LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 4
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN 4
1. Khái niệm về vốn 4
1.1. Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh 6
1.2. Khái niệm vốn đầu tư và đầu tư vốn. 7
2. Khái niệm huy động vốn và sử dụng vốn 8
2.1. Một số vấn đề liên quan đến huy động vốn 8
2.2. Một số vấn đề liên quan đến sử dụng vốn. 10
3. Phân loại vốn 10
3.1. Theo phương thức chu chuyển 11
3.2. Theo nguồn gốc hình thành 11
3.3. Theo phạm vi hoạt động 12
3.4. Theo thời gian hoạt động và hình thành 12
4. Vai trò của vốn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 12
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 13
1. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn 13
1.1. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn 13
1.1.1. Chi phí vay nợ 13
1.1.2. Chi phí vốn chủ sở hữu: 14
P 14
1.1.3. Chi phí trung bình vốn 16
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 16
1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 16
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 17
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung 18
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 18
2. Các nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp 19
2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 20
2.1.1. Vốn góp ban đầu. 20
2.1.2. Nguồn vốn nội bộ doanh nghiệp 21
2.1.3. Nguồn vốn liên doanh 23
2.1.4. Từ kênh phát hành cổ phiếu 23
2.2. Nợ phải trả 24
2.2.1. Tín dụng ngân hàng 24
2.2.2. Tín dụng thương mại 26
2.2.3. Từ kênh phát hành trái phiếu 27
2.2.4. Thuê tài chính 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KHAI THÁC MỎ VÀ XÂY DỰNG CAVICO (CAVICO MINING) 31
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAVICO MINING 31
1. Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng (Cavico Mining) 31
2. Chứng năng và nhiệm vụ Công ty cổ phần Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng Cavico Mining 32
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty Cavico Mining 33
4. Vị thế của Công ty trong ngành 36
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốc: Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cẩ các vấn đề lien quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty và chịu tránh nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty.
- Khối tham mưu: Gồm các phòng ban, ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Khối tham mưu của công ty bao gồm: Phòng tổ chức lao động tiền lương, Phong Hành chính, Phòng kế toán, Phòng đầu tư, Phòng quản lý và đầu tư, Phòng kế hoạch, Phòng thiết bị, Phòng vật tư và ban quản lý dự án
Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tổ chức nhân sự, thực hiện nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển, đề xuất các chế độ, chính sách về nhân sự
Phòng hành chính: Thực hiện chức năng văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, đánh máy, quản lý mua sắm tài sản trang thiết bị văn phòng, công tác bảo vệ, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh, y tế và các nhiệm vụ khác về các thủ tục hành chính của công ty.
Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, tháng của công ty. Hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch của các đơn vị cũng như theo dõi, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra. Nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Thẩm đinh, tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đẩu tư dự án theo phân cấp quản lý và quy định của công ty.
Phòng quản lý đầu tư: Thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các hoạt động đầu tư chứng khoán, xử lý các vấn đề liên quan khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, phát hành chứng khoán của công ty. Lập dự án và theo dõi, quản lý các danh mục đầu tư của công ty bao gồm: Đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu của các công ty.
Phòng tài chính: Xây dựng kế hoạch theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty. Tham mưu, đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn của công ty. Lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ quý và năm để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng kế toán: Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế toán, thống kê của công ty. Lập kế hoạch kiểm toán định kỳ hằng năm trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch kiểm toán đó. Đánh giá mức độ tin cậy và tính toàn diện của các thông tin tài chính. Thông qua công tác kiểm toán nội bộ, tham mưu cho Giám đốc về việc kiểm soát hiệu quả chi phí đối với các hoạt động
Phòng vật tư: Phòng vật tư tham mưu cho ban Giám đốc về công tác quản lý, định mức và đầu tư đảm bảo vật tư sản xuất . Xây dựng hệ thống quản lý vật tư nhằm làm tốt công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả . Xây dựng hệ thống quy chế, quy định các văn bản pháp quy, hướng dẫn chỉ đạo tại các dự án. Trực tiếp điều hành toàn bộ hệ thống quản lý vật tư tại các dự án. Lập kế hoạch đầu tư, đảm bảo vật tư phục vụ sản xuất. Lập kế hoạch tài chính dự trù vật tư lớn, ổn định. Kiểm tra, báo cáo vật tư theo quy định.
Vị thế của Công ty trong ngành
So với quy mô của các DN cổ phần trong ngành thi công khai thác mỏ hiện nay, Cavico Mining có quy mô lớn nhất. Là Công ty cổ phần đầu tiên chính thức ký kết được các hợp đồng lớn với các Tổng công ty lớn của nhà nước. Là Công ty có mô hình năng động, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất so với các Công ty cùng ngành nghề. Công ty đã có những hợp đồng lớn về dịch vụ bốc xúc và khai thác mỏ với CTCP Than núi Béo trị giá hơn 313 tỷ đồng, thực hiện trong vòng 5 năm. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Công ty Than Núi Béo đã chọn Cavico Mining để giao hợp đồng 5 năm lần thứ nhất 2000-2005 và tiếp đó là hợp đồng 5 năm lần thứ hai 2005-2010. Cavico Mining đã khẳng định được thương hiệu và uy tín của minh, được các đối tác đánh giá là doanh nghiệp chuyên nghiệp và uy tín nhất đóng góp vào sự phát triển của ngành than. Điều này đen lại lợi thế rất lớn cho Cavico Mining trong việc phát triển mở rộng thị trường trong tương lai.
Công trình giao thông, thủy lợi, xây lắp thủy điện, thi công cầu, công trình ngầm là một trong những hoạt động chủ đạo của Công ty. Hiện nay các công trình thủy điện vừa và nhỏ đang tiếp tục phát triển nhanh chóng để cung cấp cho điện quốc gia, do đó lĩnh vực xây lắp các công trình này là một hướng mở cho Công ty.
Ngoài ra, Cavico Việt Nam là cổ đông lớn nhất của Cavico Mining nắm 49,8% vốn điều lệ của Cavico Mining, là doanh nghiệp cổ phần phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, và là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu giao dịch tại TTCK Mỹ, nên Cavico Mining cũng được hưởng nhiều lợi thế từ DN mẹ. Thương hiệu và nguồn công việc mà Cavico Việt Nam đưa lại trong lĩnh vực thi công cũng như cơ hội đầu tư vào các dự án thuỷ điện, hạ tầng, sản xuất xi măng... sẽ là lợi thế rất lớn cho Cavico mining. Hai cổ đông pháp nhân của Cavico mining là Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Habubank sẽ trợ giúp cho Cavico mining về việc quản trị DN cũng như hỗ trợ nguồn vốn để triển khai các dự án mà Công ty thực hiện. Đây là một trong những lợi thế đáng kể của Cavico mining so với các DN cùng ngành
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KHAI THÁC MỎ VÀ XÂY DỰNG CAVICO ( CAVICO MINING )
Nhân tố bên ngoài
Tình hình chung về kinh tế Việt Nam
Ngày 11/01/2007 đánh dấu mốc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thể giới WTO, cùng với đó là mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Chính phủ Việt Nam có những chính sách ưu đãi, khuến khích đầu tư và phát triển các ngành Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo. Nuôi trồng, chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới. Các ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao. Hay sử dụng nhiều lao động. Trong đó ngành xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng. Phát triển nguồn năng lượng và Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục và thể thao là các lĩnh vực được đặc biệt chú ý. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và khai thác mỏ có khôi lượng sử dụng nhân công lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại... như Cavico Minig luôn được sự hỗ trợ bởi các chính sách về lãi suất, vốn vay...
Tình hình chung toàn ngành
Về ngành than và khai thác mỏ
Trong vài năm lại đây, do đầu tư đúng hướng và thị trường năng lượng thế giới có nhiều thay đổi, ngành than đã có bước phát triển với sản lượng than sản xuất và than tiêu thụ đều đạt mức cao. Không những đảm bảo nhu cầu trong nước, đặc biệt sản lượng và kim ngạch xuất khẩu than được tăng lên không ngừng. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng 9 và 10 là đầu tư sâu vào công nghệ khai thác, bốc xúc, vận chuyển nên năng lực sản xuất than hiện nay có nhiều tiến bộ.
Khai thác lộ thiên
Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam hiện có 29 mỏ và các điểm khai thác bằng phương pháp lộ thiên. Sản lượng than khai thác từ các mỏ lộ thiên chiếm trên 60% sản lượng than khai thác. Tuy nhiên việc khai thác này đòi hỏi gấp đôi thiết kế. Các mỏ than này cần được khai thác nhanh chóng để trả lại mặt bằng và môi trường cho các địa phương, do vậy trong vòng 5-10 năm nữa Công ty Cavico Mining luôn có thị trường vững chắc và ổn định.
