Mở đầu. Error! Bookmark not defined.
Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 1
I. Công ty cổ phần: 1
1. Vai trò và đặc điểm của công ty cổ phần trong sự phát triển nền kinh tế thị trường. 1
1.1. Vai trò của công ty cổ phần. 1
1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần . 2
II. Doanh nghiệp nhà nước. 4
1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. 4
2. Tính cấp thiết của cải cách doanh nghiệp nhà nước . 7
III Giải pháp tài chính thúc đẩy tiến tình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 9
1 . Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 9
1.1. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 10
1.2. Phương hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 11
2. Vấn đề tài chính trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 15
2.1. Xử lý vấn đề tài chính trước và sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. 17
2.2. Cơ cấu vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần . 23
Chương II. Thực trạng về vấn đề tài chính trong cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam . 27
I. Vài nét về Tổng công ty chè Việt Nam. 27
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam. 27
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty . 28
3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty 29
4. Đặc điểm tổ chức quản lý 30
5. Đặc điểm về sản phẩm. 33
6. Thị trường tiêu thụ 34
7. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam . 35
II. Thực trạng vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam. 37
1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam . 37
2. Quá trình triển khai 39
3. Thực trạng vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam. 44
3.1. Về tài sản, vốn. 44
3.2. Về công nợ. 45
3.3. Định giá doanh nghiệp 46
Chỉ tiêu 49
3.4. Cơ cấu vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần. 50
3.5. Một số vấn đề tài chính quan trọng khác. 51
4. Kết quả đạt được 56
Chương III. Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam. 60
I. Phương hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty chè Việt Nam trong những năm tới. 60
II Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN 61
1. Lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá. 61
2. Xã hội hoá công tác định giá doanh nghiệp . 65
3. Tăng khả năng tạo vốn của công ty cổ phần. 69
III. Kiến nghị: 72
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng.
4. Đặc điểm tổ chức quản lý
Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước,Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hửu đối với DNNN theo luật DNNN và các quy định khác của pháp luật.
Tổng công ty hoạt động theo cơ chế:
Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước giao.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, do Bộ trưởng Bộ NN & PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động và là người có quyền hành cao nhất trong tổng công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, hội đồng quản trị.s
Tổng công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến( sơ đồ 1)
Ba phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của tổng công ty theo sự phân công của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công thực hiện.
Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ tổng công ty, các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.
Văn phòng và các phòng ban hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tổng công ty có các đơn vị thành viên, đơn vị hạch toán độc lập, công ty hạch toán hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp(Có danh sách kèm theo) Tổng công ty giao vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước giao cho Tổng công ty, phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của tầng đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực được giao.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tổng công ty là tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và từ phần hạch toán tập trung của Tổng công ty .
Kinh phí kinh doanh của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty đã được huy động từ các đơn vị thành viên và một phần từ kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên được hạch toán khoản kinh phí này vào trong giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông.
Tổng công ty được quyền trích lập tối đa 10% các quỹ của đơn vị thành viên để lập các quỹ của Tổng công ty.
Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập hàng tháng, quý phải báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch, 6 tháng và hàng năm phải lập báo cáo quyết toán tài chính gửi về Tổng công ty và cơ quan quản lý tài chính theo quy định. Các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo phân cấp của Tổng công ty
Danh sách các đơn vị thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam :
+ Tám đơn vị thành viên hạch toán độc lập
Công ty Xây Lắp
Công ty chè Mộc Châu
Công ty chè Nông Phú
Công ty chè Yên Bái
Công ty chè Thái Nguyên
Công ty chè Sông Cầu
Công ty chè Hà Tĩnh
Trung tâm kiểm tra chất lượng KCS
+ Ba đơn vị hạch toán phụ thuộc:
Công ty chè Hải Phòng
Công ty chè Sài Gòn
Công ty chè Cổ Loa
+ Hai liên doanh:
Công ty liên doanh Phú Đa
Công ty liên doanh Phú Bền
+ Sáu công ty cổ phần
Công ty chè Kim Anh
Công ty chè Trần Phú
Công ty chè Quân Chu
Công ty chè Nghĩa Lộ
Công ty chè Liên Sơn
+ Hai đơn vị hạch toán sự nghiệp:
Viện điều dưỡng Đồ Sơn
Viện nghiên cứu chè.
