Bên cạnh những thiết chế quản lý hết sức chặt chẽ của Ban Giám hiệu về việc thực hiện quy chế chuyên môn, Ban Giám hiệu cần phải chú trọng đến vấn đề thi đua khen thưởng để động viên kịp thời đối với giáo viên. Công việc khen thưởng cần diễn ra kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng lúc để khích lệ, động viên các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Tuỳ vào điều kiện kinh phí của nhà trường mà có chế độ khen thưởng thích hợp, nhưng không thể bỏ qua công tác này. Các thành tích của giáo viên trong công tác chuyên môn cần được khen thưởng là: đạt kết quả cao trong các đợt thao giảng cấp trường, cấp tỉnh; Giáo viên có học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia; Đạt giải trong các kỳ thi soạn giáo án điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có hiệu quả; Giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên của trường THPT KrôngBuk, ĐakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gũ cán bộ giáo viên có trách nhiệm có lương tâm, có lòng tự hào nghề nghiệp. Đó là những điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục”. Tại đại hội Đảng lần IX Đảng ta đã chỉ rõ: " Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học...Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, phát triển đội ngũ giáo viên và coi trọng chất lượng vì đạo dức sư phạm. Đảm bảo cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia".
- Cụ thể hoá quan điểm của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu vừa tăng về quy mô vừa tăng về chất lượng hiệu quả giáo dục... . Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo”.
Tóm lại với định hướng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đảng ta đã chọn" Giáo dục là quốc sách hàng đầu " mà ở đó khâu then chốt là nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
I.2. Một số cơ sở pháp lý của việc quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường THPT.
- Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2020, đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó "củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo" là giải pháp trọng tâm."Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng về quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục"
- Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng cán bộ quản lý giáo dục: "Phát triển sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây chính là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng".
- Văn kiện Đại hội X, tháng 4 năm 2006 - đã chỉ rõ: ... Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.
- Điều 15 chương I Luật Giáo dục 2005 quy định: " Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học". Điều 70 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng".
Như vậy, việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo được Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khoá IX, Văn kiện Đại hội X, Luật Giáo dục 2005 xác định rõ, trực tiếp chỉ đạo là các nhà quản lý giáo dục. Do đó, người cán bộ quản lý nhà trường phải coi đây là công việc đầu tiên, giữ vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.
I.3. Một số cơ sở thực tiễn của việc quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên THPT hiện nay, hầu hết được đào tạo chính quy bậc Đại học. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp giáo dục được toàn Đảng, toàn dân quan tâm đúng mức. Người thầy đã được quan tâm hơn về vật chất và tinh thần, vị trí vai trò của của người thầy được khẳng định trong sự phát triển của xã hội. Các trường Đại học Sư phạm đã và đang thu hút những sinh viên giỏi và yêu nghề.
Trong công tác đào tạo đội ngũ giáo viên THPT đã có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu của thời đại, song chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập:chất lượng chuyên môn, năng lực sư phạm ... còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều giáo viên năng lực chuyên môn còn yếu, phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế, ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức tự học tự bồi dưỡng còn thấp.
Đội ngũ giáo viên THPT, đặc biệt là ở vùng núi, vùng biên giới, hải đảo, vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, cơ cấu không đồng bộ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu. Điều này hạn chế nhiều đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
Với những vấn đề bất cập về đội ngũ giáo viên như đã trình bày ở trên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm đến các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường THPT.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT KRÔNG BUK, ĐAK LAK
II.1.Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THPT Krông Buk được thành lập vào ngày 3/10/1977. Trường đóng tại trung tâm Thị trấn Buôn Hồ, Huyện Krông Buk - là một huyện có nền kinh tế tương đối phát triển và trình độ dân trí khá cao.
Năm học 2008-2009, trường có 1632 học sinh với 39 lớp.
Tổng số cán bộ, viên chức là 90.
Trong đó: Ban Giám hiệu: 3
Giáo viên: 80
Nhân viên : 7
- Cơ cấu tổ chức của trường THPT Krông Buk như sau:
* Ban Giám hiệu: 3 người, gồm:
Hiệu trưởng: phụ trách chung.
