lượng khách tăng không đều thậm trí có một số năm lượng khách giảm như năm 1999 giảm 5.511 lượt khách. Nguyên nhân của việc tăng (giảm) lượng khách không đồng đều như vậy là do cơ cấu sản phẩm du lịch Hoà Bình còn nghèo nàn, đơn điệu chưa tạo được bản sắc độc đáo, riêng biệt, công tác quảng bá du lịch Hoà Bình chưa thực sự mạnh còn nhỏ lẻ, hình ảnh du lịch Hoà Bình chưa được tuyên truyền rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên các trang báo và tờ rơi, thái độ của cư dân địa phương đối với du lịch và khách du lịch không thân thiện nên không đem lại sự hài lòng cho khách hàng và một phần cũng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ trong khu vực. - Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là: 132 % Sự tăng ( giảm ) được nhìn thấy rõ hơn qua Biểu đồ số 2: Biểu đồ 2 : Thực trạng lượng khách quốc tế đến Hoà Bình trong các năm qua * Một số đặc điểm tiêu dùng của Khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình - Thời gian lưu trú bình quân 1,5 đến 1,7 ngày. Kết quả này còn quá thấp so với một số tỉnh có ngành du lịch phát triển và so với cả nước. Điều này phản ánh một thực trạng là thị trường du lịch Hoà bình chưa thực sự hấp dẫn khách kéo chân du khách ở lại lâu hơn. Riêng năm 2002 số ngày lưu trú bình quân là 2,15 ngày, tăng rất nhiều so với năm 1992 ( 0,75 ngày). Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Hoà Bình điều này có được là do một số tour du lịch được mở rộng thêm điểm du lịch. Một số tour mới được dựa vào kinh doanh và các dịch vụ vui chơi giải trí cũng được tăng lên. Điều này không những làm tăng thêm số ngày lưu trú của khách mà còn làm tăng doanh thu cho ngành du lịch, bán được nhiều sản phẩm du lịch. - Về khả năng chi tiêu của khách trung bình 30 USD cơ cấu chi tiêu chủ yếu cho lưu trú, ăn uống và mua đồ lưu niệm. Chi tiêu cho dịch vụ vận chuyển và dịch vụ bổ sung tương đối thấp là do : + Khi khách đến Hoà Bình chủ yếu là sử dụng dịch vụ vận chuyển của Công ty lữ hành gửi khách. Chỉ chi tiêu cho vận chuyển đường thuỷ khi đi tham quan hồ Sông Đà do đó chi phí cho vận chuyển thấp. + Do các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh còn đơn điệu nên khách đến đây chủ yếu đi tham quan các danh lam thắng cảnh tham dự một số lễ hội của người dân tộc, xem biểu diễn ca nhạc dân tộc nên chỉ cho vui chơi giải trí thấp chủ yếu là vé tham quan và vé xem ca nhạc . + Mục đích chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình chủ yếu là du lịch thuần tuý, nghỉ ngơi, tìm hiểu bản sắc dân tộc và chữa bệnh, số lượng khách đi với những mục đích trên chiếm hơn 95% còn lại khách đi dự hội thảo, hội nghị, nghiên cứu thị trường đầu tư và các mục đích khác. * Cơ cấu quốc tịch của khách du lịch quốc tế đến Hòa Bình Theo thống kế khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình rất đa dạng về quốc tịch nhưng do số lượng không đến nhiều nên chia cơ cấu khách du lịch theo khu vực: Qua biểu 9 ta thấy khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là khách Châu Âu trong đó chủ yếu khám phá thị trường khách du lịch Châu á và Châu Âu đã chiếm 97,7% (năm 2001) và 95,5% (năm 2002) đây có thể coi là thị trường mục tiêu của du lịch Hoà Bình. Khách du lịch Châu á chủ yếu là khách Nhật. Có thể coi thị trường khách du lịch Châu á và khách du lịch Châu Mỹ là thị trường tiềm năng về nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong những năm tới. Nếu sản phẩm du lịch Hoà Bình được củng cố, đổi mới trọng tâm trước khách du lịch đã đến Hoà Bình thì sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người tiêu dùng du lịch của 2 thị trường được xem là tiềm năng này. Biểu 9 : Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế Đơn vị tính: % Năm Châu á Châu Âu Châu Mỹ Khác 1992 14 78 4 4 1993 9 81 6 4 1994 11 78 8 3 1995 8 82 7 3 1996 9 8 6 4 1997 7 87 4 2 1998 5 90 3 2 1999 4 92 2 2 2000 3 93 2,5 1,5 2001 3 94,7 1,6 0,7 2002 3,7 91,8 3 1,5 Nguồn: Sở Thương mại du lịch Hoà Bình. 2.3.1.2. Nguồn khách du lịch nội địa Tình hình kinh tế chính trị ổn định, đời sống kinh tế xã hội tăng lên, thời gian nghỉ dài hơn, phương tiện đi lại thuận tiện đi lại thuận tiện nên số lượng người dân đi du lịch trong cả nước tăng lên rất nhanh. Du lịch Hoà Bình cũng nằm trong bối cảnh đầy thuận lợi này. Với tư cách là điểm đến du lịch, thị trường khách du lịch nội địa Hoà Bình được xác định là những người ở địa phương khác trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam đến Hoà Bình với mục đích du lịch, nghỉ ngơi kết hợp công việc, thăm thân, chữa bệnh, thể thao và các mục đích khác ngoài mục đích kiếm