5. Đặc điểm về sản phẩm.
Chè là một sản phẩm được sản xuất, chế biến bằng100% nguyên liệu chè búp tươi trong nước. Sản phẩm chè được sản xuất theo một quy trình công nghệ nghiêm ngặt và tương đối phức tạp. Tuỳ theo ý muốn chủ quan của con người, chè được chế biến theo các quy trình công nghệ khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau.
Chè đen là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công nghệ: Diệt men, sấy nhẹ, vò, làm tơi chè vò, sấy hoặc sao khô và phân loại.
Chè đen Chè xanh là sản phẩm thu được từ chế biến chè tươi theo sơ đồ công nghệ: Làm héo, vò, lên men, sấy khô, phân loại.
Sản phẩm chè của các doanh nghiệp trong Tổng công ty bao gồm các loại chủ yếu sau:
+ Chè đen OTD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,2%
+ Chè đen CTC, chiếm tỷ trọng 27,5%
+ Chè xanh Nhật Bản, chiếm tỷ trọng7,4%
+ Chè xanh Đài Loan chiếm tỷ trọng 6,9%
Chè xanh sau khi sau khi sản xuất được chia thành 7 loại phẩm cấp sản phẩm như sau:
+ Chè cánh gồm có : OP, P,PS
+ Chè mảnh gồm có: FBOP, BPS
+ Chè vụn gồm có :F,D
Ngoài ra, còn có một số sản phẩm khác như chè xanh Việt Nam, chè Olong, chè vàng, chè ướp hương Các sản phẩm này chủ yếu để tiêu dùng trong nước, số lượng xuất khẩu không đáng kể. Đến nay sản phẩm chè của các doanh nghiệp thành viên khá đa dạng và phong phú, có hơn 200 loại sản phẩm. Phản ánh sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp thành viên trong việc đa dạng hoá sản phẩm nhằm tầng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng và thanh đổi mẫu mã là một mục tiêu lớn của toàn Tổng công ty. Song ngành chè vẫn không còn ít việc khó khăn, đó là sản phẩm còn đơn điệu, mẫu mã nghèo nàn, chất lượng thấp, chưa hấp dẫn được người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đều, giá trị xuất khẩu thấp .Tổng công ty cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư trồng mới các vườn chè cũng như xây dựng các nhà máy có công nghệ mới. Năm vừa rồi, Tổng công ty đã đầu tư ba nhà máy trộn chè ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ba đầu mối xuất khẩu chính của ngành chè. Sản phẩm chè các công ty thành viên sản xuất ra, bán cho Tổng công ty, ba công ty này có nhiệm vụ là pha trộn tất cả các loại chè để đưa ra các sản phẩm đồng đều, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng cao. Chất lượng chè của các công ty thành viên không đều nên khâu pha trộn rất phức tạp và khó đưa ra một sản phẩm có chất lượng đồng bộ, có những sản phẩm có lượng độc tố trong chè rất cao, chất tanin nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
6. Thị trường tiêu thụ
Có thể nói Tổng công ty chè Việt Nam là “con chim đầu đàn” của ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận dành cho xuất khẩu, còn chè nội tiêu chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 10% tổng sản phẩm tiêu thụ của Tổng công ty).
Thị trường nước ngoài, ngoài các bạn hàng truyền thống là Liên Xô cũ và Đông Âu , Tổng công ty đã tầng xuất khẩu chè đi sang các nước Pháp, Anh, Pakistan, Hà Lan, Hồng Kông, SingaporeNhưng đến năm 1988, do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và những biến động chính trị ở các nước Đông Âu, thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty hết sức bấp bênh.