1 Phó hiệu trưởng: phụ trách chuyên môn.
1 Phó trưởng: phụ trách cơ sở vật chất, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.
*Tổ chuyên môn: gồm 8 tổ chuyên môn: Toán - Tin; Lý; Hoá; Sinh; Văn; Sử- Địa-GDCD; Ngoại ngữ; Thể dục-GDQP.
*1 tổ Văn phòng
* Chi bộ Đảng gồm 13 đảng viên, trong đó có 4 nữ.
* Tổ chức Công đoàn: Ban chấp hành công đoàn gồm 5 người.
- Cơ sở vật chất của nhà trường: khuôn viên rộng 1,2 hecta; có 2 dãy phòng học với 24 phòng; Một dãy nhà Hiệu bộ; Dãy phòng Thực hành Lý; Hoá; Sinh; Tin học; 1 phòng máy chiếu và có một nhà đa chức năng.
- Cơ cấu giáo viên về chuyên môn, trình độ và xếp loại giáo viên năm học 2008-2009 như sau:
Môn
Số
lượng
Trình độ
Xếp loại chuyên môn
Ghi chú
Cao đẳng
Đại học
Thạc sĩ
Giỏi
Khá
Trung bình
Toán
13
0
13
0
10
3
0
Tin
3
0
3
0
2
1
0
Lý
10
0
10
0
7
3
0
Hoá
6
0
6
0
4
2
0
Sinh
5
0
5
0
4
1
0
Công nghệ
4
0
4
0
2
2
0
Văn
12
0
12
0
12
0
0
Sử
5
0
5
0
3
2
0
Địa
4
0
4
0
3
1
0
GDCD
2
0
2
0
1
1
0
Ngoại ngữ
10
0
10
1
7
3
0
TD-GDQP
6
0
6
1
4
2
0
Đang học Ths
Tổng
80
0
80
2
59
21
0
II.2. Một số kết quả đạt được trong quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường THPT Krông Buk.
- Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, tạo ra bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tập thể sư phạm, phát huy được sức mạnh của tập thể và của từng thành viên.
- Về chất lượng đội ngũ giáo viên, do có những biện pháp quản lý tương đối phù hợp nên đã có những kết quả nhất định: có phẩm chất đạo đức tốt, đa số có tinh thần trách nhiệm trong dạy học và giáo dục.
- Nền nếp dạy học: Nhà trường đã xây dựng được một nền nếp mà trong đó mọi người đều tự giác thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
- Chất lượng dạy học và giáo dục ngày càng được nâng lên: Đội ngũ giáo viên của nhà trường tích cực tham gia vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
II.3.Một số hạn chế trong quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường THPT Krông Buk.
- Ban Giám hiệu chưa có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
- Chưa có biện pháp khắc phục tính trung bình chủ nghĩa trong đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên. Các tiêu chí đưa ra để đánh giá xếp loại giáo viên chưa có tác dụng thiết thực khuyến khích giáo viên phải nâng cao năng lực chuyên môn.
- Chưa có biện pháp nhằm đẩy mạnh chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
II.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường THPT Krông Buk.
Trên cơ sở phân tích những thực trạng của nhà trường, chúng tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên ở nhà trường thì cần phải tập trung vào các vấn đề then chốt sau:
1. Nâng cao việc thực hiện các quy chế chuyên môn cũng như công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng.
2. Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần.
3. Tăng cường việc chỉ đạo của Ban Giám hiệu với các tổ chuyên môn.
4. Tăng cường việc dự giờ thăm lớp.
5. Khích lệ, động viên, tạo điều kiện để giáo viên tự học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên.
6. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp để giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề hơn.
Đánh giá chung:
Nhà trường có cơ sở vật chất và các điều kiện tương đối thuận lợi cho việc dạy học và các hoạt động giáo dục học sinh. Qua bảng thống kê cơ cấu giáo viên trên, ta thấy chất lượng chuyên môn của giáo viên trường THPT Krông Buk khá đồng đều: 73,75% xếp loại chuyên môn Giỏi và 26,25% xếp loại chuyên môn khá. Để có được kết quả đó công đầu tiên phải kể đến là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường, bên cạnh đó cũng phải kể đến nhiều biện pháp quản lý của Ban Giám hiệu.