Xây dựng công trình giao thông thủy lợi và thủy điện
Theo dự báo nhu cầu điện của Ngân hàng thế giới, công suất và hệ thống điện ở Việt Nam phải tăng gấp đôi trong vòng 5 năm từ 2010-2015 mới đáp ứng được nhu cầu. Tăng trưởng của nhu cầu điện dẫn đến tăng mạnh nhu cầu xây dựng các nhà máy điện và các công trình đi kèm các công trình này trong vòng 5 đến 10 năm tới. Đây chính là tiềm năng phát triển của lĩnh vực xây dựng công trình thủy điện, cầu, hầm, giao thông, thủy lợi cho Công ty Cavico Mining.
Nhân tố bên trong
Uy tín của doanh nghiệp
Từ ngành thành lập đến nay Công ty Cavico Mining đã đần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong lĩnh vực khó khăn nhất trong xây dựng cơ bản: Bốc xúc đất đai và khai thác mỏ, Xây dựng công trinh giao thông thủy lợi... Qua các dự án trọng điểm của nhà nước như Công trình thủy điện Tuyên Quang , công trình thủy lợi thủy điện Cửa Đạt, Công ty Cavico Mining đã hoàn thành tốt các hạng mục tham gia thi công, trong đó có nhiều hạng mục là công trình chính. Đảm bảo tiến độ đề ra của chủ đầu tư, khẳng định được uy tín của Công ty. Cavico Mining đã xây dựng được lòng tin đối với khách hàng được các đối tác tin tưởng
Năng lực hoạt động của doanh nghiệp
Sức mạnh của Cavico Mining được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ và con người. Được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến từ các nước phát triển, tập thể kỹ sư và công nhân viên Công ty luôn đảm bảo chất lượng công trình cao nhất với lòng nhiệt huyết và niềm say mê.
Nhờ đó, Cavico Mining đang vươn xa hơn trên con đường phát triển. Không chỉ đơn thuần hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng, Công ty hiện nay đã tham gia đầu tư góp vốn trong nhiều dự án quan trọng như Tòa nhà Apec (Cavico Tower), Công ty Bảo hiểm Bảo Nông, Công ty cổ phần Xi măng Cavico – PHI
Năng lực cán bộ công nhân viên
CAVICO MINING có đội ngũ nhân lực trình độ cao, được đào tạo chính quy từ các trường đại học, cao đẳng tiêu chuẩn trong nước. Cùng với lòng nhiệt tình và tư duy sắc bén, họ đã, đang và sẽ giúp Công ty thành công hơn nữa trên con đường phát triển. Công ty xác định nhân sự là yếu tố quyết định mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xúât kinh doanh. Mọi thành viên trong tổ chức được tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực đóng góp của mình cho Công ty.
Thực hiện việc sử dụng, quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực lâu dài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty.
Cavico Mining đã đề ra các chính sách cụ thể:
Cố gắng bố trí đúng người, đúng việc, khuyến khích mọi thành viên tham gia công tác đào tạo và tự đào tạo theo kế hoạch hàng năm. Tập trung đào tạo cho cán bộ chủ chốt về Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Anh văn , Vi tính... để tạo nguồn bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển lâu dài của Công ty.
Thực hiện chế độ lương, thưởng mang tính công bằng trên cơ sở hiệu quả, bảo đảm mức thu nhập và xây dựng khoảng cách hợp lý, phát huy năng lực đóng góp của người giỏi.
Khuyến khích CB-CNV tích cực tham gia xây dựng văn hóa Công ty, tạo môi trường làm việc dân chủ, có tinh thần đồng đội, phát huy sức mạnh của tập thể và người có tài năng.
Tôn trọng ý kiến đóng góp xây dựng Công ty của cá nhân, tạo sự đồng tâm nhất trí trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch của Công ty đề ra.
Thực hiện trả lương cho người lao động dựa vào sự đóng góp của người lao động đối với công ty, và năng suất lao động đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động để người lao động yên tâm công tác. Việc chi trả lương cho người lao động được thực hiện vào ngày 15 hàng tháng.
Thực hiện chế độ tiền thưởng như thưởng nhân dịp lễ, tết, thưởng ABC, thưởng tháng lương thứ 13, thưởng sáng kiến, thưởng năng suất, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu được công ty thực hiện đầy đủ nhằm khuyến khích người lao động.
Các chế độ chính sách về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, đào tạo được công ty thực hiện theo đúng quy định, các trang thiết bị an toàn cho người lao động đều được Công ty đáp ứng
Số lượng lao động của Công ty Cavico Mining đến thời điểm 31/12/2008 là trên1200 lao động, với thu nhập bình quân người lao động: 3.257.000 đồng/người/tháng.