Hiện nay, bạn hàng quan trọng nhất là Irắc. Tổng công ty đã xuất khẩu chè sang Irắc trên 15 năm, năm 1999 đã đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm 86,1% tổng kim nghạch xuất khẩu. Ngoài ra, còn có thị trường Mỹ, thị trường Châu Âu
Gần đây, do có sự thay đổi nhiều mặt nên sản phẩm chè của Tổng công ty ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Tổng công ty đã mở rộng thị phần cho mình: trong nước tăng thêm một số đại lý bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng chuyên bán sản phẩm chè. Và tất nhiên sản phẩm chè cũng đã, đang và tiếp tục được xuất khấu sang nhiều nước trên thế giới với chất lượng tốt hơn, chủng loại phong phú hơn, mẫu mã bao bì đẹp hơn trước đây. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty .
7. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam .
Kể từ ngày thành lập đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn, phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt được kết quả đáng khích lệ, biểu hiện ở :
Tổng tài sản cố định của toàn Tổng công ty tính đến31/12/2001 là 1.140 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 247,9 tỷ đồng, chỉ chiếm 21,7%. Theo báo cáo tổng kết của Tổng công ty thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản cố định năm 2001là một đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh làm ra 4,5 đồng doanh thu ( năm 2,18) nguyên nhân do năm 2001 TSCĐ giảm trong khi doanh thu thuần tăng mạnh.
Với hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính như sau :
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
=
TSCĐ
Còn về hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 một đồng vốn chủ sỏ hữu tạo ra được 0,011 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2000 tạo ra được 0,0333 đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra được 0,051đồng lợi nhuận. Càng về sau hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng giảm, ngoài nguyên nhân biến động của thị trường chè trên thế giới còn do cơ chế quản lý không còn phù hợp.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu
Biểu 1. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 1999-2001
STT
Nội dung
Đơn vị
1999
2000
2001
1
Doanh thu
Tỷ đồng
310,8
613,7
439
2
Lợi nhuận
Tỷ đồng
7,430
8,269
2,316
3
Xuất khẩu
Tỷ đồng
282
348
322
4
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
22,973
20,023
29,384
5
Thu nhập bq
1000đ/1 ng
572
693
642
(Nguồn phòng Kế toán – tài chính )
Từ bảng trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm phần lớn, năm 1999 chiếm 90,7% tổng doanh thu, sang năm 2000 chiếm 56,7% , sang năm 2000, thu nhập tiêu thụ nội địa đã tăng lên rất nhiều 34%. Còn năm 2001 chiếm 72,3%.
Doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2000 cao hơn năm 1999, doanh thu tăng 97,4%, lợi nhuận tăng 11,29% đó là do năm 2000 có nhiều thuận lợi cho ngành chè, giá cả tăng, sản lượng tiêu thụ tăng.
Nhưng năm 2001 doanh thu của Tổng công ty giảm mạnh so với năm 2000, chỉ bằng 71,6%, giảm 28,4%. Dẫn đến, lợi nhuận giảm chỉ bằng 28%, thu nhập bình quân đầu người giảm còn 92,6% so với năm 2000. Do các nguyên nhân sau:
Giá chè xuất khẩu sang thị trường IRAQ giảm và biến động của đồng DM giảm làm doanh thu giảm 16% so với năm 2000 nhưng Tổng công ty vẫn giữ mức giá thu mua chè búp tươi cho các hộ gia đình công nhân và nông dân như mức giá năm 2000 theo chỉ đạo của Chính phủ ( giá bình quân 1.950 đồng/kg) để người trồng chè có điều kiện thâm canh vườn chè và ổn định đời sống tương ứng giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh 46,8 tỷ đồng
Hiệp hội Hàng hải đã đồng loạt thu phí chiến tranh 600USD/Cont 40’, ( do chiến tranh tại Afganistan ) nên Tổng công ty chè Việt Nam phải tăng thêm chi phí, làm giảm lãi 4,6 tỷ đồng.
