Đề tài Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long

 

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 3

I. Môi truờng và vấn đề phát triển bền vững. 3

1.Môi trưòng: 3

3.Mối quan hệ giưã môi trường và phát triển bền vững: 5

II. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG : 6

1. Sự cần thiết cua quản lý môi trường : 6

2. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường: 7

3. Các công cụ quản lý môi trường : 8

3.1 Chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường : 8

3.2 Luật pháp quy định, chế định về bảo vệ môi trường: 9

3.3 Kế hoạch môi trưòng : 9

3.4 Thông tin, dữ liệu môi trường : 10

3.5 Kế toán môi trường : 10

3.6. Quản lý tai biến môi trường: 10

3.7. Giáo dục môi tường: 10

3.8. Nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ: 11

3.9. Đánh giá tác động môi trường: 11

3.10. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: 11

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC VINH HẠ LONG. 12

1. Những mâu thuẫn giữa phát trtiển bền vững kinh tế xã hội và môi trường khu vực vinh Hạ Long: 12

2. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long. 14

CHƯƠNG II. Phân tích thực trạng môi trường và quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long. 16

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU VỰC VỊNH HẠ LONG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC. 16

1. Điều kiện tự nhiên 16

1.1. Địa hình: 16

1.2. Khí hậu: 16

1.3. Điều kiện địa chất: 16

1.4. Điều kiện thuỷ văn. 17

1.5. Di sản văn hoá và Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. 17

2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái đặc trưng khác. 17

2.1. Tài nguyên đất : 17

2.2. Tài nguyên rừng: 18

2.3. Tài nguyên nước và sử dụng nước. 19

2.4. Tài nguyên khoáng sản. 20

2.5.Tài nguyên du lịch. 20

3. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực vịnh Hạ Long. 21

3.1.Dân số: 21

3.2.Tổng sản phẩm (GDP) và các lĩnh vực kinh tế của khu vực. 21

3.3. Khái quát về hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng 24

II. Thực trạng môi trường khu vực vịnh Hạ Long 28

1. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường: 28

1.1. Nguồn gây ô nhiễm do khai thác than 29

1.2. Nguồn gây ô nhiễm do phát triển công nghiệp 30

1.3. Nguồn gây ô nhiễm từ khu vực đô thị 31

1.4. Gây ô nhiễm từ các nguồn khác 34

2. Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường khu vực vịnh Hạ Long 34

2.1. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá lên môi trường vịnh Hạ Long 34

2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển công nghiệp và khai thác than tới môi trường 35

2.3. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển cảng biển tới môi trường 37

2.4. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch tới môi trường 40

IV. Thực trạng quản lý môi trường vịnh Hạ Long 42

1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường 42

2. Các hoạt động của các cơ quan quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 44

2.1. UBND tỉnh Quảng Ninh 44

2.2. Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Quảng Ninh 46

2.3. Ban quản lý vịnh Hạ Long 47

3. Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý môi trường trong khu vực 47