Trình độ
Số lượng
Tỷ trọng
Trình độ trên Đại học
12
1%
Trinh độ Đại học, Cao đẳng
301
25%
Trinh độ Trung cấp
60
5%
Công nhân kỹ thuật
566
47%
Lao động phổ thông
265
22%
Tổng
1204
100%
Nguồn báo cáo thường niên công ty Cavico Mining năm 2007
Năng lực thiết bị và Năng lực đầu tư
Hiện nay Cavico Mining đang là doanh nghiệp đầu tư lớn nhất vào mua sắm các trang thiết bị hiện đại. Chủ yếu là các máy móc thiết bị có công suất lớn đước nhập khẩu nguyên chiếc từ các hãng uy tín như Driltech, Caterpillar, Ford của Mỹ. Furubawa, Komatsu và misubishi của Nhật, Huyndai của Hàn Quốc... Hiện nay với lực lượng trang thiết bị hiện có Công ty đã tham gia thi công trên 20 các hợp đồng khai thác và bốc xúc lớn tại các mỏ Núi Béo, mỏ Hà Tu, Bau-xit_ Bảo Lộc. Và các công trình xây dựng thủy điện, các công trình thi công đường, hầm... Ngoài ra các danh mục đầu tư của Công ty với tổng giá trị đầu tư lên đênhàng trăm tỷ đồng. Chủ yếu tham gia vào các lĩnh vực địa ốc, xi măng và xây dựn cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là đầu tư vào các công ty thành viên của Công ty mẹ Cavico Việt Nam.
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KHAI THÁC MỎ VÀ XÂY DỰNG CAVICO (CAVICO MINING) TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2008
Thực trạng huy động vốn của công ty Cavico Mining
Quy mô vốn
Công ty cổ phần Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng Cavico gọi tắt là Cavico Mining là Là một đơn vị phụ thuộc của Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Việt Nam (Cavico Việt Nam), Công ty TNHH một thành viên Cavico Mining được lập vào năm 2002. Sau 4 năm hoạt động, nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính cho các kế hoạch kinh doanh, đồng thời thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình sở hữu. Công ty đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần vào ngày 13/6/2006 với tổng vốn điều lệ 31 tỷ đồng.
Tháng 5/2007 đánh dấu bước chuyển biến mới của Công ty với tổng vốn điều lệ tăng lên 46 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản ở mức trên 220 tỷ. Đến 31/7/2008, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 68.897.490.000 đồng. Và dự kiến trong năm 2009, Công ty tiếp tục thực hiện việc tăng vốn điều lệ từ 68.897.490.000 đồng lên trên 80 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn
Như đã trình bày ở trên, Công ty Cổ Phần CAVICO Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng tiền thân là Công ty TNHH CAVICO Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng, Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của Công ty Cổ Phần Xây dựng và Đầu tư Việt Nam (CAVICO Việt Nam). được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000057 ngày 10 tháng 04 năm 2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp. Như vậy mọi tài sản của công ty đều thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ CAVICO Việt Nam và công ty có quyền sử dụng cho các hoạt động sản suất kinh doanh của mình. Nhưng hoạt động sử dụng vốn của Công ty đều phải sử dụng đúng mục đích, trên nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Đặc biệt chịu sự quản lý và khiểm soát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt với đặc thù là công ty khai thác mỏ và xây dựng kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm của Công ty CAVICO MINING chịu sự chi phối rất nhiều của nguồn vốn kinh doanh, nhất là nguồn vốn lưu động luôn thiếu hụt, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển quá nhanh của Công ty. Là công ty xây dựng nên Cavico luôn đòi hỏi phải có nguồn vốn bổ sung lớn, nhưng do tốc độ quay vòng vốn là khá lâu nên tình trạng thiếu vốn cho các dự án mới là không tránh khỏi. Bên cạnh đó là nhu cầu về trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực thiết bị của công ty cũng đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Trang thiết bị của Công ty do khai thác tối đa công suất nên hỏng hóc nhiều, làm giảm số lượng thiết bị gây chậm tiến độ công trình.
Vì vậy bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu Công ty còn tiến hành huy động từ nhiều hình thức khác nhau.