Do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chè, làm số dự trữ nguyên liệu và thành phẩm tồn kho lớn và khi xuất hàng không thu được tiền ngay, Tổng công ty phải vay ngân hàng tới 450 tỷ. Số lãi vay tăng
Chi phí bảo quản do hàng tồn kho tiêu thụ chậm phải tồn kho năm 2001 tăng
Từ khi hoạt đông đến nay Tổng công ty luôn chú trọng đến việc ổn định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay có 209 CBCNV làm việc tại các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty.
Một trong những mục tiêu hành đầu của Tổng công ty là bảo toàn vốn, kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Trong những năm qua Tổng công ty luôn thực hiện đựoc mục tiêu này
II. Thực trạng vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam .
Thuận lợi:
Tổng công ty có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ cao và đã nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa vủa vấn đề cổ phần hoá. Vì thế đã tập trung nghiên cứu chỉ đạo các đơn vị có điều kiện tiến hành cổ phần hoá một cách có hệ thống và khoa học, từ khâu tuyên truyền vận động cán bộ, công nhân viên đến khâu tổ chức chuyển đổi. Các cơ quan Nhà nước như : Bộ Tài Chính, Bộ NN & PTNT cử cán bộ trực tiếp đến tận các doanh nghiệp cùng với Tổng công ty và đội ngũ cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp, triển khai việc cổ phần hoá .
Sau khi chuyển đổi lãnh đạo Tổng công ty trực tiếp tham gia quản lý phần vốn của Tổng công ty ở các doanh nghiệp đã chuyển sang cổ phần . Tổng công ty vẫn đối xử với các công ty cổ phần như với các thành viên của mình. Giúp đỡ về việc chỉ đạo tổ chức bộ máy, quản lý tổ chức sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, giúp đỡ về vốn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hoặc ứng vốn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm xuất khẩu.
Công nhân viên chức trong ngành chè chủ yếu sống dựa vào chè. Do đó tuyệt đại bộ phận CNVC đều mua cổ phần và gắn bó với công việc. Trong trường hợp những người không có khả năng về tài chính để mua cổ phần thì các doanh nghiệp điều tạo điều kiện cho họ được vay vốn để mua cổ phần. Mua hết số cổ phần ưu đãi và thậm chí cả cổ phiếu phổ thông.
Khó khăn:
Chè là một ngành kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cũng như các nông sản khác, tỷ suất lợi nhuận thường là rất thấp. Do đó, các cổ đông không muốn mua cổ phần, nhất là những người ngoài doanh nghiệp.
Cán bộ, công nhân trong ngành chè là những người lao động có thu nhập chủ yếu từ chè, không cao, đời sống còn thấp. Họ không có tiền tích luỹ để mua cổ phần, số người nghèo còn đông so với ngành khác.
Các doanh nghiệp chè được phân bố tại các vùng trung du và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế mới. ở những nơi này, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống còn rất thấp, đời sống dân trí còn kém so với vùng khác, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường còn nhiều mới mẻ. Do đó, nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công nhân về cổ phần còn chưa đầy đủ.
Tâm lý của nhiều năm kinh doanh trong môi trường bao cấp của những người lãnh đạo các doanh nghiệp cộng với việc các sản phẩm xuất khẩu được Tổng công ty bao tiêu toàn bộ. Cho nên các doanh nghiệp không muốn ra khỏi Tổng công ty.