sống. Theo thống kê của Sở Thương mại - du lịch Hoà Bình số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình tăng trong các năm sau: Biểu 10: Mức độ biến động số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình Năm Khách du lịch nộiđịa ( Lượt khách) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ( Lượt khách ) Tốc độ phát triển liên hoàn % 1992 9.678 1993 42.045 32.367 434,4 1994 51.103 9.058 121,5 1995 83.753 32.650 164 1996 123.711 39.958 147,7 1997 145.234 21.523 117,4 1998 152.082 6.848 104,7 1999 169.163 17.081 111,2 2000 185.489 16.326 110 2001 203.917 18.428 110 2002 223.000 19.083 109,4 Qua biểu 10 ta thấy số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 có nhiều biến động. Năm 1992 đón được 9.678 lượt khách đến năm 2002 đón được 223.000 lượt khách. Lượng khách tăng định gốc là 213.322 lượt khách. Tốc độ tăng định gốc là 2.304,2% tốc độ phát triển bình quân đạt . Như vậy số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình tăng lên rất lớn, một phần do số lượt khách ở năm gốc quá ít, chủ yếu do các danh lam thắng cảnh được nâng cấp một bước, các công trình cơ sở hạ tầng xã hội đặc biệt là đường giao thông được đầu tư, chỉnh sửa và mở rộng nên đã thu hút một lượng khách rất đông. Khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ vượt trội trong tổng số khách đến Hoà Bình trong các năm qua và xu hướng này sẽ diễn ra trong thời gian tới do nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng của người lao động trong cả nước ngày càng tăng. Như vậy thị trường khách du lịch nội địa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Hoà Bình. Sự tăng (giảm) được nhìn thấy rõ hơn qua biểu đồ số 3 Biểu đồ 3: Thực trạng lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình qua các năm Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa tại Hoà Bình tương đối thấp, dao động từ 1,5 đến 2 ngày, chỉ tiêu này so với một số trung tâm du lịch lớn thì còn rất thấp. Khách du lịch nội địa đến Hoà Bình chủ yếu với mục đích tham quan. Một số khách không lớn tham quan du lịch và thăm thân. Chi tiêu của khách du lịch nội địa Hoà Bình rất thấp. Bình quân 50.000 đ/ lượt khách, chủ yếu dành cho ăn uống, vé tham quan và mua hàng lưu niệm, chi cho lưu trú không nhiều và chủ yếu khách đi trong ngày. Khách đến Hoà Bình chỉ bằng đường bộ do đường thuỷ chưa được đưa vào khai thác để vận chuyển khách đến Hoà Bình. Xuất phát từ thực tế trên, Hoà bình muốn đạt được những chỉ tiêu về phát triển du lịch trong thời gian tới, nhất thiết cần phải có một chương trình hành động tổng hợp về du lịch, từ đầu tư phát triển tổng hợp về du lịch. Từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ để tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách . 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua Việc nghiên cứu kết quả kinh doanh của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua là hết sức phức tạp. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất liên vùng liên ngành và xã hội hoá cao. Do ngành lữ hành ở Hoà Bình chưa thực sự phát triển, doanh thu và nộp ngân sách ít nên ở phần này tập trung vào phân tích kết quả kinh doanh chúng của toàn ngành du lịch. Việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch dựa vào các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu công suất sử dụng phòng - Chỉ tiêu về doanh thu - Chỉ tiêu về nộp ngân sách Nhà nước * Về công suất sử dụng buồng khách sạn Biểu 11. Công suất sử dụng phòng khách sạn qua các năm Đơn vị: %. Năm Công suất sử dụng phòng 1992 36 1993 35,6 1994 49,6 1995 40,3 1996 44,3 1997 30 1998 30 1999 30 2000 31,5 2001 39 2002 45 Nguồn : Sở Thương mại – Du lịch Hoà Bình Qua biểu 11 ta thấy có thể chia công suất sử dụng phòng của khách sạn ở Hoà Bình thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn : 1992 – 1996: Công suất sử dụng phòng tương đối cao. - Giai đoạn 1997 – 1999: Công suất sử dụng phòng so với các năm trước và không thay đổi giai đoạn này. - Giai đoạn 2000 – 2002: Công suất sử dụng phòng có tăng nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn 1992 – 1996. * Chỉ tiêu doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hiệu quả kinh tế kinh doanh. Trong kinh doanh du lịch ở Hoà Bình doanh thu từ khách sạn chiếm tỷ trọng lớn trên 60% trong tổng doanh thu của toàn ngành. Biểu 12 : Hiện trạng về doanh thu du lịch Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Tổng số Trong đó Quốc tế Nội địa 1992 3.247 1993 2.710 803,2 1.906,8 1994 3.766,2 1.770 1.996,2 1995 4.516,8 2.495,3 2.021,5 1996 8.294 2.778,3 5.515,7 1997 9.152,2 2.853,7 