IV. Một số kết luận về môi trường và quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long hiện nay 48

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 52

I. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 52

1. Những thuận lợi cơ bản: 52

2. Nguy cơ - thách thức 52

III. Các quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 55

1. Các quan điểm 55

2. Mục tiêu quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 56

III. Các giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long 57

1. Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý môi trường 57

1.1. Các giải pháp về tổ chức 57

1.2. Giải pháp về các cơ chế chính sách 58

2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ 59

3. Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 60

4. Các giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành 64

4.1. Xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng khai thác than 64

4.2. Quản lý du lịch tổng thể phục vụ phát triển du lịch vịnh Hạ Long bền vững. 66

5. Các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển bền vững đô thị. 69

5.1. Kiểm soát đô thị 69

5.2. Quản lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp. 70

5.3. Quản lý nước thải 72

KẾT LUẬN 73

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Một số nhà cao tầng làm sạch bằng hố tự hoại, phần còn lại là dùng hố xí 2 ngăn. + ở bãi Cháy: Các khách sạn, nhà nghỉ nước thải làm sạch bằng tự hoại rồi xả ra vịnh Hạ Long. Rác tại khu vực Hòn Gai xử lý tại bãi rác Đèo Sen bằng phương pháp chôn lấp, nghĩa địa của khu Hòn Gai tại Đèo Sen. Rác ở khu Bãi Cháy được chôn lấp tại Hà Khẩu một phần được đem đốt. + Khu vực Cẩm Phả: Hệ thống cống chung, chủ yếu là dùng hố xí 2 ngăn tới gần 90%, số bể tự hoại rất ít. Nghĩa địa tại chân Đèo Bụt, rác đổ xuống vịnh Vũng Đục. b) Nguồn gây ô nhiễm từ các chất thải rắn * Thu gom và đổ thải chất thải sinh hoạt: Trong nghiên cứu khả thi cho ngành vệ sinh của dự án cấp thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, công ty Kampsax ước tính rằng với 280.000 người sống trong khu vực thành phố Hạ Long và Cẩm Phả sẽ thải ra khoảng 65.000 tấn rác mỗi năm, nhưng không phải tất cả rác đều được chôn lấp. Một số vật liệu như chai, vỏ lon đồ hộp và những thứ tương tự được các gia đình để riêng ra để bán hoặc được những người bới rác thu gom. Mặt khác, chất thải cũng được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau như quét phố, chợ, khách sạn, các công ty thương mại và công nghiệp, các văn phòng nhà nước, các trường học, bệnh viện... Công ty vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long và công ty môi trường đô thị Cẩm Phả chịu trách nhiệm thu gom và đổ thải rác thải sinh hoạt. Khả năng của các công ty có hạn nên các công ty này không thể thu gom tất cả các lượng rác thải sản sinh ra. Tỷ lệ thu gom bằng các hình thức thu gom rác trong những vùng chính thuộc địa bàn nghiên cứu được tóm tắt như sau: Bảng: Tỷ lệ dịch vụ thu gom Hệ thống thu gom Hòn Gai (%) Bãi Cháy (%) Cẩm Phả (%) Thu gom rác tại nhà 10 0 15 Điểm thu, gom 42 42 15 Tổng tỷ lệ thu gom 42 42 30 Nguồn: Báo cáo thu gom và để chất thải rắn - 2001 Rác thải thu gom tại Hòn Gai được đưa tới bãi đổ thải ở Đèo Sen phía Đông Bắc Hòn Gai. Hiện tại đây là bãi đổ không có kiểm soát, nằm cạnh một nghĩa trang, hoạt động từ 11/1994. Bãi thải lộ thiên và không có bãi ngấm và không có công trình xử lý chất lỏng do rác thải ra. Vì đất có độ thấu tương đối cao nên có khả năng ô nhiễm đất và mạch nước ngầm trong khu vực. Chất thải của khu Bãi Cháy hiện nay được đổ ở Hà Khẩu, một bãi thải mới do tỉnh đề xuất và đã được công ty Kampcax nhất trí chọn, nay đã hình thành một bãi rác nằm trong quy hoạch ở phía Tây thành phố. Khu vực này cách bến phà khoảng 10km, nằm phía đầu thung lũng với diện tích khoảng 6ha. Bãi thải này sẽ được trang bị một hệ thống đường bao và công trình xử lý rác. Tuy nhiên hệ thống này sắp tới mới được thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Chất thải của Cẩm Phả được đưa tới bãi đổ ở Vũng Đục, một bán đảo nằm phía Nam thị xã, nối với đất liền bằng một con đường. Chất thải được đổ vào một khu vực giữa đảo và con đường rồi được máy ủi san từ bãi đổ sang bờ Bắc của Vịnh. Khi triều cường, khu vực này bị ngập lụt do đó các chất thải có thể cuốn ra biển, làm bẩn bờ biển. Ngoài ra, chất lỏng từ khu thải còn chảy trực tiếp ra biển. Hiện trạng môi trường này tất nhiên là không thể chấp nhận được nhưng việc đổ rác ở đây vẫn phải tiếp tục một khi vẫn chưa có một bãi thải phù hợp nào khác để thay thế. * Thu gom và đổ thải các chất thải công nghiệp và các chất thải khác: Công ty vệ sinh môi trường Hạ Long và công ty vệ sinh đô thị Cẩm Phả đảm nhiệm việc thu gom rác ở chợ, khu buôn bán, các ngành công nghiệp, cơ quan nhà nước và các bệnh viện cũng như rác sinh hoạt thải ra từ các hộ gia đình. Khó có thể xác định riêng được lượng rác thải công nghiệp, tuy nhiên theo dự đoán số lượng rác loại này không đáng kể và chỉ giới hạn ở loại rác thải từ căng tin và văn phòng hơn là loại rác thải công nghiệp. Các nhà máy công nghiệp nói chung có trách nhiệm tự thu xếp việc vận chuyển rác tới bãi thải. Hiện chưa có một công trình khảo sát nào đề cập tới chất lượng chất thải công nghiệp được chuyển tới bãi đổ chất thải rắn nhưng nhìn chung có rất ít rác công nghiệp ở bãi đổ thải ngoài gạch vụn xây dựng. Một cuộc khảo sát bằng câu hỏi do Sở KHCN và MT tiến hành đưa ra các câu hỏi về lượng rác thải, các đặc trưng và phương pháp đổ thải, 23 nhà máy trả lời câu hỏi đưa ra ước tính là mỗi ngày họ thải ra khoảng xấp xỉ 42 tấn rác. Phương pháp hiện nay được áp dụng với rác thải kể cả cho các công ty môi trường đô thị thu gom là đưa đến các bãi chôn lấp tập trung, đưa đến đất trống hay bờ sông chôn lấp, đốt và bán hay tái chế cho nhiều mục đích khác nhau. Cuộc khảo sát này cũng chỉ ra lượng rác thải độc hại do các ngành công nghiệp hiện nay tương đối nhỏ. Khảo sát này được tiến hành ở các bệnh viên và trong số 10 bệnh viên trả lời có 7 bệnh viên đưa ra ước tính lượng rác thải bệnh viện. Ước tính có khoảng 76 tấn rác thải bệnh viên mỗi năm. Phương pháp xử lý là thiêu, khử trùng, xử lý hoá chất, chôn và thu gom và đổ đến các bãi đổ thải. Các công ty môi trường ước tính mỗi năm có hơn 40 tấn rác thải bệnh viên được thu thập ở thành phố Hạ Long và Cẩm Phả. 1.4. Gây ô nhiễm từ các nguồn khác * Ô nhiễm hydrocabua dầu: Nước trong Hạ Long đã bị ảnh hưởng của ô nhiễm dầu mỏ ở những mức độ khác nhau phụ thuộc vào thời gian nhập dầu hoặc không nhập dầu. Khi có tàu nhập dầu mức độ ô nhiễm lên tới 1,75 mg/lít. Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát MTTCKT Thuỷ Vân ở vào thời gian Vịnh có tàu nhập dầu và xà lan vào lấy dầu, do không kiểm soát chặt chẽ việc xả các chất thải có chứa dầu xuống biển nên nồng độ hydrocabua dầu tăng từ 0,1-0,3 mg/l. Hàm lượng dầu từ 0,1-0,3-1mg/lít chiếm 14% diện tích Vịnh. Trong khi đó giới hạn cho phép về dầu mỏ trong nước biển để phát triển thuỷ sản là 0,05mg/lít và đối với du lịch biển và tắm biển là 0,03 mg/lít. * Nhiễm kim loại nặng trong nước biển vịnh Hạ Long Đồng (Cu) trong nước biển tại khu vực cảng Cửa Lạc ở ngưỡng báo động. Kẽm (Zn) trong nước biển tại cảng dầu, phà Bãi Cháy, cảng Hòn Gòn đều ở mức cao hơn giới hạn cho phép từ 2,8-3,7 lần. Hiện nay mức độ thải ở khu vực vịnh Hạ Long đang có nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu và xử lý sớm, nhất là vấn đề nước thải và khí bụi nhiều yếu tố nhiễm bẩn như dầu, kẽm đi quá giới hạn cho phép. Vì vậy, cần có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường của các công trình kinh tế và dân cư đô thị thì cảnh quan môi trường khu vực vịnh Hạ Long sẽ không bị suy thoái nghiêm trọng. 2. Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường khu vực vịnh Hạ Long 2.1. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá lên môi trường vịnh Hạ Long Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng được coi là một trong những mối đe doạ có thể xảy ra đối với môi trường. Các dự án phát triển của quá trình đô thị hoá về đường bộ nói chung không gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng, tuy nhiên một số dự án phát triển gây ra các tác động lên môi trường ở mức nghiêm trọng vừa do việc phà rừng và rửa trôi lớp trầm tích như việc cải tạo một số đoạn của đường 18A, 18B, đường và cầu ra đảo Tuần Châu. Các dự án phát triển về đường sắt cũng gây ra một số tác động môi trường ở mức nghiêm trọng do việc phá rừng và rửa trôi lớp trầm tích. Với việc phát triển đô thị hoá thì lượng nước thải sinh hoạt xả thải sẽ ngày càng cao, như vậy các giá trị thông số hữu cơ ô nhiễm trong nước sẽ ngày càng cao. Nước thải sinh hoạt là nhân tố chính góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm tới nguồn nước của khu vực. Việc xây dựng nâng cấp các cơ sở hạ tầng phát sinh lượng bụi rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực. Ngoài ra, lượng xe cộ, các phương tiện giao thông tăng nhanh đã dẫn đến tăng các lượng chất khí độc hại tới môi trường khu vực. 2.2. ảnh hưởng của các hoạt động phát triển công nghiệp và khai thác than tới môi trường Cũng như quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, qui trình công nghiệp hoá cũng gây ra những mối đe doạ nghiêm trọng đối với môi trường. Các dự án phát triển công nghiệp chủ yếu chính là một trong những nhân tố quyết định mức độ ảnh hưởng lên môi trường. a) ảnh hưởng do phát triển công nghiệp xây dựng Các dự án phát triển, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy thép, nhiệt điện, luyện thép gây ra các tác động tương đối nghiêm trọng đối với môi trường do đó chất thải ô nhiễm. Ngoài ra, các hoạt động này còn tác động ở mức nghiêm trọng vừa do việc khai hoang rừng ngập mặn hoặc bãi triều và tác động lên môi trường ở mức không đáng kể do phá rừng và rửa trôi lớp trầm tích. Việc mở rộng các nhà máy gạch, ngói, nhà máy đóng tàu, nhà máy xi măng cũng gây ra các tác động tới môi trường ở mức độ vừa do việc đổ chất thải ô nhiễm, khai hoang rừng ngập mặn hoặc các bãi triều và tác động có tính nghiêm trọng không đáng kể đối với môi trường do việc phá rừng và trôi các lớp trầm tích. Các hoạt động công nghiệp như cảng, nhà máy đóng tàu, giao thông vận tải trên sông, biển... làm cho nước của vịnh bị ô nhiễm dầu mỡ và một số kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb... hàm lượng các kim loại nặng đó trong vùng biển Hạ Long đều rất cao và nhiều nguyên tố đã vượt ngưỡng cho phép nhất là khu vực Bãi Cháy, phần Đông Bắc vịnh Cửa Lục, lân cận cảng Cái Lân, cảng Hòn Gai. Bảng: Tải lượng các chất ô nhiễm do công nghiệp TT Các chất ô nhiễm Đơn vị Năm 2000 Dự báo 2005 1 Tổng lượng rác thải Tấn/ngày 80,55 105,99 2 Tổng lượng nước thải nt 2103,0 25236,2 3 BOD nt 0,080 1,600 4 COD nt 0,099 1,980 5 SS nt 0,010 0,200 6 T-N nt 0,019 0,380 7 T-P nt 0,001 0,020 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quàng Ninh - 2000 b) ảnh hưởng do việc khai thác than Các hoạt động khai thác than làm cho lượng rửa trôi SS và xói màu đất tăng lên, diện tích đất trống gia tăng. Mặc dù công nghiệp khai thác than đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các thành phần kinh tế của Quảng Ninh mà còn đối với nền kinh tế quốc dân song tỉnh đang cố gắng đẩy mạnh tính đa dạng của cơ cấu kinh tế, tránh phụ thuộc quá nhiều vào ngành than. Do khai thác than nên địa hình bị biến dạng liên tục, có nơi đào khoét thành hồ, có nơi đổ đất thải thành các “núi, đồi, sườn”. Nơi được đổ tạo thành các bãi thải lấn biển, vùi lấp các bãi tự nhiên và đồng bằng cũng như thềm biển, huỷ hoại lớp đất màu tự