LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGVÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO. 6
1.1. Kinh tế thị trường và đói nghèo trong nền kinh tế thị trường 6
1.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường 6
1.1.2. Khái niệm nghèo đói 7
1.1.2.1. Khái niệm vè nghèo 7
1.1.2.2. Khái niệm về đói 8
1.1.3. Các tiêu thức đánh giá về đói nghèo 9
1.1.3.1. Nghèo đói do Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục thống kê 9
1.1.3.2. Tiêu thức đánh giá nghèo đói của Thành phố Hà Nội 9
1.2. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt nam trong giai doạn hiện nay 10
1.2.1. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo và quanđiểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề xoá đói giảm nghèo 10
1.2.1.1. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo đối với Việt Nam 10
1.2.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xoá đói giảm nghèo 13
1.2.1.3. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo đối với Thành phố Hà Nội 14
1.2.1.4. Quan điểm của Thành phố Hà Nội về xoá đói giảm nghèo 15
1.3. Vai trò của Tài chính Nhà nước và chính sách xã hội đối với người nghèo 16
1.3.1. Vai trò của Tài chính Nhà nước đối với việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 16
1.3.2. Các chính sách xã hội đối với người nghèo trong giải đoạn hiện nay 19
1.3.2.1. Chính sách giáo dục và đào tạo 19
1.3.2.2. Chính sách bảo vệ sức khoẻ (y tế) 20
1.3.2.3. Chính sách nhà ở đối với người nghèo 21
1.3.2.4. Chính sách lao động và việc làm 22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NÔỊ HIỆN NAY 24
2.1. Khái quát chung về Thành phố Hà Nội và thực trạng đói nghèo 24
2.1.1.Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội 24
2.1.1.1. Đặc điểm, vị trí địa lý của Thành phố Hà Nội 24
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội 25
2.1.2. Thực trạng đói nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội 30
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của Thành phố Hà Nội 34
2.1.3.1. Nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và thiếu cả kế hoạch chi tiêu gia đình 34
2.1.3.2. Nguyên nhân do thiếu sức lao động và đông người ăn theo 34
2.1.3.3. Nguyên nhân do thiếu vốn đầu tư sản xuất 35
2.1.3.4. Nguyên nhân do gia đình có người ốm đau quanh năm 36
2.1.3.5. Nguyên nhân do lười biếng, mắc tệ nạn xã hội,rủi ro 36
2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách tài chính Nhà nước trong việc xoá đói giảm nghèo của Thành phố Hà Nội 37
2.2.1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 39
2.2.2. Hỗ trợ vốn để hộ nghèo vay phát triển sản xuất kinh doanh 40
2.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn và chuyển công nghệ cho người nghèo 41
2.2.4. Hỗ trợ người nghèo về y tế và giáo dục 42
2.2.5. Công tác giảm quyết nhà dột nát đối với hộ cứu trợ xã hội và hộ
nghèo 44
2.3. Nhỡng tồn tại về chính sách tài chính Nhà nước trong việc xoá đói giảm nghèo và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương 47
2.3.1. Những kết quả đạt được 47
2.3.2. Những mặt còn tồn tại 49
2.3.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới và một số địa phương 50
CHƯƠNG 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NHẰM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 53
3.1. Định hướng phát triên kinh tế xã hội và mục tiêu xoá đói giảm
nghèo 53
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 53
3.1.2. Mục tiêu cơ bản của công tác xoá đói giảm nghèo 54
3.2. Các giải pháp Tài chính Nhà nước trong quá trình xoá đói giảm
nghèo 56
3.2.1. Các giảm pháp chủ yếu để xoá đói giảm nghèo 56
3.2.1.1. Tăng cường tuyên truyền vận động 57
3.2.1.2. Đào tạo, hướng dẫn làm ăn cho hộ nghèo đói 57
3.2.1.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ 57
3.2.1.4. Hỗ trợ vốn làm ăn 58
3.2.1.5. Giải pháp về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo 58
3.2.2. Các giải pháp tài chính Nhà nước trong việc xoá đói giảm
nghèo 59
3.2.3. Điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên 66
3.3. Kiến nghị 68
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tài chính Nhà nước nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phổ cấp giáo dục cấp II. Nội dung giáo dục được cải tiến, chất lượng được giữ vững, có một số mặt được nâng cao, đã hoàn hành việc tách cấp I và II; cơ sở vật của các trường được nâng cấp khá.