6.298,5 1998 9.254,3 3.424 5.830,3 1999 9.439 3.020 6.419 2000 11.500 3.910 7.590 2001 13.000 4.420 8.580 2002 15.340 5.215,6 10.124,4 Nguồn : Sở Thương mại- du lịch Hoà Bình Qua biểu 12 cho thấy doanh thu từ du lịch của tỉnh Hoà bình năm sau đều tăng hơn năm trước, chỉ có năm 1993 doanh thu giảm so với năm 1992, từ cuối năm 1993 đã tăng trưởng trở lại và tăng mạnh vào năm 2001 – 2002. Trong đó doanh thu từ du lịch nội địa vẫn cao hơn do số lượng khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao mặc dù chỉ tiêu thấp. Tỷ lệ doanh thu không có sự biến động lớn tăng đồng đều qua các năm . * Chỉ tiêu nộp ngân sách Biểu 13. Nộp ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình trong giai đoạn 1997 – 2002 Đơn vị : Triệu đồng Năm Nộp ngân sách 1997 855,7 1998 902,6 1999 960 2000 1035 2001 1250 2002 1475 Nguồn : Sở Thương mại – Du lịch Hoà Bình Qua biểu 13 cho thấy giá trị nộp ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình tăng đều qua các năm do doanh thu tăng đều qua các năm. Trong đó nộp ngân sách của ngành khách sạn chiếm tỷ trọng cao, qua đây cho thấy hoạt động kinh doanh của hệ thống khách sạn đóng vai trò vào ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình. Biểu đồ 3 . Chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình 2.4. Đánh giá các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua 2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình Ngành du lịch Hoà Bình trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của ngành du lịch đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành nghề truyền thống và các ngành nghề khác trong tỉnh. Xuất phát từ vị trí, vai trò của ngành du lịch Hoà Bình như vậy nên du lịch được xem là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ quan điểm đó, trong những năm qua, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, đề án, đề ra các chính sách cơ chế thông thoáng và ưu đãi tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho du lịch phát triển, cụ thể: khuyến khích các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được hưởng ưu đãi theo quy định của Nhà nước và ưu đãi do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành trong quy chế khuyến khích đầu tư với những nội dung cụ thể sau: - Về giá thuê đất: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình là cơ quan trực tiếp cho thuê đất, các tổ chức, cá nhân được tuỳ chọn vị trí để xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch nhưng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Mức giá theo quy định của tỉnh. - Miễn giảm giá thuê đất: các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được miễn tiền thuê đất trong thời gian dự án xây dựng cơ bản và miễn 11 năm tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đưa dự án vào xây dựng. Miễn toàn bộ tiền thuê đất cho các dự án lớn sử dụng nhiều lao động địa phương, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho tỉnh. - Miễn giảm thuế thu nhập: các doanh nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh du lịch tại tỉnh Hoà Bình được miễn thuế doanh nghiệp trong 5 năm và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Dự án đầu tư bằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài căn cứ mức nộp ngân sách cho tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng hay miễn giảm thuế. - Về vốn: các chủ đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh tại Hoà Bình được vay vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ lãi xuất, bảo lãnh vay theo quy định của Nhà nước. Bằng những chính sách này, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được tạo điều kiện và được hưởng những ưu đãi nhất định trong việc thuê đất, giải phóng mặt bằng hỗ trợ tín dụng và có những ưu đãi mở rộng để đón các nhà đầu tư về Hoà Bình. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì những chính sách, cơ chế ban hành trong thời gian qua chưa đủ mạnh, chưa trở thành những động lực để thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch . 2.4.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thụât phục vụ cho ngành du lịch Kết cấu của cơ sở vật chất kỹ thụât hiện đại hay lạc hậu sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình phát triển và khả năng thu hút khách của ngành du lịch. Trong thời gian vừa qua tỉnh Hoà Bình đã đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho du lịch phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Hoà Bình. Về cơ sở hạ tầng xã hội: nhìn chung trong những năm gần đây c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0029.doc
Tài liệu liên quan