Đề tài Một số giải pháp quản lý giá thuốc ở nước ta giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU.2

CHƯƠNG I: VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.3

I. Vai trò, tầm quan trọng của vấn đề .3

II. Thực hiện chiến lược ngành dược ở nước ta.4

III. Chống độc quyền, phá giá thuốc chữa bệnh.7

IV. Tham khảo một số mô hình quản lý giá thuốc,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,.7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.12

I. Thực trạng quản lý thuốc trong bệnh viện.12

II. Giá thuốc nội giảm mạnh. thuốc ngoại tăng.13

III. Những đơn thuốc vì lợi nhuận của lương y.14

IV. Sính thuốc ngoại.17

V. Công nghiệp dược phẩm đang cần “hồi sinh”.17

VI. Giá thuốc tăng: cả bệnh viện và người bệnh đều lao đao.18

VII. Tác động của Thông tư 08 Liên Bộ Y tế và Tài chính về niêm yết giá thuốc.19

VIII. Giá thuốc: Ai niêm yết, ai kiểm tra?.21

IX. Những biến động trên thị trường Đông Dược.22

X. Trình dược viên vào bệnh viện.23

XI. Giá thuốc Tây tăng ảo vì phải niêm yết.25

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA.26

I.Để quản lý tốt giá thuốc cần quan tâm đến các vấn đề sau.26

II. Thị trường sẽ tự điều chỉnh giá thuốc.27

III.Không thả nổi giá thuốc.28

IV. Quy định giá bán lẻ thuốc: Có lợi cho người bệnh?.29

KẾT LUẬN.30

TÀI LIỆU THAM KHẢO.31

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lý giá thuốc ở nước ta giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chỉ cần biết đối tượng mình quản lý đã dùng thuốc theo đúng tỷ lệ phân bổ chưa, khi cần thiết thì xem một số hồ sơ điều trị điển hình để biết được liều dùng có phù hợp hay không (theo danh mục quy định, có gì bất hợp lý) chứ cũng không cần biết toàn thể đối tượng của mình trong tháng, năm đã dùng bao nhiêu ống, bao nhiêu viên thuốc gì. Theo cách quản lý thuốc và tiền thuốc này, chúng ta tốn nhiều công sức (cả của y lẫn dược mà trước hết là của người phụ trách hành chính ở khoa lâm sàng, người cấp phát thống kê ở khoa dược), tốn nhiều giấy tờ mà không nhằm vào mục tiêu thiết thực nào? Bệnh viện T.có cả trăm giường bệnh, thuộc tuyến trên, nên có nhiều khoa, nhiều đơn nguyên điều trị. Mỗi khoa mỗi ngày chỉ có một phiếu lĩnh chính, một phiếu lĩnh bổ sung chung cho tất cả các đối tượng (viện phí, miễn viện phí, bảo hiểm y tế, trẻ em dưới 6 tuổi). Số lượng phiếu lĩnh tại bệnh viện này chỉ bằng một phần ba số lượng phiếu lĩnh tại trung tâm y tế H. Trên cơ sở các phiếu lĩnh này, cuối tháng, quý, năm khoa dược chỉ cần làm bảng cân đối tổng thể. Mỗi tháng khoa dược phát ra cho khoa lâm sàng tổng cộng bao nhiêu tiền thuốc thì khoa đó phải thu lại (qua bộ phận thu viện phí) chừng ấy (của tất cả mọi đối tượng). Bệnh viện quy định thống nhất ngày cuối tháng là ngày thanh toán dứt điểm viện phí ( nếu người bệnh còn tiếp tục điều trị qua tháng thì thanh toán vào dịp khác). Nhờ quy định ngày “khoá sổ” thống nhất mà việc đối chiếu thu chi tiền thuốc giữa khoa dược, khoa lâm sàng, bộ phận thu viện phí thuận lợi, phát hiện kịp thời những sai sót. Có sai sót nhỏ như bỏ quên hồ sơ, cộng sai tiền khi thanh toán, có tiêu cực nhỏ như cố ý tính viện phí nhẹ tay cho người quen sẽ bị phát hiện khi đối chiếu. Quản lý thuốc và tiền thuốc theo cách này ít tốn công sức, giấy tờ mà thiết thực. II. Giá thuốc nội giảm mạnh, thuốc ngoại tăng Theo thông tin từ các công ty xuất nhập khẩu y tế, giá một số nguyên liệu sản xuất tân dược đã giảm