Tuy nhiên qua thực tiễn hơn 30 năm phát triển, trường THPT chỉ đạt được những thành tích hết sức khiêm tốn: tỷ lệ học sinh giỏi Tỉnh chỉ đạt 20-30% số học sinh tham gia dự thi; số lượng học sinh giỏi Quốc gia không quá 5 học sinh; học sinh đậu vào các trường Đại học thuộc tốp trên khoảng 3% (mặc dầu tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH - CĐ hằng năm trung bình khoảng 25-30%). Do đó, trường THPT Krông Buk vẫn chưa tạo được thương hiệu, chưa thật sự là đích đến của các em học sinh THCS khá giỏi. Làm thế nào để đẩy thêm một bước về năng lực chuyên môn của giáo viên nhằm tạo bước tiến vững chắc cho nhà trường là một vấn đề cần được Ban Giám hiệu tìm giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT KRÔNG BUK
III.1. Tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn thông qua kiểm tra, đánh giá và khen thưởng.
Thông qua kiểm tra và đánh giá, mỗi thầy cô giáo sẽ tự điều chỉnh để hoàn thiện và phát triển chính mình. Đồng thời, thông qua kiểm tra người cán bộ quản lý sẽ chủ động phát hiện những thiếu sót của giáo viên, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, và như vậy hiệu quả dạy học và giáo dục trong nhà truờng ngày càng nâng cao.
III.1.1. Lập kế hoạch kiểm tra:
- Ban Giám hiệu lập kế hoạch kiểm tra và công bố công khai các kế hoạch này ngay từ đầu năm học. Bao gồm: kế hoạch kiểm tra toàn năm học,từng học kỳ, hàng tháng và hàng tuần.
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những tổ trưởng chuyên môn, những giáo viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi. Phân công và phân cấp kiểm tra một cách cụ thể.
III.1.2. Nội dung kiểm tra:
III.1.2.1. Kiểm tra giáo viên:
III.1.2.1.1 Kiểm tra toàn diện một giáo viên:
- Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ.
- Thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm.
- Kết quả giảng dạy, giáo dục(thông qua kiểm tra chất lượng học sinh)
- Tham gia các hoạt động giáo dục khác.
III.1.2.1.2 Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên:
- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên:
+ Kế hoạch giảng dạy
+ Sổ báo giảng
+ Giáo án giảng dạy
+ Sổ dự giờ
+ Sổ chủ nhiệm (nếu có)
+ Sổ tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên:
+ Chuẩn bị lên lớp của giáo viên
+ Giảng bài trên lớp của giáo viên
+ Kết quả nhận thức của học sinh trên lớp
III.1.2.2 Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn:
- Kiểm tra công tác quản lý của Tổ trưởng: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn...
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của Tổ:
+ Bản kế hoạch hoạt động của Tổ.
+ Sổ lưu các Công văn, văn bản chỉ đạo của cấp trên về chuyên môn.
+ Sổ biên bản
+ Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn
+ Sáng kiến kinh nghiệm
+ Sổ theo dõi việc đăng ký sử dụng phòng thực hành và thiết bị dạy học.
- Kiểm tra chất lượng dạy học của Tổ chuyên môn.
III.1.3. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn:
- Cũng như công tác kiểm tra, việc đánh giá nhằm mục đích hướng dẫn, điều chỉnh và thúc đẩy, kích thích năng lực vốn có của mỗi giáo viên.
- Đánh giá là khâu cuối cùng của công tác kiểm tra, do đó công tác kiểm tra và đánh giá phải được thực hiện đồng thời, là khâu đặc biệt quan trọng của chu trình quản lý.
- Việc đánh giá phải thực hiện theo đúng quy trình sau:
+ Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và hình thức đánh giá.
+ Xây dựng chuẩn và thang đánh giá phải khoa học và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
+ Xác định đối tượng và phạm vi đánh giá.