BẢNG 2.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CAVICO MINING
GIAI ĐOẠN 2006-2008
Năm
2006
2007
2008
Các chỉ tiêu
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
1.Nợ phải trả
167,805
83,06
194,317
70,48
194,223
59,97
Nợ ngắn hạn
88,872
52,96
160,166
82,43
168,211
86,61
Nợ dài hạn
33,496
19,96
34,151
17,57
26,012
13,39
Nợ phải trả khác
45,437
27,08
-
-
-
-
2.Nguồn vốn chủ sở hữu
34,228
16,94
81,390
29,52
129,612
40,02
Vốn đầu tư của chủ SH
31
90,57
46
56,52
68,897
53,16
Lợi nhuận để lại
3,228
9,43
10,464
12,86
10,865
8,33
Vốn huy động từ CP
-
-
24,926
30,62
49,916
38,51
3.Tổng nguồn vốn
202,033
100
275,707
100
323,901
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Qua cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy, tổng nguồn vốn của Công ty Cavico Mining tăng nhanh qua các năm. Năm 2006, tổng nguồn vốn mới là 202,033 tỷ đồng thì sau 1 năm giá trị này tăng lên 275,707 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 26,72%. Sang năm 2008, quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng lên 323,901 tỷ đồng, tăng 14,86% so với năm trước, nhưng tốc độ tăng tổng nguồn vốn năm 2008 đã chậm hơn năm 2007. Như vậy bình quân tăng 14%/năm. Vậy nếu so sánh với các doanh nghiệp trong ngành thì nguồn vốn của Công ty Cavico Mining còn nhiều hạn chế.
Nguồn vốn của Công ty Cavico Mining được hình thành tử hai nguồn chủ yếu là ngồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng một cách đáng kể từ 16,94% năm 2006 lên 29,52% năm 2007 và trong năm 2008 đã lên 40.02%. Còn nợ phải trả mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn nhưng đang có xu hướng giảm dần.
Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn qua các năm liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu là 34,228 tỷ đồng chiềm 16,94% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2007 đã tăng lên 81,390 tỷ đồng và chiếm 29,52% . Năm 2008 nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng lên 129,612 tỷ đồng chiếm 40.02% trong tổng nguồn vốn, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2006. Đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng không chỉ đáp ứng một phần nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp mà còn khẳng định khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế rủi ro về lãi suất, lạm phát trên thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được hình thành từ các nguồn sau:
Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu
Cavico Mining là một công ty cổ phần trong đó mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Tình hình sở hữu tài sản của Công ty của các cổ đông trong giai đoạn 2006-1008 như sau:
Năm 2006: Công ty bước đầu cổ phần hóa, giá trị vốn chủ sở hữu là 31 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 90,57% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Cavico Việt Nam nắm giữ 49,8% tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Cavico Mining, còn lại là do các các nhân trong và ngoài công ty năn giữ chiếm 40,89% cổ phần. Còn lại là do các cá nhân nước ngoài nắm giữ.
Năm 2007: Vốn đầu tư của chủ sở hữu đã lên 46 tỷ chiếm 56,52% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó Cavico Việt Nam chiếm 39,13% cổ phần của công ty, ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội là cổ đông lớn thứ hai với quyền sở hữu 3,26% cổ phần
Năm 2008: Vốn đầu tư của Công ty đã lên 68,897 tỷ đồng chiếm 53,16% trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn lợi nhuận không chia
Nguồn lợi nhuận không chia là một nguồn vốn quan trọng góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Nó không những góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn của Công ty mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh có lãi của Công ty. Thực tế, qua 3 năm qua nguồn vốn từ lợi nhuận không chia liên tục tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2006, giá trị của phần lợi nhuận để lại còn bé nhỏ là 3,228 tỷ đồng chiếm 9,43% trong tổng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2007 đã tăng lên 10,464 tỷ đồng tương ứng 12,86%. Tuy nhiên đến năm 2008 Công ty đã điều chỉnh lại chính sách phân phối lợi nhuận để phù hợp với tình hính tài chính của Công ty, khiến cho tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 8,33% tương đương 10,865 tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động từ cổ phiếu
Ngày 13/6/2006 Công ty Cavico Mining chính thức chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công ty cổ phần Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng, nhằm thông qua thị trường chứng khoán tiếp cận một kênh huy động vốn tiềm năng. Ngày 11/12/2006 Công ty mới chính thức đi vào giao dịch, và phải đến năm 2007 thì mới phát huy tác dụng thể hiện ở nguồn vốn huy động từ cổ phiếu liên tục tăng từ 24,926 tỷ đồng năm 2007 lên 49,916 tỷ năm 2008. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu nên tỷ trọng của nguồn huy động này trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng không đáng kể từ 30,62% lên 38,51% , bước đầu khẳng định vai trò của nguồn huy động này đối với Công ty.