- Về mạng lưới khám chữa bệnh: Trong toàn Thành phố bước đã được sắp xếp lại. Y tế cơ sở được quan tâm, đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân. Các chương trình y tế quốc gia chỉ đạo thực hiện tốt, đặc biệt là chương trình tiêm chủng mở rộng, 98%-99% số trẻ em trong độ tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin, Công tác kế hoạch hoá gia đình được triển khai tích cực. Tỷ lệ sinh hàng năm giảm đáng kể 6,7% (năm 1998).
- Về hoạt động văn hoá ,văn nghệ: Phát triển phong phú , đa dạng, phong trào văn hoá quần chúng được khơi dậy mạng lưới thông tin đại chúng được mở rộng. Trình độ và phạm vi hưởng thụ văn hóa trong nhân dân tăng lên rõ rệt, các chính sách xã hội được tổ chức thực hiện khá tốt dưới hình thức như: Xây dựng nhà tình nghĩa, bảo trợ bà mẹ anh hùng, liệt sỹ cô đơn, nuôi dưỡng thương binh nặng tại gia đình, xây dựng trung tâm bảo trợ xã hội.
* Sản xuất công nghiệp:
Tính đến cuối năm 1998 Hà Nội có 271 doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có 167 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương; 1400 doanh nghiệp công nghiệp ngoại quốc doanh trong đó: 171 HTX, 40 Doanh nghiệp tư nhân, 240 hỗn hợp và 13558 hộ kinh doanh cá thể. Hà Nội là nơi tập trung công nghiệp cao nhất ở Bắc Bộ và đứng thứ hai của cả nước. Tỷ lệ GDP công nghiệp trong cơ cấu kinh tế Hà Nội chiếm 36,2% và đang có chiếu hướng gia tăng.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp Thủ đô hình thành 4 nhóm ngành then chốt là: Cơ khí (20%-23%); Dệt - da - may (22%-25%); Lương thực- thực phẩm (16%-18%); Đồ điện - điện tử (5%-8%); Đáng chú ý là sản phẩm của công nghiệp Thủ đô chất lượng ngày càng cao, có trên 40 sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi trên cả nước. Công nghiệp Hà Nội đóng góp khoảng 40% tổng thu Ngân sách và 70% kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố.
* Dịch vụ: Lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch của Hà Nội phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường. Bình quân năm 1995 tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ đạt 13,4%/ năm và bình quân năm 1998 đạt 11,7%, tỷ lệ GDP của ngành dịch vụ chiếm từ 59%-60% trong cấu thành GDP của kinh tế Thủ đô.
- Hoạt động du lịch phát triển mạnh cả khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Năm 1998 trên địa bàn Thành phố có 280 khách sản nhỏ lớn trong đó có: 91 khách sản quốc doanh, 13 khách sản liên doanh và 176 khách sản ngoại quốc doanh và đã có 20 khách sản được xếp hàng từ 1 đến 5 sao.
- Thương mại được nâng mở rộng và nâng cao chất lượng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường xã hội, tăng bình quân năm 1998 là 28,3%. Hà Nội là nơi phát triển luồng phúc vụ phần lớn nhu cầu hàng hoá dịch vụ cho các tỉnh Bắc Bộ. Tổng kim ngạch tăng 370 triệu USD năm 1998.
- Các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng: Nhìn chung đã vượt qua giai đoạn lúng túng, từng bước mở rộng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và đời sống. Các ngân hàng Trung ương và ngân hàng địa phương đã đi vào nề nếp có khá nhiều ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Hà Nội . Đến năm 1997 trên địa bàn Thành phố có74 tổ chức tín dụng và chi nhánh tổ chức tín dụng, 23 chi nhánh ngân hàng và các tổ chức ngân hàng thương mại quốc doanh, 15 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 1 quỹ tín dụng Trung ương, và 9 quỹ tín dụng ở cơ sở, 1 ngân hàng phúc vụ người nghèo và 9 chi nhánh... Mạng lưới dịch vụ ngân hàng tài chính, ngân hàng đã thực sự trở thành nhân tố quan trọng phúc vụ phát triển kinh tế - xã hội.
* Nông nghiệp: Nhờ tác động của chính sách mới, 5 năm qua nông - lâm nghiệp và nông thôn ngoài thành có chuyển biến sâu sắc. Cơ cấu nông - lâm nghiệp và nông thôn ngoài thành chuyển dịch theo hướng : Phát triển mạnh kinh tế ngoại quốc doanh, nâng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các loại nông sản thực phẩm có chất lượng cao như: Thịt lợn nạc, trứng, sữa, hoa, cây cảnh, thuỷ đặc sản...Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về phát triển rau sạch. Năm 1998 tỷ lệ diện tích trồng rau sạch ở Thành phố đạt 12% tổng diện tích trồng rau. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các thời kỳ.
2.1.2. Thực trạng đói nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội .
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chương trình quốc gia “ Xoá đói giảm nghèo” . Trong những năm qua cùng với sự đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của Thủ đô, Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, hội đoàn thể triển khai tích cực đồng bộ các giải pháp và đã đạt được kết quả toàn diện về các chương trình chính sách xã hội trên Thành phố.
Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1999-2000, ngày 15 tháng 01 năm 1999 Hội đồng Nhân dân Thành phố Khoa XI kỳ hợp 12 đã ra Nghị quyết số 15/1999- NQ/HĐ về nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng. Để thực hiện tốt Nghị quyết của Hội động Nhân dân Thành phố và kế hoạch của Uỷ ban Nhân dân Thành phố đến quận, huyện, xã đều có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác XĐGN, triển khai sâu rộng cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn dân giúp nhau XĐGN.
Trong giai đoạn từ năm 1999-2000 Sở Lao động Thương binh - Xã hội Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các quận huyện, xã, phường điều tra rà soát, xác lập danh sách hộ nghèo (theo chuẩn quy định thống nhất của cả nước). Kết quả điều tra đã phản ánh được thực trạng tình hình đói nghèo trên địa bàn Thành phố và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của Thành phố. Trên cuộc cơ sở điều tra đói nghèo sẽ giúp cho việc đánh giá, phân tích những biến động của đói nghèo trên địa bàn Thành phố từ đó giúp cho địa bàn chính quyền địa phương đề ra những giải pháp thích hợp để đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo.
Tại thời điểm tháng 1/1999, toàn bộ Thành phố Hà Nội có 11.338 hộ nghèo vớí 41.653 nhân khẩu (chiếm 1,9% tổng số hộ toàn Thành phố), trong đó có 2525 hộ tàn tật ốm đau quanh năm, 108 hộ chính sách. Theo báo cáo của quận, huyện hết tháng 10/2000 Thành phố Hà Nội giảm hộ nghèo được 3849 hộ nghèo, 24 hộ nghèo thuộc diện chính sách. Thể hiện ở bảng như sau:
Mặc dù số hộ nghèo của Thành phố không lớn so với tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước song chương trình xóa đói giảm nghèo lại tập trung vào những nội dung sau:
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: Đây là giải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo sớm có khả năng vươn lên thoát nghèo của Thành phố. Trong những năm qua, Thành phố đã tập trung vào một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngoài thành như sau: Hệ thông thuỷ lợi, các đường giao thông liên huyện, liên xã, điện thoại nông thôn, chương trình nước sạch nông thôn, dự án trồng rừng (theo chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ).
Ngoài ra, còn có các dự án khác như là dự đường giao thông liên xã thuộc huyện Sóc Sơn và hỗ trợ ổn định việc di dân theo dự án do Chi cục điều động Lao động dân cư Thành phố triển khai.
- Cho vay vốn để hộ nghèo phát triển sản xuất: Thêm canh lứa, hoa mầu, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, nuôi cá lồng... và phát triển ngành nghề, dịch vụ vì các hộ nghèo đói đa số là do thiếu vốn sản xuất, chính vì vậy Thành phố đã có chương trình huy động vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo vay, ngoài nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức trong nước Thành phố còn huy động từ các tổ chức quốc tế.
- Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kiến thức, kỹ thuật cho người nghèo: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, bởi các hộ nghèo đói không biết cách làm ăn. để giúp các nhóm người này có được kiến thức, biết cách làm ăn thì không chỉ hỗ trợ về vốn mà phải hướng dẫn về cách làm ăn, giúp họ tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
- Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế:
+ Về giáo dục: Miễn giảm học phí cho các học sinh, sinh viên nghèo, tiền đóng góp xây dựng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập đối với học sinh nghèo.