nhiên, làm biển đổi đường bờ biển, suy giảm hệ sinh thái và huỷ diệt cả rừng ngập mặn. Các hoạt động khai thác, chế biến than để tác động xấu đến chất lượng nước bao gồm cả nước sông - suối, nước tầng nông và nước biển ven bờ, làm gia tăng lượng chất rắn lơ lửng làm thay đổi độ pH, tăng nồng độ kim loại nặng và lượng sunfat trong nước. Công nghiệp khai thác than còn làm cho môi trường bị ô nhiễm bởi lượng bụi lơ lửng và các khí độc hại do quá trình khai thác gây ra làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí và mỹ quan của khu vực. Với sản lượng khai thác than như hiện nay thì nhu cầu về gỗ trụ mỏ hàng năm từ 180.000m3 đến 200.000m3 gỗ/năm, đây là nguyên nhân làm cho đất rừng giảm nhanh, và ngày càng suy giảm. Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ mất đi nguồn tài nguyên quan trọng mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ môi trường, gây xói mòn đất, làm kiệt quệ nguồn sinh thuỷ vào mùa khô, giảm khả năng điều tiết lũ vào mùa mưa, mất đi vẻ đẹp thiên nhiên, mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, phá vỡ cân bằng sinh thái. 2.3. ảnh hưởng của các hoạt động phát triển cảng biển tới môi trường Các loại cảng biển và cầu cảng khác nhau đang hoạt động hoặc chuẩn bị hoạt động trong tương lai cho một số tàu thuyền bao gồm tàu chuyển than, phà, tàu chở dầu, thuyền của ngư dân và thuyền du lịch chạy trên vịnh Hạ Long và xung quanh vịnh đã và sẽ gây ra những sự cố môi trường làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, tổn hại đến xã hội, đời sống của con người ở khu vực. Việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cảng biển theo quy hoạch tổng thể phát triển của khu vực một mặt đem lại những hiệu quả tích cực đối với môi trường như việc cải tạo cảng Hòn Gai, cảng dầu b12... thì cũng gây ra các tác động lên môi trường ở mức tác động có tính nghiêm trọng không đáng kể. - Cảng Cái Lân: Công suất của cảng trong những năm vừa qua đạt từ 0,8-1 triệu tấn/năm và dự kiến đến 2005 đạt 1,5 triệu tấn và 2010 đạt 14 đến 25 triệu tấn. Các chỉ số SS, dầu, các sự cố tàu đã gây ra các tác động tới môi trường khu vực. Cần có các biện pháp phòng chống ô nhiễm trước khi triển khai thực hiện và xử lý nước thải đầu ra. - Cảng than Cửa Ông: Ô nhiễm dầu và tăng tỷ lệ SS - khả năng xảy ra ô nhiễm dầu do việc thải chất thải có chứa dầu và do hiện tượng dò rỉ dầu sau các vụ va chạm tàu tăng nhanh do số lượng tàu ngày càng tăng. Tỷ lệ SS cũng tăng lên do sự gia tăng các hoạt động tàu thuyền cũng như hoạt động nạo vét. Cảng dự kiến đến năm 2010 đạt 5-6 triệu tấn. - Cảng dầu B12: Nước trong vịnh bị ô nhiễm do dầu tràn hoặc dầu dò rỉ từ các thùng chứa, ống bị vỡ hay đáy tàu bị dò rỉ. Tuy nhiên, theo dự tính của tỉnh cảng dầu B12 sẽ được chuyển tới đảo tương lai. Việc di chuyển này có thể hạn chế bớt các tác động đến môi trường. Công suất cảng hiện tại đạt 0,8 triệu tấn, đến năm 2005 đạt 1,5 triệu tấn và 2,0 triệu tấn vào năm 2010. Tổng sản lượng hàng hoá của cụm cảng vùng nghiên cứu sẽ lên tới 25-30 triệu tấn/năm vào năm 2010. Hàng năm có khoảng 1200 tàu lớn các loại hoạt động trong phạm vi vùng vịnh: Trong đó tàu du lịch có tới 500 chiếc hoạt động/ngày. Mật độ tàu thuyền như vậy dễ gây va chạm và xảy ra sự cố ô nhiễm là không thể tránh khởi. Trong trường hợp không va chạm thì nước thải của các con tàu này cũng là nguồn ô nhiễm rất lớn. Bảng: Tải lượng chất ô nhiễm do các cảng than tính theo ngày- năm 2000 TT Các chất ô nhiễm Đơn vị Năm 2000 Dự báo 2005 1 Số lượng vận chuyển Tấn/năm 4.000.000 6.000.000 2 Tổng lượng rác thải 3 Tổng lượng nước thải m3/ngày 572 837,5 4 BOD kg/ngày 0,003 0,0045 5 COD nt 0,01 0,016 6 SS nt 0,103 0,16 7 T-N nt 0,009 0,014 8 T-P nt 0,0015 0,0022 Bảng: Tải lượng chất ô nhiễm do các cảng than tính theo năm năm 2000 TT Các chất ô nhiễm Đơn vị Năm 2000 Dự báo 2005 1 Số lượng vận chuyển Tấn/năm 4.000.000 6.000.000 2 Tổng lượng rác thải 3 Tổng lượng nước thải m3/ngày 208.780 305.687,5 4 BOD kg/ngày 1,10 1,64 5 COD nt 3,65 5,84 6 SS nt 37,60 58,40 7 T-N nt 3,29 5,11 8 T-P nt 0,55 0,80 Bảng: Tải lượng dầu thải ra biển trong quá trình vận chuyển dầu và hàng hoá TT Tên cảng Đơn vị Năm 2000 Dự báo 2005 1 Cảng dầu B12 Tấn/năm 2.560 5.800 2 Cảng hàng hoá nt 240 500 2.4. ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch tới môi trường Những năm gần đây, cùng với trào lưu phát triển chung của du lịch thế giới, ngành du lịch Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể. Trong đó Vịnh Hạ Long nổi lên như một điểm du lịch phố biển có tiềm năng to lớn. Trước những nhu cầu tiềm tàng của thị trường, hoạt động đầu tư phát triển trong môi trường du lịch Hạ Long không ngừng được tăng cường và mở rộng. Cùng với sự quan tâm đầu tư trên các hang động, các phương tiện vận chuyển khách trên vịnh Hạ Long, các cơ sở hạ tầng lớn như giao thông, khách sạn được nâng cấp và cải tạo. Các hoạt động du lịch nói trên đã gây những tác động xấu đến môi trường khu vực vịnh Hạ Long. Việc nạo vét, san lấp đất để giải phóng mặt bằng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu du lịch làm tăng đáng kể độ trầm lắng trong nước do quá trình hoà tan cơ họ. Việc thải rác từ quá trình xây dựng, khách du lịch, các cơ sở dịch vụ làm nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất vô cơ độc hại và các loài sinh vật gây bệnh. Một lượng lớn rác thải trên các tàu du lịch vẫn được xả ra biển. Bảng: Lượng chất thải rắn phát sinh trên tàu du lịch và đảo Đơn vị Năm 2000 Dự báo 2010 Phát sinh theo đầu người Kg/khách/k.vực 0,11 0,14 Số khách cao nhất Khách/ngày 750 9500 Tổng tải lượng thuyền Kg/ngày 75 1330 Tổng tải nước đảo Kg/ngày 75 1330 Trên các tàu du lịch và đảo hệ thống chứa nước thải và toilet rất hạn chế do đó tải lượng nước thải từ tàu du lịch vào đảo cũng xả trực tiếp ra biển. Bảng: Lượng nước thải xả ra từ các tàu và đảo Thông số Đơn vị 2000 Dự báo 2010 Lượng khách cao nhất/ngày Khách/ngày 750 9500 Thuyền Lượng thải theo đầu người m3/khách 0,01 0,01 Tổng lượng thải m3/ngày 7,5 95 Đảo Lượng thải theo đầu người m3/khách 0,025 0,025 Tổng lượng thải m3/ngày 19 240 Vịnh Hạ Long là một khu giải trí thu hút một số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc ăn, nghỉ của khách du lịch sẽ tác động ngày càng lớn đến môi trường bởi việc xả thải nước thải, rác thải v.v.. Ngoài ra, các thuyền du lịch ở đây cũng tác động đến môi trường bởi việc xả thải ngay trên tàu. Có rất nhiều khách du lịch đi thuyền trên khu di sản thế giới phần lớn là khách du lịch đến thăm Hạ Long đều đi du thuyền thăm đảo và toilet ở 140 tàu chở khách du lịch hiện nay đều trực tiếp ra biển. Dự kiến đến 2005 số lượng tàu thuyền chở khách du lịch trên vịnh sẽ lên tới 180 thuyền và 2010 lên tới 200 thuyền hoặc hơn nữa. Ngoài ra, rác thải của khách du lịch cũng được tống xuống vịnh. Với lượng khách du lịch tiếp tục gia tăng trong tương lai thì môi trường khu vực sẽ chịu nhiều áp lực hơn nữa, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết thích đáng cho các áp lực này. Hình: Biến động lượng nước thải theo mức độ gia tăng của du lịch tại khu vực Hạ Long Tổng lngày khách (ngàn đồng) Tổng lượng thải (ngày/m3) Như vậy, sự phát triển của các ngành kinh tế ở Quảng Ninh nói chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng, đặc biệt là công nghiệp khai thác than, giao thông vận tải biển, hoạt động du lịch và đô thị hoá đã và đang tác động lớn đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực, góp phần vào biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu của Vịnh Hạ Long. Do vậy, đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất các hoạt động nói trên trong những khuôn khổ một quy hoạch chung để đảm bảo sự khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng tài nguyên