mạnh. Chẳng hạn như vitamin C, từ 3-4 USD/kg (giữa năm 2002), tăng vọt lên 14-15 USD/kg (tháng2-3.2003) nhưng đến thời điểm này đang ở mức 4,5-5 USD/kg. Các vitamin khác cũng giảm đáng kể: vitamin B1 từ 17-18 USD/kg xuống còn 14 USD/kg; B6 từ 19,5 USD/kg xuống còn 11-12 USD/kg. Một số mặt hàng ở nhóm kháng sinh có mức giảm trung bình 10-30%. Ampicyclin từ 33-35 USD/kg xuống 28-29 USD/kg; Tetracyclin từ 12,5 USD/kg xuống 11,3 USD/kg... Nguyên liệu thuộc nhóm giảm đau, hạ nhiệt cũng giảm như Paracetamol từ 2,4 USD/kg xuống 1,8-1,9 USD/kg. Các công ty bán buôn hiện đang giảm cầu, chỉ lo bán hết số hàng đã nhập, đồng thời vừa mua cầm chừng vừa “ nghe ngóng thị trường”. Còn phía sản xuất không chỉ khó khăn do hàng tiêu thụ chậm mà còn lỗ vốn. Một giám đốc cho biết chỉ riêng với mặt hàng vitamin , công ty của ông có thể đã lỗ 40-50 triệu đồng. Sau cơn sốt giá, việc tiêu thụ đã chững lại. Các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn DMP còn gặp khó khăn hơn do chi phí sản xuất quá cao. Tại một số đơn vị, công nhân chỉ làm việc 4 ngày/tuần. Riêng thuốc nội, các doanh nghiệp cho biết tại thời điểm giá nguyên liệu tăng đột biến, các chi phí sản xuất: điện, xăng dầu, bao bì... cũng tăng. Giá thuốc nội cũng tăng nhưng không theo kịp bởi thường trong tình trạng cạnh tranh giá, chỉ cần nhích một chút là không bán được hàng. Theo phản ánh của các nhà thuốc, giá một số mặt hàng thuốc nội giảm nhẹ hoặc ổn định trong những tháng gần đây. Trong khi đó khá nhiều thuốc ngoại lại lên giá. Biến động về giá càng khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện thông tư liên tịch y tế - tài chính quy định về niêm yết giá thuốc bán lẻ. Một số công ty, xí nghiệp chi phí cho việc gián tem lượng hàng tồn kho lên tới cả trăm triệu đồng. Thêm vào đó là các thao tác cho việc dỡ ra, xếp vào cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc do yêu cầu bảo quản rất khắt khe. Vì vậy niêm yết giá thuốc nào cho hợp lý khi giá thuốc biến động hàng ngày là một vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp. III. Những đơn thuốc vì lợi nhuận của lương y Tại một bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội, chị H đến khám bệnh vì sốt cao. Bác sỹ khám nghi chị bị sốt xuất huyết và kê đơn nói là cho về uống thử vài hôm nếu thấy không đỡ thì đến khám lại . Trước khi ra khỏi phòng khám bác sỹ không quên nhắc vợ chồng chị ra hiệu thuốc ngoài cổng bệnh viện mà mua. Ra đúng hiệu thuốc ở cổng bệnh viện, chồng chị H đưa đơn cho người bán tính tiền và được biết phải trả gần 200.000 đ tiền thuốc. Kinh tế gia đình không dư dật gì vả lại số tiền mang theo không đủ, chồng chị H đành lấy lại đơn thuốc để mua sau. Về nhà cầm đơn thuốc đi mua ở mấy hiệu ở gần, chồng chị H đành phải quay về vì trong đơn có một loại thuốc tên là Thymomodulin của Pháp, giá 6.500 đ/một viên là thuốc mới và đắt tiền nên các cửa hiệu chưa nhập. Trở về bàn bạc, vợ chồng chị H quyết định quay lại hiệu thuốc của bệnh viện để mua thuốc còn thuốc bổ trong đơn bác sĩ kê cho một lọ Enirvon C 100 viên nhưng chỉ dám mua 10 viên vì giá 1.000 đ/viên nhưng dù chỉ là mua thuốc bệnh số tiền thanh toán cũng hết gần trăm ngàn đồng, sau mấy ngày sốt cao, chị H hạ huyết áp và mệt sỉu nên gia đình lại vội vàng đưa chị vào bệnh viện. Lần này chị nhập viện để điều trị. Vào nằm viện chị H được bác sĩ trưởng khoa tới khám và hỏi đã điều trị thuốc gì. Vợ chồng chị đưa thuốc cùng sổ khám bệnh ra cho bác sỹ xem. Xem xong, bác sỹ lắc đầu và đi ra cửa. Thấy lạ, vợ chồng chị H chú ý xem các bác sỹ nói gì với nhau và mặc dù nói nhỏ với một bác sỹ khác ở ngoài cửa nhưng anh chị vẫn nghe được bác sĩ trưởng khoa nói: ai lại kê cho người ta toàn loại thuốc nặng và đắt tiền như vậy. Sau mấy ngày điều trị, chị H khỏi bệnh và ra viện nhưng trong nhà bà mẹ cũng bị sốt. Lần này vẫn là chồng chị H đưa mẹ đi khám và vẫn ở phòng khám của bệnh viện ấy, chỉ có người khám là khác. Khi nhận đơn thuốc, chồng chị H thấy rất ngạc nhiên vì bác sĩ cũng nói với anh là nghi cụ bị sốt xuất huyết nhưng hai đơn thuốc của hai bác sĩ lại khác nhau và cũng mua thuốc ở cổng bệnh viện ấy mà số tiền chỉ hết có 7.500 đ. Về nhà điều trị một thời gian theo đơn, mẹ chị H cũng qua khỏi bệnh. Như vậy việc kê đơn của hai bác sĩ trên là không có gì sai. Điều khác nhau là một bên kê toàn thuốc thông dụng sản xuất trong nước, rẻ tiền một bên kê toàn thuốc ngoại hoặc thuốc liên doanh đắt tiền lại có những loại thuốc hiếm như thuốc Thymomodulin của Pháp mà chỉ có bác sĩ kê đơn mới biết hiệu thuốc nào đang bán. Vì sao lại có chuyện kê đơn khác nhau như thế ? Có hai nguyên nhân chính: Xuất phát từ một số bệnh nhân và gia đình bệnh nhân do kinh tế khá giả nhưng không có chuyên môn về ngành y nên mỗi khi có bệnh dù đi khám ở phòng khám tư hay bệnh viện thường hay đòi bác sĩ kê đơn cho loại thuốc mạnh độ nhất và tất nhiên là đắt tiền nhất. Tâm lý này lâu dần làm cho một số bác sĩ ở các phòng khám có vẻ có tiền là kê ngay cho một toa thuốc ngoại đắt tiền. Nguyên nhân thứ 2 nguy hiểm vì nó ăn mòn và huỷ hoại lương tâm người thầy thuốc. Đó là một số không ít bác sỹ ở các phòng khám kể cả phòng khám tư hoặc tự bán thuốc hoặc commang với một hiệu thuốc tây nào đó ở cổng bệnh viện hay bất cứ nơi nào để kê đơn và chỉ dẫn bệnh nhân mua thuốc nhằm ăn phần trăm của các hiệu thuốc trích cho theo giá trị của từng đơn thuốc. Vì lợi ích cá nhân, các bác sĩ kiểu này không cần biết người bệnh có tiền hay không, cứ khám xong là phóng tay kê những loại thuốc ngoại lại có cả những loại thuốc đắt tiền để mong hưởng được số phần trăm cao nhất. Trước tình trạng này các giáo sư ở Học viện Quân y trong khi giảng bài cho học sinh vẫn thường nhắc tới và họ gọi đó là những đơn thuốc của các bác sĩ vô lương tâm vì nó nhằm phục vụ lợi nhuận của các bác sĩ hơn là vì bệnh nhân và lại càng không phải để phục vụ đất nước. Sự vô lương tâm của họ là ở chỗ ngoài việc buộc bệnh nhân nhất là những bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải trả một số tiền nhiều hơn cho một lần chữa bệnh, đặc biệt khi bệnh nhân là trẻ em do ngay từ đầu đã điều trị thuốc nặng nên dễ quen thuốc và bắt buộc lần điều trị sau phải dùng thuốc nặng tương tự hoặc nặng hơn. Đó chính là điều vô lương tâm của các bác sĩ khi kê đơn mà lại đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của bệnh nhân. Ngày nay trong sự tiến bộ của ngành dược trong nước, chúng ta đã sản xuất được rất nhiều loại thuốc đảm bảo chất lượng cao, chủng loại phong phú, đáp ứng được việc phục vụ chữa nhiều loại bệnh cho nhân dân, mà giá cả lại rẻ hơn nhiều so với thuốc ngoại. Nếu tất cả các bác sỹ trong khi khám và điều trị cho bệnh nhân đều hướng về thuốc ngoại thì hỏi rằng ngành dược Việt Nam sẽ đi đến đâu? Không chỉ người dân mà các bác sỹ điều trị, nhà quản lý đều mong muốn việc kê đơn, kiểm duyệt kê đơn được thực hiện nghiêm túc