Các doanh nghiệp chè sử dụng một lượng đất đai và lượng lao động rất lớn, hầu hết là vay vốn ngân hàng để đầu tư, tỷ lệ vốn nhà nước không cao. Do đó, khi cổ phần hoá quyền lợi của người lao động không đảm bảo được chế độ ưu đãi như các lĩnh vực kinh doanh khác. Các doanh nghiệp chè được xây dựng trên cơ sở các vùng kinh tế mới. Do đó phải đảm nhiệm cả hệ thống về trồng rừng phòng hộ, trồng cây lương thực, đập nước giử độ ẩm cho toàn vùng Cũng như việc Tổng công ty phải đảm bảo các công trình phúc lợi cho công nhân như : đường, điện, nhà trẻ, trường học, trạm xáNhững tài sản này không có giá trị sinh lời trực tiếp cho bản thân doanh nghiệp mà phục vụ chung cho toàn vùng. Khi chuyển sang cổ phần hoá xử lý phức tạp khó khăn.
Vấn đề định giá còn gặp nhiều khó khăn. Đó là do:
Phương pháp tính còn nhiều bất cập, chủ yếu dựa vào giá trị sổ sách kế toán, mà không tính đến giá trị sainh lời của toàn doanh nghiệp
Công nợ lớn
Công trình phúc lợi nhiều
Hệ thống các nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở của công nhân, máy móc thiết bị được sử dụng nhiều năm, nhiều cái đã hư hỏng, lạc hậu. Nhưng trong thực tế tốc độ khấu hao không đảm bảo theo quy định Nhà nước. Giá trị sổ sách của tài sản lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế, khi chuyển sang công ty cổ phần nó không tạo ra giá trị mới, phải chuyển sang những tài sản không cần dùng phải thanh lý hoặc phải nhượng bán.
Tổng công ty là một doanh nghiệp được cấu thành bởi hệ thống các doanh nghiệp thành viên có liên quan mật thiết với nhau về công nghệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nếu cổ phần hoá các doanh nghiệp riêng lẻ thì hoạt động của Tổng công ty có những đảo lộn nhất định. Trong lúc đó chính phủ yêu cầu phát triển Tổng công ty thành doanh nghiệp mẹ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
2. Quá trình triển khai
Quá trình tiến cổ phần hoá là chủ trương lớn của Đảng và chính phủ, là hướng phát triển tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp của mình .
Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và tư liệu sản xuất đã được Tổng công ty chè Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 1998 khi tiến hành thí điểm giao đất giao và vườn chè cho người lao động ở công ty Long Phú – một trong những đơn vị khó khăn nhất của Tổng công ty. Vườn chè nguyên là đất trồng cỏ chăn nuôi bò của nông trương Phú Mãn. Do tầng đất mỏng lại bị đá ong hoá. Công tác quản lý còn nhiều tồn tại nên cỏ đã không phát triển được, nông trường có nguy cơ phá sản. Tổng công ty đã tiếp nhận nông trường Phú Mãn, sát nhập vào Xí nghiệp chè Long Phú và chuyển từ trồng cỏ sang trồng chè. Tổng công ty hỗ trợ vốn bằng giống chè, phân bón, làm đất, xây dựng hạ tầng cơ sở và kỹ thuật sản xuất. Các hộ gia đình đóng góp bằng sức lao động và một phần vật tư, vật liệu phụ. Sau 3 năm công ty chè Long Phú đã trồng được 300 ha chè, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn / ha. Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm, phương thức này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều đơn vị. Đến nay, 100% diện tích vườn chè đã được giao lâu dài (50 năm ) cho người lao động. với sự hỗ trợ của doanh nghiệp về hạ tầng cơ sở, về giống, về kỹ thuật canh tác và giá mua nguyên liệu thoã đáng, các vườn chè đã được phục hồi và thâm canh cao độ. Có thể nói việc tăng năng suất chè búp tươi của Tổng công ty có sự đóng góp của việc giao vườn chè cho người lao động. Thực tế vườn chè đã là tài sản có sở hữu chung của công nhân và các hộ gia đình, đó là hình thức sơ khai của tiến trình cổ phần hoá.