và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường. IV. Thực trạng quản lý môi trường vịnh Hạ Long 1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường của tỉnh chịu sự chỉ đạo chuyên môn từ Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh Quảng Ninh. UBND tỉnh có nhiệm vụ ban hành các thông tư, chỉ thị, cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm... tổ chức chỉ đạo, giải quyết, điều chỉnh... những vấn đề cụ thể về quản lý môi trường trong khu vực. * Sở KHCN và MT tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về môi trường địa phương. * Ban quản lý vịnh Hạ Long được UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định thành lập vào ngày 9/12/1995. Ban quản lý vịnh Hạ Long là cơ quan có trách nhiệm trực tiếp quản lý và bảo vệ vịnh Hạ Long. * Công ty vệ sinh môi trường Hạ Long và công ty vệ sinh môi trường đô thị Cẩm Phả có nhiệm vụ triển khai các hoạt động về quản lý môi trường và cung cấp các dịch vụ theo trách nhiệm trên địa bàn thành phố và thị xã. * Một số sở ngành và những doanh nghiệp lớn có phân công cán bộ chuyên môn theo dõi hoạt động bảo vệ môi trường liên quan tới các lĩnh vực hoạt động của từng đơn vị. Hệ thống tổ chức này ngoài nhiệm vụ triển khai và quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường còn có nhiệm vụ giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, xây dựng những mô hình sạch đẹp và tươi xanh, văn minh. Trên thực tế ở khu vực Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, nhiều cơ quan có các cá nhân đảm nhiệm những chức năng quản lý môi trường. Tuy nhiên, rất nhiều chức năng chủ chốt của quản lý môi trường đã bị bỏ qua hoặc chỉ quản lý ở mức độ thấp. Điều này phản ánh sự ít quan tâm, tiềm lực tài chính còn yếu kém và nguồn nhân lực còn hạn chế của các cơ quan đó. Hầu hết các địa phương trong tỉnh chưa có phòng chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về môi trường. Thị xã Cẩm Phả có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường thuộc phòng kinh tế. Thành phố Hạ Long chưa có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường. Phòng quản lý môi trường của Sở KHCN và MT tỉnh Quảng Ninh không có đủ nhân viên được đào tạo cơ bản để hoàn thành những trách nhiệm được giao trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Bảng: Nhân lực Sở KHCN & MT tỉnh Quảng Ninh Phòng Số nhân viên - Phòng Khoa học và Công nghệ 3 - Phòng quản lý môi trường 5 - Phòng Thanh tra 2 - Phòng Thông tin 3 - Phòng Hành chính - tổng hợp 6 Tổng số 19 Nguồn: Sở KHCN & MT Quảng Ninh - 2001 UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Ban quản lý vịnh Hạ Long để quản lý di sản thế giới tại vịnh Hạ Long, tuy nhiên không có một bộ phận nào trong ban chuyên trách trong công tác về bảo vệ môi trường mặc dù trách nhiệm của ban đã được quy định là cơ quan trực tiếp quản lý và bảo vệ Vịnh. Bảng: Nhân lực của Ban quản lý Vịnh Hạ Long Bộ phận/Đơnvị Số nhân viên * Bộ phận quản lý - Phòng Hành chính và Nhân sự 4 - Phòng Nghiên cứu và Chuyên môn 4 - Tổ tuần tra 4 - Phòng kế toán 3 * Bộ phận hoạt động chuyên môn: - Ban quản lý hang động 76 - Đơn vị hướng dẫn du lịch 20 Tổng số 111 Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long - 2001 2. Các hoạt động của các cơ quan quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 2.1. UBND tỉnh Quảng Ninh Nhận thức được tầm vóc và ý nghĩa của vịnh Hạ Long trong suốt những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh luôn coi việc vừa bảo tồn được giá trị của di sản vừa phats huy một cách hợp lý, có hiệu quả những lợi thế của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà là một trong lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Sau khi đón nhận bằng do UNESCO trao tặng, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương tiến hành hai việc: xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật tạm thời làm cơ sở cho hoạt động quản lý, khai thác vịnh Hạ Long trong khi chờ một quyết định của cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Đồng thời, nghiên cứu thành lập một tổ chức phù hợp có chức năng thẩm quyền, năng lực quản lý trực tiếp di sản Hạ Long. Vào tháng 11/1995 UBND tỉnh đã ban hành quy chế tạm thời quản lý vịnh Hạ Long. Mặc dù còn tiếp tục phải bổ sung, điều chỉnh nhưng văn bản này đã được ban hành rất đúng lúc, nó điều chỉnh một cách cơ bản những vấn đề đặt ra trong việc quản lý, khai thác vịnh Hạ Long. Tháng 7/1997, UBND tỉnh Quảng Ninh đã kết hợp với Bộ KHCN và MT ban hành thông tư hướng dẫn quản lý khai thác vịnh Hạ Long, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý vịnh. Năm 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo và ban hành quy chế về quản lý, tổ chức các hoạt động tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long. Ngày 22/6/1999, UBND tỉnh Quảng Ninh ra thông tư về việc thu gom, xử lý chất thải khu ven bờ vịnh Hạ Long. Ngày 16/10/2000, UBND ra chỉ thị số 28/2000 CT-UB “về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, tham gia bảo vệ di sản vịnh Hạ Long”. Từ năm 2001 trở lại đây, UBND tỉnh liên tục ban hành nhiều văn bản tiếp theo điều chỉnh những vấn đề cụ thể về quản lý hang động, về tham quan, quản lý phương tiện chở khách du lịch, quy chế quản lý lữ hành, quản lý bến bãi... Cùng với việc thành lập Ban quản lý vịnh Hạ Long, tỉnh đã chỉ đạo các ngành và thành phố Hạ Long phối hợp chấn chỉnh những lộn xộn và tổ chức lại các hoạt động quản lý khai thác vịnh, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những vụ xâm hại đến giá trị di sản. Đến nay, để chấm dứt hoàn toàn việc phá đá, chặt cây, nổ mìn góp phần bảo vệ môi trường khu vực. UBND tỉnh đi tập trung đầu tư dứt điểm hoàn thành 4 dự án trên vịnh Hạ Long, đó là dự án tôn tạo động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Đầu Gõo và cải tạo bãi tắm Ti Tốp với tổng mức đầu tư là 12 tỷ đồng. Các dự án trên tuy còn nhưng điểm cần tiếp tục điều chỉnh, nhưng nó đã đáp ứng được 2 mục tiêu: Bảo tồn các giá trị tự nhiên, nâng cao được giá trị của các hang động, tạo cho môi trường khu vực ngày một khang trang, sạch đẹp hơn. Cùng với những dự án được triển khai trên vịnh Hạ Long, dự án đầu tư xây dựng cảng tàu khách du lịch cũng đã được hoàn thành, góp phần lập lại trật tự quản lý kinh doanh du lịch, trả lại cả một bờ biển dài 2km với cảnh quan nên thơ lâu nay đã trở thành bến tàu tạm thời, đặc biệt đã góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven bờ, làm thay đổi tích cực mỹ quan khu vực. 2.2. Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Quảng Ninh Sở KHCN & MT tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Sở KHCN và MT đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ này với các giải pháp tình thế và đạt được những kết quả khá quan trọng trong công tác quản lý môi trường khu vực. Sở KHCN & MT đã thiết lập hệ thóng các điểm quan trắc chất lượng môi trường phục vụ cho việc cảnh báo và đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đề ra các chính sách, quyết định phù hợp trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Hàng năm, đã tổ chức điều tra khảo sát thực trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp, nhà máy trọng điểm, vịnh Hạ Long. Lập báo cáo hiện trạng nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường khu vực. Tiến hành khảo sát, kiểm tra việc xả khói và tiếng ồn của các phương tiện giao thông như tổ chức các đợt lấy mẫu không khí và đo độ ồn. Tiến hành thẩm định môi trường của các dự án phát triển. Tiến hành điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực, đề ra được các biện pháp và chiến lược giải quyết, quản lý môi trường bằng việc: + Tạo lập vành đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2981.doc
Tài liệu liên quan