hơn. Điều này không chỉ nhằm tăng cường hiệu quả khám chữa bệnh , mà còn là tài liệu bảo vệ cho cả bệnh nhân và bệnh viện khi xảy ra sự cố: Thuốc – “Con dao hai lưỡi” sẽ phát huy hiệu quả tích cực và hạn chế được tác dụng phụ. Việc kê và lưu đơn thuốc nghiêm túc chắc chắn sẽ giảm tỷ lệ ngộ độc tân dược. Taị khoa Chống độc thường cấp cứu rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc, đặc biệt là thuốc tân dược. Việc yêu cầu lưu đơn thuốc nghiêm túc sẽ nâng cao hiệu quả quản lý thuốc, chính bác sĩ cũng có trách nhiệm hơn khi kê toa với những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho người bệnh. Việc lưu đơn làm liền mạch, tăng hiệu quả điều trị. Có những loại thuốc dễ “bẫy” thầy thuốc như hormon - nội tiết, liều dùng chỉ cần sai số 1 ml đã có thể phản tác dụng, thuốc chữa lùn tuyến giáp trạng lại làm cho đứa trẻ thấp hơn so với trẻ bình thường, thuốc nội tiết dùng trong sản khoa thai nhi dùng quá nhiều cũng gây xẩy thai, già tháng. Thế nên, đơn thuốc phải được ghi rõ ràng và lưu đầy đủ, để việc sử dụng thuốc được tiện theo dõi liên tục, tránh những sai sót đáng tiếc, khó “sửa chữa”. Đơn thuốc chính là tài liệu pháp lý. Tỷ lệ dị ứng thuốc tại các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Canada chỉ khoảng 2%. Việt Nam những năm 80, cũng ở tỷ lệ tương đương. Chỉ 20 năm sau, 2001, ở nước ta, tỷ lệ người bị dị ứng đã trở nên rất đáng lo ngại, chiếm khoảng 7 – 8% dân số, riêng Hà Nội và TPHCM là 8,5 – 9%. Tai biến dị ứng do thuốc kháng sinh vẫn chiếm hàng đầu: 80,3%. Bệnh cảnh lâm sàng dị ứng cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Không ít việc kiện tụng xảy ra khi có tai biến trong điều trị. Nguyên nhân chính của tình trạng đáng lo ngại này không chỉ do bệnh nhân tự điều trị, chưa quản lý chặt chẽ việc nhập và kinh doanh thuốc mà còn bởi cán bộ y tế thiếu kiến thức và thiếu ý thức. Trong khi đó, bất cứ loại thuốc nào đưa vào cơ thể cũng có thể gây nên những tác hại nhất định. Đơn thuốc thể hiện trình độ chuyên môn và trách nhiệm của bác sĩ, vì vậy cần phải lưu nghiêm túc. Khi gặp tai biến, những đơn thuốc chính là tài liệu pháp lý, là công cụ bảo vệ cho chính người hành nghề trước pháp luật. Thị trường dược phẩm Việt Nam đang dồi dào thuốc đảm bảo chất lượng, nhưng cũng không thiếu thuốc nhập lậu, hàng sách tay, thuốc quá “date”, kém phẩm chất. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo tình trạng y bác sĩ thiếu cập nhật về thông tin dược phẩm; tình trạng mua bán thuốc có độc tính, thuốc bán theo toa dễ dàng; những chiến dịch quảng cáo dược phẩm kèm theo quà biếu và tỷ lệ hoa hồng đang chi phối mạnh mẽ việc kê đơn đối với một số thầy thuốc ý thức kém về nghề nghiệp. Chương trình quốc gia về thuốc đã được triển khai hơn 10 năm, với 2 nội dung: Cung cấp đầy đủ các thuốc thiết yếu và Sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Nhưng theo những báo cáo mới nhất của bộ phận theo dõi về thuốc và điều trị của Bộ Y tế thì nguyên nhân đầu tiên là trình độ thầy thuốc (2%), do khâu chuẩn đoán (28%), do vấn đề bán thuốc và cuối cùng là do sử dụng thuốc. Trong thời điểm này, nếu kê đơn và bán thuốc theo đơn không được siết chặt, mục tiêu của “Chương trình sử dụng thuốc an toàn, hợp lý” càng khó đến đích. Quy chế được nới lỏng, bác sĩ có thể “tháo khoán” kê đơn, thì những hậu quả do sử dụng thuốc sai lầm sẽ còn tiếp tục gia tăng. IV. Sính thuốc ngoại Hiện nay ở các nhà thuốc tư