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác cổ phần hoá và những kinh nghiệp tích luỹ qua giao khoán vưòn chè. Tổng công ty đã sớm có kế hoạch cụ thể đồng bộ triển khai công tác này.
Để nắm vững các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển DNNN thành Công ty cổ phần, từ trên Tổng công ty và các đơn vị thành viên đều lập Ban đổi mới doanh nghiệp trong đó đồng chí chủ tịch HĐQT làm trưởng Ban ( dưới cơ sở là đồng chí Giám đốc), đồng chí Phó Tổng giám đốc làm Phó ban thường trực, ngoài ra đồng chí Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn và các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ làm uỷ viên của Ban. Trong ban phân công phân công nhiệm vụ cho tầng người để xúc tiến triển khai các bước theo tiến trình cổ phần hoá. Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện để tiến hành cổ phần hoá, các đơn vị tự nguyện đăng ký. Từ đó, Tổng công ty có kế hoặc triển khai.
Theo Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ, các doanh nghiệp thành viên của ngành chè thuộc loại DNNN không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. Tuy nhiên, để bước đi được vững chắc, hạn chế sai sót trong khi kinh nghiệm về cổ phần hoá còn ít. Tổng công ty chọn hình thức cổ phần hoá thứ hai, tức là: “ Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và những công ty có điều kiện thì phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hoạt động. Những đơn vị làm ăn tốt, đời sống công nhân ổn định, công ty làm ăn có lái đủ điều kiện được Tổng công ty chọn chỉ đạo làm trước để rút kinh nghiệm
Đặc thù ở Tổng công ty chè Việt Nam là đa số các đơn vị thành viên đều có sản xuất kép kín, có cả trồng chè và chế biến chè. Toàn bộ giá trị đồi chè đang thực hiện khoán theo nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ “ Về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp cho nên giá trị các vườn chè vẫn do nhà nước quản lý, đó là phần vốn nhà nước tham gia vào công ty cổ phần mà đại diện là Tổng công ty chè Việt Nam. Công ty cổ phần thừa kế các hợp đồng mà các giám đốc là công ty Nhà nước đã ký với các gia đình. Công ty cổ phần là một hộ nhận thuê đất với Nhà nước theo đúng Luật Đất đai do UBNN tỉnh, thành phố ra quyết định giao đất. Các hộ gia đình nhận đất thực hiện theo đúng hợp đồng của công ty theo đúng tinh thần Nghị định 01/CP của Chính Phủ. Trên thực tế, giám đốc công ty cổ phần là người thừa kế hợp đồng của giám đốc doanh nghiệp nhà nước, do đó sản xuất nông nghiệp hoàn toàn ổn định. Từ đặc thù này nên Tổng công ty là cổ đông lớn nhất chiếm 20-40% cổ phần, giữ vai trò chủ đạo, theo dõi ,giúp đỡ các các công ty cổ phần về mọi mặt .
Những đơn vị làm ăn tốt, đời sống công nhân ổn định, công ty làm ăn có lái đủ điều kiện được Tổng công ty chọn chỉ đạo làm trước để rút kinh nghiệm. Công ty chè Kim Anh là đơn vị được chọn làm điểm về cổ phần hoá đầu tiên của Tổng công ty. Khi thấy thực hiện tốt, tiếp tục chỉ đạo mở rổng ra 5 công ty khác, đồng thời chọn công ty đủ điều kiện mới cho làm với phương châm thận trọng vững chắc.
Các bước cổ phần hoá được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá.
Lãnh đạo công ty (Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch công đoàn) đề nghị bằng văn bản lên Tổng công ty , ban đổi mới công ty. Ban đổi mới của Tổng công ty đề nghị Bộ NN&PTNT ra quyết định cho phép hình thành ban đổi mới. Theo đề nghị cả Tổng công ty.
Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tại công ty tổ chức tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong công ty những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để mọi người hiểu rõ và ủng hộ quá trình triển khai thực hiện.