+ Về y tế: Miễn giảm viện phí đối với hộ nghèo đói. Phương pháp tổ chức thực hiện xoá đói giảm nghèo của Thành phố Hà Nội.
- Hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi: để người nghèo phát triển sản xuất đồng thời hướng dẫn cách sử dụng vốn có hiệu quả từ các nguồn như:
+ Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo.
+ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
+ Quỹ ngân hàng người nghèo.
+ Quỹ của các hội đoàn thể như quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, quỹ hội cựu chiến bình.
- Có biện pháp tạo việc làm tại chỗ: ưu tiên cho các hộ nghèo không có khả năng vay vốn có việc làm để nâng cao đời sống.
- Các quận, huyện lập danh sách: Đề nghị Thành phố cấp thể bảo hiểm y tế cho toàn bộ người nghèo và đối tượng cứu trợ xã hội, trẻ tàn tật do chất độc hoá học đang hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng và tổ chức trao thẻ cho đối tượng.
- Đối với học sinh nghèo.
+ Xác nhận thuộc hộ nghèo.
+ Đề nghị nhà trường miễn giảm học phí, tiền đóng góp xây dựng.
+ Hộ trợ vở, đồ dùng học tập.
- Đối với huyện ngoại thành: Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi của địa phương, lập danh sách hộ nghèo có khả năng chăn nuôi bò sinh sản để trình Thành phố giao vốn theo hình thức “ Ngân hàng bò” (theo quy chế vay của Thành phố).
- Rà soát, trợ cấp thường xuyên và vận động đỡ đầu cho đối tượng tàn tật ốm đau quanh năm, gia đình không có khả năng thoát nghèo, trong đó đặc biệt quan tâm những hộ có trẻ em tàn tật.
Nhìn một cách tổng thể bức tranh nghèo đói ở Thành phố Hà Nội, ta thấy hiện nay, tỷ lệ nghèo đói ở Thành phố Hà Nội vẫn còn cao và tiềm ẩn nhiều vấn đề mâu thuẫn bên trong cần giải quyết như phân hoá giàu nghèo, các vấn đề xã hội. Muốn xây dựng Thành phố Hà Nội mạnh, công bằng văn minh thì trong thời gian tới chính quyền các cấp Thành phố cần có chính sách hết sức cụ thể để xoá đói giảm nghèo.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của Thành phố Hà Nội .
Thành phố Hà Nội coi “ cái đói, cái nghèo” là một vấn đề cấp bách cần phải giải
quyết. Đó không chỉ là vấn đề xã hội, nhân đạo mà còn là một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Vì vậy việc tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng của một bộ phận dân cư của Thủ đô bị nghèo khổ, để từ đó có những giải pháp tài chính sách đúng đắn, thích hợp đối với người nghèo là thực sự quan trọng và cần thiết. Bao gồm những nguyên nhân như sau:
2.1.3.1. Nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và thiếu cả kế hoạch chi tiêu trong gia đình..
ở Thủ đô Hà Nội hiện nay có khoảng 32%/ tổng số hộ nghèo là do nguyên nhân này. Có thể nói trong việc sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng, nó càng thể hiện rõ sự quan trọng đó nếu một người có đủ điều kiện sản xuất như có vốn, có đất sản xuất... Nhưng không có kinh nghiệm làm ăn, không có kiến thức sản xuất thì sẽ dễ chọn sai lĩnh vực, cách thức sản xuất kinh doanh, không tính được đầu ra cho sản phẩm hoặc rơi vào tình trạng làm ăn luẩn quẩn, không có lãi mà vẫn đầu tư vào sản xuất... Như thế dễ dàng dẫn đến phá sản và nghèo khổ luôn luôn đe doạ họ.
2.1.3.2. Nguyên nhân do thiếu sức lao động, đông người ăn theo.
Có thể nói sức lao động là yếu tố đầu tiên để quyết định đến thu nhập của con người. Kể cả lao động chân tay và lao động trí óc. Trong một gia đình nếu sức lao động bị thiếu thì chắc chẵn sẽ bị hạn chế rất nhiều về thu nhập, thầm chí còn không đủ phúc vụ nhu cầu tối thiểu như: Ăn, mặc, ở đối với hộ nông nhân khẩu.