+ Tiến hành đánh giá.
+ Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận.
- Nội dung đánh giá:
+ Trình độ nghiệp vụ: nhằm đánh giá năng lực, tài năng của người giáo viên và được xem xét trên hai mặt: trình độ nắm kiến thức, kỹ năng giảng dạy, nắm được yêu cầu của từng bài dạy và toàn bộ chương trình; trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục.
+ Thực hiện quy chế chuyên môn: bao gồm việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy; thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; kiểm tra và chấm trả bài; sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm, cải tiến đồ dùng dạy học; thực hiện các tiết thực hành theo phân phối chương trình; đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn;bồi dưỡng kiến thức văn hoá, nghiệp vụ theo kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục.
+ Kết quả giảng dạy: thông qua kết quả học tập của học sinh qua các lần kiểm tra chung của các khối lớp; các kết quả lên lớp và tốt nghiệp của bộ môn.
Trong công tác kiểm tra - đánh giá giáo viên, Ban Giám hiệu chỉ đạo các tổ phải thống nhất các tiêu chí đánh giá, xây dựng chuẩn và thang đánh giá một cách khoa học. Để làm tốt công tác này thì trước hêt Ban Giám hiệu dựa vào các cơ sở pháp lý dự thảo các tiêu chí, chuẩn và thang đánh giá theo điểm, sau đó chuyển đến các tổ đóng góp ý kiến và cuối cùng trong cuộc họp liên tịch mở rộng thống nhất các tiêu chí, chuẩn và thang đánh giá. Khi các quy định này đã ban hành thì buộc các tổ, các giáo viên phải nghiêm túc thực hiện.
III.1.4. Thi đua khen thưởng:
Bên cạnh những thiết chế quản lý hết sức chặt chẽ của Ban Giám hiệu về việc thực hiện quy chế chuyên môn, Ban Giám hiệu cần phải chú trọng đến vấn đề thi đua khen thưởng để động viên kịp thời đối với giáo viên. Công việc khen thưởng cần diễn ra kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng lúc để khích lệ, động viên các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Tuỳ vào điều kiện kinh phí của nhà trường mà có chế độ khen thưởng thích hợp, nhưng không thể bỏ qua công tác này. Các thành tích của giáo viên trong công tác chuyên môn cần được khen thưởng là: đạt kết quả cao trong các đợt thao giảng cấp trường, cấp tỉnh; Giáo viên có học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia; Đạt giải trong các kỳ thi soạn giáo án điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có hiệu quả; Giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt...
Đồng thời với việc khen thưởng các giáo viên có thành tích cao trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Ban Giám hiệu còn phải có những hình thức xử lý phù hợp đối với những giáo viên chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Việc xử lý các giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn phải thật nghiêm minh, công bằng và luôn tạo ra cơ hội cho họ sửa sai. Đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy còn yếu thì tổ chuyên môn có trách nhiệm giúp đỡ để cùng tiến bộ.
III.2.Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Theo điều 14 Điều lệ trường Trung học thì tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần và chống chủ nghĩa hình thức, chiếu lệ. Nội dung và hình thức sinh hoạt phải thực sự góp phần đảm bảo kỷ cương nền nếp và nâng cao chất lượng dạy học. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cá nhân của các tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch của nhà trường. Đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên.
III.2.1. Xây dựng đội ngũ tổ trưởng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị:
Tổ trưởng chuyên môn phải là những hạt nhân chuyên môn của tổ, họ phải là những người có năng lực chuyên môn tốt, dày dạn kinh nghiệm,có phẩm chất đạo đức tác phong tốt và phải có khả năng lãnh đạo. Tổ trưởng chuyên môn do Hiệu trưởng quyết định để chỉ đạo hoạt động của tổ. Để tổ trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì Ban Giám hiệu cần phải tạo điều kiện thuận lợi để họ có trách nhiệm, nhằm đem lại kết quả cao nhất. Ví dụ: bồi dưỡng nghiệp vụ tổ trưởng, có phòng học bộ môn, cung cấp trang thiết bị cần thiết....