nhân cũng như nhà nước, mặt hàng thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước chỉ chiếm một con số khiêm tốn .Người đến mua thuốc thường hỏi mua những loại thuốc ngoại, chỉ những người “hiếm tiền” mới xài thuốc nội. Tai sao lại có hiện tượng đó? Trước hết phải kể đến sự “cho phép” của các cơ quan quản lý dược. Có thể nói đó là sự “ mở cửa” rất ồ ạt. Có trường hợp các xí nghiệp dược phẩm trong nước đã sản xuất được một số mặt hàng kháng sinh, nhưng vẫn cứ nhập. Hậu quả của việc này đã đưa đến một quan niệm tai hại: thuốc ngoại mới tốt, còn thuốc nội “chất lượng kém”. Phải nói rằng quan niệm này không phải xuất phát từ người bệnh mà chính từ những người thầy thuốc kê đơn cho bệnh nhân. Một bằng chứng rõ rệt nhất đang xảy ra, đó là Quỹ BHYT bị “thủng” chỉ vì lý do dùng thuốc ngoại quá nhiều. Một điều cần nói nữa là các cơ sở y tế “thích” dùng thuốc của các hãng dược phẩm nước ngoài đến tiếp thị, vì có “phần trăm” trong đó... Người thày thuốc, người bán thuốc đã “làm khổ” túi tiền của người bệnh với một lời khuyên “mua thuốc ngoại, đắt tiền mới tốt”. Trong khi đó thuốc được sản xuất ở Việt Nam được chế biến bằng nguyên liệu ngoại, giá thành chỉ bằng 1/3 thuốc ngoại nhưng vẫn không được đoái hoài tới. V. Công nghiệp dược phẩm đang cần hồi sinh Nhìn nhận thực trạng các ngành công nghiệp của nước ta những năm vừa qua, có thể thấy công nghiệp dược phẩm là một trong những lĩnh vực đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Mặc dù phát triển rất sớm và phát triển mạnh mẽ nhất là những năm 70, phân bố rộng khắp mọi vùng đất nước, nhưng giờ đây sức lực của ngành dược cứ yếu dần. Sở dĩ có tình trạng đó là vì nhìn chung các nhà máy xí nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước về trang thiết bị kỹ thuật, máy móc đều cũ kỹ lạc hậu, nhiều năm nay không được đầu tư, nâng cấp. Thậm chí còn không ít các cơ sở đang sử dụng những thiết bị của những năm 60, dùng công nghệ đóng chân không của thập kỷ 40, 50. Các đồng chí ở vụ quản lý dược phẩm thuộc Bộ Y tế cho biết, toàn ngành chỉ có khoảng 10% nhà máy xí nghiệp được trang bị máy móc thiết bị hiện đại của thập kỷ 90. Chủ yếu các thiết bị này nằm ở doanh nghiệp thuộc tổng công ty dược Việt Nam (VINAPHARM). Tuy có thiết bị hiện đại nhưng lại thiếu sự đồng bộ, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh... Bên cạnh đó, muốn sản xuất dược phẩm phải có cơ sở công nghiệp sản xuất nguyên liệu, nhưng lĩnh vực này hầu như chưa có. Vì vậy các nguyên liệu, hoá chất, hoá dược tá dược, bao bì đóng gói sản phẩm... cũng phải nhập ngoại. Việc sản xuất dược liệu kể từ khâu quy hoạch cho đến nuôi trồng, nghiên cứu chế biến chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên dược liệu trong nước bị mai một dần. Về công nghệ phân phối mang nặng tính chất thủ công và lạc hậu. Chủ yếu là do các đơn vị sản xuất thiếu vốn, hoặc không nắm bắt nhu cầu thị trường. Có thể nói những yếu tố trên đây là một “gánh nặng” đối với ngành dược phẩm trong nước làm cho sản xuất bấp bênh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chất lượng sản phẩm yếu kém. Chính vì số lượng hoạt chất ít các xí nghiệp dược phẩm trong nước sản xuất các chủng loại thuốc luôn luôn ở mức “nghèo nàn”. Về chất lượng thuốc do công nghệ lạc hậu, lại phải nhập vật tư nguyên liệu của nước ngoài, cũng như trình độ hạn chế về quản lý sản xuất kinh doanh, bảo quản sản phẩm nên nhiều loại thuốc chất lượng