ở Thành phố Hà Nội có tới 49%/ tổng số hộ nghèo là do nguyên nhân này. Thực tế cho thấy nhiều hộ có nhâu khẩu là người già và trẻ em nên không có sức lao động hoặc có nhưng chất lượng không cao. Ví dụ người già chỉ có thể bán lẻ vài mặt hàng, trẻ em bỏ học đi làm thuê... số tiền thu được không đủ đáp ứng những bứa ăn đạt mức tối thiểu về nhu cầu dinh dưỡng, ngoài ra không đủ tiền để mua sắm cải thiện đời sống và suốt đời họ phải sống trong cảnh nghèo nàn.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương để tuyên truyền, vận động hạn chế sinh đẻ. Song vẫn còn không ít những hộ gia đình nghèo vẫn sinh đông con, do đó đời sống của họ đã nghèo càng khó khăn hơn. Ngoài việc lo bữa ăn cho gia đình hàng ngày lại còn phải lo học phí cho con đi học, ăn mặc... và cứ thế các họ nghèo khổ lại nảy sinh bệnh tật kéo dài. Trong thời buổi này, những gia đình kiểu ấy chỉ lo cho đủ ăn, không thể có cơ hội nào để tích luỹ phát triển kinh tế gia đình được. Nhiều gia đình không đủ đề con cái đến trường mà buộc các em phải đi kiếm sống cùng gia đình.
2.1.3.3. Nguyên nhân do thiếu vốn đầu tư sản xuất:
Hà Nội là nơi có nhiều loại hình vay vốn để dân sản xuất kinh doanh, nhưng lại có tới 68%/ tông số hộ đói nghèo là do nguyên nhân này. Điều đó cho thấy, thiếu vốn sản xuất là một vấn đề nổi cộm, là một trong những yếu tố làm ngăn cản các hộ nghèo phấn đấu vươn lên. Có những hộ nghèo học được nghề, có hướng sản xuất nhưng do không có vốn , lại không dám vay vốn, bởi hộ lo ngại vay vốn, mở rộng sản xuất, liệu có mang lại hiệu quả kinh tế không? Hoặc gặp rủi ro, hoặc không kịp hoàn trả vốn vì các dự án cho vay chỉ kéo dài trong 1 năm là phải hoàn trả. Nếu các hộ nông dân triển khai trồng cây ăn quả và cây công nghiệp khác thì chắn chắn không hoàn trả được vốn, hay chăn nuôi gia cầm, gia sức cũng trong tình trạng như vậy, Cũng có hộ vay được vốn nhưng kết quả kinh doanh không đủ để trả lãi không đủ để trang trại chi phí nên cũng bị bại dần, thậm chí còn mang nợ hơn trước.
2.1.3.4. Nguyên nhân do gia đình có người ốm đau, tàn tật quanh năm.
Đói nghèo thường đi đôi với suy kiệt sức lực, phát sinh các loại bệnh tật. Đôi khi chỉ cần một người trong gia đình bị ốm đau kéo dài là có thể kéo theo sự sụp về kinh tế. Ngoài những chi phí tốn kém để chữa trị thì phần mất mất mát nhiều hơn là những người trong gia đình phải xếp công việc lại để phúc vụ bệnh nhân. Bệnh nhân càng ốm đau kéo dài ngày thì người phúc vụ càng phải bỏ việc lâu dài, kết quả là thu nhập kém sút hoặc không còn thu nhập mà vẫn phải chi tiêu. Thực tế qua điều tra hiện nay toàn Thành phố có khoảng 32%/ tổng hộ nghèo là do nguyên nhân này.
2.1.3.5. Nguyên nhân do lười biếng, mắc tệ nạn xã hội, rủi ro.
- Bất kỳ một xã hội nào cũng đều tồn tại một nhóm người lười biếng và có thói quen hư tật xấu khác như: rượu chè, cờ bạc, nghiệm hút... và đó là một nhóm nguyên nhân dẫn đến một nhóm người trong cộng đồng xã hội đi phá sản cơ nghiệp, chấp nhận cảnh bần cùng đói sách.