III.2.2. Nội dung các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Thảo luận, trao đổi những nội dung bài học khó.
- Qua các giờ dạy thao giảng và thi giáo viên giỏi, qua các buổi sinh hoạt chuyên đề cần phân tích kỹ các nội dung cũng như phương pháp, thiết bị dạy học...., từ đó có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ chung trong toàn tổ.
- Tổ chuyên môn phân công giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ các giáo viên mới, các giáo viên năng lực còn hạn chế.
- Tổ chuyên môn cần lên kế hoạch dự giờ, kiểm tra các mặt hoạt động dạy học của từng thành viên. Qua phân tích, nhận xét, đánh giá cần xác định rõ những mặt còn yếu kém cụ thể của từng người, định ra cách thức và yêu cầu khắc phục sửa chữa.
- Tổ chuyên môn phân công cho từng giáo viên phụ trách những chuyên đề nhỏ để ngoại khoá theo kế hoạch của tổ và của trường; phân công việc ra nội dung ôn tập, đề kiểm tra cho từng khối lớp, từng ban sau đó đưa ra thảo luận, đi đến thống nhất chung.
- Mời các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy của các trường bạn về dạy mẫu, giao lưu tại trường để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Tăng cường thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là sau những giờ thao giảng ở tổ và ở trường, từ đó mỗi giáo viên rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình về phương pháp giảng dạy, phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những điểm còn hạn chế.
- Tổ chức cho các thành viên trong tổ làm các bài thực hành theo phân phối chương trình trước khi tổ chức cho học sinh. Việc làm này có tác dụng rất lớn, vì qua đó không những rèn đươc kỹ năng thực hành cho giáo viên mà còn biết được tình trạng sử dụng các thiết bị dạy học. Yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị dạy học hiện có, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học hoặc cải tiến đồ dùng dạy học hiện có.
- Giúp đỡ và tạo điều kiện cho mọi thành viên trong tổ đều có khả năng soạn giáo án điện tử, khai thác các nguồn tư liệu trên mạng internet để bài giảng sinh động và gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Phân công những giáo viên có năng lực và giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, nhưng cũng phải tạo điều kiện và cơ hội cho những giáo viên trẻ cùng tham gia ở mức độ nhất định.
- Trao đổi những thông tin, nguồn tư liệu, sách tham khảo, thiết bị dạy học ... mà mỗi giáo viên sưu tầm đươc, phổ biến rộng rãi trong tổ chuyên môn để cùng nhau tiến bộ.
III.3. Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
III.3.1. Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu đối với tổ chuyên môn.
- Tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa Ban Giám hiệu và các giáo viên. Vì vậy hàng tuần phải có một tiết họp giao ban giữa Ban Giám hiệu với các tổ trưởng, bí thư đoàn trưòng và chủ tịch công đoàn.
- Tổ trưởng thông báo tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua, đề xuất những kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế của tổ và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu.
- Ban Giám hiệu quán triệt tinh thần, chủ trương, chính sách và chuyển các công văn về hoạt động chuyên môn đến các tổ trưởng. Nhờ đó, tổ trưởng chủ động triển khai đến các thành viên trong tổ sao cho phù hợp với kế hoạch hoạt động của tổ.
- Ban Giám hiệu tham gia dự buổi sinh hoạt tổ chuyên môn theo kế hoạch hoặc đột xuất, ít nhất 1 lần/học kỳ.
III.3.2. Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp.
- Đây là một hoạt động hết sức quan trọng của Ban Giám hiệu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên.
- Thông qua việc dự giờ thăm lớp Ban Giám hiệu sẽ biết được năng lực thực sự của từng giáo viên, từ đó có những biện pháp chỉ đạo đúng đắn đến tổ trưởng và đến từng giáo viên: phân công chuyên môn, phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, phân công giúp đỡ về chuyên môn, phân công thực hiện các chuyên đề ngoại khoá, kế hoạch kiểm tra hồ sơ chuyên môn và kiểm tra nội bộ trường học....