Nợ phải trả:
Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với Công ty Cavico Mining, đáp ứng hầu hết các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả được hình thành chủ yếu từ: Nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, tử các tổ chức tín dụng, chiếm dụng từ khách hàng, từ nhà cung cấpQua bảng số liệu ta có thể thấy, giá trị của vốn nợ phải trả tăng từ 167,805 tỷ đồng năm 2006 đến 194,317 tỷ đồng năm 2007, nhưng đến năm 2008 thì giảm xuống còn 194,223 tỷ đồng. Đặc biệt tỷ trọng nợ phải trả/ tổng nguồn vốn giảm đáng kể chứng tỏ tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ hơn nhiều sao với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Năm 2006 tỷ trọng nợ phải trả chiểm 83,06% trong tổng vốn của Công ty chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào bên ngoài vì thế khả năng rủi ro tài chính là khá cao. Nhưng đến hai năm 2007 và 2008 tỷ lệ này đã giảm đáng kể xuống còn 70,48% và 59,97 % chứng tỏ Cavico Mining đã giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và nâng cao khả năng tự chủ về tài chính.
Trong cơ cầu nguồn vốn nợ phải trả thì nợ dài ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thường khoảng 80% còn lại là nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng dần nhưng với tốc độ tăng ngày càng chậm, còn nợ dài hạn co xu hướng giảm đều.
Kết quả huy động vốn của Công ty Cavico Mining qua một số kênh huy động.
Qua phân tích ở trên ta thấy, trong giai đoạn 2006-2008 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Cavico Mining tăng khá nhanh. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với Công ty vì đó là nguồn vốn có thời gian sử dụng lâu dài, ổn định và đặc biệt là chi phí thấp hơn so với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nguồn vốn vay. Hằng năm Công ty Cavico Mining phải tiến hành vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay cán bộ công nhân viên và chiếm dụng từ khách hàng và nhà cung cấp.
Vay vốn ngân hàng
Hiện nay đối với Công ty Cavico Mining nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều coi vay ngân hàng là hình thức huy động chủ yếu, đáp ứng khối lượng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Trong những năm qua Công ty Cavico Mining luôn duy trì và giữ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Bắc Hà Nội, ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Kết quả hoạt động huy động vốn của Công ty Cavico Mining qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2006-2008 như sau:
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY CAVICO MINING GIAI ĐOẠN 2006-2008
Năm
2006
2007
2008
Các chỉ tiêu
Giá tr ị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá tr ị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá tr ị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
1. Vay ngân hàng
110,285
54,59
122,623
44,48
75,614
23,35
Vay ngắn hạn
77,056
69,87
89,104
72,67
49,861
65,94
Vay dài hạn
33,229
30,13
33,519
27,33
25,753
34,06
2. Nợ phải trả khác
57,520
28,47
71,694
26
118,609
36,63
3. Vốn chủ sở hữu
34,228
16,94
81,390
29,52
129,612
40,02
Tổng nguồn vốn
202,033
100
275,707
100
323,835
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Qua bảng trên ta thấy, giá trị vốn vay ngân hàng năm 2007 tăng 12,338 tỷ so với năm 2006 tương ứng 11,12%, sang năm 2008 giá trị của khoan vay này đã giảm xuống còn 75,614 tỷ. Tỷ trọng của vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn cũng giảm đáng kể từ 54,59% năm 2006 xuống 44,48% năm 2007 đến năm 2008 chỉ còn 23,35%. Về cơ cấu vay ngân hàng gồm hai hình thức là vay ngắn hạn và vay dài hạn, trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vay dài hạn. Đây là một điểm cần lưu ý trong công tác huy động vốn của doanh nghiệp. Với đặc tính là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có chu kỳ sản xuất tương đối dài, thu hồi vốn lâu và yêu cầu khối lượng vốn kinh doanh lớn. Nhưng những khoản vay dài hạn của Công ty lại chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn so với vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao ( trên 65%) Công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao uy tín, cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo lập mối liên kết chặt chẽ bền vững với các ngân hàng hơn nữa nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và huy động vốn từ kênh huy động này.
Chiếm dụng thương mại
Bên cạnh hình thức vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì chiếm dụng thương mại từ khách hàng và người cung cấp cũng là một trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2041.doc