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước:
Thu thập đủ các hồ sơ pháp lý từ khi thành lập doanh nghiệp đến thời điểm cổ phần hoá ( Quyết định thành lập, hồ sơ giao vốn, hồ sơ quản lý đất đai nhà cửa)
Tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc, đất đai công ty đang quản lý
Vật tư, hang hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất thì đề ra hướng giải quyết.
Lập danh sách lao động củ công ty đến thời điểm quy định cổ phần hoá (số lượng người, năm công tác). Dự kiến số lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi của nhà nước( Giảm 30%, trả dần trong 10 năm)
Dự toán chi phí các hoạt động cổ phần hoá cho đến khi đại hội cổ đông lần thứ nhất, theo mức quy định của Bộ tài chính tại thông tư 104
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá
Ban đổi mới quản lý tiến hành tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp và phân loại:
Tài sản đang dùng hoặc tiếp tục sử dụng cho công ty
Tài sản không cần dùng hoặc không sinh lời
Tài sản xin thanh lý để nhượng bán hoặc xin thanh lý để huỷ
Tài sản (hiện vật) được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty
Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm tralại giá trị tài sản doanh nghiệp của công ty. Ban đổi mới của công ty phối hợp với các phòng chức năng của Tổng công ty, Cục tài chính doanh nghiệp, Bộ tài chính, vụ kế toán tài chính, Bộ NN&PTNT giải quyết những vướng mắc về tài chính và dự kiến giá trị thực tế của toàn công ty
Bộ NN&PTNT, Bộ tài chính cùng với Tổng công ty thống nhất xác định giá trị của doanh nghiệp
Bộ trưởng NN&PTNT ra quyết định giá trị của công ty đối những công ty có vốn nhà nước dưới 10 tỷ, đối với những công ty có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng thì do Bộ tài chính ra quyết định. Thời hạn hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp không quá 30 ngày kể từ khi doanh nghiệp gửi hồ sơ lên.
Ban đổi mới quản lý công ty lập phương án (dự kiến) cổ phần hoá doanh nghiệp và dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần. Phổ biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến nêu trên để những người trong công ty cùng biết và thảo luận. Tổ chức Đại hội CNVC bất thường để lấy ý kiến về dự thảo phương án, bàn phương hướng, biện pháp cụ thể để hoàn thiện phương án. Sau đó hoàn thiện phương án và dự thảo điều lệ trình lên gửi lên Tổng công ty để trình lên Bộ NN&PTNT phê duyệt. Hoàn chỉnh dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần để chuẩn bị trình Đại hội cổ đông xem xét quyết định.
Bước 3: Phê duyệt và triển khai phương án cổ phần hoá .
Bộ NN&PTNT duyệt phương án cổ phần hoá và ra quyết định chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Tổng công ty Chè Việt Nam quyết định cử người đại diện Tổng công ty quản lý phần vốn của Nhà nước tại công ty cổ phần.
Ban đổi mới quản lý của công ty mở sổ đăng ký mua cổ phần. Các cổ đông đăng ký mua cổ phần tại kho bạc Nhà nước (tại địa phương), thông báo công khai tình hình tài chính của công ty đến tại thời điểm cổ phần hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương cổ phần hoá và tổ chức bán cổ phần của công ty cho các cổ đông.
Trưởng ban đổi mới công ty triệu tập đại hội cổ đông lần thứ nhấtđể bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và thông qua điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp.
Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh.
Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty ( trước đây ) dưới sự chứng kiến của ban đổ mới quản lý doanh nghiệp của công ty, đại diện Tổng công ty, Bộ tài chính, Bộ NN&PTNT tiến hành bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần: Lao động, tiền mặt, vốn, tài sản, danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách có liên quan. Ban đổi mới bàn giao những công việc còn lại cho Hội đồng quản trị và công bố tự giải thể sau khi ký biên bản bàn giao.
Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoàn tất những công việc còn lại:
Xin khắc con dấu của côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0006.doc