- Việc dự giờ thăm lớp của Ban Giám hiệu được quy định và có kế hoạch ngay từ đầu năm học, nhưng cũng có thể dự giờ đột xuất để phát hiện năng lực thực sự của giáo viên.
- Tham gia họp rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên, đóng góp ý kiến ở mức độ nhất định sao cho phát huy tối đa những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của mỗi giáo viên, tránh đè nặng tâm lý giáo viên.
III.3.3.Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên.
III.3.3.1. Bồi dưỡng thường xuyên.
- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ: Các giáo viên thuộc tất cả các bộ môn tham gia các lớp tập huấn, các lớp học bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Nhà trường yêu cầu toàn bộ giáo viên tham gia đầy đủ các buổi học, đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí về tài liệu cũng như nơi ăn ở.
- Nhà trường đặt mua các loại sách báo, tạp chí, tập san thuộc các bộ môn để giáo viên tham khảo.
- Chỉ đạo tổ chức các lớp học nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. Giao cho tổ Toán -Tin phụ trách tổ chức tập huấn cho giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy giáo án điện tử.
III.3.3.2. Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng chính trị và đạo đức nhà giáo.
- Việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho giáo viên nhằm tạo ra sự nhạy bén, nhận thức và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống cũng như môi trường sư phạm. Những phẩm chất đó sẽ tạo nên sưc mạnh, niềm tin, lý tưởng cho từng giáo viên để từ đó thấm sâu vào từng bài giảng và truyền thụ đến từng học sinh, qua đó góp phần vào sự hình thành nhân cách của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, phẩm chất chính trị quan trọng hàng đầu của người giáo viên là thái độ tích cực đối với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đó là sự trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, giáo dục thế hệ trẻ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, cần có tư tưởng, tinh thần, hành động cụ thể trong việc nâng cao tinh thần phê và tự phê, bài trừ những biểu hiện lệch lạc, những thái độ chống đối đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nhà trường tổ chức sinh hoạt thời sự, chính trị hàng tháng theo tài liệu thông tin nội bộ của Tỉnh và của Huyện do một báo cáo viên trong nhà trường đảm nhận.
- Nhà trường liên hệ với Ban tuyên giáo Huyện tổ chức những buổi nói chuyện, trao đổi, cung cấp những thông tin cần thiết mang tính thời sự trong huyện, tỉnh.
- Yêu cầu 100% giáo viên tham gia các lớp học chính trị do Ban tuyên giáo huyện tổ chức.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị theo chuyên đề và yêu cầu mọi giáo viên tham gia.Ví dụ: chuyên đề " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; chuyên đề "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm".
III.3.3.2. Bồi dưỡng năng lực sư phạm.
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là nội dung cơ bản, quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trưòng. Năng lực sư phạm gồm năng lực tổ chức quá trình dạy học và năng lực tổ chức quá trình giáo dục. Tri thức khoa học sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. Vì vậy, việc tổ chức học tập các tri thức khoa học mới tiên tiến cho giáo viên là vấn đề hết sức cần thiết. Muốn có tri thức khoa học thì người giáo viên ngoài việc thực hiện tốt kế hoạch học tập, bồi dưỡng của nhà trường, còn phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng. Phải " Biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng". Do đó, người quản lý cần tác động để mỗi giáo viên nhận thức được vấn đề này.
- Nhà trường tổ chức các giờ thao giảng, dạy mẫu nhân các đợt thi đua hướng vào các ngày lễ lớn trong năm học để tất cả các giáo viên tham dự. Chọn những giáo viên là giáo viên dạy giỏi, giàu kinh nghiệm về chuyên môn cũng như năng lực sư phạm trực tiếp giảng dạy. Sau khi dự giờ, tổ chức họp để đúc rút kinh nghiệm, qua đó giáo viên học hỏi nhằm nâng cao năng lực của mình.
III.3.3.4. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho giáo viên.
Đây cũng là một nội dung trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Lòng nhân ái là tình yêu thương con người, là cái gốc c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Download sáng kiến kinh nghiệm, tiểu luận kết thúc khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên-quản lý giáo dục- Một số biện pháp (2).doc