- Gặp rủi ro cũng là một trong những nguyên nhân khách quan khó tránh, có nhiều loại rủi ro khác nhau. Rủi ro do nhiều thiên tai khắc nghiệt gây lên tình trạng trắng mùa ở một số nơi, rủi ro do tai nạn lao động trong lúc đi đường làm mất khả năng lao động, một phần hay vĩnh viễn, thậm chí mất mạng gây nên những khó khăn không sao bù đắp được. Qua số liệu điều tra hiện nay ở toàn Thành phố Hà Nội có 03%/ tổng số hộ nghèo. Số liệu trên được biểu hiện trong bảng sau đây:
Bảng 03: Tỷ lệ nguyên nhân đói nghèo của Thành phố Hà Nội
Nhóm
Thiếu kinh nghiệp
SXKD
Thiếu sức lao động-đông người ăn theo
Thiếu vốn ĐTSX
Gia đình có người già tàn tật quanh năm
Nghèo do lười biếng, mặc nạn xã hôi, rủi ro
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Tỷ lệ hộ nghèo
32%
49%
68%
32%
03%
Số hộ nghèo
1972
3019
4190
1972
185
(Nguồn Sở LĐ TB-XH Hà Nội )
* Sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân:
Qua phân tích các nhốm nguyên nhân trên ta có thể thấy rằng có hàng chục nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo. Các hộ đói nghèo đa số đều chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân chứ ít gặp cá nguyên nhân đơn nhất một nguyên nhân. Đặc biệt có những hộ nghèo phải chịu sự ảnh hưởng của tất cả các nguyên nhân. Các nguyên nhân này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau làm cho công tác xoá đói giảm nghèo trở nên phức tạp. Giữa các nguyên nhân cũng tồn tại mỗi quan hệ, sự gia tăng của nguyên nhân này làm sâu sắc thêm tác động của nguyên nhân kia, tất cả các mỗi quan hệ đó sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Lấy ví dụ như: Nghèo do thiếu vốn dẫn đến đầu tư thấp, dẫn đến thiếu điều kiện sản xuất kinh doanh, dẫn đến năng suất thấp, dẫn đến tích luỹ thấp và nói lại là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
Từ trên cho thấy việc xoá đói giảm nghèo không chỉ tiến hành riêng rẽ một giải pháp nào đó mà phải đồng thời giải quyết tất cả các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, xử lý hợp lý giữa các giải pháp trước mặt và lâu dài, thông qua sự phân tích mối quan hệ trên giữa nguyên nhân gây nên tình trạng đói nghèo.
2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách tài chính Nhà nước trong việc xoá đói giảm của Thành phố Hà Nội .
Chương trình “xóa đói giảm nghèo” được Nhà nước phát động từ năm 1990 nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đến năm 1994 Thành phố Hà Nội mới được chính thức thành lập ban chỉ đạo “ trợ giúp người nghèo”.
Thành phố Hà Nội đã xác định công xác “ xoá đói giảm nghèo” là một trong những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, đó là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Thành phố Hà Nội đã chủ trương giải quyết các vẫn đề thông qua bằng các biện pháp Tài chính-Kinh tế-Xã hội, chuyển đổi cơ cấu quản lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế... các loại hình dự án....Thấy rõ tâm quan trọng của công tác “xoá đói giảm nghèo” là một chủ trương lớn nhằm thực hiện công bằng xã hôi, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh và chống tụt hậu về kinh tế.
Từ chủ trương của Đảng và Nhà nước chuyển thành cuộc vận động lớn làm cho mọi người dân thấy rõ được trách nhiệm đối với công tác “ xoá đói giảm nghèo” bộ phàn người nghèo trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng vươn lên khỏi cảnh nghèo đói.
bảng số 04: Tình hình thu chi ngân sách thành phố
(Đơn vị triệu đồng)
Năm
Tổng thu (trên địa bàn)
Tổng chi
Kế hoạch
Thực hiện
TH/KH
Kế hoạch
Thực hiện
TH/KH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1998
11.041.000
11.172.000
101%
2.080.900
1.748.500
84%
1999
10.303.000
11.101.000
108%
2.150.300
2.264.800
105%
(Nguồn: Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội)
Số liệu trên bảng cho ta thấy số dư ngân sách theo dự toán năm 1999 có giảm (một phần nguyên nhân của sự giảm này là việc thực hiện chủ trương giảm mức động viên để tăng tích tụ vốn, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh). Số thu ngân sách Thành phố không ngừng tăng lên đã tạo cơ sở cho việc tăng chi ngân sách Thành phố. Năm 1998 số chi ngân sách Thành phố là 1.748.000 triệu đồng, năm 1999 là 2.264.000 triệu đồng. Chính sự gia tăng số chi ngân sách qua các năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư kinh phí cho chương trình mục tiêu xã hội nói chung và xoá đói giảm nghèo nói riêng.