kém. Tỷ lệ thuốc chất lượng kém tập trung khá cao ở các loại thuốc kháng sinh, thuốc hạ nhiệt giảm đau, thuốc đông dược. Có đợt kiểm nghiệm thực tế ở 850 loại thuốc đã có tới 120 loại thuốc kém chất lượng phải đình chỉ sản xuất. Cái yếu nhất của ngành dược Việt Nam là chưa xác định hướng đi phù hợp. Sản xuất rất bấp bênh do không tạo ra được thế mạnh riêng và mặt hàng mũi nhọn của mình. Điểm mặt các sản phẩm dược của nước ta trên thị trường cũng thấy rõ điều đó. Có thể nói hầu như các loại thuốc quan trọng như kháng sinh các loại, thuốc biệt dược... đều là của nước ngoài. Còn của ta chủ yếu là các loại thuốc thông thường, thuốc đông dược, rượu thuốc... Bộ Y tế đã thống kê các dược phẩm sản xuất trong nước để đưa ra một con số khá khiêm tốn: tỷ trọng chiếm khoảng 20% trong thị trường nội địa. Rõ ràng ngành công nghiệp dược phẩm của chúng ta đang cần “hồi sinh”, Nếu cứ để tình trạng yếu kém do những nguyên nhân khách quan, chủ quan như đã nêu trên, thì nguy cơ tụt hậu sẽ cận kề bên cạnh, đồng thời tỷ trọng “ ngoại hoá” thị trường thuốc ở Việt Nam càng cao. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, để “hồi sinh” ngành dược cần có các biện pháp cấp bách và đồng bộ kể từ quy hoạch chiến lược phát triển đến công tác đầu tư chiều sâu vào nghiên cứu, sản xuất thuốc và thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó là việc khai thác phát huy nội lực của toàn ngành để khẳng định vị trí là một lĩnh vực công nghiệp quan trọng trong ngành y tế nước ta. VI. Giá thuốc tăng: Cả bệnh viện và ngưòi bệnh đều lao đao Chưa khi nào các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc lại phải đối mặt với một thực tế hết sức đáng lo ngại như hiện nay: Giá thuốc ngày càng tăng và không hề có chiều hướng giảm. Về phía người bệnh sự lo âu của họ càng thể hiện rất rõ ràng. Đa số người bệnh đều cho rằng: Nhà nước cần kiểm soát và kiềm chế giá thuốc , bởi vì với những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế thì việc tăng giá thuốc càng làm cho tình cảnh của họ thêm trầm trọng. Trong khi đó ngày 26.9.2003, Bộ Y tế và Bộ Tài chính mới có một cuộc họp quan trọng để bàn về việc kiềm chế giá thuốc. Khi giá thuốc tăng cao, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những bệnh nhân nghèo, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính phải dùng thuốc đặc hiệu và điều trị dài ngày. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý dược, là phải nắm được bản chất của việc tăng giá này: Do giá thành vật liệu tăng cao, hay do sự “nổi hứng” tuỳ tiện của những nhà kinh doanh tân dược, thấy giá vàng tăng cũng tăng giá thuốc, thì các nhà quản lý tài chính và quản lý dược phải có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, không thể để giá thuốc tăng tuỳ tiện, khiến những người nghèo chỉ vì không có tiền phải “chung sống” với bệnh tật. Hiện nay có những bệnh nhân mắc bệnh bẩm sinh rất nặng, chi phí cho tiền thuốc rất lớn. Đó là những bệnh nhân bị ung thư máu, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hoá... mà tiền điều trị mỗi đợt lên đến cả chục triệu đồng. Có những bệnh nhân nghèo đến mức, tiền ăn không có nói gì đến tiền thuốc, khiến bệnh viện phải miễn chi phí khám chữa bệnh 100%. Thế nhưng, khi giá thuốc tăng, chắc chắn chi phí khám chữa bệnh vốn đã cao sẽ còn tăng cao hơn nữa, khiến bệnh viện cũng phải lao đao vì không đủ kinh phí để “gánh vác” giúp bệnh nhân. Vậy nên, có những bệnh cần biệt dược đắt tiền mới chóng khỏi bệnh thì lại phải kê những thuốc tác dụng kém có giá rẻ hơn, nhưng lại kéo dài quá trình điều trị. Vậy nên, nếu giá thuốc tiếp tục tăng mà nhà nước không kịp thời kiểm soát và điều chỉnh, những bệnh nhân nghèo sẽ chết. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2003, chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT đã lên tới 941 tỉ đồng, bằng chi phí khám chữa bệnh cả năm 2002. Nguyên nhân của sự tăng vọt chi phí khám chữa bệnh, một phần do sự tăng giá của nhiều loại thuốc trên thị trường. Tuy hiện tại, chi phí khám chữa bệnh tăng 30% so với năm ngoái, chưa làm mất an toàn quỹ, nhưng đến năm 2004 nếu giá thuốc vẫn tiếp tục tăng mà Nhà nước không có sự điều chỉnh thị trường thuốc tân dược và tăng mức đóng BHYT, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn quỹ. VII. Tác động của Thông tư 08 Liên Bộ Y tế và Tài chính về niêm yết giá thuốc Thị trường tân dược đã và đang nóng lên từng ngày, đặc biệt tân dược ngoại nhập đang tăng giá mạnh, điều này đã dẫn đến nhiều bất ổn trên thị trường dược phẩm. Bệnh nhân đã và đang có nguy cơ bị “móc túi” nhiều hơn. Tại thị trường Hà Nội, giá thuốc tân dược đã nhích lên từ cuối tháng trước, đặc biệt là các loại biệt dược nhập khẩu. Đến thời điểm cuối tháng 9, giá bán lẻ các mặt hàng thuốc tây đã tăng từ 15-25% so với thời điểm tháng 7/2003. Thậm chí các loại thuốc tân dược thuộc nhóm vitamin ngoại nhập hoặc có nguyên liệu ngoại nhập... đã tăng lên xấp xỉ 25% so với tháng 6. Còn các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh tăng phổ biến ở mức 20-30%. Riêng tại một số tỉnh, thành khác, mức độ tăng giá có vẻ ít hơn nhưng các mặt hàng thuộc danh mục nhập khẩu đều đã tăng giá mạnh. Ví dụ như Augmentin của Singapore đã được niêm yết tăng thêm lên khoảng 380.000-385.000đ, Amoxinlie nhập khẩu từ các nước châu Âu cũng đã tăng lên khoảng 500đ/viên, Notrpin tiêm (1g) từ 9.000đ/ống lên 11.000đ/ống. Thuốc Siedon 2mg của Hàn Quốc giá vốn là 31.000đ, bán ra 142.000đ (lãi 382%), Diabctmin 500mg của Malaysia gía vốn 13.000đ, được bán với giá 66.000đ(lãi 390%), Vitamin C sủi từ 19.000đ/lọ nay bán ra 22-23.000đ và trên bao bì niêm yết giá 25.000đ... Bên cạnh đó một số thuốc thuộc dòng đặc chủng thường hay khan hàng như: Pulmall, Heparin, Voltaren... đều đã được bán với giá cao hơn tạo nên những biểu hiện bất thường trên thị trường thuốc tân dược nước ta. Còn nhớ trong đợt sốt giá lần trước (3/2003), các công ty đã giải thích chủ yếu là do đồng EURO tăng giá, khiến những mặt hàng thuốc có nguồn gốc nhập khẩu từ các nước châu Âu tăng cao. Tuy nhiên theo giới phân tích nhận định, đợt tăng giá lần này chủ yếu không phải là do giá nguyên liệu cao, mà do tâm lý niêm yết thuốc tăng giá để “đón đầu” của các cửa hàng thuốc chứ giá nhập khẩu thuốc cũng như nguyên liệu là biến động không đáng kể. Với tâm lý chung của các doanh nghiệp là khi buộc phải thực hiện việc niêm yết giá bán, chắc chắn sẽ không có việc mặc cả giá thuốc. Vì thế hầu như khi niêm yết họ đều niêm yết giá cao hơn giá thực tế. Chính điều này đã tạo nên một tình trạng giá ảo trên thị trường. Tuy niêm yết giá cao nhưng giá bán thì nhiều khi cũng tuỳ... thậm chí nhiều cửa hàng nếu gặp khách quen họ vẫn bán theo giá cũ thấp hơn 10-15% so với niêm yết. Điều này tạo ra trên thị trường thuốc tân dược một tình trạng bất bình thường, giá thật giá giả lẫn lộn khó kiểm soát. Người bệnh quen thân còn đỡ chứ người lạ mua thuốc chắc chắn phải trả cao hơn thực tế. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, dù đã có nhiều cố gắng nhưng số tiền chi cho việc sử dụng thuốc theo bình quân đầu người ở nước ta còn thấp trong khu vực. Năm 2002, số tiền bình quân chi cho thuốc của nước ta là vào khoảng 6,2 USD/người, trong khi đó bình quân của thế giới là khoảng 40 USD/người, còn chỉ số này tại các nước phát triển như: Mỹ khoảng 220 USD/người, Nhật Bản khoảng 400 USD, của Tây Âu khoảng trên 200 USD/người... Thế nhưng với số tiền bình quân ít ỏi đó, người bệnh vẫn đang bị móc túi bởi khá nhiều hình thức. Theo nhận xét của nhiều người, trước việc niêm yết giá thuốc chữa bệnh, đã xảy ra nhiều tình trạng về việc chung chi hoa hồng, liên minh nâng giá nhằm móc túi người bệnh. Tình trạng thứ nhất khá phổ biến là việc liên minh ngầm giữa bác sĩ kê đơn và các nhà thuốc. Bất cứ người bệnh nào khi được kê đơn, bác sĩ đều chỉ bảo tận tình ra mua ở hiệu thuốc nào. Và cứ thế, những nhà thuốc dù trong hay ngoài bệnh viện dĩ nhiên sẽ bán với giá cao hơn cho người mua. Phần chênh lệch này sẽ chung chi giữa nhà thuốc với bác sĩ kê đơn. Điều đau lòng hơn là người bệnh chẳng bao giờ biết mình đang uống thuốc gì, giá bao nhiêu vỉ tất cả đã được “phi tang” bao bì, vỉ nhãn nên những kiểu móc túi này thường ít bị phát hiện tạo nên một tình trạng nâng giá thuốc một cách khá hợp lý. Trường hợp thứ hai, cũng không phải là không có khả năng xảy ra chính là việc các nhà nhập khẩu liên minh với nhà xuất khẩu nước ngoài đẩy giá lên ngay từ khâu nhập khẩu. Việc đẩy giá lên sẽ bằng cách khai khống giá nhập khẩu theo hướng tăng lên, sau đó phần chênh lệch sẽ được chuyển cho bên phân phối tại Việt Nam theo kênh chuyển về văn phòng đại diện của nhà xuất khẩu thuốc tại Việt Nam hoặc thông qua một số con đường khác. Như vậy khi bán ra thị trường, các nhà nhập khẩu mặc nhiên hợp pháp hoá việc tăng giá thuốc trong khi đó về bản chất giá nhập khẩu là không thay đổi đáng kể, nguồn chênh lệch có được từ... người bệnh thì cả hai đều được lợi, chỉ có người bệnh là thiệt đơn, thiệt kép. Nước ta có tới 75% dân số sống trong vùng nông nghiệp và nông thôn và đại bộ phận trong số này được coi là nghèo. Thu nhập không tăng là bao nhiêu trong khi đó người dân liên tục chứng kiến sự gia tăng của giá điện, giá nước, giá viện phí... Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, người dân đã phải chứng kiến sự “sốt giá” của: Xăng dầu, thép, phân đạm, gương xe máy... nay lại đến lượt giá thuốc tăng mạnh, tăng lần thứ hai chỉ trong vòng sáu tháng. Việc niêm yết giá thuốc là cần thiết tránh người bệnh phải mua thuốc với giá quá cao. Tuy nhiên, việc lợi dụng nó để bán giá cao hơn giá thực móc túi người bệnh là một điều khó có thể chấp nhận, nhất là trong tình trạng đa số bệnh nhân nghèo như hiện nay. Có lẽ đã đến lúc phải có một cơ chế kiểm soát giá thành hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của người bệnh. VIII. Giá thuốc: Ai niêm yết, ai kiểm tra? Từ quan sát thực tế Sau ngày có pháp lệnh giá, Đà Nẵng là một trong những địa phương thực hiện kịp thời việc niêm yết giá. Trong bối cảnh chung đó, UBND thành phố Đà Nẵng cũng ra quyết định qui định khung giá bán lẻ thuốc. Hầu hết các điểm bán hàng của công ty nhà nước và tư nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số Giải pháp quản lý giá thuốc ở nước ta giai đoạn hiện nay.doc
Tài liệu liên quan