2.2.1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng:
Năm 2000 ngân sách Thành phố đầu tư 37.213 triệu đồng cho một số lĩnh vực ngoại thành biểu hiện bằng các số liệu như sau:
Bảng 5: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho từng lĩnh vực
(Đơn vị: triệu đồng)
Lĩnh vực
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng số
37.213
100%
Thuỷ lợi
12.470
33,5%
Giao thông liên Huyền, liên xã
16.394
44%
Điện nông thôn
3.756
10,1%
Chương trình nước sách nông thôn
3.697
9,9%
Trồng rừng (theo chương trình 5 triệu ha của Chính phủ)
896
2,5%
(Nguồn: Sở lao động TB- XH Hà Nội)
Số liệu trên cho thấy đầu tư Ngân sách cho xoá đói giảm nghèo có hiệu quả thể hiện trên các mặt sau:
Đầu tư cho xây dựng thuỷ lợi với tỷ trọng vốn lớn chiếm 33,5% là rất có lợi trong việc sản xuất nông nghiệp như các ông cha đã từng đúc rút: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Đầu tư cho giao thông liên Huyện, liên xã với tỷ trọng là 44% sẽ góp phần cho người dân các vùng đi lại giao lưu buôn bán, phát triển ngành nghề, dịch vụ v.v... đến nơi khác và ngược lại.
Ngoài ra trong năm 2000 Ngân sách Trung ương còn đầu tư 1.500 triệu đồng, thực hiện dự án đường giao thông liên xã thuộc huyện Sóc Sơn và 79 triệu đồng hỗ trợ ổn định di dân theo dự án của Chi cục điều đồng Lao đồng dân cư Thành phố triển khai thực hiện
2.2.2. Hỗ trợ vốn để hộ nghèo vay phát triển sản xuất kinh doanh.
Thâm canh lúa, hoa mẫu, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, gia sức, nuôi cá lồng....và phát triển ngành nghề dịch vụ với tổng nguồn quỹ: 43.864 triệu động. Năm 2000 các ban ngành, hộ đoàn thể Thành phố đã cho 17.989 vượt hộ vay với số tiền là 24.918 triệu đồng. Nguồn vốn vay như sau:
¯ Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo do hội nông dân Thành phố quản lý và cho vay với lãi suất ưu đãi 0,3%/tháng, thời hạn vay một năm, tổng quỹ năm 2000 18.485 triệu đồng bao gồm:
- Ngân sách Thành phố: 14.450 triệu đồng, năm 2000 đă cho 4322 hộ vay cới số tiền là 6.395 triệu đồng (mức vay bình quân 1,47 triệu đồng/hộ) số dư nợ là 12.084 triệu đồng.
- Vốn huy động và vận động là: 4035 triệu đồng cho 3483 hộ vay.
¯ Tổng quỹ ngân hàng phúc vụ người nghèo: 23.320 triệu đồng, năm 2000 cho 7.470 hộ vay với số tiền là 12.591 triệu đồng (mức vay bình quân là 1,7 triệu đồng/hộ). Tổng dư nợ cho vay là 20.782 triệu đồng.
¯ Quỹ tiết kiệm vì phụ nữ do Hội phụ nữ Thành phố chỉ đạo quản lý, cho vay
tổng số 1.977 triệu đồng, năm 2000 đã cho 2714 hộ viên nghèo vay.
¯ Quỹ “ngân hàng bò” 82 triệu đồng của tổ chức AFILIA hiện đã triển khai được 54 bò sinh sản giao cho 54 hộ vay.
Để sử dụng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo có hiệu quả hàng năm Ban điều hành quý hỗ trợ nông dân và người nghèo, đã tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay, quản lý và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo của các quận huyện.
Kết quả cho thấy: Công tác quản lý và điều hành hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo năm 1999 có nhiều tiến bộ, 100% cơ sở xã, phường để mở sổ sách theo quy định số vốn do ban điều hành quỹ phân bổ về các quận, huyện đều cho nông dân vay, không để tồn vốn. Việc xét duyệt hồ sơ vay vốn của các hội nông dân được tiến hành không khai, dân chủ từ các chi tổ hội đảm bảo việc cho vay đúng đối tượng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ. Các hộ được vay sử dụng vốn đúng mục đích và phát huy được hiệu quả của nguồn vốn.
Đối với quỹ của ngân hàng người nghèo, qua báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của ngân hàng người nghèo, thấy nhiều hộ nghèo đã được vay vốn nâng thu nhập bình quân tháng từ 70.000 đồng/người/tháng lên tới mức 150.000 đồng/người/tháng, đặc biệt một số hộ đã nâng lên 1 triệu đồng/tháng.
2.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao công nghệ cho người nghèo.
Toàn Thành phố có 32% số hộ nghèo vì thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và chi tiêu sinh hoạt gia đình. Trong những năm qua Thành phố đã chỉ đạo các ban ngành, hội đoàn thể đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh Thành phố và trung tâm khuyến nông tập trung hướng dẫn chi tiết cụ thể về cách thức chăn nuôi trồng trọt cũng như cách tổ chức các hoạt động dịch vụ, tổ chức lao động và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết hợp chặt chẽ với hướng dẫn kiến thức chi tiêu gia đình.
Năm 1999 đã có trên 20.000 lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn. Trong đó hội nông dân Thành phố đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông và các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn tập huấn về:
- Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa: lợn nạc, nuôi tôm càng xanh, trồng lúa lai, ngô lai, trồng hoa, cây cạnh cho 17.757 lượt hội viên.
- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng 19 mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt.
- Mở 16 lớp với 2788 lượt hội viên trao đổi, toà đàm về cách sử dụng phân bón.
- Tổ chức tham quan mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình làm kinh tế giỏi ở Hà Tây, Ninh Bình, Hưng yên, Nghệ An...
- Thực hiện dự án “ Huấn luyện nông dân sản xuất râu an toàn”.
2.2.4. hỗ trợ người nghèo về y tế và giáo dục:
¯ Cấp thể BHYT miến phí và tổ chức tốt việc khám chữa bệnh đối với người nghèo:
Từ năm 1995 Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có chủ trương cấp thể BHYT miến phí cho toàn bộ người nghèo và thực thanh thực chi về kinh phí. Thành phố đã chỉ đạo Sở lao động Thường bình- Xã hội, sở y tế, sở tài chính và bảo hiểm y tế Thành phố cấp thẻ BHYT T8 cho toàn bộ người nghèo và đối tượng cứu trợ Xã hội của Thành phố. Hàng năm Thành phố dành trên 1,5 tỷ đồng để thanh toán BHYT cho người nghèo ở các cơ sở y tế.
Đây là chủ trương đúng đắn của Thành phố đã được các bộ ban, ngành, các quận huyện, xã phường và nhân dân đồng tình ủng hộ. Năm 1998-1999 Thành phố đã cấp 47.862 thẻ BHYT ký hiệu T8 cho người nghèo và tổng kinh phí chi cho khám chữa bệnh là 1,6 tỷ đồng. Sở y tế Hà Nội đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho 94.848 lượt người và điều trị nội trú cho 4152 người nghèo. Ngoài ra sở y tế còn ưu tiên đầu tư nâng cấp sửa chữa xây dựng mới một số trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa khu vực và trung tâm y tế huyện với tổng kinh phí đầu tư 3950 triệu đồng để phúc vụ nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là vùng có số hộ nghèo lớn như huyện Sóc Sơn. Cấp trang thiết bị, dụng cụ y tế cho 5 trung tâm y tế huyện, 108 trạm y tế xã thuộc 5 huyện ngoại thành và phòng khám Chèm Từ Liêm.
¯ Miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng cơ bản cho học sinh nghèo:
Để tạo điều kiện cho học sinh thuộc diện hộ nghèo đến trường, ngay từ năm học 1995- 1996 Thành phố đã có chủ trương miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng đối với học sinh cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo đồng thời các em được mượn sách giáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0300.doc